internet ngày càng gia tăng trên thế giới. Do đó, cần xây dựng chiến lược kích hoạt cho loại hình quảng cáo này. Thông tin về khách sạn và các chương trình khuyến mãi cần cập nhật thường xuyên và gửi đến trực tiếp cho những khách hàng thân thuộc và những công ty có hợp đồng riêng với khách sạn.
Đồng thời cần có chính sách về giá hợp lý để gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Giá phải đi kèm với chất lượng dịch vụ phụ hợp. Cần có những chính sách về giá cả theo mùa vụ phù hợp với đặc thù du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu.
5.3- Kiến nghị
5.3.1- Đối với ngành
Để đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của du khách, hay những thay đổi, biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, kéo theo nhiều xu hướng mới trong ngành dịch vụ du lịch và lưu trú, cần có những hội thảo chuyên đề giữa các quản lý khách sạn để cùng nhau chia sẻ, bàn thảo đưa ra những hành động phù hợp.
Để không ngừng đi lên và hoàn thiện mình, việc bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cũng là điều đáng khích lệ trong các doanh nghiệp, giúp đội ngũ nhân viên có tay nghề ngày càng cao, tự tin khi giao tiếp và phục vụ khách hàng.
Trong thời gian tới, để đảm bảo tất cả các sinh viên mới tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành khách sạn sớm có việc làm, nhanh chóng thích nghi vào môi trường làm việc thực tế, các trường cần có định hướng, liên kết, phối hợp với các khách sạn để toàn thể sinh viên có cơ hội thực tập, học việc và cọ sát tại các khách sạn. Đây cũng là cơ hội để các khách sạn có được nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng, có thể hội nhập nhanh chóng vào khách sạn của mình, trong khi đó, giảm được gánh nặng chi phí đào tạo cho các khách sạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Hệ Thống Khách Sạn Tại Bà Rịa – Vũng Tàu
- Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Cho Biến Độc Lập– Efa
- Phân Tích Sự Khác Biệt Theo Một Số Đặc Tính Cá Nhân
- Danh Sách Chuyên Gia Trong Thảo Luận Nhóm
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn phục vụ khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu - 12
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn phục vụ khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu - 13
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Để nâng cao tính thực tiễn của chương trình giảng dạy, các trường cần có kế hoạch mời một số nhà quản lý của các khách sạn thỉnh giảng, chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên hay góp ý về chương trình giảng dạy và có lộ trình chuyển đổi giáo
trình phù hợp. Có như vậy, các doanh nghiệp mới thực sự cùng nhau phát triển và cùng nhau kinh doanh du lịch một cách lành mạnh, tạo được ấn tượng tốt cho du khách khi đến với Bà Rịa – Vũng Tàu.
Việc quảng cáo, tiếp thị du lịch & khách sạn trên Internet của Việt Nam vẫn còn ít ỏi và chưa đa dạng; các trang web mới chỉ phục vụ chủ yếu cho doanh nghiệp trong nước, chưa có nhiều trang web phục vụ cho đối tượng nước ngoài, nhất là các dịch vụ và du lịch.
Kinh nghiệm của các nước có nền du lịch phát triển cho thấy, số người sử dụng internet ngày càng tăng nên các trang web đóng vai trò rất quan trọng. Thông tin chi tiết trên các website giúp mọi người chủ động kế hoạch cho chuyến đi du lịch, từ đó tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể tiếp cận, khám phá được những chương trình du lịch thú vị. Ngoài ra, còn có xu hướng du lịch “bụi”, du lịch “tự lo” (họ tự lên mạng đặt khách sạn, mua vé máy bay rồi đến thẳng khu nghỉ nào đó chơi mà không cần đặt tour trọn gói của các công ty du lịch). Bởi thông qua Internet, du khách có thể đến thẳng các nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có khuyến mãi cho khách hàng. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi khách tìm hiểu đủ thông tin thì họ sẽ tự đi vì du khách sẽ được lợi khi đi du lịch theo kiểu này. Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty lữ hành giảm nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet. Nhận định về xu hướng phát triển kinh doanh du lịch trực tuyến, giới kinh doanh cho rằng nhu cầu du lịch ngày càng tăng và xu hướng sử dụng Internet trên các hoạt động thường nhật cũng ngày càng phổ biến rộng rãi, chính vì lẽ đó mà việc sử dụng các loại hình dịch vụ này sẽ ngày càng được nhân rộng. Vì vậy, ngành du lịch Tỉnh cũng nên tận dụng sự phổ biến của mạng Internet nhằm quảng bá thương hiệu của du lịch thành phố ra trên khắp thế giới để thu hút được nhiều khách du lịch đến với Tỉnh hơn nữa.
5.3.2- Đối với địa phương
Trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay, du lịch nói chung và du lịch biển Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thu hút du khách đến với Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài việc “kích cầu” để “kéo” du khách đến với Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố cần phải tập trung vào các chính sách ưu đãi trong việc “kích cầu” thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhằm đa dạng sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Nếu 2 giải pháp (kích cầu du khách và kích cầu đầu tư vào lĩnh vực du lịch) được thực hiện một cách đồng bộ, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh từ biển.
Để du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hấp dẫn du khách, trước hết chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường bãi biển, đồng thời chú trọng đến hệ thống xử lý nước thải cũng như ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng rong xả rác làm ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư tăng cường các loại hình dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch biển như câu cá, lặn biển, lướt ván, nghỉ dưỡng... nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát việc xả thải của các nhà hàng, khách sạn, resort xung quanh khu vực ven biển, có chế tài thích đáng xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhằm giúp môi trường biển trong lành phục vụ cho ngành du lịch và cho cuộc sống của người dân ven biển.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như nhiều đô thị du lịch khác luôn gặp phải những vấn đề nội tại trong quá trình quản lý cũng như hoạt động kinh doanh: đó là giải quyết sao cho đảm bảo sức tăng trưởng chung của toàn ngành nhưng vẫn đảm bảo được sự lành mạnh cho môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo tâm lý thoải mái cho du khách khi sử dụng dịch vụ du lịch tại tỉnh.
Thời gian gần đây, ngành du lịch đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn và tạo điều kiện để các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng xử lý nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh
không lành mạnh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để răn đe và tạo tiền đề cho việc xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, công bằng. Qua đó các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh du lịch cũng như ý thức xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện.
Để lành mạnh hóa môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới du lịch tỉnh cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao và đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ; giữ gìn môi trường du lịch. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách đến với địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phong cách phục vụ.
Các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bình ổn thị trường trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Đẩy mạnh công tác thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch; quản lý tốt hoạt động lữ hành - vận chuyển du lịch; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ gìn môi trường cảnh quan tại các khu, điểm du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên việc phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du lịch đòi hỏi phải có một
hệ thống các cơ sở, công trình duyệt đặc biệt... Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ... cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.
Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch.
Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra trong một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng.
Chính vì vai trò quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh cần phải thường xuyên tu bổ và nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng nhằm thỏa mãn các yêu cầu đi lại, ở của khách khi ở lại tại Bà Rịa – Vũng Tàu, nâng cao thương hiệu của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh vay vốn đầu tư phát
triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn...
Ngoài ra, tỉnh cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch tỉnh. Tăng cường kiểm soát, thanh tra các khu vực nhà hàng khách sạn ven biển, xử lý thích đáng các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường biển làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh cũng như cuộc sống của dân cư ven biển.
5.4- Kết luận
Đề tài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ lưu trú của hệ thống khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã hoàn thành và đạt được những mục tiêu đề ra. Đề tài có những điểm mới và hạn chế sau
Những điểm mới của đề tài:
+ Mô hình chất lượng dịch vụ nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Parasuraman, nhưng có sự điều chỉnh những tiêu chí phù hợp với ngành khách sạn. Do vậy, Các khách sạn ở Bà Rịa – Vũng Tàu có thể sử dụng thang đo này làm nền tảng cho những nghiên cứu chất lượng dịch vụ sau.
+ Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà chiến lược của các khách sạn tại Bà Rịa
– Vũng Tàu có cơ sở trong việc lựa chọn những giải pháp cần thiết nhất để hoàn thiện chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn trực thuộc, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và củng cố vững chắc vị trí của khách sạn mình trên thương trường.
+ Đề tài tiếp cận với phương pháp nghiên cứu định lượng và xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS. Do đó, nghiên cứu đặt các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hội nhập kinh tế.
5.5. Những hạn chế của đề tài:
Với thời gian khá ngắn, nghiên cứu chỉ tập trung xem xét mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ trong ngành khách sạn. Trên thực tế, ngoài những nhân tố đã được phân tích thì còn một số nhân tố khác góp phần giải thích thêm sự hài lòng của khách hàng như giá cả, chương trình quảng bá,... những vấn đề này gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo của các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Đinh Vũ Minh (2009), ‘Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh’, luận văn Thạc sĩ, thực hiện tại trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS’ - Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Đình Thọ (2003), ‘Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP. HCM’, đề tài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh Tế TP. HCM
Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Xã Hội.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB. Đại học Quốc gia TP. HCM.
Nguyễn Thị Phương Trâm (2008), ‘Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: so sánh giữa mô hình SERVQUAL và GRONROOS’, luận văn Thạc sĩ, thực hiện tại trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.
Trương Bá Thanh & Lê Văn Huy (2010), ‘Xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng’, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 236- tháng 6/2010
Tiếng Anh
Asubonteng. P, Karl J. M & John E. S. (1996). ‘SERVQUAL revisited: a critical review of service quality’, Journal of Services Marketing, Vol. 10 Issue: 6, pp.62-81.
Atilgan. E. Akinici. S & Aksoy. S. (2003). Mapping service quality in tourism industry. Managing Service
Bollen. K. A. (1989), Structural Equations with Latent Variables. John Wiley and Sons, Inc., New York.