Hai Thành Phần Của Mô Hình Chất Lượng Kỹ Thuật/ Chất Lượng Chức Năng Của Gronroos


Hình 2 3 Hai thành phần của mô hình chất lượng kỹ thuật chất lượng chức 1


Hình 2.3: Hai thành phần của mô hình chất lượng kỹ thuật/ chất lượng chức năng của Gronroos

(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Trâm – 2008)

2.4- Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu


Trên cơ sở hai mô hình SERVQUAL và mô hình chất lượng kỹ thuật/ chất lượng chức năng, kết hợp với 25 biến số trong mô hình đo lượng chất lượng dịch vụ ngân hàng của Trương Bá Thanh và Lê Văn Huy (2010), thêm biến tìm ẩn “giá cảm nhận” từ mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ siêu thị của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) cũng những nhận định trên tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:


Hình 2 4 Mô hình nghiên cứu về chất lượng khách sạn Giả thuyết nghiên cứu 2

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu về chất lượng khách sạn Giả thuyết nghiên cứu


Các biến trong mô hình được đo lường thông qua các chỉ báo (sẽ trình bày ở chương sau) với thang đo Likert 5 mức độ theo chiều gia tăng về mức độ tán thành. Vì thế giả thiết nghiên cứu kỳ vọng sẽ có tác động thuận chiều từ các nhân tố ảnh hưởng lên nhân tố bị ảnh hưởng - nghĩa là sự tán thành (đồng ý) về các nhận định (theo xu hướng tích cực) của các chỉ báo càng cao thì sự hài lòng về chất lượng dịch vụ khách sạn càng cao - chất lượng dịch vụ càng tốt. Cụ thể:

Mức độ đáp ứng: Thể hiện qua sự mong muốn, khả năng sẵn sàng đáp ứng, cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

Năng lực phục vụ: Thể hiện qua trình độ chuyên môn, cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.

Mức độ tin cậy: Liên quan đến khả năng chắc chắn thực hiện dịch vụ theo đúng cam kết với khách hàng.

Sự đồng cảm: Thể hiện sự quan tâm thấu hiểu, chăm sóc những ước muốn, mối quan tâm của từng khách hàng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Liên quan đến cơ sở vật chất, trang trí trang thiết bị cũng như phòng ốc, cảnh quan của khách sạn…

Giá cảm nhận: Thể hiện ở việc khách hàng cảm thấy giá cả các dịch vụ tại khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu rẻ hơn ở các khách sạn khác cùng tiêu chuẩn hay tại những thành phố khác hoặc giá cả không cao hơn nhiều ở các khách sạn khác có tiêu chuẩn thấp hơn hay những nơi khác. Khách hàng cảm nhận được giá cả dịch vụ tại khách sạn phù hợp với chất lượng và họ sẵn sàng sử dụng dịch vụ của khách sạn khi có nhu cầu.

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu của đề tài:


Giả thuyết H1: Cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng tăng hay giảm thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Mức độ đáp ứng là khả năng sẵn sàng phục vụ, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng phản ánh mức độ sẵn sàng của hệ thống, khả năng nội tại trong việc cung cấp


dịch vụ cho khách hàng. Một hệ thống cung cấp có mức sẵn sàng cao, khả năng đáp ứng nhanh chóng và thân thiện sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng.

Giả thuyết H2: Cảm nhận của khách hàng về năng lực phục vụ tăng hay giảm thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Năng lực phục vụ được thể hiện qua các khía cạnh như: Tác phong chuyên nghiệp của nhân viên, khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên và giám sát, khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ. Khách hàng hành đánh giá năng lực phục vụ của khách sạn cao hơn sẽ cảm thấy hài lòng hơn đối với dịch vụ họ nhận được. Các nghiên cứu trước đây trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như các nghiên cứu của Atilgan, Akinici và Aksoy (2003) trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Durvasula và Mehta (1999) trong lĩnh vực vận tải tại Singapore đã củng cố thêm giả thuyết cho rằng năng lực phục vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng về dịch vụ đã chỉ ra rằng năng lực phục vụ có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách hàng.

Giả thuyết H3: Cảm nhận của khách hàng về mức độ tin cậy của dịch vụ này tăng hay giảm thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Sự tin cậy thể hiện qua tính chính xác của dịch vụ, khả năng giữ chữ ký với khách hàng. Sự tin cậy là một thành phần tạo nên chất lượng của dịch vụ (Parasuraman ctg, 1985, 1988). Sự tin cậy sẽ là thông tin tạo ra sự uy tính, tạo ra thông tin về một dịch vụ tốt hay sự đảm bảo về danh tiếng của dịch vụ (Wheeland, 2002). Một dịch vụ được khách hàng đánh giá tin cậy hơn so với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ đem đến cảm giác hài lòng hơn của khách hàng khi so sánh, sự tin cậy cũng ảnh hưởng đến cảm nhận về chất lượng tổng thể và sự hài lòng chung của khách hàng về dịch vụ.

Giả thuyết H4: Cảm nhận của khách hàng về mức độ đồng cảm tăng hay giảm thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Sự đồng cảm là sự thể hiện sự quan tâm của nhân viên đối với khách hàng, qua quá trình phục vụ là quá trình liên hệ giữa con người với con người, khách hàng cũng tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ của khách sạn. Vì vậy sự quan tâm sẽ phát đi những tín hiệu về chất


lượng dịch vụ, đem lại sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng dịch vụ tại đây và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Giả thuyết H5: Cảm nhận của khách hàng về cơ sở vật chất kỹ thuật tăng hay giảm thì mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ đó tăng hay giảm theo. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách sạn tốt hay không luôn có sự ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ, từ đó ảnh hưởng đến việc khách hàng có quyết định tiêu dùng dịch vụ ở đây hay không.

Giả thuyết H6: Cảm nhận của khách hàng về giá cả dịch vụ có tác động tương đối với sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại khách sạn. Giá cả cảm nhận là sự đánh giá của khách hàng về mức độ hy sinh và giá trị của nó so với những gì mà họ sẽ nhận được (Jacoby & Olson, 1977). Giá cả được khách hàng cảm nhận dựa trên hai tiêu chí: chi phí bằng tiền phải trả cho sản phẩm và chi phí cơ hội phải hi sinh đối với những gì có thể mua bằng số tiền đó. Giá cả là một yếu tố không thể thiếu khi muốn khách hàng hài lòng khi đến với khách sạn, bất cứ doanh nghiệp nào có những chính sách về giá càng linh hoạt, càng hợp lý thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Như vậy, với các giả thuyết từ H1đến H6 chỉ sự tác động theo chiều thuận của các biến độc lập đến biến phụ thuộc - Sự hài lòng của khách hàng và được tóm tắt như bảng dưới đây:

Bảng 2. 1: tóm tắt các giả thuyết



Giả thuyết

Nội dung

H1

Mức độ đáp ứng có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

H2

Năng lực phục vụ có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

H3

Mức độ tin cậy có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

H4

Mức độ đồng cảm có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


H5

Cơ sở vật chất có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

H6

Giá cả cảm nhận có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1- Thiết kế nghiên cứu 3.1.1- Quy trình nghiên cứu‌

Đề tài này có hai bước nghiên cứu:


- Nghiên cứu khám phá: sử dụng phương pháp định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết

Thang

Thảo luận

- Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra:


Điều chỉnh

Thanh đo chính thức

Nghiên cứu

định lượng

Cronbach’s Alpha

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

Phân tích nhân tố

Loại các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ.

Kiểm tra yếu tố trích được. Kiểm tra phương sai tích

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến

Kiểm định mô hình Kiểm định giả thuyết

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


3.1.2- Phương pháp nghiên cứu


3.1.2.1- Mẫu nghiên cứu


Theo kinh nghiệm các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thích hợp tối đa (Maximum Likelihood – ML) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al, 1988). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter,1983). Ngoài ra theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng kích thước mẫu là 10 mẫu cho 1 quan sát.

Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 34. Nếu theo tiêu chuẩn 10 mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 340 (34 x10). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 600 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn. Dữ liệu sau khi được thu hoạch sẽ mã hóa, nhập liệu và làm sạch với phần mềm SPSS.

3.1.2.2- Nghiên cứu định tính


Thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ, lý thuyết về thang đo sự hài lòng khách hàng đã có, cụ thể là tham đo SERVQUAL (Parasuraman & ctg, 1988). Tuy nhiên, do đặc thù của từng ngành dịch vụ và sự khác nhau về văn hóa cũng như sự phát triển của kinh tế của từng khu vực. Do đó, cần có nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo cho phù hợp là điều cần thiết.

Nghiên cứu định tính này sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi kết hợp với thảo luận nhóm tập trung, khách được mời là 10 khách hàng đang sử dụng dịch vụ lưu trú tại các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu (phụ lục 1). Vấn đề thảo luận là các ý kiến của khách hàng về những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ và tầm quan trọng của từng yếu tố. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp chuyên gia là chủ những khách sạn, những người trưởng bộ phận của các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên tiếp xúc, tư vấn, tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại,


than phiền của khách hàng. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá ra những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của khách sạn.

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là thảo luận nhóm thông qua một dàn bài thảo luận được chuẩn bị sẵn (xem phụ lục 2). Từ kết quả của nghiên cứu định tính này kết hợp với cơ sở lý thuyết là thang đo SERVQUAL, từ đó xây dựng lên thang đo đo lường cho nghiên cứu này.

3.1.2.3- Nghiên cứu định lượng


Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động vào sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ lưu trú khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng Việt Nam đã và đang sử dụng dịch vụ lưu trú tại các khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn (xem phụ lục 3).

Dữ liệu sau khi được thu thập về sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch với phần mềm SPSS

3.2- Xây dựng thang đo


Các thang đo trong nghiên cứu này đều được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước (Trương Bá Thanh & Lê Văn Huy, 2010; Thọ & Trang, 2007) và có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thông qua quá trình thảo luận nhóm và phỏng vấn với các chuyên gia.

3.2.1- Thang đo về mức độ đáp ứng


Mức độ đáp ứng được ký hiệu từ DU1 đến DU5. Kết hợp giữa thang đo SERVQUAL và thảo luận nhóm thì mức độ đáp ứng không chỉ đo lường khả năng thực hiện các dịch vụ kịp thời và đúng hạn mà ngay vào mùa cao điểm hay khả năng đáp ứng của khách sạn có hạn so với nhu cầu của khách thì yếu tố này cũng phải được

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí