Khoảng Trống Nghiên Cứu Và Hướng Phát Triển Cho Nghiên Cứu


7

Said và Haron (2009).

Malaysia

Công bố báo cáo trách nhiệm xã hội

150 công ty niêm yết

2006

Phân tích

hồi quy phân cấp

Quyền sở hữu của chính phủ Ủy ban Kiểm toán

59

8

Reverte (2009)

Tây Ban Nha

Công bố báo cáo trách nhiệm xã hội

46 công ty thuộc chỉ số IBEX35

2005,

2006

Mô hình hồi quy tuyến tính

Tiếp cận truyền thông Quy mô doanh nghiệp

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

81

9

Hossain, và Reaz (2007).

Án Độ

Công bố báo cáo tự

nguyện

38 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) và Sở giao dịch chứng khoán quốc gia (NSE)

2002,

2003

Mô hình hồi quy bình phương nhỏ

nhất

Quy mô doanh nghiệp Tài sản hiện hữu

76

10

Khan (2010)

Banglade sh

Công bố Báo cáo trách nhiệm xã hội

30 ngân hàng thương mại tư nhân niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Dhaka

2007-

2008

Phân tích mô hình hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lời

Không có giám đốc điều hành Yêu tố nước ngoài trong hội

đồng công ty

133

11

Jennifer Ho và Taylor (2007)

Mỹ, Nhật

Công bố báo cáo PTBV

50 công ty lớn nhất của Mỹ và Nhật

2003

Phân tích mô hình hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lời

Tính thanh khoản ngành

Phân loại quốc gia

53

12

Abd Rahman và cộng sự

(2011)

Malaysia

Công bố báo cáo trách nhiệm xã hội

44 công ty liên kết với chính phủ

2005-

2006

Phân tích mô hình hồi quy tuyến

tính

Quy mô doanh nghiệp

54

13

José V. Frias và cộng sự

Đa quốc gia

Công bố báo cáo PTBV

1590 công ty đa quốc gia, chủ yếu các nước phát triển

2008-

2010

Phân tích mô hình hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Khả năng sinh lợi Lĩnh vực kinh doanh

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 8



(2012)






Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Cơ hội tăng trưởng


14

Isabel Gallego và cộng sự

(2016)

Mỹ

Công bố báo cáo trách nhiệm xã hội

110 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ

2014

Phân tích mô hình hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Đòn bẩy kinh doanh Quy định pháp lý

Chỉ số bền vững Dow Jones

70

15

Craswell và Taylor (1992)

Úc

Công bố thống tin dự trữ (tự

nguyện)

86 công ty lĩnh vự xăng dầu lớn

1984-

1986

Phân tích mô hình hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Chất lượng kiểm toán

Tách biệt quyên quản lý và kiểm soát

26

16

Dibia và Onwuchek wa (2015)

Nigieria

Công bố báo cáo môi trường

15 công ty hoạt động trong lính vực dầu khí

2008-

2013

Phân tích hồi quy bội

Quy mô doanh nghiệp

42

17

Orazalin, Mahmood (2018)

Nga

Công bố báo cáo PTBV

236 doanh nghiệp dầu khí lớn

2012-

2016

Phân tích hồi quy

Tính độc lập của báo cáo Thâm niên hoạt động Chất lượng kiểm toán

98

18

Hương và Tuyến

Việt Nam

Công bố thông tin môi trường

80 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

2015

Phân tích hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Cơ cấu vốn

Khả năng sinh lời

Loại hình kinh doanh

9

19

Khánh và Tuan (2018)

Việt Nam

Công bố báo cáo PTBV

99 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

2016

Phân tích hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Lợi nhuận gộp

Doanh nghiệp có hoạt động

xuất khấu

41


20

Lien và cộng sự (2019)

Việt Nam

Công bố báo cáo PTBV

477 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác xây dựng.

2019

Phân tích hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Truyền thông

Thành phần hội đồng quản trị Tỷ lệ nữ trong Ban giám đốc

16

21

Lực và Phước (2019)

Việt Nam

Công bố báo cáo PTBV

143 doanh nghiệp thuộc top500 doanh nghiệp lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán

2017

Phân tích hồi quy

Quy mô doanh nghiệp Lợi nhuận

Lĩnh vực hoạt động Cơ hội phát triển

36

22

Anh và Linh (2020)

Việt Nam

Công bố báo cáo PTBV

120 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

2019

Phân tích hồi quy

Quy mô doanh nghiệp

Tính độc lập của ban giám đốc

Sở hữu nước ngoài Khả năng sinh lời Đòn bẩy tài chính

35

23

Linh và cộng sự (2019)

Việt Nam

Công bố báo cáo PTBV

294 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

2016-

2018

Phân tích hồi quy đa biến

Quy mô doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động KD Chất lượng kiểm toán

Số lượng thành viên ban giám đốc

Đòn bẩy tài chính Lĩnh vực kinh doanh

34

24

Ngọc (2017)

Việt Nam

Ap dụng

KTQT chi

phí môi trường

132 nhà quản lý đại diện cho 12 công ty thuộc PVN

2017

Phân tích hồi quy

Áp lực từ các bên liên quan Nhận thứ nhà quản trị

Sự cân nhắc lợi ích, chi phí Trình độ kế toán

91

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NGHIÊN CỨU

1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu

Sau quá trình tìm hiểu các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề PTBV trong các luận án, bài báo và nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục Q1,2 của hệ thống các bài báo SCOPUS, cho thấy phát triển bền vững và các vấn đề liên quan đến công bố báo cáo PTBV được nhiều học giả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã nhận định được một số hạn chế, tồn tại trong các nghiên cứu ngoài nước ở trên như sau:

Thứ nhất, Khoảng trống về thiết kế thang đo cho các nhân tố và dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây liên quan đến công bố báo cáo PTBV chủ yếu sử dụng thang đo ở hai mức độ “1” gán cho công ty có công bố báo cáo PTBV và mức độ “0” gán cho trường hợp công ty không công bố báo cáo PTBV. Sau này, có một số nghiên cứu đã đo lường bằng nhiều cấp độ khác nhau như mức độ về thông tin cung cấp, độ dài của báo cáo PTBV. Nhưng chưa có thang đo liên quan đến công bố báo cáo PTBV nào phát triển để có thể đo lường cho một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng chỉ dừng lại việc sử dụng dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi các doanh nghiệp dẫn đến thông tin có thể chưa thật sự chính xác, phù hợp để phục vụ trong nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại các công ty thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam (vốn chủ sở hữu của các công ty này hầu hết do tập đoàn năm giữ 100%, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chi phối của Tập đoàn).

Thứ hai, Khoảng trống về đề cập đến nhân tố đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quy định pháp lý. Đầu tiên, tác giả đã nhận thấy rằng các nghiên cứu trước đây, nhân tố lĩnh vực kinh doanh luôn là một nhân tố mà các nhà nghiên cứu lựa chọn khi xây dựng mô hình công bố báo cáo TNXH hay PTBV. Đứng ở góc độ nghiên cứu này, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực rất “nhạy cảm”, nó ảnh hưởng đến hầu hết các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì điều này tác giả muốn làm rò, đặc điểm ngành nghề kinh doanh (bao gồm nhiều lĩnh


vực) của các công ty này có ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV. Tiếp đến, nhân tố quy định pháp lý, đây là nhân tố phát triển dựa vào lý thuyết hợp pháp hóa khi công bố báo cáo PTBV. Nhân tố này thể hiện cho tính đặc trưng trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam khi chưa có quy định “bắt buộc” các doanh nghiệp phải công bố báo cáo PTBV.

Thứ ba, Khoảng trống về mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình. Hầu hết các nghiên cứu trước đây dù là ở nước ngoài hay tại Việt Nam thì các nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình có tính chất đơn giản sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để gián tiếp đo lường dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính cũng như báo cáo liên quan, chỉ thể hiện mối quan tác động một chiều ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV. Chưa có nhiều tác giả đưa ra mô hình có nhân tố trung gian, nhằm thúc đẩy công bố báo cáo PTBV.

1.3.2 Hướng phát triển cho nghiên cứu

Sau khi xem xét một cách tổng quát những nghiên cứu trong và ngoài nước, tác đã xác định được những khoảng trống trong nghiên cứu như đã trình bày ở trên. Từ đó, tác giả đưa ra một số hướng phát triển cho nghiên cứu này như sau:

Thứ nhất, Phát triển thang đo Likert 5 cấp độ liên quan đến công bố báo cáo PTBV, nhân tố quy mô doanh nghiệp và nhân tổ khả năng sinh lời. Điều này hướng đến mục tiêu của tác giả trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu đảm bảo thu nhận được đầy đủ các ý kiến của các đáp viên là những cá nhân đại diện cho gần 60 công ty trực thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tăng độ phủ và đánh giá đầy đủ đặc tính của hai khái niệm nghiên cứu này. Ngoài ra, với dạng thang đo này sẽ giúp chất lượng của các câu trả lời cao hơn khi người trả lời không chịu “áp lực” từ việc bị tiết lộ thông tin cá nhân.

Thứ hai, nghiên cứu này tiếp cận và đưa ra nhân tố đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quy định pháp lý. Việc kiểm chứng hai nhân tố này có ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV trong bối cảnh là các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam là thật sự cần thiết.

Thứ ba, tác giả biện luận dựa trên lý thuyết báo hiệu để hình thành mối quan hệ của các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, đặc điểm ngành nghề


kinh doanh, quy định pháp lý, quan điểm của nhà quản lý ảnh hưởng đến công bố báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam thông qua nhân tố khả năng sinh lời.

Tóm lại, có thể thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống vừa thể hiện mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề CBTT trên báo cáo PTBV tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam dựa vào cảm nhận của các nhà quản lý tại công ty.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Sau khi đọc, tìm hiểu và tổng kết các công trình nghiên cứu, bài báo liên quan đến luận án trong và ngoài nước trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI và SCOPUS cũng như những bài báo trong nước trên các tạp chí uy tín. Đối với các khoảng trống rút ra được từ việc tổng hợp từ các tài liệu, tác giả sẽ làm căn cứ để xây dựng các giả thuyết, mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình ở những chương. Tác giả đã nhận thấy được việc xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận án là rất cấp thiết, vấn đề nghiên cứu này đang còn một lỗ trống rất lớn để cho tác giả có thể triển khai nghiên cứu. Nội dung chính của chương này, tác giả đã trình bày tóm lược các nghiên cứu nổi bật trên thế giới và Việt Nam liên quan đến mối quan hệ giữa kế toán và vấn đề PTBV và công bố báo cáo PTBV; nhận diện các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT lên quan trên báo cáo PTBV tại DN nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên thế giới nói riêng. Từ những mặt đạt được và hạn chế của các nghiên cứu tiêu biểu trước đây, tác giả mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Nội dung chương này sẽ đề cập đến những khái niệm về PTBV, kế toán phát triển bền vững bao gồm lịch sử hình thành và khuôn khổ khái niệm về kế toán và mối quan hệ với báo cáo PTBV. Lịch sử cũng như mối quan hệ giữa báo cáo PTBV và các báo cáo có cùng tính chất. Phần chính của chương là lý thuyết liên quan đến công bố các chỉ tiêu trên báo cáo PTBV tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dựa vào quan điểm của nhà quản lý.

2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1.1 Khái quát vấn đề phát triển bền vững

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang gặp phải các vấn đề mất cân bằng khi sự tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường càng ngày bị ô nhiễm; văn hóa, đạo đức bị suy giảm trong xã hội; tăng trưởng kinh tế không bền vững làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo từ đó dẫn tới sự mất ổn định trong xã hội. Từ đó, cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh xã hội. Vì vậy, PTBV đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn nhân loại. (Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi năm 2012).

2.1.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững qua các thời kì

Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau, chính vì vậy việc khái quát hóa khái niệm PTBV cũng đã được nhìn nhận khác nhau qua từng thời kì đó.

Đầu tiên có thể kể đến văn bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” được ban hành vào năm 1980, do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đã đưa ra mục tiêu của PTBV là đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một phạm vi khá hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật trên thế giới. Khái niệm về PTBV được phổ


biến rộng rãi nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

- WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Nội dung báo cáo này đã định nghĩa:

“PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, PTBV phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, người đứng đầu nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan phải bắt tay nhau để đảm bảo sự hài hòa của 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.”

Năm 1992, Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro; tại hội nghị này đã có một chương trình nghị sự toàn cầu về các vấn đề PTBV cho thế kỷ XXI. Theo đó, PTBV được xác định là:

Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.”

Quan điểm về nội dung PTBV trong báo cáo Brundtland (1992) được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil vào năm 1992. Sau đó, khái niệm PTBV được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002:

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).”

Bên cạnh các tuyên bố và quan điểm chung về PTBV, thì nội dung PTBV do Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB) định nghĩa như sau:

"Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí