kinh tế quốc dân và hệ thống ngân hàng của các quốc gia này phải chịu áp lực rất lớn, không thể tiến hành hoạt động một cách bình thường. Chính phủ các nước sớm nhận thức đây không chỉ là mối quan tâm của hệ thống ngân hàng mà là vấn đề mang tính quốc gia nên đã nhanh chóng cho ra đời một mô hình chuyên biệt để xử lý hiệu quả vấn đề nợ quá hạn. Đó chính là mô hình công ty quản lý nợ dưới những
hình thức khác nhau. Nhờ những đóng góp quan trọng của công ty quản lý nợ, một số quốc gia Châu ¸ đã cơ bản xử lý xong vấn đề nợ quá hạn khó đòi như Thái Lan, Hàn Quốc tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và có những nước đang tiếp tục giải quyết như Nhật bản, Indonexia, Malaysia và Trung quốc.
Như vậy, việc sử dụng một mô hình chuyên biệt làm công cụ để quản lý các khoản nợ quá hạn tồn đọng ngày càng phát triển, kể từ lần đầu tiên mô hình này
được thành lập vào khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ trước tại Thuỵ Điển. Sau khi được Mỹ sử dụng như là một giải pháp chính để giải quyết các khoản nợ quá hạn khó đòi phát sinh từ cuộc khủng hoảng về tín dụng và tiết kiệm vào đầu những năm 1990, công ty quản lý nợ tiếp tục xuất hiện ở Trung và Đông âu. Tiếp theo đó, để khôi phục lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
trong những năm gần đây, Chính phủ một số nước Châu ¸ như Hàn Quốc, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… cũng lần lượt cho thành lập các công ty quản lý nợ của nhà nước và của các ngân hàng tư nhân.
Về mặt lý luận, sự ra đời của mô hình công ty quản lý nợ có thể được giải thích bởi những quy luật phát triển nội tại của nền kinh tế thị trường và những rủi ro mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình hoạt động.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 1
- Một Số Đặc Trưng Pháp Lý Của Công Ty Quản Lý Nợ
- Công Ty Quản Lý Nợ Có Thời Gian Hoạt Động Xác Định Và Tương Đối Ngắn
- Nguyên Nhân Của Tình Tình Nợ Quá Hạn Tồn Đọng
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều các trung gian tài chính thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ với hoạt động chính là huy động vốn nhàn rỗi từ chỗ thừa để cho vay lại hay đầu tư vào những nơi thiếu vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ tương hỗ... Trong số đó, ngân hàng là một trung gian ra đời sớm nhất, có đối tượng huy động vốn rộng nhất, có khả năng huy động vốn nhiều nhất (theo thông lệ, ngân hàng được huy động vốn gấp 20 lần vốn chủ sở hữu) và do vậy có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống xã hội nhiều nhất.
Về danh nghĩa, ngân hàng, với tư cách là người cho vay, có quyền sử hữu đối với khoản tiền cho vay. Nhưng sau khi cho vay, người đi vay mới thực sự nắm quyền
sử dụng, định đoạt thực tế đối với khoản tiền vay. Khả năng kiểm soát của ngân hàng
đối với khoản tiền vay lúc này phụ thuộc vào uy tín và tính trung thực của người đi vay. Như vậy, bản thân hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đã luôn tiềm ẩn nguy cơ tiền không quay trở lại với ngân hàng, được biểu hiện dưới hình thức nợ gốc và nợ lãi không được thanh toán đúng hạn. Nói cách khác, nợ quá hạn luôn là rủi ro tiềm tàng đối với mọi ngân hàng. Do vậy, các khoản nợ vay từ các ngân hàng trở nên nghiêm trọng nếu chúng không được thanh toán gốc và lãi đúng hạn.
Nợ quá hạn lớn đồng nghĩa với việc sử dụng nguồn lực tài chính của xã hội không hiệu quả. Khi các khoản cho vay tăng lên nhanh chóng kèm theo sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ phá vỡ sự cân bằng trong bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng, khiến các ngân hàng không thể đạt được tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có rủi ro ở mức an toàn (8%). Gánh nặng cho vay khó đòi chồng chất
đẩy nhiều ngân hàng đến bờ vực phá sản. Lúc này, khả năng phá sản của các ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của công chúng. Một khi các ngân hàng bị phá sản sẽ nhanh chóng đẩy nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, làm giảm uy tín và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Các ngân hàng tích cực thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng khó khăn về tài chính của mình như bán quyền đòi nợ cho đối tác khác; cơ cấu lại khoản nợ (nếu thấy khách hàng còn khả năng trả nợ); xử lý tài sản đảm bảo hoặc dùng tài sản đảm bảo để gán nợ (nếu khoản vay có bảo đảm), dùng các nguồn dự phòng rủi ro
để xoá nợ (nếu khách hàng chết, mất tích, phá sản hay không còn khả năng trả nợ); khởi kiện ra toà để đòi nợ (nếu khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ hoặc có dấu hiệu tẩu tán tài sản…); thắt chặt thủ tục cho vay, hạn chế cho vay, cơ cấu lại danh mục cho vay đối với những khoản vay mới …
Về nguyên tắc, nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, khi các ngân hàng không thể tự giải quyết tình trạng khó khăn của mình, khả năng tự điều tiết của nền kinh tế tỏ ra không còn hiệu quả, buộc Nhà nước phải thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ tài chính và pháp luật để duy trì ổn định xã hội. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội, tình hình chính trị trong từng giai đoạn, Chính phủ các nước sẽ can thiệp vào nền kinh tế thông qua những giải pháp mang tính hành chính, kinh tế, chính trị khác nhau như nhà
nước ban hành các quy định về việc thắt chặt quản lý đối với các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, báo cáo về tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc cho phép mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tự do hoá hệ thống tài chính; buộc giải thể, sáp nhập cổ phần hoá hoặc quốc hữu hoá đối với những ngân hàng làm ăn kém hiệu quả; sử dụng ngân sách quốc gia hoặc thành lập các quỹ để đầu tư thêm vốn cho hệ thống ngân hàng…
Tuy nhiên, các giải pháp truyền thống trên không phải lúc nào cũng đượcthực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Nguyên ngân chính là: thứ nhất, việc xử lý những khoản nợ quá hạn và quản lý hiệu quả các tài sản đảm bảo yêu cầu những kỹ năng
đặc biệt thay vì những kỹ năng thông thường sẵn có trong các ngân hàng. Trong trường hợp này, chúng ta cần những chuyên gia bất động sản, chuyên gia thanh toán và những người am hiểu nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau hơn là những người hoạt
động kinh doanh tiền tệ. Thứ hai, việc xử lý nợ quá hạn chắc chắn sẽ can thiệp vào công tác điều hành của ngân hàng, làm các ngân hàng không thể tập trung vào hoạt
động kinh doanh. Thứ ba, tình trạng khó khăn của nền kinh tế không được cải thiện trong một khoảng thời gian dài làm “mất” lòng tin của các nhà đầu tư và khiến các nhà đầu tư không dám mạo hiểm bỏ một số lượng lớn tiền để mua tài sản trong khi thị trường bất động sản đang “đóng băng” hoặc có chiều hướng sụt giảm. Thứ tư, các quy định của pháp luật không phản ánh đúng quy luật phát triển, không tháo gỡ kịp thời những khó khăn của nền kinh tế nên tính khả thi không cao hoặc các giải pháp kinh tế mà nhà nước đưa ra không hợp lý biểu hiện ở chỗ đầu tư không tập trung, thậm chí bị thất thoát… Khi đó, xã hội đòi hỏi phải có một phương thức xử lý hữu hiệu hơn đối với vấn đề nợ quá hạn tồn đọng.
Bằng cách thiết lập mô hình xử lý nợ chuyên biệt với những quy định pháp lý
đặc thù, các ngân hàng sẽ có điều kiện tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh, thúc
đẩy tăng trưởng. Cả ngân hàng và công ty quản lý nợ đều có thể thực hiện được những mục đích riêng mà không ảnh hưởng đến hoạt động của nhau. Đồng thời, Chính phủ có điều kiện tập trung hơn các nguồn lực của xã hội để vực dậy nền kinh tế sớm thoát khỏi khó khăn, vượt qua khủng hoảng.
Như vậy, trong điều kiện hệ thống ngân hàng hoạt động bình thường, nợ quá hạn thấp không cần thiết phải thành lập công ty quản lý nợ. Ngược lại, khi nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng lớn đến một mức độ nhất định thì nhất thiết phải thành
lập mô hình công ty quản lý nợ. Khi đó, nhà nước hoặc các ngân hàng tư nhân sẽ thông qua mô hình này thực hiện các giải pháp kinh tế mà trước đó không thể thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý nợ như quản lý hiệu quả những tài sản đảm bảo, “bơm” thêm tiền để cơ cấu lại nợ, sắp xếp lại hoạt
động của những khách hàng vay là doanh nghiệp …, qua đó giúp các ngân hàng nhanh chóng thoát khỏi khó khăn. Khi nợ quá hạn tồn đọng được giải quyết, cơ sở tồn tại không còn thì công ty quản lý nợ cũng chấm dứt hoạt động.
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của mô hình công ty quản lý nợ là giải pháp kinh tế tình thế tất yếu khi nợ quá hạn tại các định chế tài chính vượt quá ngưỡng an toàn cho phép đi kèm với khủng hoảng tài chính hoặc nền kinh tế của quốc gia bị “tụt dốc” nghiêm trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp công ty quản lý nợ còn
được thành lập theo nhu cầu chính trị, xã hội, kinh tế và tài chính của các quốc gia và các tổ chức liên quan.
2. Một số mô hình của Công ty Quản lý nợ trên thế giới
Hình thức tổ chức của công ty quản lý nợ là cách thức tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ nhằm đạt được mục tiêu chính là thu hồi tối đa giá trị của các khoản nợ quá hạn, giảm tổn thất, hạn chế tối đa chi phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ hoặc nhanh chóng chuyển tài sản đảm bảo tồn đọng thành tiền, giúp cơ cấu lại tình hình tài chính của các ngân hàng. Tuỳ vào điều kiện kinh tế, tình hình chính trị - xã hội, hệ thống pháp luật và các mục tiêu cụ thể, mỗi quốc gia sẽ hình thành những mô hình khác nhau về xử lý nợ.
Đến thời điểm hiện nay, trên thế giới đã tồn tại một số mô hình chuyên biệt khác nhau về xử lý nợ như sau:
2.1 Ngân hàng lập bộ phận tự xử lý nợ hoặc thông qua hệ thống cơ quan nhà nước
Trong điều kiện hoạt động tín dụng diễn ra bình thường, bộ phận kinh doanh trong các ngân hàng vừa có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, cho vay đối với những khách hàng đủ điều kiện, đồng thời theo dõi tình hình trả nợ, đốn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Đến khi xuất hiện tình trạng nhiều khách hàng không trả được nợ
đúng hạn, chất lượng tín dụng có chiều hướng sụt giảm, buộc ngân hàng phải thành lập riêng một bộ phận chuyên theo dõi những khoản nợ bị chuyển sang quá hạn. Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc trả nợ của những khách hàng nợ quá hạn; xử lý tài sản đảm bảo nếu khách hàng không có khả năng trả nợ; cung cấp kịp thời những thông tin quan trọng cho bộ phận điều hành về tình hình hoạt
động của các khách hàng nợ quá hạn, diễn biến của nợ quá hạn… Khi những thoả thuận liên quan việc trả nợ tỏ ra không còn hiệu quả, các ngân hàng sẽ thông qua những trình tự tố tụng nhất định yêu cầu toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết buộc khách hàng phải trả nợ cho mình. Để giúp ngân hàng thu hồi nợ, một số nước đã cho thành lập toà án chuyên trách xét xử riêng những vụ kiện đòi nợ của
ngân hàng, điển hình như Ên Độ.
Về mặt pháp lý, nhà nước không phải ban hành những quy định riêng về tổ chức và hoạt động cho mô hình xử lý nợ này.
Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng, do vậy có thể đưa ra được phương án xử lý nợ phù hợp đối với từng khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng là cá nhân, vay nhằm mục đích tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng có điều kiện tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng vay nợ.
Tuy nhiên, mô hình xử lý nợ này có một số điểm bất lợi về mặt kinh tế là:
+ Ngân hàng thiếu những kỹ năng cần thiết để tái cơ cấu các khoản nợ hay theo dõi,
đưa ra những thay đổi về tổ chức và điều hành của những khách hàng là doanh nghiệp...; khả năng dự đoán tổn thất không chính xác. Những giải pháp mà ngân hàng áp dụng thường không có hiệu quả đối với những khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn ảnh hưởng đến tài chính của ngân hàng, không làm sạch được bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
+ Nếu duy trì một khối lượng nợ quá hạn đáng kể trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng.
2.2 Uỷ thác cho bên thứ ba xử lý theo hợp đồng riêng biệt
ë những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, xuất hiện nhiều công ty
độc lập hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về tài chính, đồng thời có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh với những cơ chế đảm bảo thi hành hữu hiệu, ngân hàng thường uỷ thác việc xử lý nợ quá hạn cho một bên thứ ba. Trên cơ sở hợp đồng được ký kết, bên thứ ba nhận uỷ thác tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng, đưa ra giải pháp xử lý thích hợp như cơ cấu lại nợ, chỉ định người quản lý độc lập, chuyển nợ thành vốn góp... Bên thứ ba được hưởng một khoản tiền thù lao theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số nợ quá hạn được uỷ thác. Cũng như trường hợp trên, mô hình xử lý nợ này hoạt động dựa trên cơ sở những quy định pháp luật sẵn có, nhà nước không phải ban hành những quy định riêng.
Ưu điểm của mô hình xử lý nợ này, sau khi uỷ thác cho bên thứ ba, ngân hàng có điều kiện tập trung vào các hoạt động kinh doanh của mình. Việc xử lý nợ được chuyên môn hoá. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là bảng tổng kết của ngân hàng không được sạch, quy mô xử lý nợ nhỏ. Nợ quá hạn được uỷ thác xử lý thường phát sinh do nguyên nhân khách quan hoặc do quản lý yếu kém của bên vay.
2.3 Một định chế mua, bán, đẩy nhanh quá trình chuyển nhượng tài sản tồn đọng thành tiền với khối lượng lớn.
Về mặt kinh tế, mô hình xử lý nợ này được đánh giá có những ưu điểm sau: tài sản được quản lý tập trung, giá bán tài sản cao, khả năng tận thu nợ lớn, ngân hàng có điều kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, mô hình này có một số hạn chế như: việc xử lý tài sản diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến các nghiệp vụ xử lý nợ khác. Việc quản lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Thường chịu những sức ép nhất định về chính trị.
Mỹ là quốc gia điển hình cho áp dụng mô hình này. Trong bối cảnh lạm phát những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều ngân hàng và tổ chức tiết kiệm ở Mỹ đã tiến hành vay ngắn hạn để cho vay dài hạn bằng cách huy động tiền gửi với lãi suất cao hơn thị trường và cho vay với lãi suất thấp, chủ yếu dưới dạng cầm cố thương mại. Do bị hạn chế hoạt động trong một vài khu vực địa lý nhất định nên các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đã chấp nhận mạo hiểm tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao được bảo đảm bằng bảo hiểm tiền gửi. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và thị trường bất động sản sụp đổ, nhiều ngân hàng và tổ
chức tiết kiệm phải đối mặt với các khoản nợ quá hạn khó đòi gia tăng. Từ năm 1980
đến năm 1988, ở Mỹ đã có khoảng 1.400 ngân hàng bị phá sản hoặc phải nhận sự giúp đỡ của Chính phủ và 1.100 tổ chức tiết kiệm bị phá sản. Kèm theo hiện tượng này là việc Công ty Bảo hiểm các tổ chức cho vay và tiết kiệm Liên bang và Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang, nơi chuyên cung cấp các khoản bảo hiểm của Chính phủ cho các khoản tiền gửi, cũng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Năm 1988, Quỹ bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm các tổ chức cho vay và tiết kiệm Liên bang đã bị âm tới 75 tỷ USD và tỷ lệ lỗ trên tổng tiền gửi có bảo hiểm đã tăng lên 1,48%.(1)
Trước tình hình đó, tháng 8/1989, Quốc hội Mỹ đã cho thành lập Công ty tín thác xử lý các đổ vỡ ngân hàng với nhiệm vụ tiếp quản những khoản nợ khó đòi của các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm bị đổ vỡ được Công ty Bảo hiểm các tổ chức cho vay và tiết kiệm Liên bang bảo hiểm trước đây, quản lý tốt và làm gia tăng tối đa giá
(1) Trần Thị Liên: Kinh nghiệm quản lý tổ chức hoạt động của Công ty quản lý tài sản ở một số nước trên thế giới, Chuyên đề NCKH năm 2000, Viện NCKH Ngân hàng, Tr.13
trị của các tài sản đảm bảo.
Luật về công ty tín thác cho phép công ty này nắm quyền kiểm tra, giám sát các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm mất khả năng thanh toán, gồm cả những ngân hàng, tổ chức tiết kiệm còn đang hoạt động và đã chấm dứt hoạt động. Công ty tín thác có quyền ưu tiên mua lại các tài sản ngay khi có một ngân hàng hay tổ chức tiết kiệm lâm vào tình trạng khó khăn. Đối với ngân hàng, tổ chức tiết kiệm còn hoạt
động, Công ty tín thác chỉ có quyền quản lý tài sản trong thời gian những tổ chức này bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Sau khi tình trạng kiểm soát đặc biệt kết thúc, Công ty tín thác phải chuyển trả lại tài sản để tổ chức đó tự quản lý, thanh lý.
Luật về công ty tín thác quy định Công ty tín thác có nhiệm vụ mua lại hay tiếp nhận là các khoản nợ quá hạn tồn đọng, các bất động sản, các tài sản đảm bảo và chứng khoán. Trước khi tìm ra phương án xử lý tài sản tốt nhất, Công ty tín thác phải tiến hành bảo quản các tài sản này nhằm mục đích củng cố niềm tin của dân chúng,
đồng thời tạo điều kiện để những ngân hàng và tổ chức tiết kiệm tiếp tục hoạt động một cách an toàn và lành mạnh. Sau đó, tuỳ từng trường hợp cụ thể, Công ty tín thác
có quyền áp dụng những phương thức xử lý tài sản riêng để có thể bán được số lượng tài sản lớn trong một khoảng thời gian ngắn như:
-Công ty tín thác có quyền xử lý những ngân hàng và tổ chức đang có dấu hiện xấu đi nhanh chóng do các khoản lỗ gia tăng, tiền gửi cạn kiệt hay được quyết
định phương thức mua tài sản từ các những ngân hàng và tổ chức tiết kiệm gặp khó khăn.
-Công ty tín thác có quyền thành lập các trung tâm bán đấu giá tài sản với phạm vi hoạt động trên toàn quốc để bán tài sản theo lô, đồng thời được phép xây dựng những chính sách khuyến khích sự tham gia của các công ty quản lý tài sản tư nhân vào quá trình quản lý tài sản.
-Công ty tín thác không được phép gia hạn những khoản tiền gửi mà mình
đang kiểm soát, nếu như khoản tiền gửi này có mức lãi suất cao hơn mức lãi suất hiện hành trên thị trường.
Luật về Công ty tín thác cũng cho phép công ty có một quy trình định giá và bán đấu giá tài sản riêng trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình xử lý tài sản.
Ngoài ra, với vai trò là người quản lý tài sản, Công ty tín thác được pháp luật trao cho một số quyền hạn đặc biệt như quyền huỷ bỏ những hợp đồng hay điều khoản tạo ra gánh nặng cho Công ty tín thác; quyền loại bỏ một số khoản nợ; được bán trực tiếp những khu nhà tập thể cho cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu không qua
đấu giá…
Bên cạnh những thuận lợi, Công ty tín thác cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó khăn về tài chính khi Công ty tín thác chỉ có nguồn tài chính duy nhất do ngân sách cấp, trong Chính phủ lại không muốn dùng tiền ngân sách để thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đã mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực nội tại và những cơ chế phù hợp, đến năm 1996, về cơ bản nợ tồn đọng cùng các tài sản đảm bảo của các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đã được Công ty tín thác giải quyết xong.
2.4 Một định chế duy nhất ở trung ương hoặc thuộc chính phủ