Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 1


đ ạ i h ọ c q u ố c g i a h à n ộ i

k h o a l u ậ t

---------------------


một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ


chuyên ngành luật kinh Tế mã số 5.0515


luận văn thạc sỹ khoa học luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am hiểu

Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 1


Hà nội, 2002

Môc lôc

Lời nói đầu3

Chương I. Một số vấn đề chung về Công ty quản lý nợ7

1. Sự ra đời của Công ty Quản lý nợ 7

2. Một số mô hình của Công ty Quản lý nợ trên thế giới 12

3. Một số đặc trưng pháp lý của Công ty Quản lý nợ 24

4. Vai trò của Công ty Quản lý nợ 27

Chương II. Thực trạng pháp luật về công ty quản lý nợ 28

ở việt nam

cảnh ra đời Công ty quản lý nợ ở Việt nam 29

1.1 Tình hình nợ quá hạn tồn đọng tại Việt nam 29

1.2 Nguyên nhân của tình tình nợ quá hạn tồn đọng 33

2. Pháp luật về Công ty quản lý nợ ở Việt nam hiện nay 43

2.1 Đặc trưng của Công ty quản lý nợ ở Việt nam 46

2.2 Các thủ tục về thành lập, đăng ký kinh doanh, mở văn phòng 49

giao dịch, chi nhánh của công ty quản lý nợ

2.3 Nhiệm vụ của Công ty quản lý nợ 50

2.4 Quyền hạn của Công ty quản lý nợ 54

2.5Thủ tục giải thể công ty quản lý nợ 59

Chương III. Đánh giá chung và một số kiến nghị 61

3.1. VÒ xác định mục tiêu cho Công ty Quản lý nợ 62

3.2. Về cơ chế chuyển giao nợ quá hạn tồn đọng 64

3.3. Vấn đề chia sẻ lợi nhuận và tổn thất đối với những khoản nợ 67

quá hạn tồn đọng được chuyển giao

3.4 Vấn đề tài trợ cho khách hàng để cơ cấu lại khoản vay 70

3.5. Các chính sách ưu đãi về tài chính & thuế 72

3.6. VÒ quyền hạn của Công ty quản lý nợ 75

3.7. VÒ quyền miễn trừ trách nhiệm đối với nhân viên của công ty 79

quản lý nợ

3.8. VÒ kiểm soát sự lạm quyền của công ty quản lý nợ 82

Kết luận

Tài liệu tham khảo


Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò là “mạch máu” của nền kinh tế đối với bất kỳ quốc gia nào. Mạch máu được lưu thông nền kinh tế mới có điều kiện để phát triển thuận lợi.


Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt nam không phải lúc nào cũng vận hành “thông suốt”. Không dưới một lần, hệ thống ngân hàng Việt nam đã phải tiến hành những cuộc cải cách mang tính đột phá.


Trong suốt những năm 80-90, hệ thống ngân hàng Việt nam được phát triển trong một khuôn khổ pháp luật không đầy đủ và bộc lộ nhiều yếu kém. Bởi vậy, đến cuối năm 1997, nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt nam bao gồm ngân hàng

quốc doanh và ngân hàng cổ phần chiếm tới 14% tổng dư nợ. ë một vài ngân hàng,

tỷ lệ này vượt mức 20%. Theo tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế Giới-WB, Ngân hàng Phát triển Châu á-ADB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế-IMF), chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng chỉ đạt yêu cầu nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ không vượt quá mức 5%.

Hàng chục nghìn tỷ đồng nợ quá hạn không thể quay vòng, hàng nghìn tài sản bị “đóng băng” không thể chuyển nhượng, không có khả năng sinh lời, trong khi các ngân hàng vẫn phải tiếp tục trả nợ cho các ngân hàng nước ngoài, trả lãi tiền gửi huy

động từ dân chúng khiến các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Sau những thành công giả tạo ban đầu, giờ đây dấu hiệu “mất khả năng thanh toán” đã xuất hiện ở một vài ngân hàng, gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong dân cư.


Trước tình đó, Chính phủ với sự tham mưu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt nam, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan đưa ra những giải pháp tích cực như khoanh nợ, xoá nợ cho những khoản vay chính sách; cấp vốn điều lệ bổ sung cho các ngân hàng quốc doanh; ban hành quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng … Các ngân hàng cũng rất cố gắng để tự xử lý vấn đề nợ quá hạn như phân loại khách hàng nợ; phân loại nợ quá hạn; quản lý chặt chẽ khi cho vay; thành lập các phòng, bộ phận chuyên theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn; cho vay để cơ cấu lại nợ; phát mại tài sản cầm cố, thế chấp; khởi kiện khách hàng ra toà để đòi nợ; yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản; yêu cầu toà án giải quyết việc phá sản doanh nghiệp … Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng nợ khó đòi vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đây là một nguy cơ tiềm tàng gây ra khủng hoảng về tài chính tiền tệ, gây bất ổn đối với nền kinh tế. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, họ thường thiết lập một mô hình chuyên biệt để quản lý, sắp xếp và xử lý hiệu quả các khoản nợ quá hạn khó đòi, thường được gọi là công ty quản lý nợ, công ty mua bán nợ hay công ty quản lý tài sản (Asset Management Company-AMC).


Trên cơ sở lộ trình cải cách hệ thống các ngân hàng Việt nam, Chính phủ đã cho phép thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời công ty mua bán nợ của Nhà nước. Sau đây, luận văn sẽ sử dụng thống nhất thuật ngữ “công ty quản lý nợ”.


Mô hình công ty quản lý nợ xuất hiện trên thế giới, từ những năm 80, 90 của thế kỷ 20. Đối với Việt nam mô hình này còn rất mới mẻ cả về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Để có được một mô hình công ty quản lý nợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt nam, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình này giải quyết nhanh chóng, hiệu quả vấn đề nợ quá hạn, ngoài việc chuẩn bị về mặt kinh tế, chúng cần phải được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ về mặt pháp lý. Dẫu biết rằng, hình thành ngay một môi trường pháp lý phù hợp cho các công ty quản lý nợ của Việt nam là rất khó

khăn và phức tạp, nhưng đây là yêu cầu tất yếu khách quan của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.


Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề "Một số vấn đề pháp lý về Công ty quản lý nợ" làm nội dung luận văn Thạc sỹ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu


ë Việt nam, mô hình công ty quản lý nợ vẫn còn rất mới. Mô hình này được Chính phủ chính thức quan tâm, đặt vấn đề nghiên cứu với việc NHNN Việt nam cho thành lập tổ công tác liên ngành để xây dựng đề án “thành lập Công ty mua bán tài sản tồn đọng của các tổ chức tín dụng” vào tháng 10/1999.


Về mặt lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này gồm:


Đề án xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước Việt nam;

"Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của công ty quản lý tài sản ở một số nước trên thế giới" do tác giả Trần Thị Liên, Phòng Nghiên cứu và Quản lý Khoa học - Viện Nghiên Cứu Khoa Học Ngân hàng, thực hiện tháng 3/2001;

Hội thảo khoa học do Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ngân hàng Thế giới và Công ty Kiểm toán PriceWaterhouseCooper phối hợp tổ chức.


Nội dung các công trình chủ yếu đề cập hoặc tập trung nghiên cứu mô hình công ty quản lý nợ dưới góc độ kinh tế hoặc công ty quản lý nợ với tư cách là một trong số nhiều giải pháp được áp dụng để xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng. Chính vì vậy, nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ, đặc biệt dưới góc độ pháp lý chưa được đề cập, xem xét đầy đủ, toàn diện đòi hỏi được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Luận văn được thực hiện nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về mô hình công ty Quản lý nợ, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt nam về ngân hàng,

đồng thời làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho những đối tượng quan tâm.


Tuy nhiên, chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan

đến tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ như cơ cấu tổ chức, cách thức quản

trị, thủ tục thành lập và giải thể, số lượng công ty quản lý nợ, việc phát hành trái phiếu huy động vốn, quy trình xử lý tài sản cầm cố, thế chấp … Với phạm vi của một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học, chúng tôi chỉ tập trung, làm rõ một số nội dung cơ bản, mang tính chung nhất như sau:


Thứ nhất, khẳng định sự ra đời của công ty quản lý nợ tại Việt nam là một giải pháp tình thế quan trọng và tất yếu;


Thứ hai, phân tích các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến tổ chức và hoạt

động của công ty quản lý nợ;


Thứ ba, đưa ra các nhận xét ban đầu về các quy định của pháp luật Việt nam đối với mô hình công ty quản lý nợ và đề xuất một số khuyến nghị cụ thể xuất phát từ thực tiễn thu hồi nợ nhằm góp phần xây dựng một “hành lang” pháp lý phù hợp giúp cho công ty quản lý nợ hoạt động hiệu quả.

4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng


Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật và các quy luật của triết học Mác- Lê nin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:


-Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý đơn lẻ phát sinh trong cuộc sống và tổng hợp những kinh nghiệm của những mô hình công ty quản lý nợ thành công trên thế giới.


-Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực định làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt nam.


-Phương pháp so sánh pháp luật: so sánh pháp luật của pháp luật Việt nam với một số nước có đặc điểm tương đồng.

5. Bố cục của luận văn


Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: chương thứ nhất, là một số vấn đề chung về công ty quản lý nợ như sự ra đời, đặc trưng và vai trò của công ty quản lý nợ, chương thứ hai trình bày thực trạng pháp luật về công ty quản lý nợ ở việt nam, chương thứ ba đưa ra những

đánh giá và một số khuyến nghị nhằm hình thành môi trường pháp lý phù hợp giúp công ty quản lý nợ hoạt động hiệu quả.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, nhiệt tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.


Cho dù đã rất cố gắng, dành tâm huyết, song như đã trình bày, mô hình công ty quản lý nợ còn rất mới mẻ đối với Việt nam và do thời gian có hạn nên luận văn sẽ không tránh khỏi những những khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm

đến vấn đề này.‌


Chương I. Một số vấn đề chung

về Công ty quản lý nợ


1. Sự ra đời cđa Công ty Quản lý nợ


Trong thập kỷ 80, 90 của thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng tăng cao hoặc kinh tế khủng hoảng. Trong tình hình đó, các quốc gia này đã lựa chọn giải pháp thành lập công ty quản lý nợ để xử lý, khắc phục và ngăn ngừa.


Tại Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, từ năm 1980, hệ thống ngân hàng gặp cơn khủng hoảng. Các nước này đã thành lập công ty quản lý nợ để tiếp nhận những khoản nợ quá hạn có vấn đề, quản lý và thu hồi nợ bằng các kỹ năng đặc biệt. Kết quả là đã phục hồi lại hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế.


Tại Mỹ, những năm 1989-1995 do nguyên nhân từ khách hàng vay và quản lý tín dụng yếu kém, các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm lâm vào tình trạng khủng hoảng. Quốc hội Mỹ phải ban hành một đạo luật riêng cho ra đời Công ty tín thác xử lý các đổ vỡ ngân hàng (Resolution Trust Corporation) để xử lý những khó khăn của các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm. Công ty tín thác tiếp quản các khoản nợ khó

đòi, quản lý các tài sản cầm cố thế chấp (gọi chung là tài sản đảm bảo), làm tăng tối

đa giá trị để bán, thu hồi vốn. Thành lập năm 1989, Công ty tín thác có lúc đã tiếp

quản tài sản lên tới 100 tỷ USD. Kết quả đã xử lý thành công và kết thúc hoạt động sau 7 năm.


Các quốc gia vùng Ban tích vào những năm 1992-1994, hệ thống ngân hàng lâm vào tình trạng nợ quá hạn khó đòi tăng cao và họ phải áp dụng giải pháp thành lập mô hình công ty quản lý nợ để cải thiện tình hình. Điển hình trong số các quốc gia đó là Ban Lan. Tỷ lệ nợ quá hạn của 12 ngân hàng lớn nhất của Ban Lan lên tới 68% tổng dư nợ vào thời điểm 31/12/1991. 1/3 số doanh nghiệp nhà nước của Ba Lan làm ăn thua lỗ, một số khác lâm vào tình trạng phá sản. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ Ba Lan đã quyết định cho triển khai đồng thời nhiều giải pháp khắc phục như tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại, thúc đẩy quá trình tư nhân hoá, giải thể các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, xoá nợ quá hạn tồn đọng cho những khoản được xác định là không còn khả năng thu hồi, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước thông qua mô hình công ty quản lý nợ của từng ngân hàng riêng lẻ và tạo nhiều cơ hội khác cho các doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế thị trường. Các công ty quản lý nợ được giao cho các quyền hạn đặc biệt như quyền bán tài sản mà không cần sự đồng ý của bên vay, các nhân viên công ty quản lý nợ không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong công tác xử lý nợ. Kết quả là chỉ sau 03 năm, hoạt động của hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt, tiến trình tái cấp vốn được

đẩy nhanh, uy tín quốc gia tăng lên, môi trường đầu tư được cải thiện.


Từ năm 1997, nhiều quốc gia tại Châu ¸, trong đó gồm cả các quốc gia có

nền kinh tế hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc hay các “con rồng” Châu

¸ như Hàn quốc, Indonexia, Singapore, Malaysia, Thái Lan lâm vào khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia suy giảm .... Kết quả là, các khoản nợ quá hạn khó đòi của các quốc gia Châu ¸ này không những rất lớn về giá trị tuyệt

đối (Nhật Bản là 700 tỷ USD, Trung Quốc là 200 tỷ USD …) mà còn chiếm tỷ lệ phần trăm cao (%) trong tổng dư nợ tín dụng quốc gia (Indonexia 70%, Thái Lan xấp xỉ 36%, Trung Quốc 26,5%, Hàn Quốc 25%, Malaysia 17% và Philippin khoảng 10%). Trong khi, mức an toàn tín dụng cho phép theo thông lệ quốc tế là không quá 5% nợ quá hạn trên tổng dư nợ.


Gánh nặng nợ quá hạn khó đòi chồng chất đã đẩy hệ thống ngân hàng các quốc gia này đến trước bờ vực phá sản. Nếu tính tổng cộng toàn khu vực thì hàng trăm ngân hàng có nguy cơ phá sản đang hoạt động bằng tiền của nhà nước. Nền

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 20/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí