Tình Hình Phát Triển Du Lịch Trên Đất Nước Lào


TÓM TẮT CHƯƠNG I


Chương I đã khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, ngành du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch và vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra còn có nội dung về thực tiễn phát triển và kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia và đã làm cho chúng ta thấy được về việc phát triển ngành du lịch là xu hướng quan trọng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Phát triển ngành du lịch có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và của nước Cộng hòa Nhân chủ Dân nhân Lào nói riêng.

Sự trình bày một cách hệ thống của cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ngành du lịch thế giới cũng như của các nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm cơ sở để phân tích những nguồn lực và thực trạng về sự phát triển của ngành du lịch Lào trong thời gian qua, nhận diện những mâu thuẫn và thách thức cũng như cơ hội. Qua đó để xây dựng định hướng phát triển ngành du lịch Lào theo hướng bảo vệ môi trường và bền vững.

Các nội dung này làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh và cũng là nền tảng cho việc định hướng các giải pháp có khoa học. Ngoài ra, trong chương I cũng đã thể hiện được kinh nghiệm của các nước có ngành du lịch phát triển để từ đó chúng ta có thể học hỏi một cách có chọn lọc, áp dụng phù hợp với tình hình hiện tại của tỉnh nhà.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH CHAMPASAK


2.1 Tình hình phát triển du lịch trên đất nước Lào


Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một nước có tiềm năng trong sự phát triển du lịch theo nội dung vào điểm đặc trưng riêng của mình. Đó là Du lịch văn hoá và Du lịch thiên nhiên .Vì vây, trong mấy năm vừa qua, Lào đã có sự phát triển tốt hơn cả trong việc xây dựng tổ chức, sự cải thiện luật lệ và các chính sách để tăng năng lực trong sự lãnh đạo và quản lý kinh doanh du lịch, lẫn tạo điều kiện thuận lợi về sự nâng cao trình độ dịch vụ và phát huy các nguồn du lịch. Điều này đã tạo điều kiện bước đầu để thu hút du khách vào tham quan nước Lào càng ngày càng tăng lên .

Ngành du lịch Lào đã có những bước phát triển. Từ một ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển du lịch không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần để Lào phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế toàn cầu hoá, thực hiện tốt đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng. Phát triển du lịch còn là cơ hội giới thiệu đất nước con người và văn hoá nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.


Bảng 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Lào từ năm 2000-2008.

Đvt: lượng khách


Năm

2000

2005

2006

2007

2008

Tổng số

737,208

1,095,315

1,215,106

1,623,943

1,631,021

Đông Á - Thái Bình

Dương

604,254

899,273

1,008,663

1,406,456

1,418,782

Châu Âu

84,462

131,326

138,935

147,667

140,562

Châu Mỹ

42,111

60,061

60,883

61,463

63,258

Châu Phi và Middle

East

4,381

4,655

6,625

8,357

8,421

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 5

Nguồn : Thống kê của Tổng cục du lịch Lào năm 2009


Qua bảng 2.2 chúng ta thấy nguồn khách quốc tế tăng mạnh và ổn định qua từng năm nhất là giai đoạn 2000 - 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 9 %/năm.

Theo mục đích chuyến đi thì du khách chủ yếu là du lịch nghỉ ngơi, tìm hiểu về văn hóa . Như vậy, chúng ta có thể thấy thị trường khách quốc tế về du lịch nghỉ ngơi là đối tượng cần có sự quan tâm, đặc biệt nạn khủng bố lại gia tăng trên toàn cầu nhưng Lào được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Sự bất ổn về chính trị - xã hội của các nước trong khu vực thường do các xung đột về tôn giáo hoặc sắc tộc. So với các nước trong khu vực tình hình chính trị - xã hội của Lào luôn ổn định. Đây thực sự là một lợi thế cạnh tranh đối với các điểm đến khác trong khu vực trong việc thu hút khách quốc tế của Lào và tỉnh Champasak nói riêng.

Trong thời gian qua, khi nhắc đến Champasak người ta thường nói rất nhiều về hoạt động du lịch, là một nơi người ta thường nghỉ đến khi muốn đi du lịch của người Lào. Ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh bên cạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch Champasak đang đứng


trước một cơ hội lớn. Được sự quan tâm từ lãnh đạo của tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân tỉnh về đầu tư phát triển, dưới sự quản lý và chỉ đạo của sở du lịch, làm cho hoạt động du lịch đã phát triển. Bây giờ, trong tỉnh Champasak đã và đang khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của mình.

2.2 Giới thiệu tổng quan ngành du lịch tỉnh Champasak


2.2.1 Điều kiện tự nhiên


Tỉnh Champasak là một tỉnh Tây Nam của Lào ( Pakse là tỉnh lỵ). Tỉnh Champasak có vị trí từ 13˚55” - 15˚ 22” vĩ độ Bắc và từ 100˚13” - 106˚55” kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Saravanh; phía Đông giáp tỉnh Xekong và Attapeu; phía Nam giáp với nước Kampuchia có cửa khẩu Nong Nok Khiene

- Dong Kralor và phía Tây giáp với nước Thái Lan có cửa khẩu Vang Tau - Xong Mek là cửa khẩu quốc tế (Xem phụ lục 1). Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 15,350 km2. Địa hình của tỉnh được chia thành hai vùng như vùng đồng bằng và vùng cao nguyên , có sông Mekong chia lãnh thổ thành hai bờ từ Bắc tới Nam. Tỉnh Champasak cách thủ đô Viengchan khoảng 750 km , vị trí này là trung tâm kinh tế lớn của các tỉnh miền nam Lào. Tỉnh có 10 đơn vị

hành chính bao gồm như: tỉnh lỵ Pakse, huyện Phonthong, Paksong, Bachieng, Xanasomboun, Pathoumphone, Khong, Mounlapamok, Soukhuma và huyện Champasak.

Khí hậu: Champasak là khí hậu nhiệt đới có 2 mùa như mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 6) và mùa hè (từ tháng 7 đến cuối tháng 9). Do vị trí của tỉnh chia thành hai vùng nên khí hậu hai vùng khác nhau như: Vùng cao nguyên có nhiệt độ trung bình 20˚C - 21˚C, nóng nhất trong tháng 4 và lạnh nhất trong tháng 1. Lượng mưa trung bình của năm biến đổi từ 3,000 mm3 đến 4,000 mm3 có độ ẩm 80%. Vùng đồng bằng có nhiệt độ 27˚C, nóng nhất trong tháng 4 - 5 và lạnh nhất trong tháng 1. Lượng mưa trung bình trong năm là 2,279 mm3. Do điều kiện khí hậu như vậy, lượng khách du lịch đến tham


quan Champasak nhiều nhất trong mùa đông vì mùa này có điều kiện đi lại rất thuận lợi cho khách du lịch.

2.2.2 Đặc điểm văn hóa, xã hội tỉnh Champasak


Champasak, từ trước thế kỷ 14 được xem như là trung tâm của đế quốc Khmer, từ thế kỷ 14 đế chế Khmer bắt đầu suy yếu và lãnh chúa Fa Ngum đã giành độc lập và xây dựng vương quốc Lan Xang cho các bộ tộc Lào. Năm 1707, vương quốc Lan Xang tan rã và bị phân chia làm 03 vương quốc, vương quốc Luangphrabang ở phía Bắc, vương quốc Viengchan ở miền Trung là thủ đô Viengchan hiện nay và vương quốc Champasak ở miền Nam là tỉnh Champasak hiện nay.

Vương quốc Champasak (1713-1946), thịnh vượng vào đầu thế kỷ 18 nhưng đã bị biến thành một nước chư hầu của Xiêm trước khi bước vào thế kỷ 19. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, vương quốc này trở thành một khối hành chính và nhiều đặc quyền của hoàng gia bị tước bỏ. Vương quốc Champasak bị xoá bỏ năm 1946 khi vương quốc Lào được thành lập.

Sau nhiều năm chiến tranh, đến năm 1975 đất nước Lào được giải phóng, Champasak từng bước được khôi phục phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của các tỉnh miền Nam Lào. Pakse là một thị xã miền Nam của Lào, toạ lạc tại hợp lưu của hai con sông là sông Mekhong và sông Xedon. Đây là tỉnh lỵ của tỉnh Champasak và là cửa ngõ vào cao nguyên Bolovens. Trước đây, thị xã này là kinh đô của vương quốc Champasak. Kể từ khi có cây cầu bắc qua sông Mekhong (2000) nối liền với tỉnh Ubon của Thái Lan, Pakse đã trở thành một trung tâm kinh tế thương mại của Lào.

Lào là một nước nhỏ, có 3 nhóm dân tộc lớn như: Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng , trong đó có 49 bộ tộc. Nhóm Lào Lùm chiếm tỷ trọng lớn nhất của dân số nhưng tình đoàn kết của người Lào rất cao. Dân tộc định cư trước cũng như dân tộc đến sau đều tự gọi mình là người Lào nói chung cũng như


người dân tỉnh Champasak. Do có nhiều bộ tộc đã hình thành và phát triển một nền văn hoá đa dạng phong phú, một truyền thống lịch sử hào hùng với nhiều di tích văn hoá, phong tục tập quán rất đa dạng và đặc sắc trở thành tài nguyên du lịch nhân văn.

Champask được gọi là vùng đất văn minh của nước, văn hoá của Lào cũng như văn hoá của người dân Champasak bị ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ từ thể kỷ thứ nhất. Do ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, người Lào đã tiếp nhận hai tôn giáo, đó là Hinđu và đạo phật. Nhưng dân tộc Lào vẫn có nền văn hoá đặc sắc của mình. Theo lịch sử phát triển, dân tộc Lào đã xây dựng được một nền văn hoá - văn minh độc đáo, đặc sắc, phong phú, đa dạng đáng tự hào. Trải qua nhiều thời kỳ vua chúa những diễn biến lịch sử văn hoá này được thể hiện qua các hệ thống di tích văn hoá, dân nhân kiên cường chống chọi mọi sự đô hộ áp bức để tồn tại cho đến ngày nay.

Người dân Champasak văn minh, tốt bụng, nói to rõ ràng, có truyền thống hiếu học bao đời nay và mỗi người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hóa Champasak. Trường đại học Champasak mới thành lập vào đầu thế kỷ 21, bao gồm với nhiều khoa học: Khoa Bách Khoa, Khoa Kinh Tế, Khoa Nông Lâm, Khoa Giáo Dục, Khoa Luật và hệ thống các trường cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp cho các tỉnh miền Nam Lào.

2.2.3 Tài nguyên du lịch tỉnh Champasak


Tỉnh Champasak có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.

Mặc dù diện tích của tỉnh không lớn lắm nhưng tỉnh Champasak chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú như: vùng 4.000 đảo (nơi này nằm trong sông Mekong có nhiều hòn đảo gần nhau có 4.000 hòn đảo, vì vậy gọi khu vực này là vùng 4.000 đảo), đền Vatphu di sản văn hoá thế giới, và những làng nghề văn hoá…


Trong đó đặc biệt tỉnh Champasak ở vị trí trung tâm của di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận là đền Vatphu Champasak, có niên đại từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 14. Đây là công trình lưu giữ nghệ thuật độc đáo duy nhất ở Lào, có sức thu hút cao đối với loại hình du lịch tham quan và tìm hiểu nghiên cứu lịch sử .

♦ Sự phân bố tài nguyên du lịch :

Địa hình của tỉnh Champasak có cả đồng bằng và cao nguyên, còn có sông Mekong chạy qua từ Bắc đến Nam. Dựa vào quy hoạch phát triển khu du lịch sở du lịch Champasak, đã chia cảnh quan ra 4 nhóm du lịch, 1 nhóm là khu nằm trong vùng cao nguyên và 3 nhóm nằm trong khu đồng bằng Champasak (Xem phụ lục 2).

1) Khu du lịch cao nguyên Boraven: Huyện Paksong hay gọi là Dong Borlaven, có mức cao 1.500 m từ mặt biển. Là núi lửa cũ từ ngàn năm nên có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hòa. Cao nguyên boraven là một vùng lý tưởng để trồng tỉa các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, canh ki na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên này có nhiều khu rừng rậm quanh năm xanh tốt, nơi đây có những loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu, nai. Cao nguyên này còn là nơi trữ nước và nguồn nước của các sông nhỏ như: Champee, Banglieng... Do vị trí địa lý của khu vực này đã làm cho khu vực này trở thành khu du lịch nổi tiếng của tỉnh về việc nghỉ dưỡng, tham quan trong nhiều nơi như: núi Thevada, thác Phan, Thác Pha Suam, Thác Nhuong... có thể đi lại trong ngày từ trung tâm của tỉnh tới các khu du lịch này.

2) Khu du lịch Pakse: Khu du lịch này gồm 3 huyện của tỉnh như huyện Pakse, huyện Phonthong và huyện Xanasomboun.

Pakse là tỉnh lỵ của tỉnh và các trung tâm các nhóm du lịch. Pakse là huyện cũ từ xa xưa, lớn nhất trong tỉnh, có môi trường cảnh quan đẹp. Pakse chia thành hai phần do sông Xe Don chạy qua và gặp sông Mekong ở trung


tâm của huyện. Có thể nhìn thấy như hình chữ T, đầu chữ T là sông Mekong chân chữ T là sông Xe Don làm cho Pakse có quảng cảnh đẹp trong môi trường thuận lợi của các cơ sở hạ tầng, ngôi chùa cổ lớn, ngôi nhà cổ của Pháp. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trữ, dịch vụ công nghệ thông tin, trung tâm kinh tế thương mại phần lớn là ở Pakse.

Phonthong có sông Mekong làm biên giới với huyện Pakse và Xanasomboun, có nhiều núi nhỏ đặc biệt là núi Salau nằm dài theo sông Mekong đối diện với huyện Pakse. Núi Salau có lịch sử từ lâu. Salau là tên gọi từ một truyện cổ tích nổi tiếng của Lào, trong chiến tranh với Pháp trên núi này là nơi làm sân bay nhỏ của Pháp. Còn có ngôi chùa cũ mới tìm ra, hiện nay chùa này đang được xây dựng lại. Khi đứng ở ngôi chùa này chúng ta có thể nhìn thấy tất cả huyện Pakse được. Còn bên bờ của sông Mekong đang được xây dựng làm Resort.

Xanasomboun có vị trí nằm ở phía trái của sông Mekong, đặc biệt là có vườn quốc gia Xiengthong. Vườn quốc gia này có dãy núi cao dài theo bờ sông Mekong là núi Khong. Núi Khong là núi cao gồm có các cây xanh các loại. Trên đỉnh núi này có một cộc đá lớn từ một trăm ngàn năm qua có hình lạ với cột đá bình thường, xem đi xem lại hình như được giả tạo từ tự nhiên người dân gọi là Hin Khong. Ngoài Hin Khoong còn có nhiều cột đá khác có hình con rùa, nấm và còn nhiều cột đã có hình lạ khác; đặc biệt còn có cột đá của dân tộc Khơ Me. Do khu vực này nằm ở vị trí cao phù hợp với việc tham quan nghỉ ngơi, cắm trại của đoàn sinh viên thanh niên để nghiên cứu khoa hoc, buổi chiều có thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ rệt là hình ảnh đẹp tuyệt vời cho du khách.

3) Khu du lịch Khong: Khu du lịch này nằm ở cuối phía Nam của tỉnh giáp với Vương Quốc Campuchia. Sông Mekong chạy qua đã làm khu vực này có nhiều hòn đảo lớn nhỏ (có tới bốn ngàn hòn đảo). Theo người Lào gọi chổ này là " Siphandon" vùng 4.000 đảo. Đảo lớn nhất là đảo Khong dài 24 km

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023