rộng 8 km có người dân sống khoảng 10.000 người. Còn đảo Khon và đảo Deth, hai đảo này vừa là khu du lịch sinh thái vừa là khu du lịch lịch sử. Trong thời chiến tranh với Pháp để đi lại qua hai đảo này người Pháp đã làm cầu và đường xe lửa, hiện là nơi du lịch để con chấu người Lào được xem và là nơi du lịch hấp dẫn của du khách nước ngoài. Cách đảo Khon mấy cây số xuống phía Nam, chỗ giáp với Campuchia vũng sâu của sông Mekong là khu trú ẩn của cá Heo Mekong.
Do có nhiều hòn đảo đã làm cho đường chạy của sông Mekong hẹp qua các hòn đá trở thành nhiều thác nước. Đặc biệt là thác Khonphapheng có độ cao 15 m, là thác nước lớn nhất của Lào và trong khu vực Đông Nam Á. Và thác Somphamith có độ cao hơn thác Khonphapheng nhưng hẹp hơn. Hai thác này là khu du lịch thu hút được nhiều khách du lịch.
4) Khu du lịch Champasak: Champasak là tên gọi của huyện. Khu du lịch này bao gồm ba huyện nằm ở hai bờ của sông Mekong. Bên trái là huyện Pathoumphon có vườn quốc gia Xepian, làng Phapho và làng Khiet Ngong có nghề nuôi voi từ xa xưa. Ngày xưa người ta nuôi voi để cúng lễ cho ông vua nhưng bây giờ người ta làm phương tiện đưa du khách lên núi Asa, một di tích lịch sử. Bên phải của sông Mekong gồm ba huyện có nhiều hòn đảo và rừng, đặc biệt là đảo Deng có vị trí đẹp dài theo sông Mekong có thể nhìn cảnh quan xung quanh rất tuyệt vời. Hiện này đảo Deng đang trở thành một khu resort ấn tượng của du khách trong việc nghỉ dưỡng và có thể thấy được cách sống của người dân trong khu vực này. Khi ngồi ở phía Tây của đảo Deng chúng ta nhìn thấy một núi cao, đỉnh cao nhất của núi này có hình như búi tóc của người Hindo, búi tóc theo người Lào gọi là Kau Phom nên núi này có tên là núi Kau. Núi này là nơi danh lam thắng cảnh tuyệt vời Champasak.
♦ Các di sản văn hoá phi vật thể:
Các di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình chủ yếu như: Âm nhạc , lễ hội, nghệ thuật ẩm thực... Tỉnh Champasak là một vùng đất có truyền
thống văn hóa lâu đời; đặc biệt là lamsipandon đó là nghệ thuật trình diễn dân gian rất phát triển, tỉnh Champasak có hoạt động lễ hội rất phong phú.
Trải qua nhiều thời kỷ nhiều vua chúa những diễn biến lịch sử văn hoá này được thể hiện qua các hệ thống di tích văn hoá nhưng dân vẫn kiên gan chống chọi mọi sự đô hộ áp bức để tồn tại cho đến ngày nay như: đền Vat Phou, tháp Sampang, chùa Oumung, tháp Nang Ing, Núi Asa, Pha Nhay lang Smek (tượng phật lớn), toà nhà một nghìn phòng (cung vua cổ của vương quốc Champasak)...và các chùa. Mỗi làng có một ngôi chùa cả tỉnh có khoảng 580 chùa lớn nhỏ có tên tuổi khác nhau. Hơn nữa đền Vat Phou mới được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới thứ 2 của nước vào năm 2000. Cho nên ngành du lịch Champasak càng ngày có sức thu hút du khách nội địa và quốc tế càng nhiều hơn.
Bên cạnh những di tích lịch sử văn hoá phong phú đa dạng, tỉnh Champasak còn có hệ thống bảo tàng, làng văn hoá và khu lưu niệm như: bảo tàng tỉnh Champasak ở Pakse xây dựng năm 1999, hiện nay bảo tàng đã trưng bày và giữ gìn các vật cổ trước thế kỷ 20 và các hình ảnh đấu tranh trong mỗi thời kỳ khác nhau, Bảo tàng đền Vatphou Champasak, làng Saphai - Singsumphan, làng dân tộc ở khu du lịch Phasuam và các cửa hàng bán hàng lưu niệm ở Pakse và theo các khu du lịch.
- Lễ hội và phong tục tập quán
Lào là một đất nước của hội hè. Quanh năm từ tháng giêng đến tháng chạp tháng nào cũng có hội hè, tất cả người Lào nói chung người Champasak nói riêng. Lễ hội gọi là "Bun". Tiếng Lào Bun còn có nghĩa là phúc đức. Ngày Bun bao gồm ngày tết cổ truyền dân tộc và cả những ngày lễ hội lao động sản xuất, tôn giáo lớn nhỏ ở khắp mọi nơi của đất nước cũng như ở tỉnh. Bởi vậy, mỗi năm ở Champasak có rất nhiều ngày hội với nội dung, hình thức khác nhau với mong ước được sự may mắn trong cuộc sống, nhớ ơn cha mẹ ông
bà, mừng chiến thắng...được tổ chức khắp nơi trên lãnh thổ Champasak. Hầu hết các lễ hội truyền thống của người dân có tính chất tôn giáo, văn hoá đặc sắc của mình. Đây là dịp của con người giữa các cộng đồng giao lưu, trao đổi tình cảm, đoàn kết giúp đỡ nhau, giúp mọi người quên đi những nỗi lo trong việc mưu sinh thường ngày để hướng tơi với thiên nhiên và lòng yêu đất nước. Những lễ hội lớn được tổ chức tại khắp nơi trên địa bản Champasak theo Âm lịch như:
+ Tháng giêng: hội cúng các vị thần linh, Các loại ma tà (Bun xẳng khạ chạu khạu cằm)
+ Tháng hai: hội vía lúa (Bun khun khẩu), hội buộc chỉ cổ tay con voi ở làng Khietngong
+ Tháng ba: hội mừng ngày đắc đạo của phật (Bun ma kha bu xa), lễ hội Vat Phou Champasak
+ Tháng tư: hội ba la mon (Bun phạ vệt)
+ Tháng năm: hội Tết năm mới Loà (Bun pi may)
+ Tháng sáu: hội Phật đản và hội pháo thăng thiên (Bun bằng phay)
+ Tháng bảy: hội tống ôn (Bun xăm hạ)
+ Tháng tám: hội vào chay (Bun khẩu phăn xả)
+ Tháng chín: hội cúng các linh hồn (Bun khẩu pạ đắp đin)
+ Thang mười: hội chúng sinh (Bun ho khẩu xạc)
+ Tháng mười một: hội mãn chay (Bun oọc phản xả) cùng với hội ngày là có lễ đua thuyền, lễ thả thuyền cầu may
+ Tháng chạp: hội dâng lễ vật cho sư (Bun kạ thỉn)
Trên đây là những ngày hội lớn của tỉnh được tổ chức thống nhất về thời gian lẫn hình thức của các dân tộc thuộc nhóm Lào Lùm. Nếu kể cả những ngày lễ hội của nhóm Lào Thơng và những ngày hội dân gian khác gắn liền với lao động sản xuất, lịch sử diễn ra ở từng địa phương thì vô cùng phong phú, đa dạng. Do tỉnh Chanpasak có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống
lâu đời, mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng của mình như: tục chùa Phật, tục đám cưới, tục chào hỏi đối xử với nhau, tục mừng con mới sinh, tục mừng nhà mới, tục ăn uống ăn mặc, tục đi vào rừng... của các dân tộc ít người đang sống ở khu cao nguyên đều mang đậm nét truyền thống độc đáo, đặc trưng của mình và thể hiện văn hoá quý giá có tính chất rất hấp dẫn cho du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc Lào. Ngoài những lễ hội phong phú và đặc sắc, người dân cũng như công nhân, nhân viên và công chức còn được nghỉ những ngày sự kiện quan trọng khác như: Tết năm mới quốc tế, ngày quốc tế phụ nữ, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh Lào, ngày quốc tế thiếu nhi (ngày trồng cây quốc gia). Các ngày lễ hội trên còn là nơi duy trì và phổ biến những nghệ thuật độc đáo của dân tộc như: ca nhạc, múa, các nghề thủ công mỹ nghệ... nhưng văn nghệ vẫn là hình thức nghệ thuật hấp dẫn nhất trong các ngày hội này. Champasak đã sáng tạo và giữ gìn tốt những loại hình văn nghệ biểu diễn và âm nhạc đặc sắc, độc đáo riêng của mình như: Cải lương (mỏ lăm lưởng), các điệu hát dân ca có nhạc khèn đệm, trống đệm là Lăm Siphandon, Lăm Sốm, Lăm Tậy...còn điệu múa nhảy dân gian là múa Răm vông, múa Lăm Siphandon và nhảy múa hiện đại phát triển từ đời sống, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong và ngoại.
- Ẩm thực dân tộc
Champasak có nhiều món ăn truyền thống rất phong phú, độc đáo có hương vị đặc sắc đặc trưng theo vùng theo làng, các món ăn đa số được chế biến từ thịt cá, heo, bò, gà, vịt, ếch, râu ... Những món ăn chế biến từ thịt cá được ưa thích nhất và nổi tiếng trong cả nước, nếu ai đi tới Champasak nhưng không ăn món ăn từ cá có nghĩa là đi không tới. Đặc biệt nhất là món cọi cá (nộm cá), Lạp cá, canh cá, cá nướng, cá ướp muối, cá ướp muối và tỏi (cá chua), mắm nêm...những món ăn này ăn với sôi là tuyệt vời nhất. Ngoài ra, còn có các món xào, kho, canh, hấp, bánh canh, hủ tiểu, bún cá...đặc biệt là người Champasak ăn cay nhất so với người Lào.
Bên cạnh các món ăn rất phong phú, Champasak còn có các loại bánh và chè có hương vị đặc trưng riêng của mình như: Khãu tộm (bánh chưng), cơm lãm (một loại nếp để trong ống tre với một chút đường ngọt và nước cột dừa rồi nướng lên), bánh gói, bánh đa đường, bánh cắt, bánh khoọc...và các loại chè có hương vị độc đáo nấu với đường ngọt và nước cột dừa như: chè lọc viên, chè chuối, chè các loại khoai...ngoài ra, Champasak là nơi nổi tiếng về các loại cây ăn quả nhiệt đới như: sầu riêng, chôm chôm, thanh long, chuối, soài...
Ngoài nước ngọt, nước mía, bia và rượu Tây Champasak còn có một loại cây thốt nốt có nước có hương vị ngọt tự nhiên không thua nước mía và nước ngọt hiện đại. Nước thốt nốt, ngoài uống tươi là nấu làm đường cục. Còn các loại rượu như: rượu trắng, rượu chưa cất (lậu thô), rượu hũ (lậu háy), rượu chế biến từ trái cây... Như vậy, các món ăn thực uống của dân tộc thật sự độc đáo hấp dẫn cho du khách nềm thử khi đến Champasak.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Champasak trong thời gian qua
2.3.1 Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài
2.3.1.1 Môi trường kinh tế thế giới, khu vực, Lào và tỉnh Champasak)
Kinh tế là một yếu tố có tác động đến việc phát triển ngành du lịch vì sự phát triển du lịch gắn liền với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, của khu vực nói chung và của Lào và Champasak nói riêng sẽ kéo theo sự gia tăng các nhà đầu tư, thương nhân... chính nguồn khách này sẽ mua các sản phẩm của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Đó là nhân tố tích cực cho sự phát triển du lịch.
- Tình hình kinh tế thế giới và khu vực: Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 có nhiều nước bị tác động trực tiếp và gián tiếp, đã làm cho tốc độ tăng trưởng của du lịch quốc tế chỉ tăng nhẹ.Trong năm 1998 tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế chỉ tăng 2.7%. Sau cuộc khôi phục lại kinh tế
của các nước toàn cầu vào thể kỷ 21, kinh tế công nghiệp trên thế giới chuyển dần sang kinh tế tri thức với các đặc trưng như lấy tri thức làm cơ sở, trong đó nhân tố con người là quyết định; công nghệ thông tin đóng vai trò chủ đạo; thị trường toàn cầu; nền kinh tế phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Nền kinh tế toàn cầu hóa đã dẫn đến mức độ cạnh tranh của các quốc gia ngày càng cao hơn, không chỉ đơn thuần như trước đây là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà là sự cạnh tranh của các quốc gia, các nhóm quốc gia và ngay cả của các châu lục với nhau.
Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 vừa qua là giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế thế giới nhất là các nền kinh tế phát triển, với một loạt cú sốc lớn, như khủng hoảng tín dụng, cho vay thế chấp và giá xăng dầu, đang khiến kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng điêu đứng và buộc các nhà phân tích phải đưa ra những dự báo u ám về bức tranh kinh tế toàn cầu. Việc suy thoái kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch khi người dân thắt
chặt chi tiêu. Trong năm 2008, tăng trưởng của ngành du lịch thế giới tăng nhẹ chỉ 2%(1) nói chung, nói riêng là sự sụt giảm của ngành du lịch được nhận thấy rõ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một số quốc gia du lịch hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singgapore giảm sút rõ rệt.
- Tình hình kinh tế Lào và tỉnh Champasak: Sau năm 2000 trở lại đây tình hình kinh tế cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên lại, tới năm 2005 mức GDP là 460$/người tăng 1.5 lần so với năm 2000 mỗi năm có tốc độ bình quan khoảng 6.5%. Hiện nay cả nước có mức GDP là 582 $/người, tăng 7.7% so với năm 2007 tốc độ tăng trưởng cũng tăng nhưng tăng nhỏ hơn 0.3% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu . Do sự phát triển kinh tế của đất nước càng ngày càng phát triển, chúng ta có thế nói được mức sống của người dân được cải thiện, ngoài việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết
(1) www.wto.org/tourismHiglights 09
yếu như ăn ở, đi lại, học hành... thì người dân cũng chi tiêu cho hoạt động giải trí, du lịch ngày càng tăng làm cho du lịch trong nước ngày phát triển nhanh.
Champasak là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh. Mức phát triển kinh tế càng ngày càng tăng, đã tạo ra điệu kiện cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Sau khi chính phủ có chính sách mở cửa, tỉnh Champasak là một tỉnh đã phát triển kinh tế liên tục, có tốc độ tăng trưởng từ năm 2000 đến 2008 như sau:
Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người trong những năm qua của tỉnh
Champasak
2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
GDP bình quân đầu người/năm (USD) | 234 | 445 | 476 | 495 | 544 | 598 |
GDP bình quân đầu người/năm (1,000 Kip) | 3,159 | 4,741 | 4,835 | 4,792 | 4,515 | 4,993 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Ngành Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế
- Thực Tiễn Và Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Quốc Gia
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Trên Đất Nước Lào
- Phân Tích Tác Động Của Các Yếu Tố Bên Trong.
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 8
- Nhận Xét Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Champasak Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở kế hoạch tỉnh Champasak, thống kế 2010
Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 hai ba năm nền kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của tỉnh Champasak nói riêng đã được khôi phục lại làm cho nền kinh tế tăng trưởng lại. Chúng ta có thể thấy được trong bảng 2.1 là tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên liên tục. Năm 2009 GDP bình quân đầu người đã tăng 2.5 lần so với năm 2000, tăng khoảng 9.8% so với năm 2008. Trong đó có Nông nghiệp 40%, Công nghiệp 29% và dịch vụ 31%. Như vậy, từ năm 2000 đến hiện nay nền kinh tế phát triển mạnh. Chúng ta thấy được mỗi năm tốc độ tăng trưởng kinh tế đều tăng lên làm cho mức GDP càng ngày tăng lên (tính bằng tiền Dolla), nhưng tỷ lệ lạm phát từ năm 2000 đến 2004 khoảng 13% và từ năm 2005 đến bây giờ
không qua mức 10%. Như vậy, kinh tế chung phát triển, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch của tỉnh Champasak.
Tỉnh Champasak là một tỉnh có mức tăng trưởng đáng kể theo hướng trở thành một trung tâm kinh tế dịch vụ của khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh Champasak có 25 chợ lớn - nhỏ trong đó 4 chợ lớn , có 8 chợ vừa và 13 chợ nhỏ. Ngoài ra còn có 09 ngân hàng trong đó 2 ngân hàng thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước, 1 ngân hàng liên doanh, 3 ngân hàng nước ngoài, 3 ngân hàng thuộc khu vực kinh tế. Đặc biệt tỉnh Champasak còn có 03 cửa khẩu trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế , đã tạo điều kiện cho việc tổ chức trung tâm thương mại, đầu tư trở thành khu kinh tế quan trọng trong tương lai sắp tới .
Công nghiệp từng bước phát triển, khu công nghiệp hình thành như: Pakse. Các hoạt động thương mại phong phú, hình thành hệ thống chợ Lớn như Trung tâm Thương nghiệp chợ Đào Hương và Trung tâm thương mại ... cùng với hệ thống cửa hàng đa dạng, rộng khắp tỉnh, các dịch vụ ngân hàng tương đối tốt. Ngoài ra, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ văn phòng, dịch vụ Internet ... tương đối phát triển và đồng bộ tạo cho tỉnh Champasak trở thành một trung tâm dịch vụ thực sự của nước.
Nền kinh tế phát triển làm cho người dân trong tỉnh có thu nhập ổn định. Lao động được nghỉ ngày thứ bảy. Đó là thời gian nhàn rỗi để người lao động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để tiêu thụ sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
2.3.1.2 Môi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị thế giới trong vài năm ở lại đây có rất nhiều bất ổn, đã đối diện với những thách thức vô cùng to lớn. trong khu vực Đông Nam Á cũng có một số nước có tình hình chính trị bất ổn và không an ninh như Philippin, Indonesia và Thái Lan, đã tạo tâm lý lo ngại cho du khách khi