Phân Tích Tác Động Của Các Yếu Tố Bên Trong.


muốn đi du lịch. Tình hình chính trị Lào nói chung và Champasak nói riêng, sau khi giải phóng đất nước là ổn định, đi theo một đảng là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nên sự ổn định, an ninh của đất nước đảm bảo sẽ tạo điều kiện thu hút khách du lịch nước ngoài. Theo đánh giá của các tổ chức du lịch nước ngoài, Lào nói chung Champasak nói riêng là điểm đến an toàn và thân thiện. Tỉnh Champasak được đánh giá cao về trình độ dân trí, tiềm lực kinh tế và an ninh xã hội. Do Champasak là một nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế cũng như phát triển ngành du lịch, chính phủ đã ban hành các văn bản như Pháp lệnh về du lịch, các quy định miễn visa cho 8 nước ASEAN (trừ Miên Ma) và miễn visa cho nhân dân Nhật Bản trong vòng 15 ngày.

Ngoài ra, Champasak còn hợp tác ngoại giao với các tỉnh của nước láng giêng như: Thành phố Huế của Việt Nam, tỉnh Oubon của Thái Lan, tỉnh Xiengteng của Campuchia để học hỏi trao đổi về việc phát triển kinh tế - xã hội, điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho ngành du lịch.

2.3.1.3 Các đối thủ cạnh tranh


Đến hiện nay, Lào vẫn chưa có tên trên danh sách các điểm đến du lịch chính của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong khi đó các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã được tổ chức du lịch thế giới xếp vào các danh sách các điểm đến du lịch chính của khu vực. Vậy, so với du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới, Lào nói chung, Champasak nói riêng chưa thể cạnh tranh được.

Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch phong phú và đa dạng. Tuy nhiên do sự phát triển tương tự và cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ gần nhau giữa các tỉnh thành không thể tránh khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút khách, thu hút vốn đầu tư. Với thế mạnh


là du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của du lịch Champasak có thể kể là:

- Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Trong khu vực Miền Nam là Champasak đứng đầu về du lịch. Khách du lịch đến từ hầu hết các vùng trong cả nước và nội vùng, nhưng chủ yếu là các tỉnh phía Nam như: Salavan, Sekong, Attapu ... phía Bắc như: Viengchan và các vùng phụ cận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Đối với thị trường khách du lịch Quốc tế: Champasak có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cả nước như: Luangphabang, Xiengkhoang, Viengchan.

2.3.1.4 Dân cư địa phương

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 7

Đến thời điểm năm 2008 Champasak(2) có 615.021 người với

107.092 gia đình. Trong đó có 48 bộ tộc, trong đó là dân tộc thuộc nhóm Lào Lùm nhiều nhất chiếm tỷ trọng 85%, còn lại là thuộc nhóm Lào Thơng. Nhóm Lào Lùm thích sống ở vùng thấp như vùng đồng bằng Champasak, sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa nếp, công nghiệp và thương mại nhưng ruộng vẫn là chủ yếu. Nhóm Lào Lùm đi theo phật giáo, đáng chủ ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học thành văn được bảo vệ đến ngày nay. Nhóm Lào Thơng thường sống trên những ngọn núi cao (cao nguyên Boraven), sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngô, lúa. Trên rẫy còn trồng bông, rau quả...Người Lào Thơng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ vật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trong thời chiến tranh với Pháp, đạo Thiên chúa đã xâm nhập vào Lào cũng như tỉnh Champasak, ở Pakse có một nhà thơ và có mấy bộ tộc đã đi theo đạo Thiên chúa phần lớn là thuộc nhóm Lào Thơng.

Mặc dù kinh tế đã phát triển, xã hội văn minh, người dân Lào vẫn còn có sự tín ngưỡng. Theo người Lào các vị thần có liên quan mật thiết đến sản


(2) Tập chí 6 tháng đầu năm 2008, Sở kế hoạch-đầu tư tỉnh Champasak


xuất, thương mại, đời sống của con người như: trời, đất, nước, mưa, nắng, sấm, sét...Tục Thờ thần đã có từ lâu nhưng không thống nhất giữa các địa phương trong việc thờ cúng. Cùng với việc Thờ thần linh người dân còn thờ Ma (Phỉ). Người dân quan niệm rằng mỗi vật đều có linh hồn, vật có thể bị hủy diệt, nhưng linh hồn thì không có thể nhập vào một vật thể nào đó có uy lực để trở thành vật linh thiêng.

Người dân Champasak có tính cách nổi bật, dễ thấy nhất trong lần đầu tiếp xúc là thân thiện, hiền lành, nhân hậu. Điều này thể hiện từ nét mặt, trang phục cũng như trong lời đối thoại, trao đổi khiến người mới đến dễ cảm thấy an lòng, dù rằng không biết người đó là ai. Trong gia đình Lào, rất ít sự to tiếng, mắng chửi giữa vợ chồng, con cái. Ngoài xã hội, người Lào đi đứng từ tốn, không chen lấn, tránh xa sự xung đột. Nhưng đặc biệt là người dân Champasak hay người dân miền Nam Lào là người to tiếng, cười nói vui vẻ, nói thật làm thật.

2.3.2 Phân tích tác động của các yếu tố bên trong.


2.3.2.1 Công tác quản lý nhà nước về du lịch.


Sở du lịch tỉnh Champasak chịu sự quản lý của Tổng cục du lịch, chịu trách nhiệm khai thác và giám sát về đường lối phát triển của ngành trên địa bàn tỉnh Champasak.

Sở du lịch có chức năng tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về phát triển du lịch. Sở có nhiệm vụ xây dựng công tác quy hoạch đầu tư cho du lịch. Ở tuyến huyện có phòng công thương quản lý các mảng du lịch, thương mại, giao thông và xây dựng trên địa bàn.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, Sở có chức năng hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát chứ không can thiệp trực tiếp.


Du lịch đã được lãnh đạo tỉnh Champasak xác định là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của Tỉnh. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2010 là từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng lấy du lịch - dịch vụ làm ngành kinh tế mũi nhọn để khai thác lợi thế và tạo động lực cho phát triển kinh tế.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Champasak lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã xác định tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, với mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm. Trong đó, Tỉnh ưu tiên phát triển các nhóm ngành: Tài chính, ngân hàng, thương mại; vận tải, bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục, nhất là dịch vụ du lịch.

Ngoài ra, tỉnh cũng có chính sách khuyến khích việc liên doanh liên kết đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch và thiết lập thêm các tour mới thu hút khách du lịch đến Champasak.

Về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến du lịch thì những năm trở lại đây, các ngành nghề thủ công truyền thống ở Champasak từng bước được vực dậy nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Một số chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề, ưu đãi về thuê đất, ưu đãi về thuế.

2.3.2.2 Quy hoạch và họat động đầu tư vào ngành du lịch


Trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Champasak đã thực hiện chính sách kinh tế cởi mở nhằm tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển du lịch tỉnh.

Quy hoạch phát triển chung của toàn tỉnh có khoảng 28 dự án (quy hoạch đến năm 2015) với số vốn khoảng 3.5 triệu USD để nằm phát triển


ngành du lịch, trong đó là các dự án phát triển khu du lịch, các loài hình du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng và công việc xúc tiến quảng bá du lịch cho tỉnh. Còn các dự án xây dựng cơ sở kỹ thuật cho ngành du lịch có vốn đầu tư khoảng 120,300 triệu Kịp trong đó là đầu tư vào khu vực khách sạn nhiều nhất chiểm tỷ trọng 74% của tổng số vốn, vốn này là vốn từ các hộ kinh doanh tư nhân.

Đến hiện này, Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak đã phê duyệt và cho tiến hành thực hiện 15 dự án cho việc phát triển nói chung và ngành du lịch nói riêng. Trong đó, sở du lịch thực hiện 7 dự án, sở giao thông và xây dựng 4 dự án, sở nông nghiệp 2 dự án và sở thông tin - văn hóa 2 dự án.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt tỉnh Champasak thực hiện được như sau:

- Đã triển khai được 20 khu du lịch trở thành khu du lịch chính của tỉnh như: Các khu du lịch thác nước gồm có: thác Khonphapheng, thác Phasuam, thác Nhuong, thác Itu, thác Phan, thác Chanphee. Các khu du lịch văn hóa: Chùa Chomphet, Chùa Luang, Chùa Salau, Chùa Phanhay, Tháp Samphang, Tháp Nanging. Các khu du lịch di tích lịch sử-làng nghề văn hóa: Chùa Umung, núi Asa, làng Khone và Dondeth, làng Sphai và Singsumphan. Các khu du lịch sinh thái: núi Thevada, khu ấn trú của cá heo Mekhong.

- Dự án xây dựng cửa khẩu Lào - Campuchia tại cửa khẩu Donggalo, đã trở thành cửa khẩu quốc tế tạo sự thuận lợi cho khách du lịch Campuchia hay khách du lịch quốc tế từ Campuchia vào Lào bằng đường bộ.

- Dự án giáo dục dân cư tại huyện Khong, đã được 2 làng như làng Khone và Dondeth trở thành khu du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Dự án mở rộng sân bay Pakse thành sân bây quốc tế, đến thời điểm này dự án đã hết thời gian nhưng dự án thực hành chưa xong.


Tuy nhiên, các quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Champasak có nhiều dự án nhưng dự án đã được phê duyệt và thực hiện còn ít. Các quy hoạch lớn phải đợi trờ vốn từ Trung ương và vốn tài trợ của nước ngoài. Còn một số dự án đã được thực hiện phải dựng lại do không đủ vốn để tiếp tục dự án.

2.3.2.3 Cơ sở hạ tầng của tỉnh


Với chủ trương là đẩy mạnh phát triển du lịch, nên cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tỉnh Champasak trong những năm qua tuy có quan tâm đầu tư nhưng so với yêu cầu phát triển vẫn còn bất cập.

Tỉnh Champasak là một trong những địa phương có điều kiện hạ tầng thuận lợi và khá đồng bộ; đặc biệt là các công trình đầu mối giao thông. Toàn tỉnh có 3,019 km đường bộ trong đó đường nhựa 501 km, đường bêtông 10 km, đường đất là 1,021 km còn lại là đường đất tự nhiên. Đường chính của tỉnh là quốc lộ 13 Nam, đường số 7, số 16. Từ bốn phương của tỉnh có đường bộ đi tới tỉnh thuận lợi như: Từ Việt Nam có thể đi tới Champasak theo ba đường như: từ Đông Hà qua cửa khẩu Lào Bao đi theo đương số 9 và đường số 13 xuống phía Nam, Từ Ngọc Hồi qua cửa khẩu Bờ Y đi đường số 16 qua hai tỉnh là tới Champasak, từ Bình Phước qua cửa khẩu Hoa Lư qua Campuchia vào Champasak ở cửa khẩu Dongkalo đi theo đường số 13 Nam. Tỉnh Champasak có đường số 13 từ Pakse tới Campuchia và có đường tới Thái Lan, đường số 13 Bắc đi thủ đô Viengchan. Hiện nay, có tuyến xe đi khắp nơi từ Pakse đến các huyện, Pakse - Viengchan, Pakse - Gia Lai, Pakse - Huế - Đà Nẵng, Pakse - Hồ Chí Minh (Việt Nam), Pakse - Phanomphen (Camphuchia), Pakse - Oubon (Thái Lan).

Ngoài đường bộ, Champasak còn có sân bay Pakse hiện là sân bay quốc tế thứ hai của nước. Có tuyến bay trong nước và ngoài nước như: Pakse

- Siem Riep, Pakse - Phanompenh, Pakse - Bangkok. Dự tính sẽ mở tuyến bay


Pakse - Hồ Chí Minh trong cuối năm 1010. Như vậy tỉnh Champasak, có khả năng phát triển du lịch giao lưu quốc tế, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới viễn thông, thông tin liên lạc, điện nước cũng tương đối phát triển, đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế cũng như cho du lịch của tỉnh.

2.3.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch của tỉnh


Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch là một yếu tố cấu thành quan trọng của sản phẩm du lịch, chúng bao gồm các phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và phục vụ du lịch khác...

a) Về dịch vụ vận chuyển: Hiện nay Champasak có trên 190 phương tiện vận chuyển khách du lịch, trong đó chủ yếu là xe ô tô. Các phương tiện vận chuyển trên tập trung ở các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị ngoài ngành du lịch, tập thể và cá nhân cụ thể như sau: Trong khu vực công ty du lịch và khách sạn có 50 chiếc xe, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh có 41 chiếc xe, tư nhân có 99 chiếc xe. Champasak chưa có xe Taxi, để đi lại trong đô thị chỉ có xe máy ba bánh, xe túc túc .

b) Cơ sở lưu trú: Là tiện nghi cơ bản chính yếu của mỗi khu du lịch đầu tư trước tiên. Nhà khách cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cho ngành du lịch. Cơ sở lưu trú - khách sạn ở Champasak mới đầu tư vào trong cuối năm 80 của thể kỳ XIX trở lại đây.

Trong những năm gần đây, khách du lịch ngày càng tăng lên liên tục. Nhiều khách sạn mới đã được xây dựng thêm, khách sạn cũ được đầu tư nâng cấp trang trí nội thất, cải thiện dụng cụ hiện đại có tiêu chuẩn quốc tế. Trong số phòng tăng thêm trong thời gian qua, có đóng góp của một số lượng lớn các khách sạn cao cấp, các resort, các khu nghỉ dưỡng hạng sang. Sự gia tăng của các cơ sở lưu trú cao cấp không chỉ phục vụ cho đối tượng là khách quốc


tế , mà khách nội địa cũng chiếm tỉ trọng lớn. Điều này cho thấy khả năng chi trả của khách nội địa đang tăng và đây là một thị trường lớn và ổn định.

Hiện nay, toàn tỉnh có tất cả 47 khách sạn lớn nhỏ, tăng thêm 8 khách sạn so với năm 2008. Trong này có khách sạn đạt chuẩn 5 sao 1 khách sạn, đạt chuẩn 4 sao 1 khách sạn và có 1 khách sạn đạt được chuẩn khách sạn xanh trong khu vực Đông Nam Á. Tất cả khách sạn có 1,259 phòng có 1,982 giường (số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 526 phòng có 22 phòng VIP). Ngoài khách sạn còn có 133 nhà trọ, tăng thêm 14 nhà trọ so với năm 2008, trong đó có 1,099 phòng có 1,342 giường (số phòng đạt được tiêu chuẩn có 435 phòng và 5 phòng VIP). Và có 10 resort có 102 phòng, có 185 giường (có phòng máy quạt 64 phòng, 25 phòng máy lạnh, phòng không có cả máy quạt và máy lạnh 13 phòng).

Chia theo thành phần kinh tế quản lý các cơ sở lưu trú như sau:

+ Thuộc doanh nghiệp nhà nước 25%

+ Thuộc doanh nghiệp tư nhân 60%

+ Thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15%

Nhìn chung, cơ sở lưu trú của tỉnh tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Do sự cạnh tranh của nhà đầu tư trong khu vực này, đã xuất hiện khách sạn loại sang, loại trung bình diễn ra trong toàn địa bàn, đã thúc đẩy các khách sạn tăng cường trang thiết bị, đa dạng hoá các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách phục vụ. Công suất sử dụng phòng của khách sạn, cơ sở lưu trú trong những năm qua đạt 70%, cao nhất là ở vùng du lịch Pakse. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các khách sạn chưa được nâng cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách, sự phát triển dịch vụ lưu trú chưa tương xứng với tiềm năng và tài nguyên du lịch của tỉnh, số lượng phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn quốc tế còn ít.

c) Cơ sở du lịch, tham quan và vui chơi giải trí: Tỉnh Champasak là một tỉnh nổi tiếng về văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh. Để làm cho mọi điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023