Thực Tiễn Và Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Quốc Gia


1.4 Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số quốc gia‌


1.4.1 Tình hình và xu thế phát triển du lịch thế giới và khu vực Đông Á


Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội, hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu thống kế của Tổ chức Du lịch thế giới, có thể thấy kết quả phát triển của ngành du lịch thế từ năm 1990 đến năm 2008 trong bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng du khách và thu nhập du lịch quốc tế và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

Năm

1990

1995

2000

2005

2006

2007

2008

1. Thế giới


Du khách (Triệu người)

436

536

683

803

847

903

922

Thu nhập (Tỷ USD)

264

405

475

680

742

856

944

2. Đông Á-Thái Bình Dương


Du khách (Triệu người)

55.8

81.8

109.3

154.6

167.0

184.3

188.3

Thu nhập (Tỷ USD)

39.2

73.7

81.4

134.5

156.5

188.9

206

- Đông Bắc Á


Du khách (Triệu người)

26.4

41.3

58.3

87.5

94.3

104.2

104.7

Thu nhập (Tỷ USD)

17.6

33.5

41.1

65.4

75.2

89.2

95.9

- Đông Nam Á


Du khách (Triệu người)

21.1

28.2

35.6

48.5

53.1

59.6

61.8

Thu nhập (Tỷ USD)

14.5

27.9

26.5

33.8

43.6

54.0

61.1

- Châu Đại Dương và Nam Á


Du khách (Triệu người)

8.3

12.3

15.4

18.6

19.6

20.5

21.9

Thu nhập (Tỷ USD)

7.1

12.3

13.8

35.3

37.7

45.7

49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 4


Nguồn:WTO "Tourism Highlights 09"


Từ năm 1990 đến năm 2008, số lượng du khách quốc tế đã gia tăng liên tục, tăng khoảng 2.1 lần, trong đó số thu ngoại tệ cũng tăng 3.5 lần. Và số du khách quốc tế tăng 2% so với năm 2007, số thu ngoại tệ cũng tăng lên 9.32%. Chúng ta có thể nói được, mỗi năm thu ngoại tệ luôn luôn gia tăng cao hơn số tăng lên của số du khách, do du lịch đã phát triển, cung ứng được nhiều dịch vụ đa dạng cho khách nên tạo sự hấp dẫn để họ chi tiêu nhiều hơn.

Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương: So với các nơi khác trên thế giới, các nước vùng Đông Nam Á - Thái Dương phát triển du lịch tương đối muộn. Vào những năm 1970 - 1980, do chính sách mở cửa kinh tế của các quốc gia tư bản chủ nghĩa trong vùng như Nhật Bản và các nước "Con Rồng" châu Á, đã làm cho ngành du lịch phát triển không ngừng. Chính phủ và các nhà kinh doanh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết để phát triển du lịch và du lịch trong khu vực này có phát triển liên tục, chung ta có thể thấy được kết quả phát triển của khu vực trong bảng 1.1. Trong năm 1990 khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương đã thu hút gần 55.8 triệu du khách quốc tế đến thăm, đem lại nguồn thu ngoại tệ gần 39.2 tỷ USD. Đến năm 2008 số du khách trong khu vực này chiểm tỷ trọng 20.2% của số du khách toàn cầu, đem lại thu nhập khoảng 21.82% của số thu nhập toàn cầu. Và số du khách đến thăm khu vực này tăng lên 188.3 triệu du khách tăng 3.3 lần so với năm 1990 và tăng 2.12% so với năm 2007, đã đem lại thu nhập 206 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 8.3% so với năm 2007.

Riêng trong khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương , chúng ta thấy hoạt động du lịch mạnh nhất trong năm 2008 là khu vực Đông Bắc Á, thu hút được 104.7 triệu du khách và mang lại thu nhập 95.9 tỷ USD; tiếp theo là khu vực Đông Nam Á thu hút được 61.8 triệu du khách và đem lại 61.1 tỷ USD; cuối cùng là khu vực châu Đại Dương và Nam Á thu hút được 21.1 triệu du khách và đem lại 49 tỷ USD. Do kinh tế trong khu vực tăng trưởng với tỷ lệ


cao và ổn định trong thời gian dài nên thu nhập của người dân tăng lên khá nhanh, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn nên dân cư của các quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương bắt đầu đi du lịch ngoài khu vực. Bên cạnh việc đẩy mạnh du lịch quốc tế chủ động, hoạt động du lịch nội địa và du lịch quốc tế thụ động cũng bắt đầu phát triển mạnh tại các nước trong vùng.

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước


Trung Quốc: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện (Chính phủ). Đứng đầu Cục Du lịch Quốc gia là Cục trưởng. Trung Quốc đã định hướng chiến lược phát triển trong 20 năm qua và đã tạo nên một bước đột phá trong lịch sử về nguồn khách đa dạng và phong phú. Nếu nghiên cứu kỹ, có lẽ dễ dàng nhận ra ngành du lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi đúng. Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề và rất đa dạng.

Du lịch văn hóa - di tích lịch sử: là một yếu tố cực kỳ quan trọng của ngành du lịch Trung Quốc, là quốc gia có nền văn hoá lâu đời - đa dạng phong phú và đã giữ gìn, bảo tồn tốt như phong tục tập quán dân tộc, Vạn lý trường thành... Du lịch xanh là một chủ đề chính của ngành du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999. Trung Quốc đã tổ chức hội thảo về: Phát triển du lịch bền vững; Quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phương; Xây dựng và truyền bá những thuận lợi của các tiện nghi du lịch. Kết quả của những hội thảo ấy đã hướng Trung Quốc đi vào việc phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững. Chính phủ Trung Quốc xác định du lịch là một trong những trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới; là một ngành kinh tế trọng điểm, trụ cột cần ưu tiên đầu tư phát triển. Để quản lý và phát triển tốt ngành du lịch, các chính sách về du lịch của Trung Quốc không ngừng được ban


hành, điều chỉnh và hoàn thiện. Trung Quốc đề ra phương châm chỉ đạo phát triển du lịch là tăng cường phát triển du lịch Inbound (đưa khách du lịch quốc tế vào), khuyến khích du lịch nội địa, phát triển du lịch Outbound (đưa khách du lịch ra nước ngoài) vừa phải. Những hoạt động trên là chính sách và thực tiễn của ngành du lịch Trung Quốc đã thực hiện thành công trong việc thu hút du khách quốc tế. Và đem lại những thành quả tốt, tỷ lệ du khách đã tăng lên liên tục, như trong năm 2007 đạt được 54.7 triệu du khách tăng 9.6% so với năm 2006, và đem lại thu nhập mức 41.9 tỷ USD tăng 23.5%.

Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới. Trong quá trình phát triển ngành du lịch, Trung Quốc chủ yếu phát triển mô hình nhà nước và lấy đó làm chủ đạo với hai nội dung chính: một là Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính quản lý du lịch là chủ yếu để chỉ đạo phương hướng, chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường; hai là phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương.

Malaysia: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, bao gồm các bộ phận: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo quốc tế, Vụ Tổng hợp, Các Văn phòng tại nước ngoài và các Trung tâm Thông tin. Ngành du lịch nước này tập trung phát triển du lịch với bảo vệ các giá trị văn hóa, truyền thống. Malaysia đã xây dựng và phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở phù hợp của cộng đồng địa phương theo hướng bền vững. Bộ văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch là hướng tới phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hóa Malay truyền thống nhưng không phủ nhận sự pha trộn của các dòng văn hóa


ngoại nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững và độc đáo. Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thái Lan: Thái Lan là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia, bởi lẽ ưu thế quyết định của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn lại khá tốt. Thái Lan có bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trong Bộ thể thao và Du lịch và các chính sách vĩ mô được thực hiện bởi các cơ quan Bộ. Cơ cấu tổ chức của Bộ theo ngành dọc đến địa phương chỉ theo vùng, đại diện vùng đặc trách đối với nhiều tỉnh.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 1997 - 2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hai hướng ưu tiên chính là: bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

Chính phủ đã phát động phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước của họ, kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiếu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc Thái Lan. Mặt khác, cơ quan du lịch Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai các chương trình giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp dân cư. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện bởi các cơ quan du lịch Thái Lan. Các cơ quan du lịch Thái Lan hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Ngoài ra, Thái Lan còn xây dựng nhiều chương trình rất sáng tạo và độc đáo để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Thái Lan còn thiết lập những


chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ, có sức thu hút cao như chương trình Thái - Amazing, Du lịch kiến tạo nên hòa bình, "Road Show" quảng bá mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka, "Luck is in the Air" nhằm đẩy mạnh lượng khách đến Thái Lan bằng chương trình khuyến mãi vé của Thái Airways...

Việt Nam: Việt Nam hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách. Ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả cao trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2008 ngành du lịch Việt Nam đã thu hút hơn 3.8 triệu lượt khách quốc tế và thu được 60,000 tỷ đồng. Những thành tựu này do sự nỗ lực của chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là các cơ quan ngành du lịch Việt Nam. Sau đây ra một số vấn đề rút ra được trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam:

- Từng bước xây dựng chiến lược phát triển du lịch dài hạn, đặc biệt là có sự điều chỉnh kịp thời theo từng giai đoạn.

- Từng bước xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn hóa du lịch.

- Tận dụng tốt những thế mạnh như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao và hình ảnh quốc gia được nâng cao.

- Đã phát huy được vài trò của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là việc hướng đến khai thác thế mạnh về du lịch mua sắm, du lịch hội nghị - hội chợ - triển lãm, du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử.

- Sản phẩm du lịch ngày càng đa dang hóa, các công ty kinh doanh du lịch đã thành lập tour du lịch liên vùng.

- Việt Nam đang xác định xu hướng phát triển du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững.


1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra được từ việc phát triển du lịch của các nước.

Từ những kinh nghiệm về việc quản lý phát triển du lịch của các nước trong khu vực và một số quốc gia khác, cho thấy được những thành công ở các quốc gia này cũng không thành công tại một số quốc gia khác, vì vậy có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Sự hiểu thấu sâu sắc từ trung ương đến địa phương về chủ trương - chính sách phát triển du lịch của nhà nước cũng như sự nâng đỡ tích cực của chính phủ, nó là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch của quốc gia.

- Chính phủ của các nước đều rất chú trọng đến việc phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất. Và chính phủ các nước đều đã xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt và uyển chuyển.

- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, các cá nhân đơn vị kinh doanh và chính quyền địa phương để hoạch định, tổ chức, phát triển du lịch theo quy hoạch chung. Và việc quản lý của chính phủ đối với hoạt động du lịch phải nghiêm ngặt.

Hơn nữa, phát triển du lịch phải chú trọng bảo vệ môi trường xã hội, ngăn ngừa sự suy đồi của nền văn hóa địa phương, bảo đảm trật tự, vệ sinh tại các khu du lịch. Cùng với lượng du khách ào ạt đến các khu du lịch trong các kỳ nghỉ, lễ hội là thói quen, lối sống thực dụng của du khách, là văn hóa ngoại lai thâm nhập vào cộng động địa phương. Vậy cần nêu cao truyền thống dân tộc, tích cực giới thiệu cho du khách hiểu nền văn hóa của địa phương, không để bị tác động ngược bởi lối sống của du khách.


- Chương trình, sản phẩm du lịch phải thể hiện được nét độc đáo, đặc thù của địa phương quốc gia mình, không nhầm lẫn với nơi khác và luôn được đổi mới đa dạng hóa.

- Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh cho du khách trong quá trình tham quan du lịch. Dù có phong cảnh tuyệt vời, di tích lịch sử văn hóa độc đáo nhưng tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không đảm bảo thì cũng không thể thu hút du khách đến tham quan đông được.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí