có giá trị được bảo vệ và phục vụ cho xã hội, Champasak đã chia vùng du lịch thành 04 khu,Với 212 điểm du lịch trong đó điểm du lịch thiên nhiên 112 điểm, điểm du lịch văn hoá 60 điểm và du lịch lịch sử 40 điểm. Trong số đó, chỉ có một số phần đã được khai thác phục vụ cho kinh doanh du lịch.
Đặc biệt tỉnh Champasak ở vị trí trung tâm của di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận là đền Vatphu Champasak, có niên đại từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 14. Đây là công trình lưu giữ nghệ thuật độc đáo duy nhất ở Lào, có sức thu hút cao đối với loại hình du lịch tham quan và tìm hiểu nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra còn có nhiều nơi du lịch nổi tiếng như: Làng văn hóa Singsamphanh, Hàng thủ công dệt vải Saphai - Veun xay, Chùa Ou mong , Núi Asa, làng Khietngong , Núi Khoong, Khu du lịch Phasuam, Thách Phan, Du lịch theo các đảo trong vùng 4,000 đảo, Thác nước Khonphapheng, Khu trú ẩn của cá Heo Mekong ...Tuy nhiên, phần lớn các điểm tham quan vui chơi giải trí đều chưa có sự đầu tư và quan tâm cần thiết của ngành du lịch. Do đó, các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có, chưa có sự quản lý chặt chẽ để tổ chức kinh doanh một cách có hiệu quả.
d) Cơ sở nhà hàng ăn uống: Trên địa bàn tỉnh có 31 nhà hàng có quy mô và tiện nghi phục vụ khá đẩy dủ có thể tiếp khách một ngày được 3,292 người. Trong đó, thuộc doanh nghiệp nhà nước 2 nhà hàng, thuộc các thành phần kinh tế có 25 nhà hàng và thuộc vốn đầu tư nước ngoài 4 nhà hàng. Các khách sạn và một số khu nghỉ dưỡng đều có nhà hàng phục vụ khách các món ăn đặc sản địa phương, bể bơi, sân Tennis. Ngoài ra, trong hai resort còn có sân golf nhỏ và lớn.
Đến nay, tỉnh có khoảng 33 điểm bán hàng lưu niệm tập trung trong khu vực tỉnh. Mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng làm bằng gỗ, vải lụa tơ tằm… Nhìn chung, chưa hình thành ngành hàng lưu niệm truyền thống, cho nên chi tiêu của khách du lịch ở tỉnh vẫn chủ yếu là dịch vụ ngủ và ăn uống.
Du khách đến tỉnh chẳng biết mua gì làm kỷ niệm ngoài những hàng lưu niệm chạm khắc sơ sài, chẳng ăn nhập gì với các mặt hàng.
Nhìn chung, sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế, các cơ sở tham quan du lịch tuy có nhiều số lượng nhưng chất lượng còn yếu. Du khách đến hiện nay chủ yếu là tham quan mấy khu du lịch nổi tiếng thôi, do đó số ngày lưu trú không cao.
2.3.2.5 Hoạt động kinh doanh lữ hành
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Trên Đất Nước Lào
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Champasak Trong Thời Gian Qua
- Phân Tích Tác Động Của Các Yếu Tố Bên Trong.
- Nhận Xét Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Champasak Trong Thời Gian Qua
- Định Hướng Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Ngành Du Lịch Champasak Đến Năm 2015
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Có Sự Tham Gia Của Cộng Động Địa Phương
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
- Hoạt động lữ hành: Kinh doanh lữ hành của du lịch tỉnh Champasak đang phát triển, nhờ ưu thế về vị trí là tỉnh lớn thuận lợi về mặt giao thông , các công ty lữ hành địa phương và có mặt của chi nhánh hầu hết các công ty lữ hành trong nước, nên một hệ thống kinh doanh lữ hành đồng bộ từ lập tour, bán tour, thực hiện tuor. Năm 2005 đến hiện nay đã có 23 đơn vị, trong đó có 11 công ty mẹ 12 chi nhánh. Qua nhiều năm hoạt động, các doanh nghiệp đã tạo được uy tín với các hãng lữ hành và du khách ở trong và ngoài nước.
Các chương trình du lịch được các hãng lữ hành xây dựng tương đối uyển chuyển, phù hợp với mọi đối tượng khách, từ ngắn ngày đến dài ngày , từ đi lẻ đến đi đoàn với ,các loại hình du lịch phong phú, đa dạng như: Tham quan di tích lịch sử , tham quan nghiên cứu di sản văn hoá truyền thống, Vatphu, Uomuong, tham quan nghiên cứu văn hoá nghệ thuật truyền thống, các lễ hội văn hoá của các dân tộc, tham quan sinh thái và lịch sử vùng 4000 đảo, tham quan khu thác nước Khonphapheng và thác Phasuam...
Trong các chương trình, các điểm tham quan và chất lượng tham quan là như nhau, mức giá khác nhau chủ yếu là do sự khác nhau về chất lượng dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển trong chương trình.
Hoạt động lữ hành tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa thật sự mạnh. Một số chi nhánh, văn phòng đại diện của các địa phương vẫn còn thụ
động và trông chờ vào nguồn khách của công ty mẹ. Một chương trình của các lữ hành đang chủ yếu hoạt động hiện nay như:
Sáng : Đón đoàn khách tại sân bay Pakse hay tại cửa khẩu Vung Tau- Xong Mek , về nhận phòng khách sạn. Đi tham quan các khu du lịch như Vat Phu, Thác Khonpapheng và Thác Pasuam. Ăn trưa tại khu du lịch.
Chiều: Quay lại Pakse hay về cửa khẩu Vung Tau - Xong Mek. Đi bằng xe Ôtô. Do điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển trong những năm gần đây khách du lịch đã làm cho ngày lưu trú của khách đã tăng thêm.
Ngoài ra các tour du lịch truyền thống, các doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng thêm nhiều tour du lịch mới và đã đưa vào thử nghiệm như tour du lịch Cham Pa Mai, tour du lịch Champasak, tour du lịch Lane Xang, tour du lịch Inter Lào, tour du lịch Phu Doi, tour du lịch Thanh niên…được kết quả khả quan, tạo được cơ sở cho việc phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch này.
- Lượng khách:
Trong năm 2009, các công ty lữ hành đã đón và phục vụ ước đạt 28.345 lượt khách, tăng 19,5% so với năm 2008. Trong đó, khách quốc tế ước đạt
22.156 lượt khách, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách do các công ty lữ hành trực tiếp tổ chức từ nước ngoài vào tỉnh Champasak đạt 8.796 lượt khách giảm 34% vo với cùng kỳ năm 2008.
- Thị trường:
Thị trường khách quốc tế đến Champasak năm 2009 có thay đổi nhiều so với năm 2008, thị trường khách truyền thống hầu hết khách du lịch từ Châu Âu, trong đó chủ yếu là khách Pháp, Đức, Anh, Úc, Ý... từ thị trường Châu Á, Đông Bắc Á như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... từ Châu Mỹ như Mỹ, Canada... Trong đó: 5 thị trường khách chính vẫn là Thái Lan, Pháp, Đức, Mỹ và Úc, đây là các thị trường có lượng khách
ổn định nhưng tốc độ tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Thị trường khách ASEAN: Khách Thái Lan đứng đầu và lớn nhất của khách du lịch đến Champasak, thời gian lưu trú bình quân đã tăng từ 1,14 ngày/ năm 2008 lên 2 ngày cho năm 2009, thị trường này đã tăng mạnh, đây là thị trường đang phát triển tốt và ổn định.
- Sản phẩm du lịch: Du lịch tỉnh Champasak là du lịch văn hoá và thiên nhiên. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Trong số đó, chỉ có một phần đã được khai thác phục vụ cho kinh doanh du lịch. Và được các công ty lữ hành đưa khách đến.
Các sản phẩm du lịch đã có và tiềm năng:
Danh thắng: Các địa danh Núi Kậu, địa danh Núi Asa, địa danh Núi ngòi, địa danh Dondeng, địa danh Donkhong...
Đây là các địa danh đã được công nhận và được đưa vào danh sách các nơi cần đến của tỉnh Champasak trong chuyến tham quan.
Kiến trúc: Kiến trúc ở tỉnh Champasak đa dạng và phong phú có kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống, kiến trúc hiện đại ... Những kiến trúc công phu và đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc Vatphu Champasak và Oumong. Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc thể hiện một phần yếu tố tâm linh, triết lý và thẩm mỹ góp phần làm nên một văn hoá tỉnh Champasak.
Các lễ hội : Dân gian và có nhiều Bun nhỏ hàng năm xoay quanh ở các chùa chiền địa phương ,thì cũng có một số lễ kỷ niệm quan trọng cấp vùng, như lễ hội Vatphu, lễ hội quan trọng là Tết Năm mới (Pi Mai), lễ hội PhắoThang thiên (Boun Bang phy), lễ hội đua thuyền...
Ẩm thực : Là một nét văn hoá, một điều mà du khách không thể bỏ qua khi tới tỉnh Champasak, món ăn truyền trong lễ hội của người Lào nói chung, và tỉnh Champasak nói riêng, cũng là một món ăn dân tộc gần gũi nhất được gọi là Lap, nghĩa là “may mắn”. Lap là một món đãi tiệc cho những vị khách danh dự. Thường được người ta so sánh với món thịt nướng của người tác-ta hay món bíp - tết Cerviche của người Mêhicô, Lap được làm từ thịt bò, thịt trâu, thịt cá ...
Du lịch thiên niên: Khonphapheng, Phasuam, Phan, Nhaung và du lịch sinh thái trong vùng 4.000 đảo.
Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá còn khá đơn giản, chưa thể hiện tính chuyên nghiệp , đồng bộ , các khoa học ... Vì vậy sự hài lòng của khách thường không cao, khả năng lưu giữ khách và lôi kéo khách đến còn thấp.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và các dịch vụ du lịch được xem là chiến lược quan trọng đảm bảo sự thành công của tỉnh Champasak với ý nghĩa tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách đến Champasak. Do đó việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh là một vấn đề cấn thiết hiện nay đối với du lịch tỉnh Champasak.
2.3.2.6 Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch
Sở Du lịch đã phối hợp với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước tập trung rất nhiều công sức cho hoạt động xúc tiến du lịch. Hiện nay, việc xúc tiến du lịch của tỉnh Champasak đã được thực hiện. Tuy nhiên chủ yếu là trong lĩnh vực khách sạn, việc xúc tiến các phương tiện thông tin đại chúng của các thị trường mục tiêu đã được thực hiện, tuy nhiên chưa thường xuyên. Các xúc tiến du lịch ra bên ngoài hay tham quan các hội chợ triển lãm chưa tự thực hiện được, mà phần lớn còn trông chờ vào sự bảo trợ của Tổng Cục Du lịch, tỉnh Champasak vẫn yếu về các thông tin, các
thông tin thường không mới và không đầy đủ các thông tin chi tiết. Với những thông tin đã quá cũ và không còn phù hợp nhưng vẫn được đăng tải sẽ gây phản tác dụng cho quảng bá du lịch, các hình thức quảng bá về du lịch chưa được thực hiện triệt để. Chỉ tập trung vài hình thức, phương tiện cũ thiếu sự năng động và nhạy bén về thông tin, hình ảnh về phương tiện quảng bá.
Hiện hay, Sở du lịch đã xây dựng phòng information toàn tỉnh có 3 chỗ để cho du khách tìm hiểu các khu du lịch. Nhưng phòng information này mới có nên các tài liệu hướng dẫn du lịch còn hạn chế, chưa có bản đồ để khách du lịch xem đi như thế nào và đi bằng gì, chưa có đĩa CD để giới thiệu hình ảnh các nơi du lịch của tỉnh. Ngoài ra, còn có các bảng hình ảnh thông tin của các nơi du lịch quan trọng theo các cửa khẩu, sân bay, bến xe, các khu du lịch và theo đường chính trong tỉnh.
Chính quyền và sở du lịch tỉnh chưa thường xuyền tổ chức những lễ hội, chương trình du lịch ấn tượng nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Mặc dù, các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có trang web giới thiệu riêng. Nhưng sở du lịch vẫn chưa xây dựng trang web riêng của tỉnh chỉ nằm chung trong trang web của bộ du lịch, ít giới thiệu các nơi du lịch của tỉnh trên đại truyền hình Trung Ương. Điều này, cũng còn hạn chế rất nhiều về việc giới thiệu du lịch của tỉnh cho khách du lịch quốc tế.
2.3.2.7 Nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh
Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời gian qua, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh mới đưa ra chiến lược để đào tạo cho cán bộ nội bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch.
Hiện có khoảng 489 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch, phần lớn là lao động nằm trong khu vực lưu trú, nhà hàng. Lao động trong khu vực này có trình độ chuyên môn thấp chỉ tốt nghiệp phổ thông và có một phần không tốt nghiệp phổ thông và ít được đào tạo.
Mới 2 năm gần đây, Sở du lịch đã tổ chức đào tạo về du lịch 3 lần cho 95 người, có những người từ kinh doanh du lịch và cán bộ trong sở du lịch có mặt. Qua 3 lần đạo tạo mới thống nhất được: Đội ngũ làm công tác nghiên cứu di tích có 10 người, hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch có 25 người trong đó cấp tỉnh là 20 người và cấp trung ương 5 người. Các hướng dẫn viên du lịch bao gồm các ngoại ngữ thông dụng như:
- Tiếng Anh 10 người, trong này có trình độ đại học 4 người và cao đẳng 6 người.
- Tiếng Pháp 5 người, trong đó có trình độ đại học 2 người và cao đẳng 3 người .
- Tiếng Đức 3 người là đã học từ Đức về và còn lại là tiếng Thái. Trong số này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phiên dịch, hướng dẫn, giới thiệu các tuyến điểm tham quan. Tại các điểm tham quan du lịch như Đền Vatphou Champasak có thuyết minh viên tại chỗ sẵn sàng phục vụ du khách khi có yêu cầu.
Chất lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Champasak còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách quốc tế, số có trình độ về chuyên ngành và ngoại ngữ còn ít, lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách còn yếu về trình độ chuyên môn, tay nghề và phong cách phục vụ còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do các doanh nhgiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách phối hợp với các trường nghiệp vụ mở lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động trong ngành du lịch.
Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có một chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong sở và các lao động trong ngành du lịch mới có thể đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển du lịch trong những năm sắp đến.
2.3.2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian qua
Trong thời gian phát triển ngành du lịch những năm vừa qua, Tỉnh Champasak đã nhận được kết quả như sau:
- Số lượng khách: Ngành du lịch Champasak đã trải qua một thập kỷ từ năm 1995 đến năm 2009 phát triển không ngừng cả du lịch nội địa và quốc tế. Trong giai đoạn trước năm 2000 nền kinh tế phát triển theo mô hình kế hoạch hoá, vai trò của ngành du lịch chưa nhận thức đầy đủ, nên hoạt động du lịch của tỉnh Champasak chưa có điều kiện phát triển. Mặc dù, Champasak là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, nhưng lượng khách đến đây rất ít, chủ yếu là khách du lịch đến viếng thăm theo nghị định, thư số còn lại là khách du lịch với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Họ ít có nhu cầu lưu trú, nên ngành kinh doanh khách sạn chưa có nhiều, chỉ có một số nhà trọ nhỏ phục vụ khách nghỉ qua đêm. Đặc biệt là chưa có được những khu du lịch có tầm cỡ, tạo sức cạnh tranh trong khu vực. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển, hàng không và hải quan còn hạn chế chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch.