Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.


Phát triển du lịch là một hướng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng. Trong thực tế, ngành du lịch đã có những đóng góp rất to lớn vào tổng sản phẩm xã hội của tỉnh Champasak. Ngành du lịch cũng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Nó cung cấp ngoại tệ, giúp cho quốc gia phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Champasak là tỉnh nằm ở Miền Nam của đất nước có nhiều thuận lợi về giao thông. Đây là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng trong đó có Vat Phu một di sản văn hóa thế giới. Được xác định là một trong những trung tâm du lịch của nước, nhưng du lịch tỉnh Champasak còn có nhiều khó khăn, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác hợp lý, chưa có chiến lược phát triển du lịch cụ thể.

Tuy nhiên, do mới bắt đầu phát triển nhanh trong mấy năm gần đây, du lịch Champasak vẫn còn non trẻ và tiếp tục gặp nhiều vấn đề cần giải quyết ở phía trước và với tình hình kinh tế, chính trị như hiện nay thì việc phát triển du lịch cho tương xứng với tiềm năng của nó lại không theo lối mòn cũ mà cần phải có những đột phá mới trên nền tảng những thành tựu cũ đã đạt được cũng như rút kinh nghiệm từ những hạn chế. Vì vậy, để đưa ngành du lịch tỉnh thật sự trở thành một tác nhân quan trọng cho sự phát triển của toàn tỉnh, cần phải xác định được chiến lược phát triển đúng đắn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế, tận dụng đươc cơ hội và né tránh các rủi ro và đồng thời bảo đảm tính bền vững trong việc phát triển du lịch.

Với nguyện vọng được đóng góp một phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh Champasak tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào Lào đến năm 2015”.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

- Nhận diện các yếu tố hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Champasak

- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Luận văn được xác định là vấn đề phát triển ngành du lịch tỉnh Champasak đến năm 2015. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, tôi không thể giải quyết được hết mọi vấn đề có liên quan đến đề tài và xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như: Đánh giá có tính chất tổng quát các lĩnh vực liên quan đến ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 2

4. Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm xác định mục tiêu và các giải pháp.

5. Nguồn số liệu.

Số liệu từ Sở Du lịch tỉnh Champasak, Sở Quy hoạch và Đầu tư tỉnh Champasak, báo chí, internet, các đề tài khoa học liên quan đến du lịch….

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

- Ý nghĩa khoa học: Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ góp phần đem lại những kinh nghiệm trong việc đưa ra các giải pháp phát triển về du lịch tại một địa phương.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả thực tế của đề tài sẽ nhận diện được các hạn chế từ phát triển du lịch của tỉnh Champasak, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế này. Cải thiện được yếu tố chủ quan, khách quan sẽ

góp phần giúp du lịch tỉnh Champasak phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia

Chương 2: Thực trạng du lịch tỉnh Champasak

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Champasak đến năm 2015


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA.


1.1 Một số khái niệm về du lịch


Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Con người đã luôn có tính tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ. Con người luôn muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về các dân tộc, nền văn hóa, các loài động vật, thực vật và địa hình ở những vùng khác hay quốc gia khác. Hiện nay, người ta đã thống nhất rằng : Tất cả các họat động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước, trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm, đều mang ý nghĩa du lịch.

1.1.1 Du lịch


Khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Đúng như Giáo sư Tiến sĩ Berneker một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Theo định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào (6-1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước. Mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Hiện nay người ta đã thống nhất rằng tất cả các họat động đi lại của con người ở trong nước hay đi ra nước ngoài đều có tính chất du lịch. Chúng ta có thể xác định khái quát hóa hiện tượng du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mỗi quan hệ về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa và xã hội phát sinh do sự tác


động giữa du khách, đơn vị cung cấp dịch vụ, chính quyền và cư dân tại nơi đến du lịch trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du lịch”.

1.1.2 Ngành du lịch


Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho du khách tiến hành những hoạt động lữ hành du ngoạn, tham quan để thu phí. Nó là sản phẩm có tính tổng hợp lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên du lịch làm chỗ dựa, lấy thiết bị làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho hoạt động du lịch.

Ngành du lịch là một sản nghiệp, mục đích cơ bản của nó ở chỗ thông qua thúc đẩy, xúc tiến và cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. Ngoài ra ngành du lịch còn có các điểm cơ bản như: tính tổng hợp, tính phục vụ, tính liên quan với nước ngoài, tính phụ thuộc.

1.1.3 Thị trường du lịch


Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ảnh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu, và toàn bộ các quan hệ.

Cung du dịch: là tập hợp những hoạt động kinh doanh được tạo ra để sẵn sàng giúp cho việc thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông qua việc tổ chức vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan.

Nhu cầu du lịch: là nhu cầu của một người nào đó rời khỏi nơi cư trú của mình một cách tạm thời để thoả mãn mục đích du lịch. Cầu du lịch là lượng hàng hoá, dịch vụ du lịch mà du khách đang mua và sẽ mua trong suốt chuyến đi.


Giữa cung và cầu du lịch có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, cung - cầu du lịch có một đặc điểm riêng là cung - cầu cách xa nhau về không gian địa lý. Do đó công tác Marketing, tuyên truyền quảng bá, để kéo cung - cầu gặp nhau là hết sức cần thiết.

1.1.4 Sản phẩm du lịch


“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”.

+ Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch: Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ. Chúng ta có thể thấy những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch, nó cũng như tất cả những sản phẩm khác. Sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố kết hợp với nhau để cung cấp cho thị trường mục tiêu sự thỏa mãn và lợi ích khách hàng. Gồm có yếu tố như:

- Yếu tố thiên nhiên và nhân tạo: Cảnh quan địa lý thiên nhiên như bãi biển, suối thác, núi rừng. Những điều kiện khí hậu, môi trường thiên nhiên. Và các di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, phong tục tập quán.

- Dân cư địa phương: du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với dân cư bản xứ. Thường các dân tộc khác nhau sẽ có những nếp sống và văn hóa khác nhau. Mối quan hệ giữa họ làm phát sinh sự cảm mến hoặc sự mâu thuẫn. Cho nên, thái độ của dân bản xứ ảnh hưởng lớn đến sự cảm nhận của du khách. Nên phải có sự giáo dục dân cư toàn diện những cảm nhận tốt đối với du khách.

- Trang thiết bị công cộng về giải trí: nếu những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch thường khó thay đổi, thì ngược lại những trang thiết bị công cộng có thể làm thay đổi bản chất sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu cho du


khách. Vì vậy, xây dựng một trung tâm dịch vụ phục vụ các hội nghị trong thành phố, một khu vui chơi giải trí, một khu thể thao, một sân Golf là những ví dụ làm thay đổi sản phẩm du lịch của một thành phố hay một điểm du lịch.

- Cơ sở lưu trú, nhà hàng, thương mại: một người được gọi là du khách khi người đó ra khỏi nhà chính của mình trong một thời gian nhất định, lúc ấy lưu trú và ăn uống là những sảm phẩm quan trọng của khách du lịch. Cơ sở lưu trú làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, chẳng hạn các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại kế cận điểm du lịch sẽ làm cho điểm đó có tính ưu việt hơn.

- Hạ tầng giao thông: du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú tạm thời. Cho nên đường sá, sân bay, bến cảng...là những sự di chuyển có thể diễn ra trong điều kiện tốt nhất và chi phí thấp nhất. Hạ tầng đường sá là một yếu tố của sản phẩm du lịch để kích thích người người đi du lịch, sân bay là hạ tầng để thu hút những khách từ thị trường xa xôi. Như vậy, những phương tiện đi lại trong địa phương như xe (xe buýt, taxi, xe ô tô...) tàu hòa, tàu thủy, tàu điện ngầm... là những yếu tố không thể coi thường được với một sản phẩm du lịch tại địa phương.

- Hình ảnh: đối với du khách, hình ảnh du lịch được thông qua các nhân viên du lịch, các tờ giới thiệu quảng cáo, các viên chức ở cửa khẩu, người tổ chức và hướng dẫn du lịch. Vì việc chọn chuyến đi du lịch bị tác động bởi rất nhiều yếu tố, nên sự phân khúc thị trường rất quan trọng để xây dựng hình ảnh nhằm thu hút du khách.

+ Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch


- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ, hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch thường


được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.

- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn với tài nguyên du lịch, do vậy sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Chính đặc điểm này là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.

- Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như những hàng hóa khác. Vì vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn là bài toán khó cho các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Việc tiêu dùng sản phẩm diễn ra không đều đặn mà mang tính mùa vụ. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc ngay cả trong thực tiễn và lý luận.

1.1.5Tài nguyên du lịch.


Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch ( Luật du lịch). Hiểu sâu về tài nguyên du lịch là một tất yếu trong quản lý nhà nước, nắm được tài nguyên du lịch của mình là gì, nhà cung cấp có thể đưa ra chiến lược dài hạn để tìm được khách hàng tiềm năng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023