1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài
♦ Môi trường kinh tế
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cho du lịch.
♦ Môi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có tài nguyên về du lịch cũng không phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra các sự kiện thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình.
Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hòa bình ổn định thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân - khách du lịch tiềm năng. Ngược lại ở những nước có nền chính trị, hòa bình bất ổn hay có những biến cố cách mạng, đảo chính quân sự….thì sự phát triển của du lịch là hạn chế, nhiều khi bị phá hủy.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 1
- Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Champasak nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào đến năm 2015 - 2
- Thực Tiễn Và Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Quốc Gia
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Trên Đất Nước Lào
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Champasak Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm hãm sự phát triển của ngành, ví dụ như một số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì không có cái mới.
♦ Yếu tố tự nhiên
Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động, thực vật
phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
♦ Yếu tố nhân văn
Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý ngĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
Đây được coi là tài nguyên đặc biệt hấp dẫn của ngành du lịch. Nếu tài nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.
1.2.2 Yếu tố bên trong
♦ Các điều kiện về tổ chức
Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm điều kiện cụ thể như: Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, đó là bộ máy quản lý vĩ mô về du lịch bao gồm: Chính sách phát triển du lịch, quy hoạch, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính. Và sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, đó là bộ máy quản lý vi mô về du lịch. Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác.
♦ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng để phát triển ngành du lịch. Quốc gia nào nếu có
cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng chung yếu kém thì quốc gia đó khó thành công trong chiến lược phát triển cho ngành du lịch hay phát triển nền kinh tế nói chung. Cơ sở hạ tầng tốt thì lợi thế cạnh tranh rất mạnh về thu hút du khách, thậm chí sẽ hấp dẫn nhà đầu tư.
♦ Nguồn nhân lực
Xét đến tận cùng của vấn đề thì con người là yếu tố then chốt và ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển du lịch. Thành công của ngành du lịch được dựa trên từng con người với điều kiện chúng ta phải nhận thức được tác động của cách chúng ta làm việc.
1.3 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế
Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia: là ngành góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nếu chúng ta so sánh cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu biểu chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có tốc độ phát triển du lịch càng cao thì tỷ trọng giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp càng giảm dần. Đối với ngành du lịch, tiêu dùng của khách du lịch là khoản đóng góp vào GDP của nền kinh tế, trước hết chi tiêu của khách du lịch là tiêu dùng, thứ hai là chỉ tiêu xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông - viễn thông... để cung cấp dịch vụ du lịch, đều là chi phí đầu tư. Thứ ba là khi du khách chi tiêu cho các dịch vụ du lịch ở nước ngoài bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch được coi là chi tiêu cho nhập khẩu dịch vụ; và ngược lại, những dịch vụ mà một nước cung cấp cho du khách từ các quốc gia khác đến thăm được coi là những dịch vụ xuất khẩu.
Từ những khái niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.
Ngành du lịch đối với việc phát triển các lĩnh vực kinh tế: Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giữa du lịch và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối của nó. Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch và ngược lại du lịch phát triển sẽ là đòn bẩy, là ngòi nổ kéo các ngành khác phát triển theo.
Du lịch đối với các ngành nghề sản xuất-xuất khẩu: Trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặp khó khăn do vấn đề cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch nên người ta đang tìm phương cách để giải quyết. Một trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằng việc mở cửa du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong những phương thức để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, bến cảng, cửa khẩu, trung tâm thương mại.
Du lịch với đầu tư: để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng các quốc gia cần có nhiều vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở như hệ thông giao thông, thông tin liên lạc, và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch như khách sạn, khu vui chơi...Các quốc gia kém phát triển hầu hết đều thiếu cả về tư bản lẫn chất xám; vì vậy việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và thích hợp cho cả hai bên; đặc biệt là thu hút các tập đoàn du lịch, khách sạn xuyên quốc gia trên thế giới đầu tư vào ngành du lịch.
Du lịch với giao thông vận tải: Giữa giao thông vận tải và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ tác động hỗ tương lẫn nhau. Với khối lượng khổng lồ khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đi lại trên thế giới hàng năm đã đem
lại nhiều tỷ Đôla thu nhập cho các công ty cung ứng du lịch, cho các hãng vận tải hàng không - đường biển - đường sắt...và tất nhiên tăng cả nguồn thu cho ngân sách các quốc gia. Giao thông vận tải phát triển tốt đã trở thành động lực thúc đẩy người đi du lịch nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy được trên thế giới những quốc gia hoặc lãnh thổ nào có mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh hiện đại, những phương tiện vận tải tiên tiến thì ở đó ngành du lịch phát triển mạnh.
Du lịch với viễn thông - tin học: Ngày nay, viễn thông là ngành cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Đối với du khách, đặc biệt là du khách từ các nước công nghiệp hóa, dịch vụ viễn thông cần như không khí đối với cuộc sống nên viễn thông là dịch vụ tiện ích không thể thiếu được trong quá trình tham quan du lịch. Đối với đơn vị cung ứng du lịch, viễn thông còn là phương tiện cần thiết trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch. Trên góc độ vĩ mô, viễn thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư quốc tế, làm cho các cộng đồng xa xôi được xích lại gần nhau và thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển.
Với công nghệ thẻ thông minh và mạng lưới Internet toàn cầu giờ đây du khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như: hãng lữ hành, khách sạn, hãng hàng không... có thể liên hệ với nhau trực tiếp tận nhà để giải quyết mọi vấn đề cho chuyến đi (đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay...).
Du lịch và các ngành nghề khác: Đối với thuế, ngày nay du lịch là một trong những ngành chủ lực đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế gián thu đánh trên người tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa ngành du lịch và thuế có mối quan hệ tác động qua lại, thuế suất cao hay thấp tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Nếu nhà nước có chính sách thuế không thích đáng đối với ngành du lịch
sẽ khuyến khích du khách tìm kiếm những điểm đến khác để đi du lịch. Du lịch và các ngành Hải quan, Công an, Ngoại giao cũng có mối quan hệ vô cùng khắng khít. Chính nhân viên của những ngành này là những người mà du khách tiếp xúc trước tiên hoặc sau cùng khi đi đến tham quan một quốc gia khác. Để thu hút du khách, ấn tượng ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng là thái độ, cách đổi xử của cán bộ viên chức trong quá trình xin duyệt thủ tục xuất - nhập cảnh, khai báo thủ tục hải quan ở các cửa khẩu sẽ tạo lập hình ảnh ban đầu khó quên trong lòng du khách.
1.3.2 Vai trò của du lịch trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
Du lịch là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm: Phát triển du lịch giúp các quốc gia đối phó với nạn thất nghiệp nhờ khả năng thu hút một lượng lớn nhân công làm việc trong ngành du lịch cũng như những ngành liên quan.
Du lịch là đầu mối giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng: Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm du lịch, những quốc gia đã giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng - địa phương mình. Du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, triết lý sống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, trình độ phát triển của các địa phương, và các quốc gia khác. Du lịch phải được hiểu như một hoạt động cốt yếu cho cuộc sống các dân tộc trên thế giới, bởi lẽ nó có tác dụng trực tiếp tới các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế và quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, phạm trù du lịch được coi là cánh cửa giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng trên thế giới.
Du lịch là phương tiện giáo dục và hoạt động xã hội: Nền giáo dục tại các quốc gia trên thế giới dù là tiên tiến, được cập nhật hóa liên tục vẫn có một khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Hiện nay, việc giảng dạy được cải tiến, gắn liền lý thuyết với thực hành, ngay các môn khoa học xã hội và nhân văn cũng được cụ thể hóa bằng tài liệu phim ảnh. Tuy nhiên, học viên vẫn chưa nhìn nhận đẩy đủ hết mọi khía cạnh của vấn đề cho nên cần phải đi
đến nơi để nghe tận tai, thấy tận mắt đã trở thành một nhu cầu bức xúc. Vì vậy các trường trung học, đại học ở các quốc gia tiên tiến thường xuyên tổ chức các chuyến du lịch học tập có chủ đích vào cuối tuần hay kỳ nghỉ hè để giúp học viên củng cố kiến thức.
Thực tế cho thấy khi thực hiện các chuyến du hành người ta có dịp trực tiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa những người trong cùng một chuyến đi hoặc giữa đoàn du khách với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch nên con người có cơ hội để thông cảm - hiểu biết - xích lại cần nhau hơn. Mặt khác, do tận mắt chứng kiến và hiểu biết tường tận hoàn cảnh, tình hình, môi trường tự nhiên và xã hội tại các cộng đồng, địa phương khác nhau nên các hoạt động xã hội được thực hiện trực tiếp và có hiệu quả.
Ngành du lịch góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống: Về mặt giải trí, do công nghiệp hóa đô thị hóa khiến cho không gian làm việc, sinh sống của con người bị thu hẹp lại trong bốn bức tường, không khí làm việc căng thẳng nên họ khao khát tìm nơi yên vắng có môi trường sinh thái trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, đi du lịch; Về mặt sức khỏe, với nhịp sống, lao động dồn dập của xã hội công nghiệp hiện đại đã làm xuất hiện những căn bệnh mà thế kỷ trước đây chưa có hoặc ít có (như: căng thẳng thần kinh, huyết áp cao...) nên các nước hiện đại tiên tiến thường khuyến khích công nhân của mình đi du lịch, giải trí để hồi phục sức khỏe. Như vậy, du lịch vừa là mục đích vừa là phương tiện để hồi phục và tăng cường sức khỏe cho mọi người sau những giờ lao động, là công cụ đặc thù để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trừng.
1.3.3 Vai trò của ngành du lịch đối với việc bảo vệ môi trường
Những tác động tích cực của ngành du lịch đối với môi trường Du lịch cũng hoạt động theo khuynh hướng phục hồi, bảo tồn và bảo vệ môi trường cũng như việc khôi phục, tôn tạo các kho tàng lịch sử.
- Phát triển về thu hút du khách: Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách.
- Sự phát triển cơ sở hạ tầng: Cải thiện đường sá, hệ thống quản lý cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có thể do việc tăng thu nhập từ ngành du lịch. Những cải tiến như thế có thể cắt giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường thiên nhiên.
Những mặt tác động tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường:
- Hủy hoại môi trường: Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp hồi phục và đi đến chỗ bị hủy hoại. Sự có mặt của những đoàn người đã uy hiếp đời sống của một số loài hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây để tìm nơi ở mới.
- Ô nhiễm: Là nhân tố tác động tiêu cực chủ yếu đến du lịch. Giao thông là đầu mối cơ bản của cả ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Ô nhiễm nước từ nước thải và sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón ở các khu phong cảnh giải trí cũng là những vấn đề cơ bản cho nhiều địa điểm du lịch.
Như vậy, dù đem lại một lượng doanh thu không nhỏ cho kinh tế quốc gia, nhưng mặt trái của ngành du lịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên nếu chúng ta không có một kế hoạch mang tính chiến lược cho bảo vệ môi trường.