Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 4


hiệp định thương mại, thực hiện thuế suất nhập khẩu bằng 0% cho rau quả Thái Lan đã gây khó khăn lớn cho ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả [26].

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc những năm gần đây khoảng 680 triệu USD/năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2005 vào Trung Quốc chiếm 5,1% kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước này, Việt Nam phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên khoảng 15% (đạt kim ngạch trên 100 triệu USD) [30].

* Thị trường Đài Loan


Trong những năm gần đây, Đài Loan là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn của Việt Nam. Năm 2004 Đài Loan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 12,8% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong năm 2006, Đài Loan luôn nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta. Về mặt hàng xuất khẩu, thanh long luôn là chủng loại rau quả xuất khẩu nhiều nhất của nước ta vào thị trường Đài Loan. Trong tháng 11/2006, xuất khẩu thanh long của nước ta vào thị trường này đạt 811 nghìn USD, tăng 152% so với tháng 10/2006 [21]. Bên cạnh đó, xuất khẩu măng, dưa gang, dưa chuột, ngô… vào thị trường Đài Loan cũng tăng khá mạnh.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan trong năm 2006 đạt 27,1 triệu USD, tăng 1% so với năm 2005 và thấp hơn 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2006 sang Nhật Bản [26]. Như vậy, Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2006.

Nhu cầu nhập khẩu rau quả của Đài Loan những năm gần đây khoảng 270 triệu USD/năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2005 vào Đài Loan chiếm 9,3% kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 18% (đạt kim ngạch trên 50 triệu USD) [30]. Với


những thuận lợi về vị trí địa lý và nét văn hoá tương đồng, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta vào thị trường Đài Loan sẽ tiếp tục khởi sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

* Thị trường Nhật Bản


Hiện nay, Nhật bản là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, đồng thời Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu rau quả tiềm năng của Việt Nam. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. Năm 2006, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những tháng cuối năm liên tục tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta trong cả năm 2006 đạt 27,5 triệu USD, nhưng vẫn thấp hơn gần 5% so với năm 2005 [26]. Các chủng loại rau quả chính xuất khẩu sang thị trường này là bó xôi, nấm rơm, cà tím, khoai tây, bắp cải, dưa chuột, đậu quả các loại, dứa, cà chua, chuối, sầu riêng.

Nhu cầu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản những năm gần đây khoảng gần 6 tỷ USD/năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 0,5% kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên 2% (đạt kim ngạch trên 120 triệu USD) [30].

Khó khăn lớn nhất đối với việc xuất khẩu rau quả sang thị trường này là yêu cầu của thị trường về chất lượng, an toàn, vệ sinh, bao bì và nhãn mác rất cao, hơn nữa cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu là rất lớn. Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt nam thâm nhập vào thị trường này là hợp tác với các công ty Nhật Bản để được hướng dẫn về cách lựa chọn giống, phương thức xuất khẩu, chế biến, đóng gói và vận chuyển.

* Thị trường các nước ASEAN


Các nước ASEAN chưa nhập khẩu nhiều rau quả của Việt Nam. Năm 2002, mỗi nước Singapore, Malaysia chỉ nhập khẩu từ 2-3 triệu USD rau quả


của Việt Nam. Hiện nay, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta có xu hướng tăng lên đối với thị trường các nước ASEAN. Năm 2006, Thái Lan là thị trường xuất khẩu rau quả của nước ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất, gần 180% về giá trị so với năm 2005 (với kim ngạch năm 2006 là 9 triệu USD); kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Singapore năm 2006 đạt 7,9 triệu USD, tăng 19,6% so với năm 2005 (bảng 4). Tính hết tháng 7/2007, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Singapore, Thái Lan, Malaysia lần lượt đạt kim ngạch là 5,8 triệu USD, 4,1 triệu USD, 3 triệu USD ( bảng 2).

Lợi thế xuất khẩu rau quả sang các nước ASEAN của Việt Nam là khoảng cách gần, đều thuộc khối tự do thương mại AFTA. Tuy nhiên, điều kiện sinh thái ở các nước này tương tự như nước ta, nên họ có thể là đối thủ cạnh tranh hơn là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm vườn của Việt Nam. Vì thế Việt Nam cần hợp tác với các nước ASEAN để tận dụng công nghệ và kỹ nghệ của các nước này và ngược lại các nước ASEAN có thể tận dụng lao động rẻ và các điều kiện đạng phát triển khác của Việt Nam.

* Thị trường Mỹ


Mỹ là một thị trường lớn trên thế giới với nhu cầu tiêu thụ các loại rau quả tươi, rau quả chế biến rất lớn. Những năm gần đây, Mỹ được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để xâm nhập vào thị trường này thì sản phẩm rau quả nói chung và rau quả tươi nói riêng phải đạt được những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức ngặt nghèo, đặc biệt quả và nước quả đóng hộp nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về phân biệt sản phẩm, chất lượng, và độ dầy.

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Mỹ có xu tăng lên. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta vào thị trường này là 14,9 triệu USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, năm 2006 đạt 18,4 triệu USD, tăng gần 40% so với


năm 2005 (bảng 4). Các mặt hàng rau quả chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ gồm: cải bắp, cà tím, cà rốt, chôm chôm, nước dứa cô đặc, dứa lạnh, vải lạnh.

Từ khi hiệp định thương mại song phương Việt – Hoa Kỳ có hiệu lực, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế nhập khẩu rau quả giảm đi rất nhiều, tuy nhiên rau quả Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với những nước được hưởng quy chế GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập), vì những nước này được hoàn toàn miễn thuế. Hiện tại, riêng với rau quả tươi, Việt Nam chưa có danh mục riêng được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, mà chỉ nhập theo danh mục chung của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (APHIS).

* Các thị trường khác


Thị trường EU: Là một thị trường còn nhiều tiềm năng, tuy nhiên đây cũng là một thị trường tương đối khó tính, khắt khe, không đồng nhất nên sản phẩm của nước ta muốn xuất khẩu không phải là dễ dàng. Chất lượng của các sản phẩm rau quả chính là chìa khoá để có thể thâm nhập thành công vào thị trường EU. Ngoài ra rau quả nhập khẩu vào thị trường này còn phải tuân theo các quy định về “Tiêu chuẩn tiếp cận thị trường” của EU, trong đó nêu rõ những yêu cầu cụ thể về CO, các quy định liên quan đến vấn đề môi trường, xã hội, sức khoẻ, an toàn; quy định về bao bì, kỹ mã hiệu, nhãn mác…Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao và có nhiều nguồn cung cấp các sản phẩm nhiệt đới tươi gần Châu Âu nên EU chỉ nhập các sản phẩm vườn chủ yếu của Việt Nam như rau quả đóng hộp, nước quả và hạt tiêu. Pháp, Hà Lan, Italia, Anh, Thuỵ Sĩ và đặc biệt là Đức nhập nhiều sản phẩm dứa đóng hộp, nước quả và các loại rau quả đóng hộp khác. Trong những năm gần đây, EU có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới.

Thị trường Nga và Đông Âu: Là thị trường có tiềm năng đối với ngành rau quả Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm rau quả của Việt Nam đều có thể


xâm nhập vào thị trường này. Hơn nữa, Việt Nam còn được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau quả từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh. Những năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu quả đóng hộp, chuối khô, và các loại quả khác sang Ba Lan, CH Séc, Bulgari, Hungari, Nga, Ukraina.


CHƯƠNG 2‌‌


THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN


2.1.1. Khái quát về Tổng công ty


Tổng công ty (TCT) Rau quả, nông sản là TCT Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản mở tại kho bạc và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Vegetable, Fruit And Agricultural Product Corporation.

Viết tắt là : VEGETEXCO VIETNAM


Trụ sở chính : Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội Tel : 84.4.8524503 – 84.4.8523469; Fax: 84.4.523926

Email : vegetexcovn@fpt.vn

Web : http://vegetexcovn.com.vn/

Tổng công ty Rau quả, nông sản ( VEGETEXCO) là một TCT lớn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con, có 33 đơn vị gồm 06 công ty con, 20 công ty liên kết, 05 công ty liên doanh với nước ngoài (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan) và 02 chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài. TCT hoạt động trong phạm vi toàn quốc và toàn cầu, có quan hệ thương mại với 58 thị trường và khu vực. TCT không chỉ kinh doanh, sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu thực phẩm, rau, quả, nông, lâm, hải sản, mà còn kinh doanh dịch vụ xây dựng, vận tải, giao nhận, kho, cảng, khách sạn, văn phòng cho thuê. Trong lĩnh vực sản xuất, chế biến rau quả, TCT luôn đề cao phương châm “sức khoẻ và sự an toàn của người tiêu dùng là mệnh lệnh tối cao”.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON


Nguồn VEGETEXCO 2 1 2 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Rau quả 1


Nguồn: VEGETEXCO


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Tổng công ty Rau quả, nông sản được thành lập ngày 11/02/1988 theo quyết định số 63 NN-TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và được thành lập lại từ năm 2003 trên cơ sở sáp nhập hai Tổng công ty là Tổng công ty Rau quả Việt Nam và Tổng công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến. TCT là một tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế -kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả từ sản xuất công- nông nghiệp sang chế biến công nghiệp xuất khẩu rau quả và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tiền thân là Tổng công ty Rau quả Việt Nam trải qua nhiều năm hoạt động, TCT đã không ngừng sắp xếp, đổi mới hoạt động cũng như tổ chức lại bộ máy. Quá trình phát triển của TCT thể hiện qua các giai đoạn:

* Giai đoạn 1988 – 1990:


Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp sản xuất, kinh doanh rau quả. Thời kỳ này TCT đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt – Xô (1986-1990) mà TCT được Chính phủ giao cho làm đầu mối. Thực hiện chương trình này cả hai bên đều có lợi. Phía Liên Xô đáp ứng được nhu cầu rau quả cho cả vùng Viễn Đông Liên Xô, còn Việt Nam được cung cấp các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của TCT đựơc xuất sang Liên Xô là chính.

* Giai đoạn 1991-1995:


Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hàng loạt chính sách khuyến khích nông công nghiệp, khuyến khích xuất khẩu ra đời tạo điều kiện có thêm môi trường thuận lợi để sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, TCT gặp phải không ít khó khăn. Nếu như trước năm 1990, TCT được nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức nghiên cứu sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả thì thời kỳ này, ưu thế đó không còn nữa. Nhà nước cho phép hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng rau quả, bao gồm cả doanh nghiệp trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022