Kim Ngạch Xuất Khẩu Rau Quả Của Vegetexco, 1993-1999


nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ với TCT. Mặt khác, thời kỳ này không còn chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô, việc chuyển đổi cơ chế sản xuất kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT còn lúng túng, bỡ ngỡ. Do đó, TCT vừa làm vừa phải tìm cho mình hướng đi thích ứng, trước hết là để ổn định, sau đó là để phát triển.

* Giai đoạn 1996 – 2002:


Đây là thời kỳ hoạt động theo mô hình mới của TCT. Thời kỳ này, TCT đã tạo đựơc uy tín cao trong quan hệ đối nội, đối ngoại. Hàng hoá được xuất khẩu đi hơn 50 thị trường trên thế giới với số lượng ngày càng tăng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được chú ý cải tiến, nâng cao hơn. TCT đã có những bài học kinh nghiệm của nền kinh tế thị trường trong những năm qua. Từ đó, TCT đã tìm cho mình những bước đi thích hợp và dần đi vào thế ổn định và phát triển.

* Giai đoạn 2003 – nay:


Năm 2003 trên cơ sở sáp nhập hai Tổng công ty là TCT Rau quả Việt Nam và TCT Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến thành lập lại TCT Rau quả, nông sản. Là một TCT kinh doanh đa ngành trong phạm vi toàn quốc và thế giới, ngay từ khi thành lập TCT đã đặc biệt quan tâm xây dựng chất lượng sản phẩm, nên đã đầu tư nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Châu Âu. Hiện nay, TCT có 22 nhà máy chế biến rau, quả, nông sản với công suất trên 100 nghìn tấn sản phẩm/năm. Các sản phẩm rau quả, nông sản chế biến mang thương hiệu VEGETEXCO VIETNAM đã và đang giành được uy tín với khách hàng ở trong nước và quốc tế. Đến nay, các mặt hàng của TCT đã có mặt tại 58 quốc gia trong đó những sản phẩm như dứa (cô đặc, đồ hộp, đông lạnh), điều, tiêu, rau, quả, gia vị… được khách hàng ưa chuộng tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nga, Trung Quốc. Với mục tiêu phát triển bền vững, TCT có chiến lược


liên tục đổi mới, giới thiệu ra thị trường thế giới nhiều mặt hàng mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và giá cả hợp lý.

Năm 2005, theo Quyết định số 201/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Tổng công ty Rau quả, nông sản đã chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Về công tác cổ phần hoá, trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh sắp xếp đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, TCT Rau quả, nông sản coi cổ phần hoá là giải pháp chủ yếu đối với các doanh nghiệp thành viên. Tính đến thời điểm năm 2005, TCT đã hoàn thành thủ tục cổ phần hoá cho 17 đơn vị thành viên, trong đó 10 thành viên đã đi vào hoạt động theo loại hình Công ty cổ phần. Năm 2008 sẽ thực hiện cổ phần hoá nốt các đơn vị còn lại của TCT.

2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty

Sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa rau, quả, nông, lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm đồ uống, các loại tinh dầu, các loại giống rau, hoa, quả nhiệt đới; kinh doanh phân bón, hoá chất, vật tư, bao bì chuyên ngành rau quả, nông, lâm sản và chế biến thực phẩm; kinh doanh các sản phẩm cơ khí: máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng…

Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành về sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản.

Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông, lâm sản.

Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán.

Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực khác: giao nhận, kho cảng, vận tải và đại lý vận tải; kinh doanh bất động sản, xây lắp công nghiệp và dân dụng; khách sạn, văn phòng cho thuê.


Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển để phát triển kinh doanh của Tổng công ty.


2.1.4. Chính sách chất lượng của Tổng công ty

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và luôn làm khách hàng hài lòng là mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty Rau quả, nông sản. Vì vậy, TCT liên tục cố gắng thực hiện mục tiêu này bằng việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả hấp dẫn và duy trì dịch vụ hỗ trợ khách hàng ở mức cao nhất.

TCT cam kết:

Luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng về sản phẩm, giá cả, các dịch vụ bán hàng, thanh toán, khiếu nại…

Luôn luôn cố gắng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng thông qua việc xây dựng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000 và hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.

Không ngừng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong toàn TCT về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Luôn luôn hành động theo khẩu hiệu: “VEGETEXCO VIETNAM luôn luôn lắng nghe và thoả mãn yêu cầu của khách hàng”

2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu


Tổng công ty Rau quả, nông sản là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu rau, quả, nông sản


với kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam [28].

Trước những năm 90, VEGETEXCO với tư cách là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vai trò độc quyền ngoại thương trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả của nước ta. Do đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản xuất kinh doanh thời kỳ này nằm trong chương trình hợp tác Rau quả Việt – Xô (năm 1986-1990), và TCT được Chính Phủ giao cho làm đầu mối. Từ những năm 90 trở đi, vị trí độc quyền của VEGETEXCO không còn nữa, thay vào đó là sự đa dạng hoá các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu rau quả.

Từ năm 1991, khi Liên Xô và một loạt các nước XHCN Đông Âu tan vỡ đã gây cho TCT sự hụt hẫng về thị trường. Trong bối cảnh đó, TCT đã buộc phải chuyển hướng sang các thị trường khác, từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để có thể thâm nhập vào thị trường các nước Tư bản chủ nghĩa. Sau nhiều cố gắng và nỗ lực kim ngạch xuất khẩu của TCT bắt đầu tăng trưởng từ năm 1993 với 17,6 triệu Rúp, và đến năm 1995 đạt 21,2 triệu R-USD, tăng 20,5% so với năm 1993. Thời kỳ này, TCT đã chủ trương tiếp tục mở rộng và ổn định thị trường, song song với đẩy mạnh đầu tư để tăng nhanh khối lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu với chất lượng và giá thành có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và khu vực.

Bảng 5. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của VEGETEXCO, 1993-1999


Năm

KNXK rau quả cả nước

( Tr. USD)

KNXK rau quả của Vegetexco

(Tr. RCN-USD) *

Tỷ trọng


(%)

1993

23,6

17,6

74,6

1994

20,8

15,5

74,5

1995

56,1

21,2

37,8

1996

90,2

19,8

22,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 5


1997

71,2

22,9

32,2

1998

56,2

21,1

37,5

1999

106,6

20,1

18,9

Nguồn: VEGETEXCO


* Trong KNXK rau quả của TCT có 1 phần KNXK trả nợ cho Nga tính bằng RCN


Từ năm 1997-1998, do khủng hoảng tài chính khu vực đã làm cho giá xuất khẩu rau quả của ta bị giảm, do vậy kim ngạch xuất khẩu cũng bị giảm sút. Trong xu thế đó, VEGETEXCO đã giữ được xu thế tăng trưởng, cho dù tốc độ còn rất khiêm tốn. Có thể nhận thấy, vai trò của VEGETEXCO trong tổng thể xuất khẩu rau quả Việt Nam ngày càng giảm. Từ chỗ VEGETEXCO chiếm gần 100% xuất khẩu rau quả của cả nước ở những năm trước thập niên 90, đến chỗ nó chỉ còn chiếm 74,6% kim ngạch xuất khẩu rau quả vào năm 1993 và liên tiếp giảm xuống 18,9% vào năm 1999.

Bảng 6. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của VEGETEXCO, 2000-2006



Năm

KNXK Rau quả của Việt Nam (Triệu USD)

KNXK Rau quả của Vegetexco (Triệu USD)

Tỷ trọng KNXK của VEGETEXCO

(%)

2000

213,1

22,4

10,5

2001

330,0

25,1

7,6

2002

221,2

24,5

11,1

2003

151,5

27,9

18,4

2004

177,7

38,2

21,5

2005

235,5

76,1

32,3

2006

259,1

75,3

29,1

Nguån: B¸o c¸o tæng kÕt c¸c n¨m cđa VEGETEXCO


Số liệu bảng 6 cho thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả của TCT Rau quả, nông sản giai đoạn 2000-2006 vẫn giữ được xu thế tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ những năm đầu vẫn còn chậm. Xét về kim ngạch xuất khẩu của TCT so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu của VEGETEXCO chiếm một tỷ trọng chưa cao. Năm 2000, TCT đạt kim ngạch xuất khẩu rau quả là 22,4 triệu USD và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với kim ngạch xuất khẩu cả nước là 10,5%. Sang đến năm 2001, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,7 triệu USD. Trong những tiếp theo mức độ tăng vẫn được giữ vững mặc dù đây chỉ là sự tăng nhẹ. Nhưng đến năm 2005, trong khi kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 235,5 triệu thì riêng TCT rau quả, nông sản xuất khẩu đạt 76,1 triệu, chiếm tỷ trọng khá cao so với kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước (32,3%). Năm 2006, TCT xuất khẩu đạt 75,3 triệu USD về kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam là 29,1%.

Như vậy trong thời kỳ này, TCT Rau quả Nông sản đã đạt được một số thành tựu trong xuất khẩu rau quả, tỷ trọng xuất khẩu rau quả của TCT cũng có xu hướng tăng lên. Theo kế hoạch đến năm 2010 tỷ trọng xuất khẩu rau quả của TCT chiếm 35-40%.

2.2.2. Nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu


Tổng công ty có 4 nhóm hàng rau quả xuất khẩu chính, gồm: rau quả tươi, rau quả đóng hộp, rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối. Ngoài ra, TCT còn kinh doanh một số mặt hàng như hạt giống rau quả, gia vị…

TCT xuất khẩu chủ yếu 2 nhóm hàng đó là rau quả hộp và rau quả sấy muối. Đối với nhóm hàng rau quả tươi chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng giá trị xuất khẩu. Đây là nhóm hàng có nhu cầu lớn trong thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới nhưng TCT vẫn chưa đáp ứng được lượng cầu này.


Bước sang những năm 2000, trong điều kiện chung của cả nước là xuất khẩu rau quả gặp phải những trở ngại về giá cả cũng như chủng loại, mẫu mã sản phẩm trên thị trường thế giới, vì có nhiều nước cùng tham gia vào hoạt động xuất khẩu mặt hàng này; nhưng với nỗ lực của ngành thì sản phẩm rau quả xuất khẩu của TCT hiện nay tương đối phong phú về thể loại.


Bảng 7. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng công ty


Rau quả tươi

Thanh long, dứa, vải, nhãn, cam…

Các loại rau sạch


Rau quả đóng hộp

Dứa hộp các loại: dứa miếng, dứa rẻ quạt, nước dứa tự nhiên, dứa nghiền, dứa khoanh

Cốc tail nước đường, mận nước đường, nước quả hộp

Nấm hộp, chôm chôm hộp, vải hộp

Dưa chuột lọ dầm dấm, hỗn hợp dưa + cà chua bao tử

Dứa cô đặc, cà chua cô đặc

Vải puree, gấc puree

Đồ hộp khác: Măng hộp, ngô lọ ngọt, rau quả hộp, đậu Hà Lan, chuối hộp, đu đủ hộp, cà chua quả đóng lọ


Rau quả đông lạnh

Dứa đông lạnh, dưa hấu đông lạnh

Bắp non đông lạnh

Khoai môn, khoai mỡ

Rau poxôi đông lạnh

Gấc đông lạnh, ớt đông lạnh


Rau quả sấy muối

Chuối sấy

Nấm rơm muối

Dưa chuột muối

Sấy muối khác: ớt muối, cơm dừa sấy, đu đủ sấy, bí đỏ sấy

Nguồn: VEGETEXCO

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí