tế phát triển đã sử dụng xuất khẩu nông sản, xuất khẩu rau quả nói riêng làm con bài chính trị trong các quan hệ đối ngoại. Vì vậy, giải quyết tốt nhu cầu về nông sản là điều quan trọng để ổn định xã hội, giữ vững chủ quyền dân tộc. Điều này cho thấy, xuất khẩu nông sản có vai trò to lớn không chỉ với các nước kinh tế phát triển mà cả các nước chậm phát triển.
1.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM
1.2.1. Thuận lợi
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý:
Việt Nam nằm ở vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương, là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động và hứa hẹn những bước phát triển trong tương lai. Nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng với hệ thống cảng biển, là cửa ngõ không chỉ cho nền kinh tế Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có thể xuất khẩu rau quả tươi đi hầu hết các thị trường lớn của thế giới, đặc biệt là thị trường vùng Đông Bắc Á, với thời gian vận chuyển ngắn, chi phí thấp. Đây là lợi thế so với các nước nằm sâu trong lục địa hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra các hoạt động thương mại quốc tế trên biển. Lợi thế về địa lý đã và đang được nước ta khai thác để phát triển thương mại quốc tế.
Về khí hậu:
Việt Nam với nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau, phần lớn mang tính chất nhiệt đới, một phần mang tính chất cận nhiệt đới và ôn đới, đã hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau với những sản phẩm rau quả đa dạng, được trồng khắp các vùng trong cả nước. Khí hậu nước ta có thể chia thành ba miền khí hậu như sau: Miền Bắc có bốn mùa trong năm, có mùa đông rõ rệt thích hợp cho các cây cận nhiệt đới và nhiệt đới như: nhãn, vải,
cam…, cũng có thể phát triển các loại rau quả mang tính ôn đới như cà chua, khoai tây, rau ăn lá; Miền Nam có nhiệt độ quanh năm luôn ổn định, ít biến động, có hai mùa khô và mùa mưa rất thích hợp cho các loại cây nhiệt đới cận xích đạo như các cây ăn quả: thanh long, dưa hấu, xoài, dứa, chuối, mít …; Miền Trung có khí hậu trung gian giữa hai miền Bắc Nam, mùa mưa đến chậm thích hợp với các loại cây nhiệt đới (dứa…). Sự khác nhau về khí hậu giữa các miền và trong từng vùng tạo thuận lợi cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp đa canh với sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng.
Về đất đai:
Diện tích đất cả nước vào khoảng 330.363 km2 trong đó có tới 50% là đất nông nghiệp và ngư nghiệp. Điều kiện khí hậu nhiệt đới, mưa nắng điều hoà đã giúp cho đất đai trở nên màu mỡ và có độ ẩm lớn. Đây là một thuận lợi đáng kể cho việc gieo trồng các loại rau và phát triển cây ăn quả. Đặc biệt là các loại cây vừa ưa nhiệt, vừa ưa ẩm như chuối, dừa, xoài… Nói chung, chất lượng đất đai của nước ta rất tốt, phong phú về chủng loại, đất có tầng canh tác dày, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng khá cao cho phép phát triển các loại rau, quả phong phú.
1.2.1.2. Lao động
Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ cũng là một lợi thế đáng kể trong việc sản xuất và xuất khẩu rau quả ở nước ta. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 50% dân số đang ở tuổi lao động. Đây là một lực lượng lao động dồi dào cung cấp cho các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả nói riêng. Và đặc biệt nông dân nước ta có nhiều kinh nghiệm trong canh tác vườn quả, ruộng rau. Theo nguyên lý lợi thế so sánh: một nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó. Ngành sản xuất và chế biến rau quả sử dụng nhiều lao động trong tất cả các khâu: gieo trồng, chăm sóc, chế biến… bởi vì, về cơ bản sản xuất nông nghiệp
ở nước ta vẫn mang nặng tính chất thủ công, việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn rất hạn chế nên cần số lượng lao động lớn. Mặt khác, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các nước cũng góp phần làm cho giá thành rau quả ở nước ta thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thế giới. Bên cạnh nguồn lao động dồi dào, cả nước còn có độ ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có khả năng đảm đương các khâu trọng yếu trong sản xuất - chế biến - lưu thông - xuất khẩu rau quả.
1.2.1.3. Thị trường xuất khẩu
Cùng với quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, con người ngày càng sử dụng đa dạng và triệt để hơn các sản phẩm rau quả. Theo Tổ chức lương nông LHQ (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm [19]. Như vậy đối với thị trường rau quả thế giới, cung vẫn chưa đáp ứng được cầu. Điều này cũng cho thấy thị trường xuất khẩu rau quả có nhiều tiềm năng. Đây chính là cơ hội cho các nước xuất khẩu rau quả trong đó có Việt Nam.
Những nước có mùa đông lạnh giá không sản xuất được rau quả như SNG, Đông Âu, Bắc Âu hoặc những nước và khu vực tuy khí hậu cho phép sản xuất rau quả nhưng thiếu đất, thiếu lao động do lao động bị các ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore là những thị trường cần nhập khẩu rau quả với số lượng lớn. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau quả, các nước đó phải nhập khẩu rau quả. Có nước hàng năm nhập khẩu hàng triệu tấn rau quả như: Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Nga, Tây Ban Nha. Đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho những nước có lợi thế về trồng rau quả như nước ta.
Một số nước trước đây sản xuất nhiều rau quả nhưng gần đây có xu hướng giảm dần cả về diện tích, sản lượng và các chủng loại rau quả. Điều đó càng làm cho cung về rau quả trên thị trường giảm xuống, cầu về rau quả ngày càng tăng. Tình hình trên đã và đang là những vấn đề bức xúc đối với thị
trường rau quả thế giới, đồng thời tạo ra những lợi thế lớn cho việc phát triển ngành sản xuất, xuất khẩu rau quả nước ta, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.
1.2.1.4. Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước
Chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước được xem như một trong những lợi thế có vai trò quyết định đối với thành công của hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các chủ trương chính sách điều tiết, quản lý nền kinh tế, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách ban hành đã tạo ra những thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như xuất khẩu rau quả nói riêng.
Trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản trong đó có rau quả, từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ đã không ngừng ban hành, sửa đổi, bổ sung những chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, hệ thống chính sách cơ chế hợp lý có tác động tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm rau quả xuất khẩu trên thị trường thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp như chủ trương tự do hoá thương mại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi…Như vậy, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vừa là phương thức, vừa là động lực của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nó tạo điều kiện cho các vùng ở trung du, miền núi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng cây lương thực sang trồng rau quả phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Chủ trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, theo hướng xuất khẩu được coi là một lợi thế cuả nước ta trong sản xuất và xuất khẩu rau quả.
1.2.2. Khó khăn
1.2.2.1. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất- chế biến rau quả
Nhìn chung, sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn ở dạng thô, nguyên liệu và thu gom từ các vùng lãnh thổ khác nhau nên chất lượng hàng hoá thấp và không đồng đều. Việc sản xuất rau quả vẫn còn nhiều bất cập như diện tích còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp sản phẩm ổn định cho thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống giống rau quả của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm xuất khẩu, thiếu các giống rau quả mà bên trong có hương vị đặc trưng, bên ngoài có độ cảm quan hấp dẫn, có độ đồng đều cao. Trong khi đó, nếu nhập giống của nước ngoài sẽ quá đắt và làm tăng giá thành sản phẩm, do đó giá bán cũng tăng cao và làm giảm sức cạnh tranh của rau quả xuất khẩu Việt Nam.
Hệ thống bảo quản rau quả còn hạn chế, kỹ thuật bảo quản rau quả tươi chủ yếu vẫn sử dụng kinh nghiệm cổ truyền, thủ công. Do công tác bảo quản không tốt nên chi phí cho một đơn vị sản phẩm rau quả xuất khẩu thường vượt định mức cho phép. Cũng do chưa có công nghệ và phương tiện thích hợp để bảo quản sau thu hoạch nên tỷ lệ hư hỏng cao. Kỹ thuật bảo quản mới thực hiện ở mức đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng bằng kho mát chuyên dùng. Tuy vậy, khâu đóng gói và bao bì vẫn chưa đạt yêu cầu, qui cách, mẫu mã còn xấu, công nghệ lạnh trong bảo quản chưa được áp dụng tốt.
Công nghệ chế biến còn quá lạc hậu, chủ yếu được hình thành trong “cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp” nên hầu hết các trang thiết bị, máy móc và công nghệ đã lạc hậu hàng chục thế hệ, không thích hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị cồng kềnh nhưng kém hiệu quả, các định mức tiêu hao nguyên- nhiên- vật liệu thường rất cao, mà sản phẩm sản xuất ra chất lượng lại thấp. Tuy có nhiều doanh nghiệp rất tích cực đổi mới công nghệ, nhưng nguồn vốn hạn hẹp, nên thường sử dụng chắp vá, không đồng bộ và kèm theo đó là tổ chức
sản xuất và bộ máy quản lý cồng kềnh, bất cập với công nghệ, đang là những cản lực trong cạnh tranh.
1.2.2.2. Sự hạn chế trong việc xâm nhập, tạo lập và ổn định thị trường
Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong bối cảnh thị trường thế giới đã được phân chia và sự phân công lao động quốc tế đã được xác lập tương đối ổn định. Các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ đã phải chấp nhận cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia hoặc với công ty hay doanh nghiệp lớn nhiều kinh nghiệm trên thương trường.
Mặt khác là sự yếu kém của chúng ta trong công tác tổ chức thông tin chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chất lượng không cao. Bên cạnh đó trình độ tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp còn yếu.
1.2.2.3. Tổ chức thu mua
Do thiếu tổ chức hợp tác hợp lực một cách chặt chẽ nên hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp của trung ương và địa phương, của nhiều ngành nhiều cấp quản lý trên một vùng lãnh thổ cùng tham gia sản xuất kinh doanh, xuất khẩu một ngành hàng, một mặt hàng. Nhưng không có sự hình thành rõ quan hệ ngành hàng (giữa sản xuất- chế biến- lưu thông tiêu thụ), vẫn trong tình trạng nhiều nhưng mà thiếu, đông nhưng không mạnh, thiếu sự hướng dẫn, điều hành, phân công và sự phối kết hợp trong hoạt động kinh doanh đã dẫn đến tình trạng lộn xộn trên thị trường mỗi khi có nhu cầu hàng cho xuất khẩu mạnh ai nấy làm, phân tán cục bộ, tranh mua tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau… Hậu quả xảy ra là giá mua trong nước bị đẩy lên cao và giá bán ở thị trường nước ngoài bị đẩy xuống, gây thiệt hại đến lợi ích xã hội và người sản xuất.
1.2.2.4. Môi trường kinh tế
Tuy trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Nhà nước đã có nhiều chính sách ban hành nhằm khuyến khích tạo điều kiện mở rộng các hoạt động thương
mại, nhưng do cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý xuất nhập khẩu nói riêng thay đổi thường xuyên làm cho các doanh nghiệp không kịp xoay xở, bị động, lúng túng, thậm chí không xác định rõ phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chưa thật sự yên tâm bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hàng rau quả xuất khẩu.
Tóm lại, nhận thức đầy đủ những lợi thế và bất lợi trong sản xuất và kinh doanh rau quả là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để chủ động và tự tin hơn trong quá trình chỉ đạo sản xuất và thị trường. Vấn đề là làm sao kết hợp được các lợi thế so sánh, phát huy tối đa hiệu quả của chúng. Muốn vậy đòi hỏi sự nỗ lực của cả xã hội và sự kết hợp chặt chẽ của các ngành các cấp, các đơn vị sản xuất, đặc biệt là vai trò điều tiết của Chính phủ, nhằm chủ động tạo lập và xây dựng các chiến lược về mặt hàng xuất khẩu, ngành hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chủ lực, để có thể từ những lợi thế tạo ra sức cạnh tranh cao cho mỗi sản phẩm rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu
Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho xuất khẩu rau quả phát triển.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, 1990-2006
Tổng KNXK của Việt Nam (triệu USD) | KNXK rau quả (triệu USD) | Chỉ số phát triển KNXK rau quả (năm trước=100)% | Tỷ trọng KNXKRQ/TổngKNXK (%) | |
1990 | 2404,0 | 52,3 | 2,18 | |
1991 | 2087,1 | 33,2 | 63,5 | 1,59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 1
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Rau Quả Sang Các Thị Trường Trong Tháng 7 Và 7 Tháng Đầu Năm 2007
- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 4
- Kim Ngạch Xuất Khẩu Rau Quả Của Vegetexco, 1993-1999
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
2580,7 | 32,3 | 97,3 | 1,25 | |
1993 | 2.985,2 | 23,6 | 73,1 | 0,79 |
1994 | 4.054,3 | 20,8 | 88,1 | 0,51 |
1995 | 5.448,9 | 56,1 | 269,7 | 1,03 |
1996 | 7.255,8 | 90,2 | 160,8 | 1,24 |
1997 | 9.185,0 | 71,2 | 78,9 | 0,78 |
1998 | 9.360,3 | 56,2 | 78,9 | 0,60 |
1999 | 11.541,4 | 106,6 | 189,7 | 0,92 |
2000 | 14.482,7 | 213,1 | 199,9 | 1,47 |
2001 | 15.029,2 | 330,0 | 154,9 | 2,20 |
2002 | 16.706,1 | 221,2 | 67,0 | 1,32 |
2003 | 20.149,3 | 151,5 | 68,5 | 0,75 |
2004 | 26.485,0 | 177,7 | 117,3 | 0,67 |
2005 | 32.447,1 | 235,5 | 132,5 | 0,73 |
2006 | 39.826,2 | 259,1 | 110,0 | 0,65 |
Nguån: Niªn gi¸m thèng kª – Tæng côc Thèng kª
BiÓu ®å 1. Kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ ViÖt Nam giai ®o¹n 1990-2006
350
300
250
200
150
100
50
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
0
KNXK (TriÖu USD)
Số liệu bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy từ năm 1990 đến 1994, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục giảm sút, từ 52,3 triệu USD năm 1990 xuống còn 33,2 triệu USD năm 1991, 32,3 triệu USD năm 1992, 23,6