Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Trong Xuất Khẩu Rau Quả


Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế , Việt Nam đã tham gia một loại những định chế kinh tế khu vực và thế giới (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

- AFTA, Khu vực tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc, Tổ chức thương mại thế giới – WTO…)

Việc tham gia AFTA đang và sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu rau quả, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp. Đối với việc thực hiện CEPT, cá nước ASEAN đã đưa mặt hàng rau quả tươi vào danh mục cắt giảm để thực hiện cắt giảm thuế. Chỉ ngoại trừ một số các mặt hàng sau được các nước đưa vào Danh mục hàng nông sản nhạy cảm: dừa, khoai tây, nhãn, hành, tỏi (Thái Lan); chuối, chanh (Malaysia); xoài, dứa, đu đủ (Philipin). Hiện nay, các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời sang Danh mục cắt giảm với mức thuế suất 5% vào năm 2006.

Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của các cam kết mở cửa thị trường trong WTO, và đặc biệt là trong FTA ASEAN- Trung Quốc, đối với ngành rau quả của Việt Nam trong quá trình hội nhập là khá gay gắt và chủ yếu tập trung vào những loại quả ôn đới, quả có múi. Nhìn chung, các sản phẩm rau quả sẽ có mức thuế khá lớn trong cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Thuế suất đối với mặt hang táo, lê, nho tươi sẽ giảm ngay lập tức từ 40% xuống 20% và xuống 10% sau 5 năm. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) đối với sản phẩm nho khô hiện tại là 40% cũng sẽ được giảm xuống còn 25% và sau 5 năm giảm xuống còn 13% [29].

* Khách hàng


TCT đã chọn cho mình phương châm làm việc: “Tất cả vì khách hàng, tiện lợi cho khách hàng”. Khách hàng của TCT trong những năm qua đã không ngừng tăng lên, một số khách hàng quen thuộc như Nga, Nhật, Trung Quốc, Mỹ, các nước ASEAN… Có thể coi họ là những khách hàng quan trọng của TCT. Do vậy, để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng quen


thuộc cũng như khách hàng tiềm năng, TCT cần phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, chất lượng đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, TCT gặp rất nhiều sự cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, vì vậy để giữ vững khách hàng quen thuộc, thu hút khách hàng mới, TCT phải tìm hiểu thêm, nghiên cứu thị trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

* Đối thủ cạnh tranh


Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 7

Đối thủ cạnh tranh của TCT trong xuất khẩu rau quả chủ yếu là các nước sản xuất và xuất khẩu rau lớn trên thế giới và trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan…còn đối thủ cạnh tranh trong nước thì hầu như không có.

Các nước Trung Quốc, Thái Lan … là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gay gắt nhất. Họ có ưu thế hơn hẳn về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm gieo trồng…Do vậy, để khẳng định mình, TCT cần phải thu hẹp khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp bằng những sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, có chính sách Marketing linh hoạt và đáp ứng được mọi khắt khe đòi hỏi của khách hàng khó tính nhất.

2.3.1.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp


* Nhân sự


Lao động là một trong bốn yếu tố quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là “lao động, vốn, kỹ thuật và nguyên vật liệu”; số lượng và chất lượng lao động đóng một vai trò quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh vì lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động. Chính vì lý do trên mà TCT Rau quả, nông sản rất quan tâm và luôn coi trọng nhân tố con người – một nhân tố trung tâm quyết định đến mọi nhân tố khác, coi đó là chiến lược lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của TCT.


Số lượng lao động của TCT tính trong năm 2006 là 3650 người, trong đó lao động trực tiếp là 3.378 người, chiếm 92,54% tổng số lao động; còn lao động gián tiếp chỉ có 272 người, chỉ chiếm 7,46% tổng số lao động. Như vậy, lao động gián tiếp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động của TCT, điều này cho thấy bộ máy quản lý nhẹ nhàng và hoạt động khá hiệu quả. Phần lớn đội ngũ cán bộ của TCT đều có trình độ đại học trở lên. Đặc biệt, các cán bộ quản lý, kỹ thuật nắm giữ trọng trách hiện đều có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Tại TCT các cán bộ luôn được đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề; các cán bộ kỹ thuật thường xuyên được cử đi tham gia các khoá bồi dưỡng và phổ biến những kỹ thuật mới để áp dụng trong sản xuất; TCT cũng thường xuyên cử người xuống các đơn vị thành viên, các đơn vị sản xuất để giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn để đảm bảo quy trình kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm.

* Năng lực tài chính


Bất cứ một hoạt động đầu tư mua sắm hay phân phối nào cũng phải xem xét, tính toán đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, năng lực tài chính đặc biệt là vốn, là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TCT luôn cân đối điều hoà các nguồn lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, bảo lãnh vay vốn kịp thời cho các đơn vị có vốn để đầu tư cho các dự án và sản xuất kinh doanh, ứng vốn trước cho các đơn vị để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn. Năm 2005, tổng vốn đầu tư của TCT là 9.014 triệu đồng, trong đó 5.000 triệu đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản, 2.777 triệu đồng cho đầu tư thương hiệu và thị trường, 1.237 triệu đồng cho khoa học kỹ thuật [14].

* Công nghệ


Thiết bị, công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm; là yếu tố cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của TCT. Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản xuất của TCT được nâng lên rất nhiều vì đã có sự đầu tư và đổi mới một số dây chuyền hiện


đại, mở rộng quy mô, năng lực sản xuất. TCT đã tiến hành lắp đặt một số dây chuyền đông lạnh IQF tại Đồng Giao, Tân Bình; dây chuyền sản xuất đồ hộp tại Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Bắc Giang; dây chuyền dứa cô đặc tại Kiên Giang, Quảng Nam; dây chuyền cà chua đặc tại Hải Phòng và đầu tư nâng cấp cho một số dây chuyền cũ đi vào hoạt động…

Cho đến nay, TCT đã có một hệ thống dây chuyền tiên tiến hiện đại với công suất trên trăm nghìn tấn sản phẩm/năm, đủ sức chế biến các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị được đầu tư chưa đồng bộ nên sản xuất mới đạt 30-40% công suất thiết kế, dẫn đến hiệu quả chưa cao, sản phẩm chưa ổn định. TCT cần có các giải pháp để khắc phục điểm này.

2.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong xuất khẩu rau quả

2.3.2.1. Năng lực sản xuất


* Sản xuất nông nghiệp

Trong các năm qua, Tổng công ty đã tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng đến các chương trình giống và công tác khuyến nông trong sản xuất, trồng trọt rau quả.

Năm 2005, giá trị tổng sản lượng là 73 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2004 với tổng diện tích gieo trồng là 11.160 ha và tổng khối lượng nguyên liệu chế biến là 106.000 tấn. Trong đó, dứa là cây trồng chủ lực của TCT với diện tích đạt 5.118 ha, sản lượng đạt 33.185 tấn, khối lượng nguyên liệu dứa thu mua đạt 44.364 tấn [14]. Tuy nhiên giá thu mua nguyên liệu chưa tăng tương xứng với chi phí tăng trong sản xuất, nên chưa hấp dẫn người trồng dứa, cây dứa bị một số cây trồng khác cạnh tranh do hiệu quả thấp hơn. Ngoài ra, TCT cùng lãnh đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương phát triển vùng nguyên liệu rau vụ xuân, vụ động như dưa chuột, ớt, cà chua, ngô rau,


ngô ngọt… đưa vụ xuân, vụ đông thành vụ sản xuất chính với diện tích 2.078 ha, khối lượng nguyên liệu trên 20.000 tấn. Trong đó, dưa chuột 954 ha đạt 11,760 tấn nguyên liệu, cà chua bi 185 ha, ngô ngọt 264 ha… chất lượng tương đối tốt [14]. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của TCT còn hạn chế do thiếu vốn đầu tư vùng nguyên liệu, thời tiết khí hậu bất thường, đặc biệt công tác quản lý phát triển vùng nguyên liệu còn thiếu kinh nghiệm, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây trồng còn chưa đảm bảo, nhiều diện tích không được đầu tư chăm sóc tốt.

* Sản xuất công nghiệp

Tổng công ty đã đầu tư nhiều dây chuyền chế biến với thiết bị và công nghệ hiện đại. Hiện nay TCT có 22 nhà máy chế biến rau, quả, nông sản với công suất trên 100 nghìn tấn sản phẩm/năm. Năm 2006, sản phẩm rau quả chế biến của TCT đạt 41.800 tấn. Trong đó, dưa chuột dầm giấm đã trở thành một trong các sản phẩm chủ lực với khối lượng sản phẩm đạt 8.000 tấn, khối lượng dứa chế biến đạt 6.576 tấn, khối lượng vải chế biến đạt 1.250 tấn ( gồm

1.000 tấn vải hộp và 250 tấn vải đông lạnh [14]. TCT đã định hướng đa dạng hoá sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm rau chế biến. Các sản phẩm dưa chuột, cà chua, ngô rau, ngô ngọt… đã có tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm rau quả chế biến khác như puree gấc đông lạnh, puree lạc tiên… Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp của TCT còn một số tồn tại như khối lượng sản xuất của nhiều dây chuyền chế biến đạt thấp so với công suất thiết kế; công tác quản lý thực hiện quy trình sản xuất chưa tốt, chất lượng sản phẩm chưa ổn định.

2.3.2.2. Chất lượng sản phẩm


Chất lượng các loại rau quả xuất khẩu là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả cũng như Tổng công ty Rau quả, nông sản. Chất lượng rau quả phụ thuộc chặt chẽ vào giống, phương pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển. Hiện nay, việc


sản xuất kinh doanh đã bước đầu hướng ra thị trường, phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ. Vì vậy, TCT đã chú trọng lựa chọn cây trồng phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao và hình thành một số vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu.

Giống, kỹ thuật trồng trọt và kỹ thuật chế biến là những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất và chất lượng rau quả. Do đó, TCT đã chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ các đơn vị thực hiện kỹ thuật gieo trồng, khảo giống mới, khắc các bệnh cây dưa chuột, cà chua, tổ chức sản xuất hạt giống rau xà lách, củ cải, cải bẹ, cũng như kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ dưa chuột bao tử, ngô ngọt, cà chua quả to, cà chua bi, paste cà chua…

Tuy những năm qua TCT đã đầu tư vào khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cây giống cũng như chất lượng sản phẩm , song đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại chưa nhiều, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm quản lý. Công nghệ chế biến, bảo quản rau quả phần lớn còn lạc hậu, thiếu công nghệ bảo quản thích ứng với đặc điểm thu hoạch và chế biến của loại mặt hàng này (bảo quản lạnh, bảo quản trong môi trường điều tiết, sơ chế, bao gói…). Mặt khác, do tập quán sản xuất quy mô nhỏ, thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hoá thấp và không đồng đều, đặc biệt việc quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật kém. Chất lượng của việc đóng gói và nhãn mác cũng là vấn đề khó khăn, sản phẩm bao bì còn đơn điệu, nghèo nàn. Cơ sở hạ tầng cho công tác thu mua, tiêu thụ còn hạn hẹp, thiếu các phương tiện vận chuyển, kho bãi chuyên dụng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng rau quả xuất khẩu.

Như vậy, vấn đề chất lượng là một trong những khó khăn mà TCT cần phải khắc phục, có như vậy TCT mới vươn ra được thị trường thế giới một cách ổn định, vững chắc.


2.3.2.3. Giá sản phẩm


Các sản phẩm rau quả của nước ta đều cao hơn các nước trong khu vực. Ví dụ giá sầu riêng của Thái Lan 1 USD/kg, trong khi đó của nước ta 2 USD/kg. Các hoa quả khác như xoài, thanh long… chi phí sản xuất của ta rất cao, gấp 2-3 lần so với Thái Lan [17]. Tương tự, bưởi năm roi Việt Nam xuất sang Trung Quốc giá lên đến 2-2,5 USD/kg, trong khi đó bưởi năm roi từ Trung Quốc xuất sang Hà Lan chỉ 50 cent/kg [25]. Có hai đối thủ lớn mà Việt Nam khó cạnh tranh là Thái Lan và Trung Quốc, bởi họ có nhiều rau quả, chất lượng tốt, giá thành hạ. Giá trái cây Việt Nam cao do chất lượng trái cây còn thấp, sản lượng chưa nhiều, khâu vận chuyển, bảo quản lại thiếu chuyên nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ hư hỏng sau bảo quản của trái cây Việt Nam ở mức 20-30% [25]. Các chi phí dịch vụ cho xuất khẩu, nhất là chi phí vận tải của Việt nam cũng cao hơn các nước trong khu vực. Đơn cử, giá cước vận chuyển tàu thuỷ của Việt Nam cao hơn Thái Lan vì hàng của Việt Nam phải qua cảng trung chuyển thêm phí.

Trong những năm qua, TCT đã cố gắng tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Đối với nguyên vật liệu, TCT đã tìm những nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý nhất. TCT thường ký những hợp đồng mua hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất với một số công ty nước ngoài có uy tín cao, lựa chọn được nhà cung ứng hợp lý và ổn định. Bên cạnh đó, TCT luôn có những khoá học nhằm đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt để có nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất chế biến, TCT đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để tự cung cấp nguồn nguyên liệu cho chính mình, vì vậy tiết kiệm được khá nhiều trong khâu chi phí thu mua. Với những nỗ lực của mình, TCT đã và đang tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, đây là việc có ý nghĩa hết sức thiết thực trong giai đoạn hiện nay.


2.3.2.4. Sức mạnh thương hiệu


Xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam hiện đang là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao vị thế của rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cũng như các loại hàng hoá nông sản khác, mặt hàng rau quả của Việt Nam tuy xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới nhưng phần lớn không có nhãn hiệu nên ít người biết đến. Chính vì vậy, các vùng trồng các loại rau qảu đặc sản cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đầu tư xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình.

Thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều lợi nhuận trên sản phẩm bán ra và hơn thế nữa tạo ra một thị trường tương đối ổn định. Với các thương hiệu khác nhau, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả có thể phân biệt sản phẩm của mình qua hình ảnh và hương vị, tránh cạnh tranh đơn thuần về giá. Sức mạnh thương hiệu cho phép doanh nghiệp chế biến- kinh doanh có thêm đòn bẩy thương lượng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Hiện nay, Tổng công ty Rau quả, nông sản sử dụng cả nhãn hiệu của TCT là VEGETEXCO và cả nhãn hiệu của nhà phân phối - nhà nhập khẩu. TCT đang tiến hành xây dựng quy chế thống nhất thương hiệu sản phẩm, trước hết là thống nhất về giá sàn thu mua nguyên liệu và bán sản phẩm vào thị trường Nga, Mỹ đối với một số sản phẩm chính; đăng ký bảo hộ thương hiệu VEGETEXCO ở các thị trường trọng điểm. Năm 2006, TCT đã tổ chức các đoàn cán bộ lãnh đạo, công nhân viên đi tham gia hội chợ quốc tế: hội chợ thực phẩm quốc tế Sial Pháp, hội chợ thực phẩm, công nghệ đồ uống Moscow Nga, hội chợ thực phẩm Bắc Kinh. Đồng thời TCT xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu VEGETEXCO với các bước đi thích hợp, hoàn thành trang WEB và Catalo mới của TCT. Kết quả TCT đã có nhiều đơn đặt hàng rau quả các loại. Điều đó càng chứng tỏ, uy tín nhãn hiệu của TCT trên thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022