Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------***---------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN (VEGETEXCO)


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp : Anh 5

Khoá : K42B

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đào Thị Thu Giang


HÀ NỘI, 11/2007


LỜI MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất rau quả và nông sản có vị thế trên thế giới. Đặc biệt từ khi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII hướng dẫn thực hiện đa dạng hoá cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể .Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước; trình độ sản xuất, năng suất, sản lượng, chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong và ngoài nước. Trong tình hình hiện nay, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc gia nhập WTO tuy mở ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam song cũng đặt ra không ít thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nỗ lực trong cuộc chạy đua ngày càng khốc liệt trên trường quốc tế.

Nhận thức được những khó khăn đó, Tổng công ty Rau quả, nông sản (trước đây là Tổng công ty Rau quả Việt Nam), một doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong ngành rau quả Việt Nam, đã xác định hướng phát triển và xây dựng chiến lược phát triển cho Tổng công ty bằng việc định hướng cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực về lao động, điều kiện tự nhiên…Với nỗ lực của mình, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể với 58 thị trường xuất khẩu, với nhiều các chủng loại mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, so với tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước thì xuất khẩu rau quả của Tổng công ty chiếm tỷ trọng chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tổng công ty. Từ thực tế đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản (VEGETEXCO)” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khoá luận tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, nông sản, trong đó có đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty, nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trong xuất khẩu rau quả đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, nông sản.

Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, dự báo, bảng biểu kết hợp với những kiến thức lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu để rút ra những kết luận và đề xuất chủ yếu.

Cấu trúc của khoá luận

Khoá luận gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, nông sản

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản


Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các cán bộ giảng dạy và công tác tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã hết lòng dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn các bác, các cô chú công tác tại Tổng công ty Rau quả, nông sản đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tìm hiểu và cung cấp các dữ liệu thống kê cần thiết để hoàn thành khoá luận này.

Đặc biệt em xin gửi tới cô giáo ThS. Đào Thị Thu Giang, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bản khoá luận này lời cảm ơn sâu sắc nhất.


CHƯƠNG I‌‌


TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RAU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM


1.1.1. Vị trí của rau quả trong nền kinh tế quốc dân


Rau quả không chỉ là sản phẩm thiết yếu trong cơ cấu bữa ăn của dân cư mà trong xu thế thu nhập và đời sống dân cư ngày càng được cải thiện nhanh, nó còn là sản phẩm để nâng cao đời sống. Dân số quốc gia ngày càng tăng, đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu, đòi hỏi về khối lượng, chất lượng rau quả cũng lớn hơn, tốt hơn. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng trong tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam có sự thay đổi lớn, tức là tăng dinh dưỡng bằng thực vật và các loại sinh tố khác có trong rau quả, sử dụng đồ uống pha trộn nhiều nước quả nguyên chất, mặt khác giảm tiêu dùng các loại thực phẩm nhiều chất béo, tinh bột… Sự tiêu dùng một số loại rau quả đặc sản còn được coi là một dấu hiệu của đời sống cao. Điều này có thể lý giải tại sao các nước công nghiệp phát triển lại sản xuất, tiêu dùng ngày càng nhiều các loại rau quả, cũng như nhập khẩu ngày càng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu. Trong điều kiện đó, Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu rau quả, đưa sản xuất và xuất khẩu rau quả trở thành một trong những ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của mình.

Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng trọt các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển sản xuất và xuất khẩu các loại rau, hoa, quả để thay thế cho những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp, qua đó mà chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của cả nước là rất cần thiết. Hơn nữa, đây lại là một lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận xã hội quan trọng với 70% là


nông dân, đời sống còn rất khó khăn, diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp. Do vậy, việc tập trung sức để phát triển cho được ngành này đi lên lại càng có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội cực kỳ quan trọng.

1.1.2. Đặc điểm của rau quả xuất khẩu Việt Nam


Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên các loại thực vật, rau quả cũng như các sản phẩm lương thực rất phong phú và đa dạng. Ở nước ta, nghề trồng rau quả đã hình thành từ rất lâu cùng với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp. Song song với việc phát triển sản xuất lương thực, phát triển rau quả cũng là khai thác một lợi thế khác của đất nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.

Rau quả là sản phẩm nông nghiệp mang những đặc điểm khác với các sản phẩm của các ngành khác. Nói chung sản phẩm rau quả xuất khẩu được chia thành hai dạng: rau quả tươi và rau quả chế biến.

Rau quả tươi:


Rau quả tươi là sản phẩm tươi nên vẫn giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng, mang lại những hương vị đặc trưng của rau quả nhiệt đới. Nhưng rau quả tươi lại là mặt hàng dễ hỏng; không để được lâu; khai thác theo thời vụ và phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đất đai; chất lượng giảm mạnh nếu không được bảo quản tốt sau khi thu hoạch.

Rau tươi xuất khẩu của Việt Nam còn ít và chủng loại chưa phong phú và trước mắt chưa có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn vì rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có giống tốt đảm bảo chất lượng màu sắc, hương vị phù hợp nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi có đầu tư lớn: thiết bị lạnh tiên tiến đảm bảo rau quả không bị mất nước, kho chứa và phương tiện vận chuyển lạnh. Các loại rau tươi xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cải bắp, cải xanh, ngô ngọt, cà tím, các loại đậu, khoai tây…


Trái lại, hoa quả tươi xuất khẩu có phần ngày càng đa dạng về chủng loại. Chuối là mặt hàng xuất khẩu từ lâu, có thể nói là truyền thống với số lượng và chất lượng xuất khẩu khá ổn định do áp dụng kỹ thuật trồng bằng cây giống nuôi cấy mô. Ngoài ra còn có: xoài, thanh long, nhãn, bưởi…

Rau quả chế biến:


Rau quả chế biến có thể giữ được lâu dài, thuận lợi trong việc sử dụng, vận chuyển, nhưng hương vị bị giảm sút so với rau quả tươi, giá thành lại cao hơn do đã qua chế biến. Rau quả chế biến có thể chia thành hai loại: sơ chế hay chế biến thủ công và chế biến công nghiệp.

Sơ chế và chế biến thủ công: các công đoạn chế biến được tiến hành đơn giản, mang nhiều tính chất thủ công như: phơi, sấy khô, muối, ép nước hoa quả, nước cô đặc, mứt ô mai... Sơ chế và chế biến thủ công rau quả ở Việt Nam được tiến hành với tỷ trọng nhỏ dùng cho công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.

Chế biến công nghiệp: Các công đoạn chế biến được tiến hành chủ yếu bằng dây chuyền máy móc và có các công nghệ chế biến chủ yếu: đông lạnh, đóng hộp, ép nước, nước quả cô đặc, hoa quả nghiền. Chế biến công nghiệp ở Việt Nam được lưu ý và tiến hành từ lâu song tính đến nay số rau quả tươi được chế biến công nghiệp vẫn còn hạn chế. Việt Nam là nước có nhiều quả nhiệt đới có thể chế biến thành nước quả và nước cô đặc với chủng loại phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới như: dứa, đu đủ, xoài, chôm chôm, sữa dừa, cam, táo, ổi, mãng cầu, dâu tây, dưa hấu, thanh long.

1.1.3. Vai trò của xuất khẩu rau quả


Rau quả là loại sản phẩm rất cần thiết cho con người, và nhu cầu về rau quả là nhu cầu thường xuyên, liên tục và không thể thiếu được. Với tình hình dân số thế giới ngày càng tăng, đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu và đòi hỏi về khối lượng, chất lượng rau quả cũng lớn hơn, tốt hơn. Việt


Nam là một nước nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho các loại cây trồng phát triển, đặc biệt là các loại cây ăn trái và các loại rau, cùng với lực lượng lao động dồi dào, nước ta hoàn toàn có lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp mà rau quả là một trong những mặt hàng cần được phát triển để khai thác tối đa những lợi thế có sẵn.

Việc đặt nền sản xuất nông nghiệp nước ta trong quan hệ với thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn. Chính vì vậy, xuất khẩu rau quả có vai trò hết sức quan trọng. Điều đó thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, xuất khẩu rau quả là một trong những giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam là nước kinh tế đang phát triển trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải có vốn, có thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, muốn có thiết bị, máy móc và công nghệ tiên tiến cần phải nhập từ nước ngoài, nghĩa là cần phải có ngoại tệ.

Thứ hai, xuất khẩu rau quả tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng khai thác các nguồn lợi tự nhiên, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác ở nông thôn.

Sau những năm đổi mới, sản xuất rau quả nước ta có bước phát triển về chất. Điều đó không chỉ biểu hiện ở lượng rau quả sản xuất ra ngày càng tăng mà còn biểu hiện ở việc tạo thêm nhiều việc làm trong nông nghiệp, nông thôn, thu nhập của các tầng lớp trong nông thôn ngày càng tăng, đói nghèo đang từng bước được khắc phục. Đó là những thành tựu rất cơ bản và cũng rất quan trọng của ngành rau quả nước ta trong những năm vừa qua.


Thứ ba, xuất khẩu rau quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rau quả, nhờ bán được sản phẩm rau quả với giá cả cao hơn. Cơ sở kinh tế của xu hướng đó là lợi ích của các tác nhân khi tham gia vào quá trình đó thường lớn hơn khi không tham gia vào giao thương quốc tế. Trong đó, nhóm các nước nhập khẩu nông sản tìm cách xuất khẩu tư bản, tìm môi trường đầu tư có lợi về mặt tài chính, nhóm các nước xuất khẩu nông sản tìm cách khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ… để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do xuất khẩu nông sản ở dạng thô nên hiệu quả chưa thật cao. Nhưng nếu không xuất khẩu nông sản, lượng tiêu thụ trong nước tăng sẽ làm giá cả giảm sút. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả là đòn bẩy để kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong điều kiện khả năng thanh toán trong nước chưa cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm rau quả chưa lớn, thì với một lượng rau quả sản xuất ra chưa nhiều như hiện nay song đã có tình trạng “thừa” sản phẩm. Nếu tiếp tục khuyến khích sản xuất, thì tình trạng ế thừa càng có nguy cơ trầm trọng hơn. Do đó, cần thiết phải mở rộng xuất khẩu sang thị trường thế giới để có thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả cũng là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Ngày nay, nông dân có thể trồng các loại cây trồng phi lương thực nhưng lại giải quyết được vấn đề lương thực với hiệu quả cao hơn. Hàng vạn hộ nông dân vùng trung du và miền núi phía Bắc đã trồng vải, trồng mận trên đất mà trước kia họ trồng ngô, sắn… Với việc xuất khẩu rau quả, vừa đáp ứng được nhu cầu về rau quả cho thị trường trong và ngoài nước, vừa đảm bảo vấn đề lương thực của người nông dân và đem lại cho họ nguồn thu nhập để nâng cao đời sống.

Thứ năm, xuất khẩu rau quả góp phần tạo mở các mối quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho quan hệ kinh tế chính trị chủ động hơn. Một số nước kinh

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí