Kim Ngạch Xuất Khẩu Sang Một Số Thị Trường Chính Của Vegetexco Giai Đoạn 2001-2006


Thông qua bảng 8 về khối lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty và bảng 9 về kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng chính, cho thấy rõ tình hình xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, nông sản trong thời gian gần đây.

Về cơ cấu tỷ lệ các nhóm hàng rau quả xuất khẩu, nhóm hàng rau quả đóng hộp chiếm tỷ lệ lớn nhất và luôn là mặt hàng chủ đạo của Tổng công ty, tiếp đó là nhóm hàng rau quả sấy muối. Các nhóm hàng rau quả tươi và rau quả đông lạnh chiếm tỷ trọng thấp, trong đó nhóm hàng rau quả tươi có sự biến động đáng kể qua các năm.

Về nhóm hàng rau quả tươi, năm 2004 xuất khẩu mặt hàng này đạt kim ngạch lớn nhất (931.810 USD), tăng 400.117 USD so với năm 2003 tương đương 75,3% . Năm 2005 và năm 2006 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2005 (giảm 49,1% so với năm 2004), năm 2006 giảm nhưng không đáng kể so với năm 2005 (giảm 7,7%). Xét về mặt kim ngạch xuất khẩu thì rau quả tươi vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Đó là do chất lượng rau quả tươi xuất khẩu của TCT vẫn chưa cao, các tiêu chuẩn như độ tươi, độ chín, mức độ khuyết tật, hình dạng, kích cỡ… đều chưa đáp ứng được thị trường. Những khuyết điểm trên là do chúng ta chưa có được giống tốt, chưa thâm canh được trên diện rộng, khâu bảo quản sau thu hoạch còn kém, kỹ thuật chăm sóc chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhóm hàng rau quả đóng hộp của TCT đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm một tỷ trọng tương đối cao so với các nhóm hàng xuất khẩu chính. Năm 2004 rau quả đóng hộp đạt 13 triệu USD, tăng 24% về lượng, tăng 61,1% về trị giá so với năm 2003. Xuất khẩu nhóm hàng này tiếp tục tăng vào năm tiếp theo và đạt kim ngạch cao nhất là 13,6 triệu USD (năm 2005), tuy nhiên năm 2006 đã giảm 6,3% so với năm 2005, đạt 12,8 triệu USD. Trong nhóm hàng rau quả đóng hộp, sản phẩm dưa chuột chế biến đã


phát triển nhanh thành sản phẩm chủ lực với khối lượng xuất khẩu năm 2006 đạt gần 11.000 tấn tăng 53%, kim ngạch xuất khẩu 5,8 triệu USD tăng 45% so với năm 2005 và bằng kim ngạch sản phẩm dứa chế biến, tuy nhiên giá bán chỉ bằng 92% so với cùng kỳ; sản phẩm nấm hộp tăng 50% về lượng, tăng 71% về giá trị [14]. Như vậy, nhóm hàng rau quả đóng hộp là mặt hàng chủ lực của TCT.

Ngược lại, sản phẩm rau quả đông lạnh tuy có tăng lên về kim ngạch xuất khẩu nhưng TCT mới xuất được một khối lượng nhỏ (năm 2003 xuất 1.561,4 tấn; năm 2004 xuất 2.100,1 tấn; năm 2005 khối lượng xuất khẩu đạt cao nhất là 2.194,4 tấn, năm 2006 giảm xuống còn 2.072,8 tấn. Năm 2005, rau quả đông lạnh đạt 2,25 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2004. Năm 2006, rau quả đông lạnh giảm cả về lượng (giảm 5,5%) và trị giá (giảm 12,2%). Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả đông lạnh, TCT cần có các chiến lược phù hợp để nâng cao chất lượng của sản phẩm rau quả nói chung và sản phẩm đông lạnh nói riêng để dần tìm được chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.

Về nhóm hàng rau quả sấy muối, do được đầu tư về công nghệ, kỹ thuật nên xuất khẩu nhóm này tăng tương đối ổn định vào các năm 2003, 2004 và tăng mạnh vào năm 2005 với khối lượng xuất khẩu khoảng 5,6 nghìn tấn (tăng 20,4% so với năm 2004) và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 triệu USD (tăng 121,5% so với năm 2004), tuy nhiên đến năm 2006 lại giảm 34,2% về lượng, giảm 29,9% về trị giá.

Có thể nói năm 2005 là năm thành đạt của TCT trên phương diện xuất khẩu mặt hàng rau quả, và cũng đã đạt được một số thành tựu khả quan, nhưng để trở thành một trong những đơn vị xuất sắc trong lĩnh vực này, TCT cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.


2.2.3. Thị trường xuất khẩu


Thị trường xuất khẩu của TCT Rau quả, nông sản trong các năm có tăng nhưng chưa ổn định. Những năm gần đây, xuất khẩu rau quả của TCT vẫn đang khôi phục thị trường truyền thống là Cộng hoà Liên bang Nga và các nước Đông Âu, đồng thời có xu hướng chuyển sang các nước Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore; thị trường Trung Cận Đông và thị trường Châu Mỹ, nhất là thị trường nước Mỹ; đây là các thị trường rộng lớn và giàu có mà TCT có thể khai thác.

Bảng 10. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường chính của VEGETEXCO giai đoạn 2001-2006

Đơn vị: 1000 USD


Tên nước

Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Mỹ

915,28

1.327,4

2.127,2

7.155

14.030,5

15.114,8

Đức

243,71

206,87

723,56

1.236

5.254

4.802,6

Đài Loan

447,58

717,6

2.146,02

5.132,02

2.256,3

1.906,4

Hàn Quốc

757,28

423,1

1.213,7

3.228,2

2.382,7

1.765

Nhật Bản

439,46

1.091,1

4.092,04

10.754

1.893,5

401,6

Hông Kông

388,66

183,93

867,2

1.862

1.419,2

3.149,4

Pháp

240,28

215,75

675,81

1.272,3

1.474,4

1.407,2

Trung Quốc

689,62

1.262,5

4.256,75

11.118

3.441,4

3.463,7

Nga

322,59

752,59

1.925,15

5.488,3

6.721,4

11.120,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco) - 6

Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm của VEGETEXCO


Bảng 10 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của TCT vào các thị trường có sự tăng trưởng, trong đó một số thị trường tăng mạnh như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và gần đây là Liên bang Nga. Năm 2006, thị trường xuất khẩu có nhiều biến


động, số thị trường xuất khẩu lên tới 58 nước trên thế giới, trong đó có 2 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD là Mỹ (15,1 triệu USD) và Nga (11,1 triệu USD). Thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với năm 2005 là Nga (65,4%).

* Thị trường Trung Quốc:


Trung Quốc là nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ rau quả lớn nhất Châu Á. Đây là một thị trường tương đối dễ xâm nhập, các yêu cầu về quy cách, hình thức, chất lượng hàng hoá không cao như một số thị trường khác như Mỹ, EU… và đối tượng tiêu dùng khá đa dạng.

Trong những năm qua việc xuất khẩu của TCT sang thị trường Trung Quốc tăng từ 689,62 nghìn USD (năm 2001) lên 11.118 nghìn USD (năm 2004), và là thị trường xuất khẩu chủ yếu của TCT (năm 2004 chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên, năm 2005, 2006 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có xu hướng giảm mạnh, năm 2005 đạt 3.441,4 nghìn USD, giảm 69% so với năm 2004, năm 2006 đạt 3.463,7 nghìn USD. Nguyên nhân là do mặt hàng rau quả của Việt Nam nói chung và của TCT Rau quả, nông sản nói riêng đang bị hàng của Thái Lan cạnh tranh gay gắt. Ngày 18/6/2003 Thái Lan và Trung Quốc đã ký hiệp định thương mại tự do song phương về rau quả. Theo hiệp định này, bắt đầu từ ngày 1/10/2003 hai nước sẽ xoá bỏ thuế quan nhập khẩu cho nhau đối với 188 loại sản phẩm rau quả.

Hiện nay, TCT đang đa dạng hoá các hình thức buôn bán, ví dụ chuyên chở bằng nhiều phương tiện khác nhau: đường bộ, đường biển, đường sắt… nhằm thâm nhập sâu vào thị trường nội địa, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm với các đối thủ cũng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc.

* Thị trường Mỹ:


Mỹ là một thị trường lớn, nhu cầu đa dạng và đòi hỏi cao, để vào được thị trường này, hàng hoá phải qua khâu kiểm dịch rất khắt khe. Bên cạnh đó,


một vấn đề lớn mà các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả nước ta nói chung và TCT Rau quả, nông sản nói riêng phải đối mặt đó là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác, các quốc gia khác cũng kinh doanh xuất khẩu rau quả vào Mỹ như: Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia… Hiện nay nhiều sản phẩm rau quả các loại của các quốc gia này chào giá thấp hơn so với TCT do giá thành sản xuất của họ thấp hơn nhờ có lợi thế hơn về lao động, công nghệ máy móc hiện đại, chất lượng cao hơn.

Ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Đây là một mốc đánh dấu cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tiến thêm một bước mới. Quan hệ thương mại hai chiều có tiến triển vượt bậc trong thời gian này, hoạt động đầu tư sản xuất và giao lưu buôn bán phát triển mạnh hơn, hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng được hưởng mức thuế suất tối huệ quốc (MFN); đây là những động lực để TCT phát triển hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường Mỹ.

Giai đoạn 2001-2006, thị trường Mỹ luôn nằm trong tốp dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu rau quả của TCT. Trong suốt 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cũng liên tục tăng, từ 915,28 nghìn USD năm 2001 lên 1.327,4 nghìn USD vào năm 2002, tức là tăng 1,45 lần. Các năm 2003, 2004, 2005 lần lượt tăng lên 2.127,2 và 7.155, 14.030,5 nghìn USD, và kim ngạch xuất khẩu của TCT sang Mỹ đạt cao nhất vào năm 2006 (15.114,8 triệu USD). Xu hướng tăng kim ngạch xuất khẩu của TCT vào thị trường Mỹ ngày càng mạnh, đây vừa là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là một thách thức đặt ra cho TCT để có thể duy trì và phát triển thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn này.

* Thị trường Nga:


Đối với TCT Rau quả, nông sản, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Nga từ chỗ chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của cả TCT vào năm 1990 đã giảm dần qua các năm. Đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sang thị


trường này chỉ còn 322,59 nghìn USD, giảm hơn 6 lần so với năm 2000 (2.029 nghìn USD năm 2000).

Trong thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu rau quả sang Nga có những nét đổi mới và có xu hướng tăng lên. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả của TCT sang Nga đạt 11,12 triệu USD, là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ. Đạt được điều này là do TCT đã đang dạng hoá các mặt hàng rau quả xuất khẩu như: dưa, dứa khoanh, dứa hộp, nước dứa đông lạnh, hỗn hợp thanh long và dứa, chuối sấy tương ớt, măng hộp, dưa chuột dầm dấm… Trong những năm qua TCT đã xây dựng cơ sở hợp tác liên doanh sản xuất tương ớt và chuối sấy với Nga để xuất khẩu sang Nga, hợp tác xây dựng cơ sở liên doanh sản xuất hàng sấy (trên cơ sở đó có thể phát triển thị trường với những mặt hàng khác). Đồng thời TCT cũng đã đẩy mạnh xúc tiến bán hàng tại thị trường Nga thông qua đại diện của mình tại TCT rau quả Matxcova để giới thiệu sản phẩm của TCT.

* Thị trường Nhật Bản:


Nhật Bản là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn về rau quả nhưng lại rất “khó tính”, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng mẫu mã. Đây cũng là một trong những bạn hàng tiêu thụ rau quả lớn của TCT. Một điều thuận lợi cho rau quả Việt Nam nói chung và rau quả của TCT Rau quả, nông sản nói riêng khi vào thị trường này là thời vụ rau quả của Nhật Bản trái với thời vụ rau quả của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2001-2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản tăng từ 439,46 nghìn USD lên 10.754 nghìn USD, tức là tăng 24,5 lần, đưa Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ hai của TCT sau Trung Quốc trong năm 2004. Tuy nhiên, đến năm 2005 xuất khẩu của TCT sang Nhật Bản giảm mạnh, đạt 1.893,5 nghìn USD (giảm 82% so với năm 2004), và tiếp tục giảm vào năm 2006 (giảm 79%).


Vai trò của thị trường Nhật Bản sẽ được tăng cường bởi mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được cải thiện. Trong thời gian tới, TCT cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng để duy trì và phát triển thị trường này, đồng thời phải đặc biệt chú ý đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhìn chung, những thị trường nhập khẩu rau quả của TCT đều là những thị trường tương đối lớn và khá ổn định. Song kim ngạch xuất khẩu của TCT còn rất hạn chế, chưa tương xứng với mức nhu cầu của thị trường đó. Trở ngại lớn nhất cho sản phẩm xuất khẩu của TCT là chất lượng, công nghệ chế biến và bảo quản còn non kém, chúng ta chưa thực sự tạo ra được những sản phẩm được coi là thế mũi nhọn và thế mạnh trên thị trường thế giới. Nhưng cũng không thể phủ nhận tài nguyên, khí hậu và đất đai của Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, chúng ta cần phát huy hơn nữa những lợi thế đó.‌

2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN TRONG XUẤT KHẨU RAU QUẢ

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty

2.3.1.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp


* Điều kiện tự nhiên - xã hội


Như đã phân tích ở Chương 1, Việt Nam nói chung và TCT nói riêng có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, nguồn lao động… Chính những lợi thế này đã tạo nên năng lực cạnh tranh cho rau quả xuất khẩu Việt Nam.

* Cơ chế chính sách của Nhà nước

Trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản trong đó có rau quả, từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ đã không ngừng ban


hành sửa đổi, bổ sung những chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một hệ thống chính sách hợp lý sẽ tác động tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm rau quả xuất khẩu trên thị trường thế giới. Trong lĩnh vực xuất khẩu những công cụ chủ yếu thường được sử dụng để điều chỉnh hoạt động này là: thuế quan, các công cụ phi thuế quan, tỷ giá và các chính sách đòn bẩy, các chính sách đối với cán cân thanh toán thương mại. Đối với xuất khẩu rau quả, Nhà nước đã đưa ra các chính sách thương mại như: hoàn thuế giá trị gia tăng cho rau quả xuất khẩu, thưởng xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng rau quả mới xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu, xúc tiến thương mại…

Cụ thể: theo công văn số 83/1998/TT/BTC ngày 26/8/1998 trong đó quy định các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả được phép hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu. Quy định này là một những ưu đãi lớn của Chính phủ đối với xuất khẩu rau quả. Các doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm rau quả cũng được hưởng chế độ ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu [18].

Ngoài ra, Chính phủ ban hành Quyết định số 178 về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu, góp phần hỗ trợ về vốn cho những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng xuất khẩu, Chính phủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2%/tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng thương mại áp dụng [18].

Quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002 áp dụng cho 13 mặt hàng và nhóm mặt hàng, trong đó rau quả các loại được quy định tại quy định tại quyết định số 1116/QĐ-BTM ngày 9/9/2003. Trong số 13 nhóm hàng được thưởng thì rau quả là một trong 3 nhóm hàng có mức thưởng cao nhất - đến 1000 đồng/USD tăng thêm [18].

* Môi trường kinh doanh toàn cầu

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí