Vi Trí Nhiệm Vu Và Quyền Han Của Trường Thpt:

- Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cũng như nghiệp vụ quản lý.


- Tiến hành tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và công tác quản lý giáo dục

- Phổ biến những sáng kiến, kinh nghiệm có giá trị


- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản lý.

2. Những vấn đề cần bồi dưỡng đối với CBQL giáo dục :

- Rèn luyện tư duy quản lý: Nắm vững kiến thức lý luận, tìm hiểu thực tế những vấn đề thực tiễn về công tác quản lý, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn.

- Rèn luyện kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý là khả năng vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tế ở đơn vị mình

Một số kỹ năng cần chú ý :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


+ Viết và xử lý văn bản

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương - 4


+ Xây dựng kế hoạch năm học

+ Xây dựng lịch công tác


+ Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề

• Biện pháp rèn luyện kỹ năng: Tổ chức các câu lạc bộ những người làm công tác quản lý để trao đổi cách thực hiện một công việc cụ thể nào đó của người CBQL.

Trong quá trình công tác, người quản lý phải biết lựa chọn biện pháp cần thiết và thích hợp để giải quyết một vấn đề tại một thời điểm sao cho hiệu quả nhất.

Để có quyết định đúng trong việc lựa chọn một biện pháp quản lý hữu hiệu, người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm để gắn kết những biện pháp với nhau, giải quyết các mâu thuần giữa các biện pháp, Phải biết tiên liệu trước các hoàn cảnh, tình huống. Đặc biệt là năng lực sáng tạo để sử dụng ít năng lượng nhưng đạt hiệu quả cao.

1.2. QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT:‌


1.2.1. Mục tiêu giáo dục THPT:‌


Trong điều 23 luật giáo dục có qui định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và BVTQ.

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Đại học, cao đẳng, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

1.2.2. Vi trí nhiệm vu và quyền han của trường THPT:‌


Điều lệ trường trung học qui định:

Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học (gồm THCS và THPT) của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Trường trung học có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cộng đồng theo quy định của Nhà nước.

3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.

4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng, thực hiện các hoạt động giáo dục.

6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng.

7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp

luật.

1.3. VAI TRÒ VÀ NHIÊM VỤ CỦA CBQL TRƯỜNG THPT:‌


1.3.1. Nhiêm vụ và quyền han của CBQL trong nhà trường:‌


Trong chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010, ngành giáo dục và đào tạo phải hoàn thành 3 nhiệm vụ lớn: " Nâng cao dân trí- Đào tạo nhân lực- Bồi dưỡng nhân tài". Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ CBQL là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Bên cạnh đó mỗi CBQL cũng cần phải biết rõ quyền hạn và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu trên.

Để quản lý được nhà trường, người CBQL phải có nhận thức đúng về trách nhiệm đối với hoạt động chính của nhà trường hay nói cách khác đó là hoạt động dạy và học. Theo tác giả Nguyễn Trung Hàm thì: “Trường THPT quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm và có quyền quyết định về mọi mặt hoạt động thuộc chức năng nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức, huy động tập thể giáo viên, học sinh thực hiện kế hoạch đào tạo mà nhiệm vụ trung tâm là việc dạy - học và giáo dục thế hệ trẻ hoàn thành bậc học cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông theo mục tiêu đào tạo” (27, 3).

Theo Tác giả Hoàng Tâm Sơn thì: “Người Hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu được giao quyền hạn lớn và chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hay xấu một phần quyết định là tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng”(42, 4).

Từ hai nhận định trên chúng tôi thấy rằng, nhiệm vụ và quyền hạn của người CBQL nói chung, người Hiệu trưởng nói riêng và mục đích giáo dục của nhà trường XHCN đã được phân định rõ ràng. Kết quả hoạt động của nhà trường, thường phụ thuộc vào tác phong của người Hiệu trưởng. Thành công hay thất bại có liên quan nhiều yếu tố, nhưng người chịu trách nhiệm chính vẫn là người Hiệu trưởng. Khi nhận thức đúng trách nhiệm của người CBQL đối với hoạt động dạy và học, cần hiểu đúng đắn chức năng của những yếu tố quan trọng nhất trong nhà trường, để từ đó người CBQL biết rõ mình phải làm gì, làm như thế nào thể hiện sự hiểu biết đó.

* Đối với Hiệu trưởng trường THPT:

Căn cứ vào thông tư 48/TT - GD ngày 29 - 11 - 1979 của Bộ GD hướng dẫn thi hành quyết định 243/CP ngày 28 - 6 - 1979 của HĐCP (mục II - 5) ghi rõ: chế độ thủ trưởng trong nhà trường phổ thông được Hội đồng chính phủ qui định: Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất trường, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân, trước cấp trên trực tiếp mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. . . Vì vậy, về nguyên tắc, Hiệu trưởng phải quán xuyến mọi công việc, phải chỉ đạo và quản lý được các hoạt động nhà trường. Không thể vì lý do nào mà không biết hoặc không chỉ đạo, không quản lý một hoạt động nào đó và để làm được điều đó, Hiệu trưởng phải " Năng lực dạy một môn học vào loại khá trở lên. Có trình độ khoa học vững vằng, kinh nghiệm sư phạm phong phú và có học vấn chung về các mặt văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và kinh tế" (7, 8).

Trong điều lệ trường Trung học có quy định từng nhiệm vụ cụ thể:

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện năm học;

3. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên.

4. Thực hiện các chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên học sinh; Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

5. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.


Trong chỉ đạo và quản lý, có những việc Hiệu trưởng trực tiếp làm, có những việc Hiệu trưởng chỉ làm gián tiếp mà chủ yếu do Phó hiệu trưởng hay tổ trưởng chuyên môn làm. Trong trường hợp này , việc nắm bắt thông tin là rất quan trọng (xuôi hay ngược). Nếu thiếu thông tin hay nắm thông tin không chính xác thì việc chỉ đạo của Hiệu trưởng sẽ gặp nhiều khó khăn hay thất bại.

* Đối với Phó hiệu trưởng: Phó hiệu trưởng phải là người trợ thủ đắc lực cho Hiệu trưởng để đưa nhà trường đi tới mục tiêu đã đề ra. Do đó, việc đề bạt Phó hiệu trưởng không chỉ là việc của cơ quan quản lý cấp trên, mà cần có sự tham gia ý kiến của Hiệu

trưởng một cách chính xác khách quan. Mọi sự áp đặt, ngộ nhận về con người đều không phù hợp về nguyên tắc tổ chức bộ máy và sự vận hành của nó, không tạo điều kiện để hoạt động nhà trường có hiệu quả. Cũng như Hiệu trưdng, trong điều lệ trường phổ thông cũng có mục qui định nhiệm vụ cụ thể của Phó hiệu trưởng trường THPT:

1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công.

2. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.

3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành công việc của nhà trường khi được ủy quyền.

4. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Thực hiện yêu cầu và nắm vững văn bản chỉ đạo của ngành, nhất thiết HT và PHT phải tự mình nghiên cứu chu đáo, phải truyền đạt trung thực , cặn kẽ cho mọi giáo viên, phải làm đúng lúc, có kế hoạch để giáo viên lĩnh hội nội dung văn bản chính xác, thực hiện nghiêm túc và có kết quả.

Trong nhà ưường Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phải qui định rõ lề lối làm việc, phạm vi quyền hạn và trách nhiệm để nắm được tình hình thực hiện kế hoạch nhà trường. Mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong đội ngũ CBQL là niềm tin, sức mạnh, là tấm gương để các thành viên trong nhà trường hoạt động đạt hiệu quả nhất.

Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự phối hợp nhịp nhàng, sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động quản lý nhà trường chính là nhân cách của người CBQL.

1.3.2 .Yêu cầu về nhân cách của người CBQL:‌


Bác Hồ kính yêu của chúng ta có quan điểm rất rõ ràng khi nói đến nhân cách người CBQL. Theo Bác, cấu trúc đó bao gốm: " Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm và cốt lõi của nhân cách là tài và đức. Có tài là phải có đức. Có tài không có đức, tham ô, hả hóa có hại cho nước. Có đức mà không có tài như bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai" (17, 85). Bác Hồ coi trọng việc giữ gìn và nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ. Trong di tích để lại, Bác căn dặn: "Cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư."(17, 115).

Bằng quan điểm hệ thống và phương pháp tiếp cận phức hợp, phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với phương pháp lịch sử, các luận điểm. Tác giả Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: “Phải giáo dục và tự giáo dục sao cho hệ giá trị, thước đo giá trị của từng người gần phù hợp với thước đo và hệ giá trị của cộng đồng, của xã hội. Độ phù hợp này chính là nhân cách con người, khoảng cách này càng ngắn thì nhân cách ở mỗi con người càng cao, càng lớn. . .”(25, 7).

Đức tài có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì được xây dựng từ các thuộc tính của nhân cách, là hai mặt cơ bản trong nhân cách của người cán bộ. Với người cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý thì tính tổ chức là một phẩm chất rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu được của tài năng tổ chức “chất lượng của người cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực công tác, thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ” (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV Đảng cộng sản Việt nam).Như chúng ta đã biết, sự hình thành nhân cách không chỉ phụ thuộc vào bản thân cá nhân mỗi người mà còn phụ thuộc vào quan hệ xã hội, vào điều kiện lịch sử mà con người đó sống. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nhân cách. Tất cả các cách phân loại chỉ mang tính tương đối, vì thực tế không có người nào chỉ thuộc về một kiểu nhân cách. Từ tài liệu nghiên cứu và quan hệ công việc quản lý, chúng tôi chia nhóm phẩm chất nhân cách của người CBQL trường THPT như sau:

1.3.2.1.Phẩm chất:

a. Phẩm chất chính trị tư tưởng:

Quản lý tập thể là một công việc phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có sự sáng tạo. Khi người lãnh đạo đứng trước một tập thể, điều người ta chú ý đầu tiên là phẩm chất chính trị tư tưởng của người lãnh đạo đó. Sau đó qua công việc cụ thể, năng lực công tác. Do đó, để làm quản lý người cán bộ quản lý cần phải có các phẩm chất cần thiết như:

- Trung thành với Tổ quốc, lập trường giai cấp vững vàng.



tiễn.

- Ủng hộ những cái mới tiến bộ, kịp thời đổi mới công tác quản lỷ phù hợp với thực


- Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.


- Có tính quyết đoán, cẩn thận và khoa học.

- Có chí hướng, mục tiêu, niềm tin và lòng dũng cảm.


- Thưởng phạt công minh và đúng mức.


b. Phẩm chất đao đức - ý chí:


- Yêu nghề, yêu trẻ, có thái độ khách quan và công bằng.


- Khoan dung, độ lượng coi trọng nhân phẩm con người.


- Kiểm soát được tình cảm và hành động của bản thân.


- Có tính hài hước, tế nhị và lịch thiệp.


- Biết cách nói người khác nghe và lắng nghe người khác.


- Hiểu được tính cách người dưới quyền và hoàn cảnh gia đình họ.


- Biết quí trọng thời gian.


1.3.2.2. Nhóm năng lực :


Hoạt động của người quản lý giáo dục là hoạt động phức tạp, đối tượng của người CBQL là những người có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, với tập thể học sinh đang cần những phẩm chất đạo đức và kiến thức chuẩn bị bước vào cuộc sống. Do đó, người CBQL không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt mà có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi phục vụ công tác quản lý. Vậy năng lực là gì?

Theo PGS Nguyễn Quang Uẩn: " Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả" (46, 155). Năng lực của người CBQL giáo dục bao gồm;

a. Năng lực chuyên môn: Với người CBQL có những thuộc tính cần thiết cho yêu cầu quản lý là:

- Trình độ đạt chuẩn, vững vàng trong hoạt động chuyên môn. Đây là thước đo các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản của nhà quản lý, thiếu chúng người chỉ huy không thể điều hành tốt công việc của một đơn vị. Lênin nói: " Sự phát triền của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân,

làm cho hoạt động của cá nhân có kết quả hơn . . . và cảm thấy hạnh phúc khi lao động " (42, 39).

- Nắm vững và thực hiện tốt các văn bản, chỉ thị của cấp trên.


- Hiểu rõ quyền hạn và vai trò quản lý của mình.


- Biết cách tổ chức công việc một cách hợp lý và khoa học.


b. Nghiêp vụ quản lý:


Đối với người CBQL GD, ngoài kiến thức về chuyên môn, cần phải có kiến thức cần thiết về năng lực quản lý. Đó là :

- Có tư duy chiến lược tốt, biết kết hợp trước mắt với lâu dài.

- Có khả năng kiểm tra, thanh tra các hoạt động và đánh giá chất lượng công việc trong nhà trường.

- Biết động viên, khuyên khích cá nhân và tập thể đoàn kết, tích cực hoạt động.


- Có quyết định đúng, kịp thời.

- Biết huy động vốn đầu tư và quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.

- Tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan.

Những vấn đề được trình bày trên là những đức tính, yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong việc điều hành, sử dụng con người mà các nhà tâm lý học lao động đã rút ra sau nhiều công trình nghiên cứu, khảo nghiệm về tâm sinh lý con người trong khoa học quản lý. Đương nhiên, những đức tính phẩm chất đó còn có thể bổ sung, hoàn chỉnh qua vận động và phát triển xã hội và cũng là những yêu cầu về phẩm chất nhân cách của người CBQL trường THPT mà chúng tôi sử dụng để điều tra thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023