Thực Trạng Chất Lượng Đội Ngũ Cbql Trường Thpt Tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG‌

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN. KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG.‌

2.1.1. Vi trí địa lý, đặc điểm dân cư:‌


Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam, bao gồm Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ thị xã trung tâm tỉnh tới trung tâm Tp. Hồ Chí Minh là 30Km.

Diện tích; 2681,01Km2 Dân số: 721.933 người

Tỉnh Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, cũng như, rất lý tưởng cho việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu dân cư và trung tâm dịch vụ với quy mô lớn. Thực tế tại Bình Dương đã hình thành 7 khu công nghiệp, thu hút hàng vạn công nhân lao động. Bình Dương đang được đánh giá là một trong những tỉnh phát triển mạnh nhất về công nghiệp. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng công nghiệp 28,8%, đứng đầu các tỉnh phát triển công nghiệp. Quy hoạch 13 khu công nghiệp với 600 - 700 ngàn lao động.

Là đầu mối các đường giao thông quan trọng (QL 13, đường sắt Xuyên Á, đường Trường sơn công nghiệp hóa) nối liền TPHCM với khu Tây nguyên và Campuchia. Có vị trí là cửa ngõ phía Bắc của Tp. Hồ Chí Minh.

2.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương:‌


Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã có tốc độ phát triển nhanh, là khu vực có chuyển biến kinh tế rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh tế 2000 - 2020: 10% - 11%.

Hình thành nền kinh tế mở theo chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Tăng nhanh tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, hạ thấp tỷ trọng nông nghiệp.

Xây dựng mạng lưới đô thị gắn với phát triểa các khu, cụm cồng nghiệp.

Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tạo việc làm cho người lao động, chuyển đổi lao động nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp. Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Ưu tiên vùng nông thôn - đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo và người giàu.

Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Coi trọng đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng kinh tế.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm phát triển bền vững.

Kết hợp phát triển với an ninh quốc phòng, đảm bảo môi trường sinh thái.

2.1.3. Định hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010:‌


Cùng với sự phát triển công nghiệp và các agàah khác, việc đầu tư để phát triển ngành giáo dục đào tạo là cấp bách, đáp ứng với nhu cầu lực lượng lao độag về số lượng, chất lượng ngày càng tăng của tỉnh. Đồng thời với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo chung của cả nước, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bình Dương còn có vai trò hỗ trợ về giáo dục đào tạo cho các vùng lân cận và Tp. Hồ Chí Minh.

Những mục tiêu tổng quát đến aăm 2010: Chương trình được gọi là " Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo". Chương trình này gồm 4 mục tiêu . Đó là:

2.1.3.1. Mục tiêu nâng cao dân trí:


- Chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.


- Đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn trước khi vào lớp một nhằm phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày. Thu nhận tối đa học sinh tiểu học vào trung học cơ sở.

- Thanh toán nạn mù chữ cho độ tuổi 15 - 35 nhằm phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ một cách vững chắc.

2.1.3.2.Mục tiêu đào tao nguồn nhân lực:

Đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực về 2 mặt :


+ Số lượng


+ Chất lượng


Trong đó chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ thuật tay nghề.

2.1.3.3.Mục tiêu bồi dưỡng nhân tài:

Chương trình xây dựng hệ thống trường sư phạm và xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn:

- Tăng cường đội ngũ cán bộ giỏi, đào tạo mũi nhọn, tạo điều kiện xây dựng các trường trọng điểm, trường chất lượng cao, trường chuyên để tập trung phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Đội ngũ giáo viên trường sư phạm phải đạt 40 - 50% là thạc sĩ trở lên.

Đào tạo đủ giáo viên cốt cán cho các loại hình giáo viên.


2.1.3.4 Mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất trường học :

a. Ở phổ thông:


- Xóa bỏ xong việc học 3 ca, các lớp tạm và tiến hành lầu hóa, có đủ ưang thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Trường học có nhà vệ sinh, giếng nước.


- Có cơ sở vật chất tối thiểu để rèn luyện thể chất.


- Chuyển dần học sinh tiểu học sang học 2 buổi/ngày.


b. Ở khối đào tao:


- Tập trung xây dựng các ký túc xá ở các trường Đại học và trung học sư phạm để phát triển giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và tạo điều kiện cho con em nông dân, dân tộc nghèo có thể đi học được.

- Tăng cường trang bị cho các phòng thí nghiệm và sản xuất của các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung học chuyên nghiệp. Trong đó có một số phòng thí nghiệm, các

thiết bị dạy học, phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

2.2. THỰC TRANG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH‌

DƯƠNG :


2.2.1 Qui mô các trường THPT ở tỉnh Bình dương:‌


Cùng xu thế phát triển chung trong cả nước, kinh tế và các hoạt động khác ở Bình Dương cũng phát triển vượt bậc. Đối với giáo dục, thực hiện tinh thần nghị quyết 90/CP của chính phủ, đại hội IX của Đảng đã nêu định hướng phát triển giáo dục những năm đầu thế kỷ 21 là giáo dục cần phải "Chuẩn hóa, Hiện đại hóa, Xã hội hóa", giáo dục ở Bình Dương có những khởi sắc đáng khích lệ. Từ năm học 1997 - 1998 ở Bình Dương hệ thống giáo dục phát triển tương đối đồng đều về số lượng, chất lượng . Bằng ngân sách nhà nước cấp, tỉnh đầu tư xây dựng các trường học kiên cố. Theo kế hoạch giai đoạn 2001 - 2005 sẽ lầu hóa 100% các trường THPT ở tỉnh Bình Dương. Hiện nay còn một số trường chưa lầu hóa như Võ Minh Đức (TX TDM), Bán công Lái thiêu (huyện Thuận An), Nguyễn Huệ (Phú Giáo) nhitìig cũng đã có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp. Nếu không có gì thay đổi trong kế hoạch, bắt đầu năm học 2001 sẽ tách một số trường THCS ra khỏi bậc THPT, đến năm học 2005 tách hẳn không còn trường cấp II - III, các trường học 2 buổi/ngày. Trước mắt năm học 2001 - 2002 trường Võ Minh Đức tách thành trường THPT Võ Minh Đức và trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, năm học 2002 - 2003 trường THPT Võ Minh Đức tổ chức học 2 buổi/ngày.

Cơ sở vật chất các trường THPT hệ trường công lập cũng như trường bán công tương đối đầy đủ tiện nghi cho việc dạy và học, có 11 trường đạt chuẩn quốc gia trong tổng số 29 trường THPT. Mỗi trường đều được xây tường rào bảo vệ kiên cố, có đồng hồ điện riêng, giếng nước, nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, bảo đảm môi trường " Xanh, sạch, đẹp", đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người.

Tóm lại, hệ thống trường THPT tỉnh Bình Dương có đủ khả năng thực hiện xã hội hóa giáo dục và hoàn thành chương trình phổ cập THPT vào năm 2005 ở toàn tỉnh Bình Dương.

Nhưng để đáp ứng nhu cầu học tập lâu dài, các nhà QLGD cần phải có biện pháp tu bổ, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất vì chất lượng xây dựng không đảm bảo.

Báng 1: Hệ thống trường THPT tỉnh Bình Dương



Đơn vị

Năm học


Ghi c

1998 - 1999

1999 -2000

2000 -2001

2001 - 2002

CL

BC

CL

Be

CL

BC

CL

BC

Bến Cát

1

1

3

1

3

2

3

1


Dầu Tiếng

1

1

2

1

2

1

2

1


Dĩ An

1

0

1

2

1

2

1

2


Phú Giáo

1

0

2

0

2

0

2

0


Tân Uyên

4

1

3

1

3

1

5

1


Thị xã TOM

2

1

3

3

4

2

4

3


Thuận An

3

2

3

2

2

2

2

2


TS trường

13

6

17

10

17

10

19

10


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương - 5

Tổng số HS 12604 17399 19530 23.340


Từ số lượng các trường THPT được phân bố theo địa bàn các huyện, thị ở tỉnh Bình Dương chúng tôi trình bày một số nguyên nhân của sự phân bố đó như sau:

Đáp ứng theo nhu cầu người học, nơi nào có nhu cầu nhiều thì mở nhiều trường, Thị xã Thủ Dầu Một là nơi có trường nhiều nhất vì đây là trung tâm của tỉnh, dân số đông, người đi học nhiều. Theo sau thị xã TDM là huyện Thuận An, là một huyện nổi tiếng với nghề gốm sứ truyền thống, kinh tế tư nhân phát triển, nên người đi học cũng nhiều. Nơi có trường học ít nhất là huyện Phú Giáo, huyện được tách ra từ huyện Tân Uyên, trước đây ở thị trấn Phú Giáo chỉ có một trường THPT Phước Vĩnh, nhưng người học cũng quá ít, để khuyến khích, động viên nhân dân đưa con, em đến trường, năm học 1999 - 2000 huyện Phú giáo và Sở Giáo dục phối hợp xây dựng trường THPT Nguyễn Huệ để học sinh có nhu cầu học lên THPT không phải đi xa (Trước đây phải đến trường Tân Bình, Bình Phú . . .)

Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo cấp trên, ở địa phương nào người dân có đời sống kinh tế tương đối phát triển thì mở hệ bán công, nơi nào nhân dân còn khó khăn thì đầu tư hệ công lập nhiều hơn.

Theo tình hình phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội, huyện Thuận An, Dĩ An có nhiều khu công nghiệp nên đời sống kinh tế cao hơn, việc xã hội hóa giáo dục thực hiện được dễ dàng hơn các huyện khác. Các huyện Phú Giáo không có trường bán công vì đây là

vùng chiến tranh tàn phá nhiều nhất, người dân có nhiều khó khăn trong đời sống. Do nhu cầu lao động nông nghiệp là chính, nên họ chưa thấy được sự cần thiết của việc học.

2.2.2. Tình hình học sinh THPT ở tỉnh Bình Dương :‌


Theo bảng báo cáo tổng kết các năm học từ 1998 - 1999 đến năm học 2001 - 2002 của Sở giáo dục đào tạo tình Bình Dương, chúng tôi có những nhận định về tình hình học sinh khối THPT như sau: Ở đây chúng tôi đánh giá tách hệ công lập và hệ bán công.

- Hê trường công lập:


Hệ công lập tính đến thời điểm tháng 5/2002 gồm 19 trường trong đó có 01 trường chuyên, học sinh học 11 môn theo qui định của Bộ giáo dục, đối với học sinh trường không chuyên học 1 buổi/ngày. Riêng trường Võ Minh Đức đến năm học 2002 - 2003 sẽ học 2 buổi/ngày. Đối với học sinh trường chuyên, ngoài các môn học chính khóa còn học theo chương trình lớp chuyên.

+ Về học lực: Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, toàn quốc tăng dần theo năm học

Báng 5: số lượng.học sinh giỏi toàn tỉnh


Năm học

HS giỏi cấp tỉnh

HS giỏi cấp Toàn

quốc

1998-1999

160

28

1999 - 2000

161

27

2000-2001

144

21

2001 -2002

155

22


Đối tượng học sinh giỏi thường tập trung trường chuyên Hùng Vương, một số trường khác như: Dĩ An, Võ Minh Đức, Bến Cát, Dầu Tiếng. . . nhưng số lượng không nhiều, số lượng học sinh giỏi toàn quốc tăng giảm theo từng năm học. Với số lượng này không thể do chất lượng giảm mà phụ thuộc vào kiểu đề thi, có thể năm nay số lượng nhiều là do đề thi đúng nội dung giáo viên hướng dẫn và ngược lại.

Về học lực, tỉ lệ học sinh giỏi có tăng so với năm học trước, nhiều học sinh ham thích học, nhưng không nhiều. Tỉ lệ yếu kém giảm, nhưng học lực yếu còn tương đối cao.

+ Về hạnh kiểm:

Đa số học sinh thực hiện đúng nội qui qui định của nhà trường, có nhiều gương điển hình tốt (học sinh Nguyễn Minh Nhựt lớp 12A trường THPT Bến Cát bắt cướp), tham gia tuyên truyền phòng chống ma tuy, đội xung kích, đội cờ đỏ.

Bên cạnh những mặt điển hình trên, học sinh hiện nay có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. số lượng học sinh vi phạm kỷ luật ngày càng nhiều, có hiện tượng hút chích trong nhà trường. Chẳng hạn, phất hiện học sinh đang dùng chất kích thích ở trường Trịnh Hoài Đức, vi phạm pháp luật bị công an, chính quyền địa phương xử lý ở trường Tây Nam, Thanh Tuyền. Những biểu hiện vi phạm khác: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, trốn học, phá hoại tài sản nhà trường, vô lễ với thầy cô, không trung thực trong thi cử, kiểm tra, chưa chấp hành tốt luật giao thông.

Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học tăng dần. Theo thống kê của phòng Trung học Sở Giáo dục - Đào tạo, tỷ lệ bỏ học hằng năm trên 2%, trường bỏ học nhiều nhất Tây nam 2,5%; Thanh tuyền 5,9%; An Mỹ 3,9%; Thái Hoa 2,1%. . .Điều có thể lý giải là do các trường này ở vùng nông thôn, kinh tế còn khó khăn, học sinh vừa học, vừa phụ giúp gia đình nên chất lượng học tập kéín sinh ra chán học. Một số gia đình, bản thần học sinh không coi trọng việc học nên nghỉ học .

Điều đáng quan tâm nhất của các nhà lãnh đạo ở Bình Dương hiện nay là: tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh ngày càng giảm. Nếu cho rằng từ năm học 1998 -1999 trở về trước Bộ giáo dục tổ chức thi tốt nghiệp hai lần/năm học nên tỉ lệ đỗ cao, vậy so sánh giữa các năm học 1999 - 2000 với các năm sau này chúng ta giải thích như thế nào?. Trong cuộc giải trình với Hội đồng nhân dân tỉnh vào tháng 7/2002 thầy Nguyễn Văn Rua giám đốc sở giáo dục - đào tạo nêu lên nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân từ sự lười học của học sinh. Hiện tượng này không chỉ xảy ra với học sinh ở Bình Dương mà với học sinh trong toàn quốc.

- Hê bán công và dân lập:


Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, từ năm học 1990 - 1991 ngành giáo dục ở Bình dương xuất hiện loại hình trường bán công và loại hình đào tạo này tồn tại và phát triển, các trường bán công gánh một lượng lớn học sinh cho các trường công lập. Bên cạnh đó cũng đem lại cho nhà nước một lượng tài chính tương đối lớn.

Tuy nhiên, đối với học sinh loại hình này không thể nào so sánh được với học sinh trường công lập. Học sinh vào trường bán công khi có học lực yếu hơn học sinh hệ công lập, kèm theo hạnh kiểm cũng yếu hơn. Theo thống kê, tổng kết hằng năm của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Dương về học sinh hệ bán công nghỉ, bỏ học nhiều hơn hệ công lập. Cụ thể: năm học 2001 - 2002 học sinh các trường bán công bỏ học là 8,7% trong đó Tân Uyên 3,7%, Lê Quí Đôn 5,6%, Nguyễn Đình Chiểu 5%, Lái Thiêu 8,4%, cao nhất là Bình Phú 11,8%. Tỷ lệ học sinh lưu ban cũng cao hơn, trường nguyễn Đình Chiểu có tỷ lệ cao nhất: lưu ban là 6,8%; thi lại là 40%. Các tệ nạn xã hội ở các trường bán công rất nhiều, cử chỉ mệt mỏi sau giờ ra chơi của học sinh diễn ra hằng ngày. Đặc biệt trường Lái Thiêu, kiểm tra các em hút thuốc đi thử nước tiểu tại bệnh viện, có 2 trường hợp dương tính, còn một số trường hợp nghi vấn giao cho gia đình kiểm tra. Hiện tượng này hầu như trường bán công nào cũng có, nhưng phát hiện được hay không còn tuỳ thuộc vào CBQL và Đoàn Thanh niên trong nhà trường.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở hệ bán công thấp hơn hệ công lập từ 20-30%. Đặc biệt năm học 2001- 2002, tỷ lệ tốt nghiệp của 70% các trường bán công dưới 50%, thấp nhất là trường Bình An 24,4% (huyện Dĩ An). Nổi bật nhất của hệ này là trường Lái Thiêu đạt tỷ lệ tốt nghiệp 68,72% và trường Nguyễn Đình Chiểu 58,49% tương đương tỷ lệ của tỉnh 68%, các hoạt động khác của 2 trường này cũng đạt thành tích cao hơn các trường khác. Nếu xét chung, hai trường này hiệu quả giáo dục vẫn cao hơn nhiều trường công trong tỉnh, trường Lái Thiêu đạt thứ 13/29 trường.

2.2.3 Tinh hình đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bình Dương:‌


Trong 3 năm học từ 1998 - 1999 đến năm học 2000 - 2001, đội ngũ giáo viên THPT ở tỉnh Bình Dương còn thiếu rất nhiều, đạt 1,21 GV/lớp (qui định của Bộ GD là 2,1 GV/lớp). Năm học 2001 - 2002 đạt tỷ lệ l,31GV/lớp.

Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên các trường THPT cố gắng:


+ Đảm bảo chất lượng giờ lên lớp, thực hiện đúng quy định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học (QĐ 28/QĐ của Bộ GD & ĐT), các hoạt động khác của nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023