hay đánh giá công chức, phẩm chất này cũng được tính điểm gấp đôi các phẩm chất khác. Phẩm chất được đánh giá bậc thứ hai Sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; Có chí hướng, niềm tin, lòng dũng cảm (2.6 điểm) và đây cũng là những phẩm chất rất cần thiết không thể thiếu được của những người làm quản lý.
Tuy nhiên đội ngũ này còn những mặt yếu kém như: Chưa thể hiện tầm nhìn chiến lược, ít nghiên cứu còn rập khuôn theo lối mòn, làm chậm đổi mới. Theo đồng chí PGĐ Sở GD - ĐI, đội ngũ CBQL các trường THPT hiện nay đa số thiếu tính quyết đoán, phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên, sợ trách nhiệm. Qua thực tế chúng tôi thấy ý kiến trên là chính xác, điển hình trường Y ở Huyện Thuận An, vì học sinh cuối cấp đa số mất căn bản môn Sinh, GV bộ môn đề nghị cho dạy tăng tiết khác buổi để lấy lại căn bản, nhưng đồng chí HT không đồng ý vì sợ tài chính không duyệt tiền thừa giờ, Sở chưa cho phép. . .Trong khen thưởng, đội ngũ CBQL các trường cũng chưa thật sự công bằng, đánh giá đúng mức độ làm việc của cấp dưới, thật sự còn nể nang, bè phái, làm mất lòng tin của cấp dưới.
So sánh các tiêu chí đánh giá của 3 đối tượng chúng tôi thấy điểm số không trùng khớp nhau, giữa GV và CBQL trường học có số liệu tương đối gần bằng nhau, sai số không lớn. Phẩm chất thứ 3 do cách nhìn vấn đề ở 2 gốc độ khác nhau nên đánh giá khác nhau. Cách đánh giá của CB lãnh đạo Sở thẳng thắng hơn, chính xác hơn vì họ đánh giá trên cơ sở chất lượng của công việc, sự quan tâm của cấp trên đối với dưới. . .
Trong phẩm chất chính trị tư tưởng, đội ngũ CBQL các trường THPT trên, phẩm chất 2, 4, 6 chỉ đạt điểm khá, những hạn chế này không chỉ xảy ra đối với CBQL trường THPT mà hầu như diễn ra ở mọi nơi. Để biện hộ cho vấn đề này, một đồng chí HT đã về hưu cho rằng: chế độ bao cấp diễn ra trong thời gian quá lâu, tạo sức ì quá lớn không thể chấm dứt ngay trong thời gian ngắn. Mặt khác, với tác phong của nền sản xuất nông nghiệp, mọi người còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khi bước sang thời kỳ công nghiệp cần phải có thời gian, không thể sớm, một chiều thay đổi được bản chất con người. Chúng tôi biết, bản chất khó sửa nhưng không vì thế chúng ta chấp nhận những tồn tại này.
2.3.2.2. Về phẩm chất đạo đức - ý chí:
Do ảnh hưởng nhiều của đạo Khổng, ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung khi đánh giá con người, thường thiên về phẩm chất đạo đức hơn là năng lực. Một người CBQL
nếu năng lực có yếu một chút, nhưng phẩm chất tốt vẫn được tập thể tín nhiệm hơn một CBQL giỏi mà phẩm chất đạo đức yếu. Trong đề tài này, chúng tôi gắn phẩm chất đạo đức - ý chí làm một mục, vì theo chúng tôi, ý chí con người là sức mạnh để thành công trong cuộc sống. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 10
Báng 10:
so TT | Phẩm chất đạo đức - ý chí | Điểm giá trị TE của | Sai | ||
GV | CBQL | CB Sở | |||
1 | Yêu nghề, yêu trẻ, có thái độ khách quan và công bằng | 2.79 | 3 | 2.4 | 0. |
2 | Khoan dung, độ lượng coi trọng nhân phẩm con người | 2.87 | 3 | 2.8 | 0. |
3 | Kiểm soát được tình cảm và hành động của bản thân | 2.74 | 2.4 | 2.6 | 0. |
4 | Có tình hài hước, tế nhị và lịch thiệp. | 2.6 | 2.3 | 1.8 | 0. |
5 | Biết cách nói người khác nghe và lắng nghe người khác | 2.54 | 2.3 | 2.2 | 0. |
6 | Hiểu được tính cách của người dưới quyền và hoàn cảnh gia đình họ | 2.6 | 2.5 | 2.2 | 0. |
7 | Biết quí trọng thời gian | 2.76 | 2.7 | 2 | 0. |
Có thể bạn quan tâm!
- Vi Trí Nhiệm Vu Và Quyền Han Của Trường Thpt:
- Thực Trạng Chất Lượng Đội Ngũ Cbql Trường Thpt Tỉnh Bình Dương
- Thưc Trang Và Biện Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Cbql Các Trường Thpt Tỉnh Bình Dương Trên Địa Bàn Nghiên Cứu:
- Thực Trạng Biên Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Cbql Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Nghiên Cứu:
- Các Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cbql Các Trường Thpt Tỉnh Bình Dương
- Bồi Dưỡng Nghiệp Vu Quản Lý Cho Đội Ngũ Cbql Mới Bổ Nhiêm Và Cbql Kế Cận:
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Bảng tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức - ý chí của đội ngũ CBQL trường THPT
trẻ, nghĩa là họ rất thiết tha với nghề nghiệp. Có lòng khoan dung và độ lượng với trẻ, cấp dưới và mọi người xung quanh. Đồng chí Hồ Thị Thu Vân nguyên HT trường THPT bán công Lái Thiêu đã tâm sự: " Nếu không yêu nghề, yêu trẻ thì không thể làm nghề giáo được". Trải qua thời gian công tác ngành giáo dục chúng tôi nhìn nhận điều này là đúng, nhất là trong các trường bán công. Học sinh này đa số có năng lực học tập yếu nên đạo đức cũng yếu, thường hay gây gổ, đánh nhau với bạn, vô lễ với thầy cô, vì thế người có cái tâm, có lòng khoan dung và độ lượng mới trụ được các trường này. Đa số CBQL trường học biết quí trọng thời gian, bởi vì họ biết không ai có thể níu kéo được thời gian, có thời gian là có
tất cả. Hơn nữa, để hoàn thành công việc GD nhà trường hiện nay, thời gian ở trường không thể làm hết được công việc. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL các trường còn ngộ nhận ở phẩm chất 4, vì họ nghĩ hài hước, lịch thiệp là không nghiêm túc. Paramônôp, một cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm của Liên Xô đã viết: “Qua kinh nghiệm của mình, nhiều lần tôi thấy rõ một câu nhận xét châm biếm, thậm chí cay độc, nhưng lịch thiệp về Kinh thức, có ảnh hưởng tới hành động của con người nhiều hơn là những câu mạt sát có cân nhắc. Tôi đã ra sức sử dụng những câu cách ngôn , tục ngữ mà các nhà văn trào phúng để lại cho chúng ta. Tôi tin rằng, những cái đó đạt mục tiêu lớn hơn so với những lời mắng mỏ và gắt gỏng”.
Đội ngũ CBQL nhận thấy mình còn những mặt chưa tốt cần phải khắc phục như : Kiểm soát tình cảm và hành động của bản thân, chưa biết thuyết phục người khác và lắng nghe người khác. Họ chưa thực sự quan tâm đến những người dưới quyền và hoàn cảnh gia đình họ (2.1 điểm), một số CBQL chưa quí trọng thời gian của mọi người, điều này thể hiện trong việc hội họp, nội dung công việc thì ít mà tiêu tốn quá nhiều thời gian, dùng thời gian công làm công việc tư.
Ý kiến của GV các trường như sau: Giáo viên đánh giá đội ngũ CBQL các trường THPT có phẩm chất đạo đức khá tốt, lòng yêu nghề, mến trẻ, khoan dung, độ lượng coi trọng nhân phẩm con người là đức tính cao quí của nhà giáo Việt Nam. Trong bảng đánh giá, chúng ta thấy một số GV đánh giá phẩm chất cao nhất là phẩm chất thứ 2 Lòng khoan dung, độ lượng coi trọng nhân phẩm con người (2.87 điểm). Lòng yêu nghề, yêu trẻ được xếp vị trí thứ hai (2.77 điểm). Cũng như đội ngũ CBQL, GV đánh giá phẩm chất thứ 5 Biết cách nói người khác nghe và lắng nghe người khác là sau cùng (2.54 điểm). Nghĩa là đội ngũ CBQL các trường học hiện nay chưa quan tâm nhiều đến đời sống cũng như tình cảm những người cấp dưới. Có lẽ sống thời kỳ kinh tế - thị trường đã làm họ quên đi phẩm chất cao đẹp " Mình vì mọi người, mọi người vì mình". Tuy nhiên, tất cả GV vẫn đánh giá cao phẩm chất đạo đức - ý chí của đội ngũ CBQL của họ, các phẩm chất được đánh giá từ khá tốt trở lên (thấp nhất 2.54 điểm). Đó chính là những phẩm chài mà đội ngũ CBQL vừa phấn đấu vừa tu dưỡng trong suốt quá trình làm việc cũng như trong cuộc sống.
Đánh giá của lãnh đạo Sở về các phẩm chất này như sau: Theo đánh giá của CB lãnh đạo Sổ, đội ngũ CBQL trường THPT hiện nay những người làm quản lý các trường THPT
đều yêu nghề, mến trẻ, có lòng khoan dung và độ lượng (2.4). Tuy nhiên, một số CBQL đã có giảm sút về đạo đức, còn hạn chế về quan hệ giao tiếp với giáo viên và nhân viên. Không ít người sống vì đồng tiền đã đánh mất phẩm chất tốt đẹp nhà giáo, CBQL tự coi mình là trên hết, mọi quyền hành của đơn vị đều nằm trong tay họ, mặc sức tung hoành, coi thường mọi người. Qua trao đổi với Đ/c PGĐ Sở GD - GĐ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đồng lương nhà giáo quá thấp, nhiều kẽ hở trong luật pháp tạo cơ hội cho họ vi phạm, những vi phạm nhiều nhất vẫn là trong thi cử, tuyển sinh, bằng cấp. . . phẩm chất 4 Có tính hài hước, tế nhị và lịch thiệp (1.8 điểm) là thấp nhất. Phẩm chất 7 Biết quí trọng thời gian (2 điểm) xếp gần cuối bảng tức là đội ngũ CBQL chưa thật sự quí trọng thời gian. Nói chung, điểm đánh giá của CB lãnh đạo Sở luôn luôn thấp hơn GV và đội ngũ CBQL.
Từ bảng 10, sai số giữa các đối tượng nghiên cứu tương đối lớn: phẩm chất (yêu nghề, yêu trẻ, thái độ khách quan và công bằng) độ sái lệch là 0.24; phẩm chất (Tính hài hước, tế nhị và lịch thiệp) độ sai lệch 0.32; phẩm chất (Biết quí trọng thời gian) độ sai lệch
0.34. mức độ sai lệch giữa GV và CBQL không lớn, nhưng với CB Sở thì nhiều, điều này cũng dễ hiểu vì đối với GV, những vấn đề tiêu cực họ cũng biết nhưng có thể không dám nói thật hoặc họ cho rằng đây là tình trạng chung hiện nay có nói cũng không làm được việc gì, đôi khi còn bị vạ vào thân, riêng CBQL cấp trên, vì mục tiêu giáo dục họ phải nhìn thật vấn đề để điều chỉnh, làm cho GD ngày càng trong sạch và vững mạnh hơn.
2.3.2.3. Năng lực của đội ngũ CBQL các trường THPT:
Để đưa hoạt động nhà trường đi vào quĩ đạo chung của ngành, cũng như xu thế phát triển của xã hội, người CBQL cần phải có năng lực quản lý nhất định. Vậy năng lực của đội ngũ CBQL các trường THPT ở địa bàn nghiên cứu được đánh giá như thế nào từ phía GV, lãnh đạo Sở cũng như chính bản thân họ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:
Báng 11: Bảng tổng hợp đánh giá năng lực nghề nghiệp của đội ngũ CBQL trường THPT
Phẩm chất Nghề nghiệp của CBQL trường THPT | Điểm giá trị TB | ||||
GV | CBQ L | CB Sở | Sai số | ||
1 | Có trình độ đạt chuẩn, vững vàng ương hoạt động chuyên môn. | 2.9 | 2.7 | 2.4 | 0.205 |
2 | Nắm vững và thực hiện tốt các văn bản, chỉ thị của cấp trên. | 2.9 | 2.8 | 2.4 | 0.216 |
3 | Hiểu rõ quyền hạn và vai trò quản lý của mình | 2.9 | 2.9 | 2.4 | 0.235 |
4 | Biết tổ chức công việc một cách hợp lý và khoa học. | 2.6 | 2.9 | 2.2 | 0.286 |
5 | Có tư duy chiến lược tốc, biết kết hợp trước mắt với lâu dài. | 2.6 | 2.4 | 1.8 | 0.339 |
6 | Có khả năng kiểm tra, thanh ưa các hoạt động và đánh giá chất lượng công việc trong nhà trường. | 2.7 | 2.4 | 2.4 | 0.141 |
7 | Biết động viên, khuyến khích cá nhân và tập thể đoàn kết, tích cực hoạt động. | 2.7 | 2.8 | 2.2 | 0.262 |
8 | Có quyết định đúng, kịp thời. | 2.7 | 2.6 | 2.4 | 0.124 |
9 | Biết huy động vốn đầu tư và quản lý tốt csvc, trang thiết bị nhà trường. | 2.6 | 2.3 | 2 | 0.244 |
10 | Tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan. | 2.9 | 2.5 | 2.2 | 0.454 |
11 | Có sự khéo léo ứng xử sư phạm. | 2.7 | 2.6 | 2 | 0.309 |
Kết quả tự đánh giá của đội ngũ CBQL, đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương có trình độ chuyên môn vững vàng; Hiểu rõ quyền hạn, vai trò quản lý của mình trong nhà trường; Biết cách tổ chức công việc một cách hợp lý và khoa học, biết cách động viên, khuyết khích cá nhân và tập thể đoàn kết, tích cực hoạt động. Trong tiêu chí 7 của hệ
thống năng lực, đội ngũ CBQL hệ bán công đánh giá cao nhất (Trường Bán công Lái Thiêu 100% đánh giá điểm tối đa (3 điểm), trường Nguyễn Đình Chiểu là 66,7%.
Tuy nhiên, họ cũng nhận ra những mặt còn hạn chế trong việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động và đánh giá chất lượng công việc, khả năng huy động vốn đầu tư và quản lý csvc, trang thiết bị nhà trường, mối quan hệ với chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan. Một vấn đề hạn chế cần khắc phục trong thời kỳ mới hiện nay, đó là khả năng tư duy chiến lược, kết hợp công việc trước mắt với lâu dài nhằm khôi phục nền giáo dục Việt Nam đang trong thời kỳ yếu, kém.
Tương tự phần đánh giá các phẩm chất, chúng tôi cũng có bảng kiểm chứng của GV về năng lực của đội ngũ CBQL:
Trong phần đánh giá của giáo viên, chúng tôi thấy rằng kết quả gần như tương tự với cách tự đánh giá của đội ngũ CBQL, số điểm đánh giá có thể thay đổi. Nhưng có tiêu chí 8, đội ngũ giáo viên đánh giá thấp vì họ cho rằng đội ngũ CBQL còn chậm chạp, chưa nhạy bén và thụ động, bởi vì có những vấn đề cần phải giải quyết ngay thì đội ngũ CBQL các trường phải xin ý kiến chỉ đạo cấp trên, đến khi được sự chấp nhận thì tình hình đã đổi khác, thậm chí trở nên lạc hậu. Đội ngũ GV thật sự chưa hài lòng với đội ngũ CBQL về cách tổ chức công việc, cách động viên, khuyến khích cá nhân và tập thể làm việc cũng như chưa có tư duy chiến lược đặc trưng cho đơn vị.
Trong các tiêu chí về năng lực CB lãnh đạo Sở đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT ở mức độ từ khá đến khá tốt chứ chưa hoàn thiện. Đa số CBQL các trường hoàn thành nhiệm vụ được giao, phần lớn đã định hướng được công việc quản lý của mình. “Trong các năng lực, đội ngũ CBQL đều có năng lực chuyên môn giỏi, nhưng năng lực tổ chức và quản lý còn nhiều hạn chế”. Đồng chí trưởng phòng phổ thông Sở đã đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL các trường học. Theo đồng chí, mặc dù đội ngũ CBQL có khả năng nhìn thấy chiều hướng phát triển của tập thể sư phạm nhà trường, nhưng khi vấn đề nảy sinh hoặc sắp xảy ra trong tập thể thì tỏ ra lúng túng khi giải quyết, vấn đề huy động vốn đầu tư và quản lý csvc, trang thiết bị nhà trường, các trường hệ công lập có được chủ yếu do nhà nước đầu tư, họ thực sự chưa biết cách huy động để đầu tư cho tốt hơn hoặc bảo vệ, giữ gìn. Đối với hệ thống trường bán công cũng không khởi sắc gì hơn, những đầu tư CSVC không lớn, tiền sửa
chửa hằng năm chủ yếu từ tiền đóng góp của PHHS. Tiêu chí xếp cuối bảng là 11, vì một bộ phận CBQL các trường vẫn còn quan liêu, tự ti trước mọi người. Đánh giá của cán bộ Sở có sự chênh lệch rõ ràng, từ đánh giá này và thực trạng chất lượng quản lý trường học hiện nay, chúng tôi thấy đánh giá này là sát thực và đúng mức, đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương cần phải nhìn nhận sự thật này mà có hướng khắc phục và tự điều chỉnh để làm việc có kết quả tốt hơn.
Từ bảng điểm so sánh, chúng tôi thấy rằng mức độ sai lệch không lớn lắm, có thể chấp nhận được.
Bên cạnh những tìm hiểu thực trạng các phẩm chất nhân cách người CBQL trên, chúng tôi còn tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của đội ngũ CBQL các trường THPT đang nghiên cứu ( PHỤ LỤC 4):
- 71,74% đơn vị có tập thể hoa đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong chuyên môn cũng như các sinh hoạt khác.
- 100% đơn vị được cấp trên quan tâm, trong đó Huyện Tân Uyên được đánh giá cao về phát triển và đầu tư cho giáo dục. Cụ thể; 100% trường THPT đã được lầu hóa, đời sống vật chất cũng như tinh thần của GV tương đối cao…
- 57,14% GV có chuyên môn vững vàng vì hiện nay ngành giáo dục Bình Dương đang thiếu GV rất nhiều, nhất là các môn tự nhiên, GV THCS học đại học tại chức để đạt chuẩn thì không đủ năng lực dạy chương trình THPT. Trong hội nghị tổng kết năm học 2001 - 2002 đồng chí PGĐ sở GD - ĐT đã phát biểu: trong số GV học để chuẩn hoa tại các trường THPT chỉ có 5% đáp ứng yêu cầu GD còn lại học chỉ để hoàn chỉnh chương trình.
- 42,86% đầu vào HS tương đối tốt là trường THPT Võ Minh Đức, Nguyễn Trãi, Huỳnh Văn Nghệ, còn lại chưa đạt nhất là trường bán công, trường TPK và TH mặc dù là trường công lập nhưng phải nhận toàn bộ HS tốt nghiệp THCS, vì đây là vùng nông thôn, không có trường bán công. Chính vì thế mà các trường này tỉ lệ tốt nghiệp của HS không cao.
- 57,14% đơn vị đã được lầu hóa, cơ sở vật chất khang trang, trong đó trường NT đang được xây dựng giai đoạn hoàn chỉnh với đầy đủ các phòng chức năng của trường
chuẩn. Trường VMĐ chưa được lầu hoa vì đây là trường điểm của tỉnh nên đang chờ kinh phí xây dựng trường chuẩn Quốc gia, chỉ có 2 trường bán công là cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đang xuống cáp trầm trọng vì các trường được tiếp thu từ trường dòng của chế độ cũ, được xây dựng từ trước 1970, không gian nhà trường quá nhỏ không thể khôi phục lại.
- 100% các trường đang báo động về tình trạng môi trường không an toàn, tình trạng hút, chích của HS hầu như ở trường nào cũng có, nạn đánh nhau thường xuyên xảy ra ở ngoài cổng trường, thậm chí có trường HS vào lớp say rượu . . ,
- 100% đơn vị được hội PHHS quan tâm, đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ CBQL các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đa số CBQL được đề bạt làm CBQL trước khi được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Một số CBQL được tham quan học tập kinh nghiệm như HT trường VMĐ, HVN, còn lại chưa có điều kiện tham quan mà chỉ trao đổi kinh nghiệm với CBQL giữa các CBQL các trường THPT trong tình. Từ những vấn đề trên cũng cho thấy vì sao các trường VMĐ, HVN dạt hiệu quả giáo dục cao hơn các trường khác.
Ngoài các vấn đề trên, đội ngũ CBQL các trường được GV đánh giá cao như: 72% CBQL được đánh giã là khiêm tốn, 20% là dễ dãi, chỉ có 8% là tự cao và khó chịu. 63% CBQL rất gần gũi, 27% còn giữ khoảng cách với GV. 98% GV không muốn đi ưường khác nếu có nguyện vọng.
Với thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT nêu trên, cùng với bảng đánh giá CBQL hàng năm. Liên hệ với điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân hiện nay, đồng thời để vượt qua những khó khăn, bắt kịp sự tiến bộ về các mặt với các nước ưên thế giới, đội ngũ CBQL các trường THPT cần phải cố gắng hơn. Nếu không có sự thay đổi, thì việc tiến hành CNH, HĐH sẽ gặp nhiều khó khăn (vì các trường THPT là nơi cung cấp nguồn nhân lực, đào tạo nhiều nhân tài), đất nước sẽ không vượt qua khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT tình Bình Dương là một yêu cầu cần thiết và cấp bách phải giải quyết ngay và quy hoạch trong thời gian tới.