Đội Ngũ Và Chất Lương Đội Ngũ Cbql Trường Học:

1.1.3. Lao động quản lý:‌


Mác coi lao động quản lý là một dạng đặc biệt của lao động sản xuất, tham gia vào quá trình sản xuất xã hội để hoàn thành chức nănơ quản lý cần thiết cho quá trình đó. Tác giả Hoàng Tâm Sơn cho rằng: Lao động quản lý là loại hoạt động trí óc diễn ra theo qui trình: Quyết định - Tổ chức - Thực hiện quyết định - Kiểm tra - Điều chỉnh - Tổng kết.

Lao động quản lý phải thông qua hệ thống tổ chức và tập thể lao động mới tác động vào sản xuất. Người quản lỷ làm chức năng vạch phươns hướng, tổ chức, điều hoà, phối hợp, kiểm tra,. . . sự hoạt động của người lao động sản xuất.

Sản phẩm của lao động không thể đánh giá trực tiếp được mà có thể đo bằng tính hiệu nghiệm của quyết định quản lý và bản thân tính hiệu nghiệm này đo bằng hiệu quả hoạt động của hệ quản lý.

Lao động quản lý là một phạm trù có bản chất rất đặc biệt thể hiện ở các thành tố của nó như: đối tượng, công cụ, quy trình công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm của nó.

Đối tượng của quản lý là thông tin. Người CBQL phải biết tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, vận dụng các thông tin về hệ bị quản lý. Do đó, người CBQL phải tốn nhiều công sức, thời gian, trí tuệ cho việc thu nhận, xử lý thông tin.

Công cụ của lao động quản lý là tư duy và phong cách tư duy, bao gồm toàn bộ học vấn và tình độ chuyên môn sâu của người CBQL. Càng giàu thông tin càng quản lý tốt. Bên cạnh đó người CBQL cần phải có các phương pháp thâm nhập khoa học, các phương tiện kỹ thuật, các phương tiện giao tiếp và truyền thông. . .

Sản phẩm của lao động quản lý là các quyết định quản lý. Đó là các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị nhằm bảo đảm sự vận hành của hệ quản lý đi tới các mục tiêu. Quyết định quản lý cũng là thông tín.

Trong lao động quản lý, chỉ số chất lượng có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Vì quyết định đúng hay sai, chất lượng hoạt động quản lý cao hay thấp có thể dẫn tới những hậu quả kinh tế xã hội khó lường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chất lượng của lao động quản lỷ đòi hỏi ở người CBQL và đội ngũ thừa hành một trình độ nghiệp vụ, một trình độ tổ chức, kỹ thuật, chuyên môn và tập thể lao động có không

khí tâm lý lành mạnh. Đây là khía cạnh tổ chức và tài tổ chức của người lãnh đạo. Một tập thể có người lãnh đạo tốt sẽ tạo nên " Hiệu ứng tổ chức", nó nhân sức mạnh của hệ quản lý lên rất nhiều lần.

Lao động quản lý rất đa dạng, phức tạp và biến hóa không lập lại, không bị gò bó về không gian, nó lại bao gồm rất nhiều thao tác trí tuệ và vật chất rất khác nhau về bản chất, thậm chí chúng lại rất trái ngược nhau. Do đó, lao động quản lý là nặng nhọc và đầy trách nhiệm.

Với những tính đa dạng và phức tạp của lao động quản lý. Để hoàn thành nhiệm vụ người CBQL cần:

Tổ chức công việc một cách khoa học, nắm vững các phương pháp quản lý giáo dục và các hoạt động khác có liên quan.

Hoàn thiện không ngừng việc tổ chức lao động trên cơ sở những thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến, bảo đảm sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất và sức lao động,

Người QLGD phải là người biết phối hợp nhịp nhàng các hoạt động dạy học và giáo dục. Hoàn thiện các điều kiện tối ưu cho lao động nhằm xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cải biến xã hội xung quanh thành môi trường giáo dục thống nhất.

Người CBQL phải là nhà tổ chức giỏi, uyên bác, nắm vững lý luận về QLGD, biết thực hiện kế hoạch đào tạo một cách khoa học, luôn luôn cải tiến việc chỉ đạo mọi hoạt động phức tạp của cơ quan giáo dục nhằm mục đích trung tâm là thực hiện có chất lượng quá trình Giáo dục - Đào tạo.

1.1.4. Đội ngũ và chất lương đội ngũ CBQL trường học:‌


" Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng, nghề nghiệp được tập hợp và tồ chức thành một lực lượng" (37, 464 ).

Đội ngũ CBQL trường học chính là lực lượng tập hợp những người đứng đầu các trường học (HT và PHT ) cùng có chung nhiệm vụ và quyền hạn . . . đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ tương lai cho tổ quốc.

Tiêu chí để đánh giá đội ngũ CBQL trường học chính là chất lượng của đội ngũ. Đội ngũ mạnh hay yếu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô sô" lượng đội ngũ, sự đồng bộ hay không đồng bộ của đội ngũ, năng lực và phẩm chất của mỗi thành viên trong đội ngũ. Có nhiều quan niệm về chất lượng;

Chất lượng là " Tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng" ( Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50 - 109)

Chất lượng là " Tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn" ( TCVN

- ISO 8042).

Chất lượng thể hiện ở các khía cạnh sau: (theo Harvey & Green - 1993) (8, 54). Đó là:

Sự xuất chúng, tuyệt vời, lỉu tú, xuất sắc. Sự hoàn hảo

Sự phù hợp, thích hợp


Sự biến đổi về chất

Theo tác giả Lê Đức Phúc ; “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác”. “Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học, của sự phát triển toàn diện của xã hội” (39). Chất lượng và số lượng có liên quan chặt chẽ với nhau, số lượng của vấn đề nào đó chính là số lượng của một chất lượng vấn đề đó. Chất lượng đội ngũ CBQL được đảm bảo một khi đội ngũ này đủ về số lượng, các phẩm chất và năng lực tốt, hài hòa đồng bộ về cơ cấu.

Tác giả Đào Hải : “Chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục bao gồm các yếu tố cấu thành

: Phẩm chất chính trị (liêm khiết); trình độ chuyên môn sư phạm (vững vàng); trình độ nghiệp vụ quản lý (thành thạo); số lượng đội ngũ (đầy đủ); cơ cấu đội ngũ (đồng bộ). Đây là những thành tố đồng cơ bản, được gắn kết tạo nên chất lượng của đội ngũ CBQL giáo dục" (26, 8).

Xuất phát từ những ý tưởng trên, theo chúng tôi, chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT được thể hiện ở :

Số lượng CBQL.


Trình độ

Phẩm chất chính trị - đạo đức - ý chí


Chuyên môn sư phạm Nghiệp vụ quản lý

Cơ cấu đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL được đánh giá là bảo đảm chất lượng khi: Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu (chất lượng được hiểu theo nghĩa hẹp : phẩm chất chính trị, chuyên môn sư phạm, nghiệp vụ quản lý).

Sơ Đồ 1: Chất Lượng Đội Ngũ CBQL Trường Học



Nếu nhìn từ góc độ cá nhân trong đội ngũ thì chất lượng thể hiện ở 1


Nếu nhìn từ góc độ cá nhân (trong đội ngũ) thì chất lượng thể hiện ở:


Trình độ chuyên môn sư phạm, trình độ nghiệp vụ quản lý (đạt chuẩn). Phẩm chất tốt.

Tính ham học hỏi, lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp.


Nếu nhìn từ góc độ tập thể đội ngũ thì :

Đạt chuẩn ( cả về số lượng lẫn chất lượng). Đoàn kết.

Được bồi dưỡng thường xuyên.

Đạt hiệu quả trong thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong việc chỉ đạo và quản lý các hoạt động của nhà trường, mỗi hoạt động đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong một thể thống nhất. Hoạt động dạy và học chính là hoạt động đặc thù của nhà trường bởi nó diễn ra suốt trong năm học; chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò, của người lãnh đạo. Hoạt động dạy và học giữ vị trí trung tâm và chi phối các hoạt động khác. Do đó, mục tiêu của nhà trường là nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học làm sao để học sinh tiếp thu bài học một cách tốt nhất và đạt kết quả cao nhất. Hoạt động dạy và học có vị trí trung tâm cho nên người CBQL nhà trường, người làm công tác giáo dục, nếu không đi sâu, không quan tâm đúng mức đến chuyên môn để nâng cao chất lượng từng bước, lại lấy một số việc khác làm chính thì có nghĩa chưa quán triệt đầy đủ chức năng của nhà trường. Nếu nói một cách nghiêm túc thì chất lượng và kỷ cương của nhà trường là cái không thể thay đổi và chỉ được phép ngày càng tốt hơn, còn những cái khác có thể tùy hoàn cảnh cụ thể tăng giảm ít nhiều hoặc vận dụng linh hoạt. Chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy và học là một việc khó khăn, phức tạp. Do đó, đòi hỏi người CBQL phải am hiểu công việc, biết dự kiến và tính toán công việc trong từng thời gian, biết kỹ năng nghiệp vụ nhất định, quản lý được các hoạt động của tập thể để đưa nhà trường đi đúng hướng, đào tạo ra những con người hoàn thiện về nhân cách và năng lực hành động.

Để hoạt động giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý đạt chất lượng cao, đòi hỏi các nhà giáo dục phải định được hướng đi và đích phải đến, nghĩa là cần phải có biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó.

1.1.5. Chức năng quản lý giáo dục:‌


Chức năng quản lý là biểu hiện của bản chất quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù chủ yếu trong các phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đã được chuyên môn hoá.

Tác giả Nguyễn Văn Lê đã viết: " Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể người" (33,40).

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo trong chu trình quản lý có 4 chức năng liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Kế hoạch hóa: Là vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Lập kế hoạch là chức năng của tất cả các nhà quản lý ở mọi cấp trong một tổ chức. Do đó, một nhà quản lý sẽ tổ chức, biên chế, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đảm bảo đạt được tất cả các mục tiêu thông qua kế hoạch đã có để đạt được mục tiêu đó.

Tổ chức: Mục đích của cơ cấu tổ chức là nhằm lập ra một hệ thống tổ chức gồm các vai trò, nhiệm vụ mà con người có thể thực hiện, sao cho họ có thể cộng tác một cách tốt nhất với nhau để đạt được các mục tiêu đề ra.

Chỉ Đạo (lãnh đạo): Là chức năng cơ bản của các nhà quản lý. Quản lý và lãnh đạo thường được coi là những hoạt động giống nhau. Tuy nhiên, các chức năng quản lý sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản lý không hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của họ và không biết cách lãnh đạo con người đê đạt được kết quả mong muốn. Như vậy, chức năng lãnh đạo trong quản lý được xác định như là một tác động đến con người để cho họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức. Trong đó, yếu tố con người, động cơ thúc đẩy, sự lãnh đạo và sự giao tiếp là các thành tố làm nên sự thành công của công tác chỉ đạo.

Kiểm tra: Là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm để đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra. Kiểm tra là hệ thống liên hệ ngược, là một chức năng cơ bản của nhà quản lý ở mọi cấp.

Trong đó, nội dung của 4 chức năng trên có liên quan bồi các vấn đề:

Ra quyết đinh: Sự lựa chọn một trong số các phương án hành động là cốt lõi của việc xây dựng kế hoạch. Không thể tồn tại một kế hoạch nếu một quyết định các nguồn tài lực, phương hướng hoặc uy tín chưa được công bố. Một chương trình hành động ít khi được xem xét một cách độc lập mà mọi quyết định phải khớp với những kế hoạch.

Điều chỉnh. Trong quản lý, một số vấn đề không được thực hiện hoàn toàn tốt đẹp, mỹ mãn. Điều đó do nhiều nguyên nhân: Hệ thống quản lý, bị quản lý luôn luôn chịu tác động bất thường, không lường được, tác động "nhiễu" của môi trường. Do đó, trong quá trình thực hiện một số quyết định, cần phải có điều chỉnh, bằng cách sửa chữa, bổ sung, thậm chí hủy bỏ quyết định cũ thay bằng quyết định mới trái hẳn với quyết định cũ.

Xử lý thông tin. Nếu không quan tâm đến công tác thông tin, không quan tâm sử dụng các phương pháp khoa học và phương tiện kỹ thuật trong công tác thông tin thì dễ sa vào tình trạng quản lý quá thừa hoặc quá thiếu thông tin, thông tín vụn vặt, do đó không thể nào quản lý có năng suất, có chất lượng và hiệu quả được.

Nội dung của các chức năng quản lý giáo dục được tác giả Đặng Quốc Bảo mô tả trên mô hình sau:


ĐIỀU CHỈNH

Sơ đồ 2: Chức năng hoạt động quản


QUYẾT ĐINH THÔNG TIN 1 1 6 Tăng cường biện pháp quản lý để nâng cao chất 2


QUYẾT ĐINH THÔNG TIN

1.1.6. Tăng cường biện pháp quản lý để nâng cao chất lương đôi ngũ CBQL :‌


Từ điển Từ và ngữ đã định nghĩa: Biện Pháp là cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một chủ trương (32; 143).

Người quản lý trường học về mặt lý thuyết có một hệ thống biện pháp quản lý như sau: 5(công cụ) X 4 (chức năng) X 10 (thành tố) = 200 (biện pháp)

Trong hệ thống các biện pháp, chúng tôi chỉ đưa ra một số biện pháp yêu cầu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT

• Biện pháp về số lượng và cơ cấu: Cần có những chính sách hợp lý để tận dụng hết tiềm năng của đội ngũ CBQL:

1. Tăng cường sử dụng đội ngũ CBQL theo chiều sâu:

- Có chế độ thỏa đáng về kinh tế để đảm bảo cho đội ngũ CBQL an tâm công tác.


- Có chế độ ưu đãi đặc biệt vơi đội ngũ CBQL vùng sâu, vùng xa. nữ.


2. Thực hiện đào tạo theo địa chỉ sử dụng:

- Đảm bảo yêu cầu đào tạo thực sự gắn với nhu cầu sử dụng.


- Thực hiện chế độ cam kết của người học với cơ quan đào tạo


- Thực hiện chế độ cử tuyển ở những vùng khó khăn, về giới tính


- Đa dạng hoa các loại hình đào tạo ( Đào tạo lại, đào tạo từ xa, đào tạo theo công đoạn, . . .

3. Mở rộng qui mô đào tạo :

- Đảm bảo đủ chỉ tiêu đào tạo do nhà nước qui định


- Đa dạng hoa hình thức đào tạo từ nhiều nguồn kinh phí, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo nhu cầu

• Biện pháp về chất lượng đội ngũ CBQL:

1. Triển khai có hiệu quả các nội dung sau :

- Đẩy mạnh chuẩn hóa

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí