+ Đưa ra nhiều phương pháp dạy các môn học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Cải tiến phương pháp cho phù hợp với học sinh bán công.
+ Tích cực tham gia các hội thi giáo viên giỏi, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của ngành.
Đây là những mặt tích cực, lòng nhiệt thành với nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, là điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, các trường THPT hoàn thành nhiệm vụ trồng người. Cùng với những hoạt động tích cực của đội ngũ GV, số lượng, trình độ của GV còn phân cách rõ giữa các trường, vùng sâu, vùng xa.
+ GV có trình độ chưa đạt chuẩn, dạy kê cấp còn nhiều ở các trường. Trình độ chuyên môn đạt chuẩn đang ở mức dưới 50%. Chẳng hạn trường Tây Nam (huyện Bến Cát), năm học 2001 -2002 chỉ có 8 giáo viên trình độ Đại học, nếu đủ phải là 20 giáo viên. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả tốt nghiệp' (Đạt tỷ lệ TN 33,33% năm học 2001 - 2002). Bên cạnh việc thiếu giáo viên, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề của mỗi giáo viên dạy học cũng không kém phần quan trọng.
+ Số lượng giáo viên có tăng theo từng năm, nhưng trình độ đại học, trên đại học không tăng mà còn giảm theo tỷ lệ của từng năm học (Từ 39% năm học 1998 - 1999 còn 35,15% năm học 2000- 2001).
+ Số lượng giáo viên Nữ nhiều hơn Nam (Trên 60%). Độ tuổi từ 30 - 50 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (Trên 65% ), lực lượng này có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong giảng dạy. Tuy nhiên với độ tuổi này, việc học tập để nâng cao trình độ sẽ gặp nhiều khó khăn do lớn tuổi, bận rộn công việc gia đình, bảo thủ nên làm cho chất lượng GD- ĐT không cao.
+ Về đời sống của giáo viên hiện nay đa số còn gặp nhiều khó khăn, một số phải làm nghề tay trái để lo kinh tế gia đình, số khác có điều kiện thì dạy thêm, hoặc nhận dạy hợp đồng các trường bán công, dân lập để tăng thu nhập. Do thời gian làm việc quá nhiều nên không còn thời giờ cho việc soạn giảng, tham khảo tài liệu, cập nhật những vấn đề mới, một số giáo viên lúng túng khi học sinh hỏi những vấn đề mới có liên quan đến bài học, không
nắm bắt thông tin kịp thời cũng làm mất đi tính hấp dẫn, thu hút sự đàm mê học tập của học sinh.
+ Kết quả đậu tốt nghiệp còn thấp một phần cũng do giáo viên chưa chú tâm vào việc ôn thi cho học sinh.
+ Phương pháp của giáo viên còn nặng về thuyết giảng, chưa chú ý hệ thống câu hỏi phát vấn, sử dụng đồ dùng dạy học...
2.3.THƯC TRANG VÀ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH DƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
2.3.1 CBQL trường THPT tỉnh Bình Dương:
2.3.1.1 Phân loai tổng quát:
Năm học 2001 - 2002, tỉnh Bình dương có tất cả 29 trường THPT gồm: 19 trường hệ công lập, 9 trường hệ bán cộng và 1 trường dân lập. Trong đó tổng số đội ngũ CBQL là 72 với 29 HT và 43 PHT.
Số CBQL tham gia trưng cầu ý kiến là 7 HT và 13 PHT chiếm tỷ lệ: 27.7%,với 2 loại hình trường : 5 trường hệ công lập và 2 trường bán công
Phân loại | Tổng số | Nữ | Chuyên môn nghiệp vụ | Lý luận chính trị | Đ. Viên | NN | |||||
CĐ | ĐH | T hS | se | c c | ĐH | A | B | ||||
HT | 7 | OI | 0 | 6 | OI | 02 | 1 | 4 | 7 | 0 | 0 |
PHT | 13 | 4 03 | 10 | 0 | li | 02 | 0 | 9 | 1 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đội Ngũ Và Chất Lương Đội Ngũ Cbql Trường Học:
- Vi Trí Nhiệm Vu Và Quyền Han Của Trường Thpt:
- Thực Trạng Chất Lượng Đội Ngũ Cbql Trường Thpt Tỉnh Bình Dương
- Về Phẩm Chất Đạo Đức - Ý Chí:
- Thực Trạng Biên Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Cbql Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Nghiên Cứu:
- Các Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cbql Các Trường Thpt Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Báng 6; Phân loại tổng quát CBQL trường THPT được nghiên cứu
c 1
0
Nhìn bảng phân loại chung đội ngũ CBQL chúng ta thấy:
+ Số lượng: đội ngũ CBQL các trường tương đối đầy đủ.
+ Cơ cấu:chưa thật sự hợp lý, chẳng hạn trường THPT Nguyễn Trãi là trường điểm của huyện Thuận An, với số lượng 114 giáo viên, CB CNV, đội ngũ CBQL 3 người nữ đã lớn tuổi (nhỏ nhất sinh 1954) cho nên các chị gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý. Ngược lại, trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, Thái Hoa, đội ngũ CBQL chỉ toàn là nam. Với lực lượng CBQL nam có những mặt thuận lợi hơn nữ nhttag cũng có một số mặt còn hạn chế. Vi thế, nếu đội ngũ CBQL các trường học được dung hòa giữa nam và nữ thì tốt hơn.
+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vu:
- Còn 03 Phó hiệu trưởng chưa đạt chuẩn (chiếm 15%), trong số đó có 2 CBQL ở cùng đơn vị. Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi tiếp xúc với các đồng chí trên thì được biết, họ cũng rất muốn học để nâng cao trình độ, nhưng khi còn trẻ, kinh tế khó khăn, bận việc gia đình, đến khi có điều kiện thì tuổi đã cao (cả 3 người năm sinh trên 1954).
- Trình độ sau Đại học với số lượng rất ít (1 Thạc sĩ chiếm 5% và đang tiếp tục học bảo vệ Tiến sĩ) số CBQL biết sử dụng vi tính với số lượng còn thấp, hầu như chỉ tập trung ở PHT chuyên môn , trình độ chỉ phục vụ cho công tác văn phòng, chưa đi sâu khai thác thành tựu của công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường.
- Số lượng CBQL biết nói và viết tiếng nước ngoài càng khan hiếm hơn. Đến thời điểm chúng tôi nghiên cứu chỉ có 1 HT có chứng chỉ C về NN (chiếm 5%) và 5 PHT có trình độ sơ cấp (chiếm 15%). Với xu thế phát triển hiện nay, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là rất cần thiết đối với người CBQL. Hơn nữa, Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đang khuyến khích các nhà quản lý tự học tập nâng cao trình độ về ngoại ngữ, vi tính để mỗi cán bộ, Đảng viên chủ động trong công việc, vì CBQL làm công tác giáo dục không thể không biết ngoại ngữ. Bên cạnh đó, CBQL giáo dục cần trang bị cho mình một vốn kiến thức cầa thiết về ngoại ngữ, để có thể giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục các nước, hoặc tham khảo sách báo, tài liệu nước ngoài nhằm phục vụ công tác quản lý đạt chất lượng hơn.
- Với số lượng giáo viên nữ rất nhiều (Trên 60%), nhưng đội ngũ CBQL nữ rất thấp ( 5/20 chiếm 20%) nguyên nhân của thực trạng này là :
Tàn dư của chế độ Phong kiến dẫn đến tư tưởng" Trọng Nam, khinh Nữ", chưa thực sự công nhận năng lực của người Phụ nữ. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu tiên, khuyến khích cho giới Nữ học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Tự bản thân người Phụ nữ còn " An phận thủ thường", không cố gắng học tập để nâng cao trình độ.
Một số Phụ nữ muốn nâng cao trình độ nhưng không có điều kiện, thời gian do vai trò làm Mẹ, làm vợ. . .
Phụ nữ không có điều kiện tiến thân bằng Nam giới do đặc điểm riêng của Nữ giới như : không có sức khỏe, tâm sinh lý.
+ Về Lý luận chính tri:
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vì mục tiêu, chiến lược lâu dài, từ nám học 2000 -2001 Hiệu trưởng các trường THPT trong toàn tỉnh bằng mọi cố gắng phải qua lớp cao cấp chính trị, lực lượng CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương dần dần có lý luận chính trị vững vàng, ý chí kiên định để thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.(Chỉ thị số 19 -CT/TU về tăng cường công tác phát triển Đảng trong ngành Giáo dục - Đào tạo), chỉ còn 20% CBQL chưa qua lớp bồi dưỡng về chính trị và chỉ tập trung vào PHT.
+ Số lượng Đảng viên:
Theo yêu cầu phát triển năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL nhà nước nói chung, CBQL ngành giáo dục nói riêng, CBQL phải là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam. Vì vậy, từ năm học 1998 - 1999 chỉ đề bạt Đảng viên làm CBQL. Hiện nay, số lượng Đảng viên. trong đội ngũ CBQL chiếm số lượng tương đối lớn (16/20) chiếm 80%. Có thể nói, đội ngũ CBQL các trường THPT tương đối vững về chính trị, trung thành với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên còn 4 PHT chưa là Đảng viên (20%), vì trước đây cá nhân chưa tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng, đến khi muốn vào thì tuổi đã cao không phát triển được nữa, có trường hợp lý lịch không rõ ràng.
2.3.1.2. Về tuối đời của đôi ngũ CBQL các trường THPT:
Đối tượng được
nghiên cứu
Tuổi
Dưới 30
30-
41-
40
50
Trên 50
Tuổi bình quân
HT 0 0 6 1 47
Tuổi PđHờIi bình quân c0ủa đội ng1ũ HT 47, 9PHT 46,153. Nếu so với4c6h,1ủ5trương hiện nay, thì đội ngũ CBQL các trường THPT tương đối lớn. Tuy nhiên, với độ tuổi này, họ đã từng trải trong cuộc sống nên có dày dạn kinh nghiệm để quản lý. Nhưng độ tuổi trên 40 chiếm
75% phần nào làm hạn chế hoặc không còn khả năng vươn lên, bảo thủ, khó tiếp thu cái mới của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở tỉnh Bình Dương. Hơn nữa, nếu không chuẩn bị đội ngũ kế cận thì sắp tới các trường THPT sẽ thiếu CBQL.
2.3.1.3. Về tuổi nghề làm quán lý và quá trình đào tạo chuyên môn:
Bảng 8: Tuổi nghề làm quản lý của đội ngũ CBQL các trường THPT
Số năm | ||||||
nghiê n cứu | 1 - 5 | 6 - 10 | 11 - 15 | 10- 20 | 21 trở lên | Bình quân |
HT | 1 | 1 | 0 | 4 | 1 | 19,14 |
PHT | 1 | 2 | 5 | 3 | 2 | 13,53 |
Cùng với tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ CBQL các trường THPT bình quân 16,34 năm. Người có tuổi nghề ít nhất là HT trường THPT bán công Lái thiêu (2 năm), mặc dù mới làm CBQL nhưng thầy có nhiều hoạt động tích cực, đưa nhà trường vào nề nếp, hoạt động học tập của học sinh chuyển biến tốt, có nhiều sáng kiến tích cực giúp địa phương và Sở GD - ĐT trong lĩnh vực giáo dục. Người có tuổi nghề cao nhất là HT trường THPT Thái hoa (26 năm), Thầy là người làm CBQL lâu nhất trong một trường (20 năm), rất tận tâm với nghề nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo hoạt động dạy và học ở nhà trường. Bên cạnh đó, không ít CBQL trường học, mặc dù nhiều năm làm quản lý vẫn còn nhiều sai sót, một số còn trẻ nhưng không chịu học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. . . Để theo kịp đà tiến nhanh của công nghiệp hóa, hội nhập vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nếu đội ngũ này không nâng cao trình độ thì sự nghiệp giáo dục dần tụt hậu không chỉ đối với các nước trên thế giới mà ngay cả các nước trong khu vực.
2.3.1.4. Quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học:
Theo nguồn cung cấp của phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo, số lượng CBQL đã qua lớp bồi dưỡng CBQL trường THPT là: 17 người (85%); số lượng đang theo lớp bồi dưỡng CBQL là:7 (35%) (Khóa bồi dưỡng 3 năm trong hè cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của trường CĐSP Bình Dương); số lượng chưa được đào tạo, bồi dưỡng là 3
chiếm 15%. Đây là những người đã lớn tuổi không chịu đi học hoặc do hoàn cảnh gia đình, một số mới được điều động làm CBQL.
3.2 Chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Bình dương;
Để đánh giá phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành một số công việc như sau:
Trưng cầu ý kiến tự đánh giá của 7 HT và 13 PHT các trường THPT trên bằng phiếu thăm dò ý kiến (PHỤ LỤC 1).
Trưng cầu ý kiến đánh giá của 301 giáo viên các trường THPT về CBQL của trường minh đang công tác (PHỤ LỤC 2).
Trưng cầu ý kiến đánh giá CBQL trường THPT của 5 CB lãnh đạo sở Giáo dục - Đào tạo ( Gồm 3 Trưởng phòng, 2 BGĐ sở ) (PHỤ LỤC 3).
Với mỗi tiêu chí đánh giá thang điểm là 3đ, 2đ,1đ. Sau khi thu hồi phiếu thăm dò ý kiến, điểm số đánh giá từng tiêu chí được cộng lại và chia bình quân cho tổng số mỗi loại đối tượng hỏi ý kiến. Cuối cùng chúng tôi sử dụng hàm trong chương trình Excel để tính sai số cho ba đối tượng, xác địntr giá trị tự đánh giá của đội ngũ CBQL với phần đánh giá khách quan của GV và CB Sở.
Sau đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi:
2.3.2.1 Phẩm chất tư tưởng chính tri:
Để đánh giá phẩm chất chính trị - tư tưởng của đội ngũ CBQL các trường THPT, sau khi thu các phiếu tự đánh giá của đội ngũ CBQL và phiếu tham khảo ý kiến của GV và CB lãnh đạo Sở GD - ĐT chúng tôi có kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 9
Bảng 9: Bảng tổng hợp đánh giá về phẩm chất chính trị tư tưởng của đội ngũ
ố
Qua bảng thống kê ý kiến tự đánh giá của CBQL các trường THPT, chúng tôi th tự đánh giá như sau:
0
0
0
0
0
CBQL các trường THPT
Phẩm chất chính trị tư tưởng của CBQL trường | Điểm giá trị trung | S ai | ||||||
THPT | bình | S | ||||||
T | GV | CBQL | CB Sở | |||||
1 | Lập trường chính trị vững vàng | 2.91 | 3 | 2.8 | ||||
2 | ủng hộ những cái mới tiến bộ,kịp thời đổi mới công tác QL phù hợp với yêu cầu thực tiễn | 2.4 | 2,4 | 2.4 | ||||
3 | Sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật | 2.93 | 2.6 | 2.6 | ||||
4 | Có tính quyết quyến đoán, cẩn thận và khoa học. | 2.65 | 2.6 | 2 | ||||
5 | Có chí hướng, mục tiêu, niềm tin và lòng dũng cảm. | 2.75 | 2.8 | 2.6 | ||||
6 | Thưởng, phạt công minh, đúng mức | 2.55 | 2.6 | 2 |
+ Lập trường chính trị vững vàng (3 điểm), sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, đó chính là những phẩm chất cần thiết của những người làm công tác quản lý, được đội ngũ CBQL các trường đánh giá cao nhất. Hai tiêu chí được đánh giá cao trông các phẩm chất kế tiếp là làm việc có mục tiêu, chí hướng, có niềm tin và lòng dũng cảm(2.8 điểm). Các phẩm chất còn lại, đội ngũ CBQL tự đánh giá ở mức độ chưa cao, nghĩa là họ thấy mình cũng còn nhiều khuyết điểm. Nhất là công tác đổi mới các hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Một số CBQL tự đánh giá trong các phẩm chất trên còn yếu, trong quản lý của họ chưa có tính khoa học, bản thân họ thiếu kiên quyết, còn phụ thuộc vào cấp trên hoặc điều hành công việc một cách thụ động, việc đến đâu, làm đến đó, không dự tính trước. Đó là nguyên nhân hoạt động đem lại hiệu quả không cao và phụ thuộc nhiều vào khách quan hơn chủ quan của bản thân. Họ chưa nhạy bén với những cái mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, tham khảo tài liệu. Quản lý còn mang nặng tính cảm tính, chưa công bằng trong khen thưởng.
GV đánh giá đội ngũ CBQL có lập trường chính trị vững vàng (2.91 điểm), sống có kỷ luật của nhà mô phạm, có chí hướng, mục tiêu, niềm tin và lòng dũng cảm . . .Phẩm chất
được GV đánh giá cao nhất là sổng, làm việc theo hiến pháp và pháp luật (2.93 điểm). GV trường THPT Thái Hoa cho rằng " biểu hiện dễ thấy nhất của mỗi người là ý thức, tổ chức kỷ luật thông qua giờ giấc làm việc, cách sống hằng ngày. Một người vô kỷ luật không có giờ làm việc chính xác, thích làm theo ý chủ quan của cá nhân hơn là tập thể, thích thì làm, không thích thì không làm". Người nào có tính cách đó thì dù ở địa vị nào họ cũng không thay đổi được. Còn phẩm chất Lập trường chính trị vững vàng được xếp vị trí thứ hai. Theo họ, phẩm chất này khó đánh giá một cách chính xác, nó ẩn bên trong của mỗi con người. Theo cách lý giải này, chúng tôi thấy cũng hợp lý, vì trong các cuộc chiến tranh điều này thể hiện khá rõ ràng. Bên cạnh những phẩm chất được GV đánh giá cao đội ngũ CBQL đơn vị, còn có một số phẩm chất của CBQL mà theo GV đánh giá còn hạn chế, cần phải khắc phục. Cụ thể, CBQL lập trường chính trị vững vàng, nhưng một số CBQL có nhiều biểu hiện tiêu cực như tham ô của công, nhận hối lộ trong thi cử và tuyển sinh . . . Một số giáo viên đánh giá đội ngũ CBQL của họ chưa thật sự theo kịp với xu thế phát triển chung của xã hội, có thái độ ích kỷ, không muốn GV có trình độ cao hơn mình, GV muốn nâng cao trình độ, lãnh đạo trường tìm mọi lý do nào đó không tạo điều kiện cho họ đi học. Trong việc phân công giảng dạy thường theo chủ quan của cá nhân, không theo yêu cầu chung hay trình độ của GV. vấn đề GV quan tâm nhất là thi đua, khen thưởng và đánh giá công chức hằng năm. Thưởng phạt công bằng là động lực thúc đẩy phong trào thi đua, thưởng phạt chưa đúng với công sức thì khó mà động viên, khuyên khích họ làm việc. Chẳng hạn, Sở GD -ĐT tỉnh Bình Dương qui định, GV chỉ dạy thêm cho học sinh có học lực yếu, kém hay bồi dưỡng học sinh giỏi và phải được sự đồng ý của lãnh đạo trường. Hiện nay, hiện tượng dạy thêm - học thêm là vấn nạn hầu như ở toàn quốc, nhưng ỏ trường X có 1 GV chỉ vì dạy thêm chưa được sự đồng ý của lãnh đạo trường mà bị kỷ luật, thông báo toàn ngành. Trong khi đó, CBQL ở trường Y có những biểu hiện tiêu cực bị quần chúng, GV phản đối thì không bị kỷ luật hoặc khiển trách mà chỉ thuyên chuyển công tác về nơi có địa vị còn cao hơn trước. Chính điều này gây xôn xao trong đội ngũ GV và những bất bình không ít.
Kết quả đánh giá của CB Sở điểm số thấp hơn của đội ngũ CBQL và GV. Vì thông qua quá trình quản lý, CB lãnh đạo Sở là những người biết rõ về đội ngũ CBQL các trường học nhất. Phẩm chất được CB lãnh đạo đánh giá cao nhất là Lập trường chính trị (2.8 điểm), vì những người làm quản lý, một Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, không cho phép dao động trước những biến động nào của xã hội. Trong bảng kiểm điểm Đảng viên cuối năm
48