Bồi Dưỡng Nghiệp Vu Quản Lý Cho Đội Ngũ Cbql Mới Bổ Nhiêm Và Cbql Kế Cận:

chúng tôi, đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương cần hội đủ những yêu cầu sau:

- Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề.


- Có sức khỏe tốt (thể lực và tinh thần)


- Có bằng cử nhân chính trị, có ý thức phấn đấu trở thành Đảng viên gương mẫu (vì CBQL phải là Đảng viên)

- Trình độ chuyên môn sư phạm: trước mắt là ĐHSP, lâu dài là Thạc sĩ; thời gian trực tiếp giảng dạy trước khi làm quản lý ít nhất là 5 năm.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo chương trình 4 tháng của trường CBQL GD - ĐT li đang làm.

- Có quá trình chỉ đạo quản lý tốt trong hoạt động chuyên môn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Có uy tín đối với đồng nghiệp và tập thể sư phạm, với chính quyền và nhân dân địa phương, với lãnh đạo các cấp trong và ngoài ngành.

Tuổi đời từ 30 - 40.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương - 10


Từ cơ sở thực tiễn, qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu mà có quyết định bố trí, sử dụng cán bộ vào các đúng vị trí, chức vụ phù hợp. Cần phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ kế cận để khi bắt tay vào việc họ không bị bở ngỡ, tiến hành các công việc một cách trôi chảy, không bị gián đoạn. Công tác quy hoạch và chuẩn hoa đội ngũ CBQL trường học đòi hỏi nhiều công sức, khách quan, khoa học, công bằng . . . Người làm quản lý cấp trên phải thật sự trong sạch, sáng suốt, tránh lệch lạc chủ quan, cảm tính bởi lẽ nó liên quan đến số phận của mỗi con người, đến sự nghiệp phát triển của một hệ thống tổ chức giáo dục một dân tộc, một đất nước.

3.2.1.3 Công tác tuyển chon CBQL trường học:

Như chúng ta đã biết, việc bố trí cán bộ để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới là và hết sức quan trọng. Đặc biệt ở tỉnh Bình Dương, từ nam 1997 trở lại đây là tỉnh thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước. Do đó, công tác tuyển

chọn, bổ nhiệm CBQL các trường THPT ở tỉnh Bình Dương phải được tiến hành theo các bước một cách chặt chẽ, nghiêm túc và khách quan.

Trên cơ sở thăm dò ý kiến về tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL các trường THPT của tỉnh Bình Dương và trao đổi ý kiến với lãnh đạo Sở GD - ĐT ( PHỤ LỤC 8), chúng tôi đề xuất một số bước trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THPT của Tỉnh Bình Dương như sau:

Bước 1: Cán bộ bổ nhiệm làm CBQL phải là đội ngũ kế cận được sự đồng ý của toàn thể hội đồng sư phạm. Thông qua:

+ Hoạt động thực tiễn, xem xét, đánh giá chuẩn mực đạo đức cũng như năng lực sư phạm được qui định của ngành.

+ Thu thập ý kiến của tập thể sư phạm trường học, của dư luận phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương về đạo đức, tư tưởng chính trị, năng lực chuyên môn và quản lý . . . của cán bộ tuyển chọn, đồng thời lắng nghe nguyện vọng của họ đối với cán bộ này.

+ Trao đổi với chính quyền đìa phương nơi cán bộ đang công tác và nơi đang sinh sống để tìm hiểu uy tín của cán bộ đối với địa phương.

+ Xem xét quá trình công tác của cán bộ được chọn trong hồ sơ cá nhân được lưu giữ ở bộ phận tổ chức và các bộ phận khác có liên quan với cán bộ này.

+ Phối hợp ý kiến bổ nhiệm và đề nghị của lãnh đạo Sở GD - ĐT với Huyện ủy, ủy bạn nhân dân Huyện, Tổ chức chính quyền tỉnh xem xét và ra quyết định bổ nhiệm.

Bước 2: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoạt động, giúp họ phát huy khả năng và năng lực quản lý, sự cống hiến đối với sự nghiệp chung.

Bước 3: Khi ra quyết định bổ nhiệm quản lý, người được phân công, phân nhiệm phải được phân quyền vì hiện nay, một số cán bộ được phân nhiệm nhưng không phân quyền, nghĩa là họ phải làm việc theo mệnh lệnh mà không có quyền quyết định vấn đề. Vi vậy mà họ không chủ động và công việc đạt kết quả không như mong muốn của họ, dần dần họ trở nên bàng quan và thụ động.

Tuy nhiên, trong các chính sách ưu tiên, ưu đãi những người từ địa phương khác, cũng nên có những yêu cầu ràng buộc về thời gian, năng lực nhất định.

3.2 .2. Biện pháp về đào tao bồi dưỡng CBQL;‌


Một khi xã hội phát triển, nhu cầu về học tập của con người càng cao. Đối với các nước công nghiệp mới (Hàn quốc, Singapor. . . ) các nước công nghiệp phát triển (Anh, Pháp, Nhật, Đức. . .) người dân có trình độ thấp nhất phải hết bậc THPT. ơ Việt nam chúng ta hiện nay, trình độ dân trí còn thấp, mặc dù nhà nước đã từng bước phổ cập từng bậc học, nhưng nhu cầu về học tập chỉ tập trung ở thị trấn, thị xã, thành thị. . .còn ở nông thôn vùng sâu, vùng xa thì chưa cao. Do đó, Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp để giảm bớt sự cách biệt về trình độ của người dân ở các vùng, các địa phương với nhau. Riêng ở Bình Dương, đa số người dân đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc học, số người đi học đã phát triển với số lượng đáng kể. Hơn nữa, năm học 2002 - 2003 Đảng bộ, UBND tình Bình Dương đã mạnh dạn đi vào thí điểm phổ cập bậc THPT ở một số Xã, Thị trấn của các Huyện Thuận An, Bến Cát, Thị Xã TDM, Tân Uyên. Chúng tôi đề cập vấn đề này để thấy rằng, việc đào tạo ban đầu và bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ CBQL trường THPT ở tỉnh Bình Dương là rất cần thiết.

3.2.2.1. Xây dưng kế hoạch đảo tao bổi dưỡng:


Để đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn trước mắt và quy hoạch lâu dài, theo chúng tôi cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau đây:

- Phải xây dựng tiêu chuẩn CBQL một cách cụ thể, toàn diện cả phẩm chất và năng lực chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học.

- Phải qui hoạch cán bộ công chức kế cận và được cấp trên thông qua. Phải xem việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu không thể thiếu trong toàn bộ qui trình xây dựng và thực hiện qui hoạch, nhất là về lý luận chính trị, về quản lý giáo dục, ngoại ngữ, tin học. . đặc biệt CBQL ngành GD - ĐT phải có năng lực quản lý chuyên môn, phải chọn cử cán bộ thuộc diện qui hoạch.

- Trên cơ sở tiêu chuẩn, hàng năm nhận xét đánh giá công khai, dân chủ, 5 năm tiến hành rà soát bổ nhiệm lại CBQL. Phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước. CBQL giáo dục cũng như CBQL nhà nước, không thể để cho CBQL giáo dục vi phạm những điều luật do nhà nước qui định. CBQL giáo dục phải gương mẫu trong mọi hoạt động, mọi hành

vi trong xã hôi, lối sống. Vì lối sống của CBQL giáo dục không chỉ là tấm gương cho mọi người, mà còn phải để giáo dục cho thế hệ trẻ của đất nước.

3.2.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vu quản lý cho đội ngũ CBQL mới bổ nhiêm vàCBQL kế cận:

Đối với CBQL mới bổ nhiệm phải được đào tạo tại các trường bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý dưới các hình thức:

Bồi dưỡng 4 tháng tại trường cán bộ quản lý GD - ĐT II tại thành phố Hồ Chí Minh.


- Cử học lớp Thạc sĩ hoặc Cử nhân về quản lý giáo dục nếu có điều kiện. Để đội ngũ CBQL các trường THPT ở tỉnh Bình Dương đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của bậc học trong thời gian tới, Sở GD - ĐT tỉnh Bình Dương nên tuyển chọn các đối tượng kế cận trong quy hoạch cán bộ cũng như CBQL đương chức tham gia các chương trình đào tạo theo chương trình trên để làm tiền đề [lâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT nói riêng và đội ngũ CBQL ngành giáo dục nói chung.

3.2.2.3. Về vân đề bổi dường đôi ngũ CBQL phục vụ giai đoạn trước mắt:

- Cần tiến hành điều tra khảo sát, phân loai CBQL, ưu tiên cán bộ quản lý nữ

- Xây dựng tiêu chuẩn CBQL phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành và địa phương làm cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức, cán bộ kế cận. Từng bước thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng trước, bổ nhiệm sau, trong đó, chú ý quan tâm đến cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, phải ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, người địa phương, vì đó là những người am hiểu sâu sắc về địa bàn dân cư. . . Đồng thời tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng để ngày càng có nhiều cán bộ tại chồ đủ tiêu chuẩn. Cũng cần có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần đối với cán bộ vùng khó khăn.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Ngành tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên có thời gian tự học, tự bồi dưỡng, đẩy mạnh công tác dự giờ, thao giảng, đánh giá đúng năng lực của giáo viên. Chú ý bồi dưỡng cán bộ cốt cán về năng lực chuyên môn, về tinh thần trách nhiệm, trên cơ sở đó chọn lọc cán bộ nòng cốt, cán bộ kế cận.

3.2.2.4. Về vấn đề tự đào tao bồi dưỡng của CBQL trường THPT:

Con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất để xây dựng đội ngũ CBQL là khơi dậy năng lực tự học, tự đào tạo của họ.

Trong hoạt động thực tiễn của giáo dục và tình hình phát triển của khoa học công nghệ, đòi hỏi đội ngũ CBQL phải tự học, tự nghiên cứu để vươn lên những hiểu biết mới, cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại của hoạt động quản lý.

Vì vậy, việc nâng cao năng lực tự học của CBQL các trường THPT là hết sức quan trọng và cần thiết. Mỗi CBQL phải cố gắng phấn đấu tự đào tạo bồi dưỡng cho mình bằng tất cả mọi phương thức và điều kiện sẵn có chẳng hạn như : Học tập kinh nghiệm, kiến thức quản lý trên sách báo, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, chuyên gia, tham dự các buổi sinh hoạt chính trị - văn hoá - xã hội.

Để giúp CBQL các trường THPT tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng, theo chúng tôi ngành cần có chế độ chính sách thỏa đáng. Cụ thể, không phân biệt về cấp bậc của người học, khuyên khích và bắt buộc họ phải tự nghiên cứu, tự đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và NVQL.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL phải thường xuyên, liên tục nhằm trang bị kiến thức cơ bản về NVQL và nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ CBQL trường THPT, giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐT ở nhà trường.

3.2 .3. Biện pháp về chỉ đao quản lý:‌


3.2.3.1. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt đông quản lý ở trường

học:


Cơ sở vật chất tốt là một trong những điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ. Sau đây là một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý ở nhà trường:

Đối với trường đang hoạt động :


- Bảo vệ và tu dưỡng những gì đã có, vận động PHHS, mạnh thường quân trang bị các thiết bị hiện đại (đèn chiếu) phục vụ việc dạy và học cho học sinh. Ví dụ việc sử dụng bảng viết bằng phấn dễ bụi ảnh hưởng đến sữc khỏe GV và HS, phòng học không đủ ánh sáng, bảng bị chói. . .

- Sở GD - ĐT cần trang bị hệ thống thông tin hiện đại đến các trường học để học sinh có thể học các môn tin học tại trường mà không phải đến các trung tâm.

Sở GD - ĐT cũng sớm lên kế hoạch nối mạng lưới Internet đến các trường, để các trường nắm bắt các thông tin một cách nhanh nhất (theo kế hoạch đến 2005).

Đối với các trường chuẩn bị xây dựng: Kế hoạch của ƯBND tỉnh Bình Dương, bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 trường mới phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở vật chài (Diện tích đất IHS/m2, diện tích phòng học, số lượng HS, hệ thống phòng cháy chữa cháy) ngoài các qui định trên, theo chúng tôi cần phải chú ý đến sân chơi, sân tập thể dục ngoài trời, phòng tập đa năng . . . Vì HS đến trường không chỉ có học mà còn biết luyện tập, giải để có sức khỏe thì học tập tốt hơn.

3.2.3.2. Xây dựng và phát triển điển hình quản lý giáo dục:

Điển hình là biểu hiện tập trung rõ nhất bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng. Điển hình quản lý trường học chỉ xuất hiện trong quá trình tổ chức hoạt đông thực tiễn và trong các phong trào thi đua ở trường học. Việc xây dựng điển hình quản lý trường học rất quan trọng. Nó đòi hỏi có sự quan tâm và đầu tư thích đáng. Theo chúng tôi, xây dựng điển hình dưới các hình thức:

- Điển hình cá nhân: Đưa ra tiêu chuẩn, chọn người thực hiện, chọn đối tượng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.

- Điển hình trường học: Chọn trường, tiêu chuẩn điển hình, đánh giá, nhân rộng.


Việc xây dựng điển hình phải có kế hoạch chuẩn bị, thời gian tiến hành, theo dõi thường xuyên để kịp thời điều chỉnh và bổ sung những khiếm khuyết.

Phải bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm mới được tập thể đánh giá chuẩn xác hiện tượng, sự việc xứng đáng điển hình. Vấn đề quan trọng là phải biết nguyên nhân tạo nên sự thành công. Chính từ đây mới đúc kết được kinh nghiệm, xác định được cách thức thực hiện, xây dựng điển hình. Theo chúng tôi, việc xây dựng điển hình có thể thực hiện bằng các hình thức như nêu gương điển hình trong đơn vị, nếu có tính khả thi thì nhân rộng trong toàn ngành.

Phát triển điển hình là bước tiếp theo cần tiến hành để nhân rộng điển hình cho các CBQL nghiên cứu học tập, vận dụng vào việc quản lý ở đơn vị mình, vào công tác quản lý của mỗi cá nhân để trở thành phong trào rộng khắp. Điển hình quản lý trường học phải được nhân lên, không được đánh mất do phong trào yếu kém. Do đó, việc xây dựng và phát triển điển hình phải luôn được khởi động và thực hiện thường xuyên.

3.2.3.3. Tăng cường giao lưu và trao đổi thông tin quản lý giáo dục:


Để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương có cơ hội trao đổi công tác quản lý và nâng cao trình độ tay nghề quản lý, Sở GD -ĐT cần tăng cường giao lưu và trao đổi thông tin quản lý trong toàn ngành.

Hằng năm phải lên kế hoạch nội dung cần giao lưu, địa điểm cần đến. Thông qua hoạt động giao lưu giữa các CBQL trường học với nhau bằng những hình thức: Tham quan thực tế quản lý lẫn nhau, trao đổi quản lý kinh nghiệm quản lý về một chuyên đề nào đó, thành lập câu lạc bộ quản lý trường học, viết, in tập san thông tin quản lý, thông báo, hỗ trợ cho nhau trong hoạt động thi đua của nhà trường. Phải làm thế nào để tăng cường thời lượng thông tin cho CBQL giáo dục, không chỉ thông tin xuôi mà cả thông tin ngược, thông tin ngang giữa các trường, các ngành có liên quan . . .để họ thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giao lưu thông tin, thấy được sức mạnh tổng hợp do đội ngũ này tạo nên để đưa hoạt động GD - ĐT ở nhà trường từng bước đi lên.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không thiếu thông tin, nhưng có thể nói rằng, đội ngũ CBQL trường học nói chung, CBQL các trường THPT nói riêng chưa nắm bắt kịp thời, đủ thời lượng các thông tin cần thiết. Để đội ngũ CBQL các trường THPT nắm bắt thông tin nhanh nhạy và thuận lợi, Sở GD - ĐT cần tăng cường cung cáp trang thiết bị cần thiết và tạo điều kiện để đội ngũ CBQL sử dụng chúng có hiệu quả, Sở Giáo dục, các cơ quan quản lý cấp trên cần sớm nối mạng để tạo mối quan hệ liên thông giữa các trường với nhau, giữa các trường với các phòng GD, Sở.

Thông tin thông suốt là điều kiện tốt nhất để việc chỉ đạo quản lý từ Sở, Bộ đến các trường kịp thời. Tạo điều kiện để đội ngũ CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa giáo dục ngày càng tiến xa hơn.

3.2.3.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra:

Kiểm tra, thanh tra là chức năng tất yếu và thường xuyên của quá trình quản lý. Kiểm tra, thanh tra của cơ quan chủ quản đối với cơ sở là nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn và xử lý sai phạm, góp phần thúc đẩy cơ sở và cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Tăng cường công tác kiểm tra là rất cần thiết đối với hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường học. Kiểm tra, thanh tra còn eiúp người CBQL tiên đoán được kết quả công việc, tìm ra nguyên nhân và đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra, thanh tra còn là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, là mục đích chính của những nsười làm công tác QLGD. Kiểm tra, thanh tra, việc làm không thể thiếu được trong hoạt động QLGD. Từ trước trước đến nay, Sở GD - ĐT tỉnh Bình Dương đã có hoạt động kiểm tra, thanh tra các trường học, theo chu kỳ thanh tra toàn diện 5 năm một lần một đơn vị. Thời gian thanh tra, kiểm tra toàn diện, ít khi có đầy đủ các thành viên trong đoàn, làm việc chưa thật sự đúng chức năng của việc thanh tra, kiểm tra. Phần còn lại các trưởng học chỉ nặng về công tác kiểm tra chuyên môn, hồ sơ cá nhân của GV. Vì vậy, công tác kiểm tra, thanh tra hiện nay còn mang tính phiến diện. Sau mỗi đợt kiểm tra, thanh tra chưa giúp ích được nhiều cho đơn vị sở tại. Để hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hiện đúng chức năns của nó, theo chúng tôi, Sở GD - ĐT tỉnh Bình Dương cần phải:

- Củng cố kiện toàn tổ chức thanh tra, kiểm tra Sở.


- Tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành chế độ, chính sách


- Giải quyết đầy đủ những đơn khiếu nại (nếu có) theo đúng khiếu nại tố cáo


- Kiểm tra việc thực hiện chế độ dân chủ trong cơ quan


Thông qua công tác thanh tra các trường học, Sở GD - ĐT mới nắm được chất lượng và hiệu quả quản lý của đội ngũ CBQL trường học. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, đội ngũ CBQL tự kiểm tra được năns lực làm việc của mình. Từ đó có biện pháp sửa chữa và xây dựng nề nếp quản lý, tổ chức các hoạt động GD trong nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn.

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL các trường học để khen thưởng CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ hay kịp thời giúp đỡ những CBQL còn yếu kém. Sở GD - ĐT cũng cần có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với CBQL chưa hoàn

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí