Hoàn Thiện Chế Đô Chính Sách Xã Hôi Đối Với Đội Ngũ Cbql Trường Học:

thành nhiệm vụ hoặc có những vi phạm nghiêm trọng thanh danh nhà giáo như dưới các hình thức: Kỷ luật, bãi nhiệm . . .

3.2.4. Biện pháp về chế đố chính sách:‌


3.2.4.1. Hoàn thiện chế đô chính sách xã hôi đối với đội ngũ CBQL trường học:


QLGD là một nghề rất khó, đòi hỏi người CBQL phải tâm huyết với nghề, phải nỗ lực phấn đấu, phải có nghệ thuật tài dí, khéo léo và đầu tư công sức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, để tạo động lực trong hoạt động quản lý và phát huy nội lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, cần phải có chế độ khuyến khích về mặt kinh tế, những chính sách xã hội để động viên tinh thần đối với cán bộ QLGD nói chung và CBQL các trường THPT nói riêng.

Mặc dù, từ năm 1997 đã có chính sách " Trải thảm đỏ để rước nhân tài" của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, chế độ chính sách khuyến khích người đi học hay tự học, tự đào tạo theo quyết định 115/QĐUB - 1998; quyết định 06/QĐUB - 2001, nhưng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL ngành GD -ĐT thì chưa có gì khởi sắc. Để khuyến khích đội ngũ này làm việc tốt hơn, theo chúng tôi:

- Trước hết phải có chính sách trọng dụng nhân tài, thu hút những cán bộ giỏi vào làm nghề GD, đồng thời phải có chính sách phát huy tài năng của họ.

- Các chế độ phụ cấp chức vụ phải thỏa đáng với công sức của đối tượns, nhài; là đối với trường bán công. Phải có chế độ phù hợp với trường bán công vì hàng năm loại hình trường này đem lại cho nhà nước một khoảng kinh phí không nhỏ và giải quyết phần nào chương trình xã hội hóa giáo dục cho địa phương.

- Phải có chế độ chính sách thoa đáng cho đội ngũ CBQL vùng sâu, vùng xa, khó khăn phức tạp, vì họ đã chịu nhiều thiệt thòi so với các vùng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Cần có chế độ chính sách cho đội ngũ CBQLGD như CBQL nhà nước, vì bản thân nghề GV đã quá nghèo, làm CBQLGD càng khó khăn hơn.

- Đảm bảo chế độ công tác, nghỉ ngơi cho CBQL, kích thích họ toàn tâm, toàn ý với công tác quản lý nhà trường.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương - 11

- Đối với đội ngũ CBQL nữ cần có chính sách ưu tiên riêng. Tạo những điều kiện lao động làm việc tốt nhất cho chị em vùng sâu, vùng khó khăn, hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho họ có tâm thế ổn định và an tâm trong cuộc sống và nghề nghiệp

- Cần tạo điều kiện để CBQL các trường giỏi được tham quan du lịch, học tập kinh nghiêm các nước có nền GD phát triển để họ có tầm ahìn, hiểu biết rộng hơn.

3.2.4.2. Khuyến khích, đãi ngộ CBQL muốn tự nâng cao trình độ:


Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT và chất lượng quản lý nhà trường thì việc aâag cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ CBQL là rất cần thiết và có vai trò quyết định. Để làm được việc này, theo chúng tôi cần phải

- Đảm bảo chế độ học tập, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL các trường THPT.

- Cần phải có chế độ đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ này tự nâng cao trình độ, ưu tiên cho lực lượng trẻ, có năng lực, cho CBQL giỏi có nhu cầu nâng cao trình độ. Khuyến khích CBQL các trường THPT học tập để đạt chuẩn về chuyên môn, nghĩa là ít nhất phải tốt nghiệp ĐHSP. về nghiệp vụ quản lý phải được bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình lớp 4 tháng trường CBQL đang làm, nếu đạt trình độ Thạc sĩ QLGD thì tốt hơn.

- Hiện nay ở Bình Dương đã có chính sách hỗ trợ cần thiết cho CB, GV tự học, tự bồi dưỡng. Nhưng sự hỗ trơ này chưa cao so với thực tế. Vì vậy, cần có chế độ chính sách khuyến khích cao hơn giúp họ phấn khích học tốt hơn, đạt kết quả cao.

- Cần có chế độ đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành người giỏi. Đồng thời thực hiện các chế độ ưu đãi đối với CBQL giỏi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.

- Một khi có chế độ chính sách khuyên khích, đãi ngộ thỏa đáng, chúng tôi chắc chắn rằng đội ngũ CBQL các trường THPT của tỉnh Bình Dương sẽ an tâm công tác và quản lý đạt chất lượng cao hơn. Chúng tôi mong rằng Sở GD - ĐT và các cơ quan hữu quan cần đưa ra các chính sách thích hợp hơn nữa và giải quyết các chế độ nhanh chóng, để đội ngũ CBQL các trường yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn trước mắt và thời kỳ thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Những biện pháp này muốn thực hiện được phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng cùng thạm gia. Đó là sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện, sở Tài chánh, phòng Tài chánh . . của cơ quan chủ quản Sở GD - ĐT và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, sự tự thân vận động, sự chủ động tích cực, linh động, sáng tạo của đội ngũ CBQL các trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


l.Kết luận :

Để đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD - ĐT phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học -nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định trực tiếp chất lượng GD - ĐT, là yếu tố khách quan, nhằm thực hiện chương trình hành động về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Bình Dương là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh về các khu công nghiệp, đã và đang thu hút nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước đến đầu tư và hợp tác. Vì vậy, không thể nào tồn tại một nền giáo dục lạc hậu và chậm phát triển. Giáo Dục - Đào Tạo ở tỉnh Bình Dương cũng như đội ngũ CBQL các trường THPT cần phải có một chiến lược phát triển nhất định, phải có kế hoạch sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương và xu thế chung của thời đại.

Tinh hình đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương hiện nay, tuy đã đủ về mặt số lượng, nhưng chất lượng các mặt còn nhiều hạn chế, cơ cấu chưa đồng bộ. Với 4/20 CBQL chưa được đào tạo về nghiệp vụ quản lý (20%), một số đã được đào tạo thì đã quá lâu nên không theo kịp sự phát triển chung của xã hội. Tuổi đời bình quân của CBQL tương đối cao (HT - 47; PHT - 46,15) với độ tuổi này đa số họ có tính bảo thủ, có tầm nhìn chiến lược còn thiển cận, không đáp ứng nổi yêu cầu cao của sự đổi mới của GD - ĐT ương giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, những thiếu thốn về điều kiện lao động, thông túi quản lý, về chế độ chính sách... đã có tác động đến đội ngũ CBQL làm cho chất lượng đào tạo không đồng đều, hiệu quả chưa cao.

Với xu thế phát triển chung của GD - ĐT, cùng với sự phát triển chung của đất nước vai trò của đội ngũ CBQL các trường THPT hết sức quan trọng. Xuất phát từ thực trạng GD

- ĐT và đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT như sau :

1. Biện pháp về tổ chức: Thường xuyên khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo đội ngũ CBQL

cũng như việc tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp CBQL theo hướng tăng cường hiệu lực quản lý.

2. Biện pháp về đào tao, bồi dưỡng: Để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm và nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

3. Biện pháp về chỉ đao quản lý: Cần tăng cường các điều kiên thuận lợi cho công tác quản lý, tạo điều kiện nhiều giao lưu và thông tin quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trường học... Chính nhờ vậy, đội ngũ CBQL đương chức các trường THPT mới nâng dần chất lượng về mọi mặt.

4. Biện pháp về chế đô. chính sách xã hôi: Tạo điều kiện thỏa đáng cho đội ngũ CBQL phát huy nội lực của mình và tranh thủ sự hỗ trợ ngoại lực tiếp sức cho ngành GD - ĐT nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBQL các trường THPT.

2. Kiến nghị:

Để thực hiện được việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Dương trong thời gian tới, chúng tồi kiến nghị một số vấn đề đối với các cấp như sau:

1. Đối với Bô GD - ĐT.

- Sớm tham mưu với Chính phủ để khắc phục những bất hợp lý trong chính sách đãi ngộ về vật chất cũng như tinh thần cho đội ngũ CBQL các trường học. Trước mắt cần có chế độ chính sách khuyến khích người có cố gắng học tập nâng cao trình độ, nhằm tạo điều kiện để sử dụng tốt nguồn nhân lực.

- Đối với chương trình bồi dưỡng CBQL cần đưa vào nội dung, kế hoạch thường xuyên hằng năm bằng nhiều hình thức nhằm giúp đội ngũ CBQL bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội.

2/ Đối với tỉnh :


Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành đối với ngành GD - ĐT. Cần bổ sung chế độ chính sách cho CBQL tham dự các lớp về ngoại ngữ cũng như tin học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Cần có chế độ chính sách ưu đãi đối với phụ nữ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho họ tham gia các hoạt động quản lý.

3/ Đối với Sở GD- ĐT:


Cần sớm hoàn thành việc quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQLGD theo chủ trương “Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt” (nghị quyết TW 3, khóa VIII).

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các trường học, trang bị các thiết bị dạy học và giáo dục ngày càng hiện đại, đầy đủ, chất lượng cao.

Cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành để có những chủ trương giải quyết thỏa đáng các chế độ chính sách xã hội ưu đãi đối với đội ngũ CBQL trường học và nhất là đối với CBQL giỏi và có nâng lực.

4/ Đối với CBQL trường THPT:


Phải xác định rõ vai trò trách nhiệm quản lý trường THPT trong tình hình hiện nay, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương.

Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt. Cố gắng học tập, nghiên cứu tài liệu, phát huy nội lực, ngoại lực đưa hoạt động quản lý nhà trường ngày càng tốt hơn, đạt chuẩn về mọi mặt.

Tóm lại, Trong thời gian qua ngành GD - ĐT tỉnh Bình Dương đã có những đổi mới phù hợp với xu thế phát triển chung với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đã góp phần kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng GD - ĐT. Tuy nhiên, trong nội tại đội ngũ CBQL các trường THPT còn những yếu kém, hạn chế nhất định cần được khắc phục. Để thực hiện mục tiêu GD - ĐI ở bậc THPT nhằm đáp ứng những đòi hỏi đặt ra trong giai đoạn mới, cần phải xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THPT. Đây là vân đề cấp thiết cần phải

được làm ngay mới thực hiện được công cuộc đổi mới, bước vào thực hiện CNH, HĐH đất nước.

3 . HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI :

Vì thời gian có hạn, chúng tôi dừng lại nghiên cứu thực trạng ở 7 trường THPT tỉnh Bình Dương. Nhưng đề tài sẽ được phát triển theo hướng:

- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBQL toàn bộ các trường THPT tỉnh Bình Dương.


- Thử nghiệm các biện pháp đã được đề xuất ở chương III.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


A/ VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VIII - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội 1997.

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn Kiện Hội Nghị Lần Thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) - NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 1997.

3. Đề cương các bài giảng nghiên cứu quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng lần Thứ IX - Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX-Hà nội- 2001.

4. Bộ GD - ĐT: Điều lệ trường THPT 1994

5. Bộ GD - ĐT: Quy định về nhiệm vụ giáo viên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THPT.

6. Bộ GD - ĐT: Chương trình bồi dưỡng CBQL trường học (1997).

7. Bộ GD - ĐT: những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH

- NXB GD - ĐT - 1998.

8. Bộ GD - ĐT: Tài liệu hội nghị giáo dục đại học - Hà Nội 25 - 27 tháng 9 năm 2001.


9. Viện nghiên cứu GO - ĐT Phía Nam: Ngành GD -ĐT phía Nam bước vào Thế kỷ 21 - NXB trẻ - 2000.

10. Tỉnh Ủy Bình Dương: Nghị quyết về công tác CB đến năm 2005.


11. Sở GD - ĐT Tỉnh Bình Dương: Báo cáo tổng kết năm học 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001, 2001 - 2002


2010

12. Sở GD - ĐT Tỉnh Bình Dương: Qui hoạch, phát triển ngành GD - ĐI đến năm


13. Từ điển bách khoa Việt Nam Tập 1 - Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt

Nam - Hà Nội 1995.


14. Từ điển Tiếng Việt - Ngôn ngữ học Việt Nam - NXB Thanh Hóa - Thanh Hóa 1998.

15. C. MÁC: Tư bản Ql, T2, NXBST HN - 1976.

Ngày đăng: 07/07/2023