Phân Loại: Thường Được Chia Thành 2 Loại



* Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 10 đến câu 13 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.

10. Bệnh nhân bị táo bón, anh (chị) hãy giúp họ lựa chọn một trong các thuốc sau:

A. Nhôm hydroxyd

B. Magnesi sulfat

C. Oresol

D. Cimetidin

E. Atropin

11. Bệnh nhân đang có thai bị táo bón, hãy giúp họ lựa chọn một trong các thuốc sau:

A. Natrihydrocarboanal

B. Magnesi sulfat

C. Dầu Parafin

D. Natri sulfat

E. Sorbitol

12. Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày lâu ngày, đã dùng các thuốc kháng axit dịch vị nhưng không khỏi. Anh (chị) hãy khuyên họ dùng một trong các loại thuốc sau để điều trị:

A. Natrihydrocacbonat

B. Cimetidin

C. Nhôm hydroxid

D. Atropin

E. Kavet

13. Bệnh nhân bị mất nước anh (chị) hãy hướng dẫn họ dùng oresol để bù nước và chất điện giải:

A. Chia gói thuốc làm 3 phần uống 3 lần trong ngày

B. Hòa cả gói vào 1 cốc nước uống 1 lần

C. Chia gói thuốc làm 2 phần uống 2 lần trong ngày

D. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày 2-3 lần

E. Hòa cả gói vào một lít nước chín uống theo nhu cầu


* Câu hỏi truyền thống:

1. Anh (chị) hãy trình bày đại cương của bệnh loét dạ dày - tá tràng nguyên nhân, phân loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng theo cơ chế tác dụng và cho ví dụ minh họa

2. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, công dụng, cách dùng liều dùng và chống chỉ định của:

- Cimetidin

- Oresol


THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG MỤC TIÊU HỌC TẬP

1- Trình bày được khái niệm về dị ứng và nguyên tắc sử dụng thuốc chống dị ứng.

2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 3 vị thuốc có trong bài

3 - Hướng dẫn được cộng đồng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả các thuốc có trong bài.


I. KHÁI NIỆM VỀ DỊ ỨNG

Dị ứng là trạng thái khác thường của 1 cơ thể khi tiếp xúc với 1 dị nguyên (kháng nguyên) lần thứ 2 và các lần sau. Dị ứng có thể xảy ra phản ứng nhẹ, nhanh khỏi nên dễ bị cho qua hoặc có thể xảy ra dữ dội dẫn đến sốc phản vệ, gây tử vong như dị ứng penicillin. Di nguyên có thể là thức ăn, các loài cây cỏ, mỹ phẩm, các loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh. Hiện nay số lượng thuốc và chủng loại ngày càng nhiều, chất lượng 1 số thuốc chưa đảm bảo, hơn nữa những người mắc bệnh mãn tính dùng nhiều lần 1 loại thuốc hoặc có nhiều loại thuốc có công thức gần tương tự như nhau thì những tai biến về dị ứng thuốc ngày càng tăng.

Như vậy dị ứng phải có kháng nguyên từ ngoài đưa vào và kháng thể do cơ thể sản sinh ra, khi kháng thể gặp kháng nguyên lần thứ 2 sẽ giải phóng ra histamin từ tế bào. Những triệu chứng của dị ứng là biểu hiện của histamin trên lâm sàng như mẩn ngứa, mày đay, ban đỏ, exzema, hen...

II. PHÂN LOẠI: thường được chia thành 2 loại

- Thuốc kháng histamin tự nhiên như men histaminasa (chiết suất từ thận, gan, phổi) ví dụ: Adrenalin, ephedrin, theophyllin.

- Thuốc kháng sinh histamin H, tổng hợp như clopheniramin, promethazin, dimedrol.

III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Thuốc kháng histamin H, tổng hợp có tác dụng là do tranh chấp và histamin tại thụ thể H, (nằm ở các thành mạch máu, cơ trơn khí - phế quản, ruột, tử cung ...) thuốc đay histamin ra khỏi thụ thai nên kìm hãm được các biểu hiện của histamin.

Các thuốc histamin H, chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, không chữa được nguyên nhân, nên cần tìm nguyên nhân gây bệnh để phối hợp với các thuốc khác thì điều trị hiệu quả mới cao.

IV. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

- Dùng thuốc sớm, kéo dài liều duy trì. Khi dùng thuốc chỉ nuốt, không nhai.

- Cần phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Không dùng cho người đang điều khiển máy, phương tiện giao thông vì thuốc có tác dụng gây buồn ngủ.

V. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG

1. Promethazin: (Phenergan, pipolphen)

- Tính chất: Là hạt kết tinh trắng, không mùi, vị đắng gây tê lưỡi, dễ tan trong nước, cồn, cloroform, không tan trong ether, để ra ánh sáng chuyển thành màu hồng.

- Tác dụng: Kháng histamin H, mạnh và kéo dài, giảm đau, gây ngủ, chống nôn.

- Tác dụng phụ: Gây chóng mặt, khô miệng, gây hạ huyết áp thế đứng khi tiêm, gây buồn ngủ.

- Chỉ định: Dị ứng với mọi nguyên nhân như mẩn ngứa, mày đay, phù nề, hen dị ứng, đau dây thần kinh, tâm thần rối loạn, mất ngủ (nên phối hợp với thuốc an thần, gây ngủ) và phối hợp với thuốc tiền mê trong ngoại khoa.

- Chống chỉ định: Người đang điều khiển máy, phương tiện giao thông, tiêm dưới da (gây kích ứng).

- Cách dùng, liều dùng: Người lớn:

● Uống: 25mg/lần, ngày 3 lần - dạng viên nén hoặc viên bọc đường 15 - 25mg.

● Tiêm bắp: 25 50mg/lần, ngày tiêm 1 - 2 lần - dạng thuốc tiêm pipolphen 50mg/2ml.

● Tiêm tĩnh mạch chậm: 50mg/lần phối hợp với thuốc tiền mê dạng thuốc tiêm như trên.

Trẻ em:

● Uống 2,5 - 5mg/lần, ngày 2 lần - dạng thuốc viên 15mg hoặc siro promethazin 1ml có 1mg, ngày uống 2 - 4 lần, mỗi lần dùng theo tuổi.

● Dưới 24 tháng tuổi uống 1/2 thìa cà phê.

● Từ 2 - 6 tuổi uống 1 thìa cà phê.

● Từ 7 - 15 tuổi uống 2 thìa cà phê

2. Diphenhydramin (Dimedrol, allergen)

- Tính chất: Là bột kết tinh trắng, không mùi, vị cay đắng, dễ hút ẩm trong điều kiện ẩm ướt, dễ tan trong nước, cổn, không tan trong ether.

- Tác dụng: Kháng histamin H, nhẹ hơn phenergan, an thần, chống co thắt, chống nôn.

- Tác dụng phụ: Gây chóng mặt, khô miệng, buồn nôn nhưng khi ngừng thuốc sẽ hết.

- Chỉ định: Dị ứng với mọi nguyên nhân, say tàu xe, say sóng, nôn mửa do thai nghén, hội chứng Parkinson.

- Chống chỉ định: Người đang điều khiển máy, phương tiện giao thông, tiêm dưới da (gây kích ứng).

- Cách dùng, liều dùng: Người lớn:

Uống: 25 - 50 mg/lần, ngày 3 lần - dạng viên nén hoặc viên bọc đường 10mg.

Tiêm bắp: 10 - 20mg/lần, ngày tiêm 2 lần - dạng thuốc tiêm dimedriot 10mg/ml hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt 10 - 20 mg/lần pha với thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9%.

Trẻ em :

Uống 10 - 20mg/lần, ngày 3 lần - dạng thuốc viên như trên.

3. Chlopheniramin (Allergin, trimeton)

- Tác dụng: Kháng histamin mạnh hơn promethazin và gây ngủ.

- Chỉ định: Dị ứng với mọi nguyên nhân, sổ mũi, ngạt mũi do co thắt và phù quincke, viêm kết mạc do dị ứng.

- Chống chỉ định: Người đang điều khiển máy, phương tiện giao thông.

- Cách dùng, liều dùng: Người lớn:

Uống: 4mg/lần, ngày 3 - 4 lần - Dạng viên nén hoặc viên bọc đường 4 mg.

Tiêm bắp: 10 - 20mg/lần, ngày tiêm 1 - 2 lần - dạng thuốc tiêm clopheniramin 10mg/1ml.

Trẻ em:

Uống dạng viên 2mg, mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần đúng theo tuổi:

Dưới 12 tháng tuổi uống img mỗi lần.

Từ 1 - 5 tuổi uống 1 - 2 mg mỗi lần

Từ 6 - 15 tuổi uống 2 mg mỗi lần.

* Chú ý: Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc.

Tự lượng giá:

* Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 3 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống

1. Nêu đủ 4 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng Histamin tổng hợp:

A. Dùng thuốc sớm, kéo dài liều duy trì

B. …………………………………………. C. ………………………………………….

2. Cho biết 4 chi định của thuốc Diphenhydramin A………………………………….. B.…………………………………. C…………………………………..

D Hội chứng Parkinson

3. Dị ứng là trạng thái …………........... (A) của một cơ thể khi tiếp xúc với ……………......... (B) lần thứ hai và các lần sau A……………………………………. B…………………………………….

Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 4 đến 7 bằng cánh đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột cho câu sai:


TT

Câu hỏi

Đ

S

4

Tác dụng kháng Histamin H1 của Phenergan mạnh hơn Chlopheniramin



5

Tác dụng kháng Histamin H1 và gây buồn ngủ của Dimedrol mạnh hơn Pipolphen



6

Ngoài tác dụng kháng Histamin H1, Phenergan còn có tác dụng chống rối loạn tâm thần, đau dây thần kinh



7

Chỉ định dùng của Chlopheniramin là khi bị dị ứng, sổ mũi, ngạt



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Môn Dược lý Phần 2 - 10

mũi





* Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 8 đến câu 11 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.

8. Chỉ định dùng của Dimedrol trong các trường hợp sau:

A. Dị ứng

B. Say tàu xe

C. Nôn mửa do thai nghén

D. Hội chứng Paskinson

E. Tất cả các câu trên đều đúng

9. Chống chỉ định của Dimedrol là:

A. Uống

B. Tiêm bắp

C. Tiêm dưới da

D. Tiêm tĩnh mạch

E. Truyển tĩnh mạch

10. Liều uống của viên Promethazin 25 mg cho người lớn là:

A. 1 viên / lần - 2 viên / ngày

B. 1 viên / lần - 3 viên / ngày

C. 2 viên / lần - 4 viên / ngày

D. 2 viên / lần - 5 viên / ngày

E. 3 viên / lần - 6 viên / ngày

11. Liều uống của Diphenhydramin viên 10 mg cho trẻ em là:

A. 1 viên / lần - 3 viên / ngày

B. 1 - 3 viên / lån - 2 lần / ngày

C. 2 - 3 viên / lần - 2 lần / ngày

D. 1 - 2 viên / lần - 3 lần / ngày

E. 1 - 2 viên / lần - 2 lần / ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2024