Sử Dụng Các Thuốc Đối Kháng Dược Lý Đặc Hiệu

4.3. Thừa magnesi (tăng magnasi máu)

Khi magnasi máu > 2,5 mEq/l

Nguyên nhân

+ Giảm thải trừ: suy thận, suy thượng thận

+ Tăng hấp thu: do uống nhiều thuốc chống acid chứa magnasi như maalox, camalox…

Lâm sàng

+ Khi magnesi máu 3 – 5 mEq/l: buồn nôn, nôn, cảm giác nóng, chóng mặt, huyết áp hạ, có thể truỵ mạch.

+ Ở nồng độ 7 mEq/l: gây ngất, phản xạ gân xương giảm, yếu cơ.

+ Nồng độ > 10mEq/l có thể hôn mê và liệt cơ hô hấp.

Điều trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

+ Loại bỏ nguyên nhân

+ Truyền dung dịch ntri clorua 0,45% cùng thuốc lợi niệu để tăng thải

Dược lý học - 48

+ Tiêm tĩnh mạch calci clorid dung dịch 10% 10ml hoặc calci gluconat 10% 10ml, để đối kháng với tác dụng độc của magnesi.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày vai trò sinh lý của natri, kali, calci và magnesi.

2. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị khi thiếu và thừa Na+, K+, Ca++ và Mg++.


ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC CẤP TÍNH

(Sinh viên tự nghiên cứu)


Mục tiêu:

1. Trình bày được các phương pháp loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

2. Trình bày được các chất tương kỵ hóa học tại dạ dày và toàn thân dùng trong giải độc thuốc.

3. Trình bày được tác dụng và chỉ định của một số thuốc giải độc đặc hiệu.


1. Đại cương

Nguyên nhân gây ngộ độc:

+ Do nhầm lẫn (của thày thuốc, của bệnh nhân): thường được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nên tình trạng thường không nặng.

+ Do cố ý (người bệnh): liều dùng thường lớn, bệnh nhân được đưa tới cơ sở điều trị muộn, chẩn đoán khó, sử trí nhiều khi phải mò, lên tình trạng thường nặng (có thể tử vong).

Nguyên tắc điều trị chung

+ Loại trừ nhanh chóng chất độc ra khỏi cơ thể.

+ Trung hoà phần thuốc đã được hấp thu

+ Điều trị triệu chứng nhằm hồi sức cho nạn nhân.


2. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

2.1. Qua đường tiêu hoá

Gây nôn

+ Hay dùng Ipeca siro từ 15 – 20ml pha loãng trong 250ml để uống, nếu sau 15 phút không nôn thì nhắc lại.

+ Nếu không có thuốc thì móc họng hoặc cho bệnh nhân uống mùn thớt (chỉ làm khi bệnh nhân còn tỉnh)

Rửa dạ dày

+ Dùng nước ấm hay KMnO4 0,1%, rửa cho tới khi nước trong

+ Tốt nhất là thực hiện khi thuốc còn ở dạ dày:

Thí dụ: đối với các thuốc như aspirin, barbiturat… thì chỉ rửa dạ dày trong 6 giờ đầu, nhưng với benzodiazepin, thuốc chống rung tim có thể rửa dạ dày trong vòng 24 giờ…

+ Thận trọng khi nạn nhân đã hôn mê (vì có thể dưa nhầm ống cao su vào khí quản hoặc chất nôn trào ngược vào đường thở). Không rửa dạ dày cho những ca ngộ độc các chất ăn mòn (như acid và base mạnh ) vì ống cao su có thể làm rách thực quản.

+ Sau rửa dạ dày cho uống than hoạt, tác dụng hấp phụ và ngăn cản chu kỳ gan ruột, làm cho thuốc tăng thải qua phân. Thường cho uống 30 – 40g cách 4 giờ.


2.2 Qua đường hô hấp

Khi ngộ độc các thuốc thải qua đường hô hấp (thuốc mê bay hơi, rượu, xăng, khí đốt, aceton…, muốn tăng sự thải trừ phải dùng các thuốc kích thích hô hấp như: cardiazol (tiêm tĩnh mạch ống 5 ml dung dịch 10%), lobelin (tiêm tĩnh mạch chậm ống 1ml dung dịch 1%) hoặc hô hấp nhân tạo, để thuốc nhanh thải trừ.


2.3. Qua đường tiết niệu

Dùng thuốc lợi liệu thẩm thấn

+ Manitol (10% , 25%) glucose (10%, 30%), dung dịch ringer.

+ Chỉ dùng khi chức phận thận phải còn tốt. Không dùng khi có suy thận, suy tim, phù phổi cấp, cao huyết áp.

+ Thuốc làm tăng thải kháng sinh nên phải tăng liều kháng sinh.

Kiềm hoá nước tiểu : được thực hiện khi ngộ độc các thuốc là acid nhẹ như : barbiturat, salicylat…Hai chất hay được dùng base hóa là:

+ Natribicarbonat (NaHCO3) dung dịch 14 ‰ truyền tĩnh mạch 2-3 l/ngày Nhược

điểm: thuốc đưa Na+ vào cơ thể nên dễ gây phù não nếu chức phận thận không tốt.

+ THAM (trihydroxymetylaminometan) truyền tĩnh mạch 300 – 500ml/giờ, dưới 2L/ngày. Ưu điểm là không đưa Na+ vào cơ thể và thuốc dễ thấm vào tế bào ngộ độc để giải độc. Thường thêm 4g KCl / 1lit THAM để chống giảm K+ máu.

Acid hoá nước tiểu: được thực hiện khi ngộ độc các base hữu cơ: Cloroquin, quinolein, phenothiazin,….Hai chất được dùng acid hóa là:

+ Dùng NH4Cl uống 3- 6g /ngày

+ Dùng Acid phosphoric 15-100 giọt/ngày

+ Acid hoá khó thực hiện hơn kiềm hoá vì cơ thể khó chịu đựng được tình trạng nhiễm toan hơn nhiễm kiềm.


3. Trung hoà chất độc

Bằng cách dùng các chất tương kỵ để ngăn cản hấp thu, làm mất hoạt tính hoặc đối kháng với tác dụng của chất độc


3.1. Các chất tương kỵ hoá học tại dạ dày

Để làm giảm sự hấp thu của chất độc tại dạ dày, thường rửa dạ dày bằng các dụng dịch sau :

Tanin 1 – 2% : 100 – 200ml, tác dụng làm kết tủa một số alcaloid và kim loại (strycnin, apomorphin,quinin, cocain, muối kẽm, đồng, thuỷ ngân …)

Sữa, lòng trắng trứng (6 quả cho 1 lít nước) có tác dụng ngăn cản hấp thu các muối thuỷ ngân, phenol…

Than hoạt (nhũ dịch 2%), hoặc bột gạo rang cháy, có tác dụng hấp phụ các chất độc như HgCl2, morphin, strycnin … Than hoạt còn hấp phụ mạnh các chất mang điện tích dương và âm nên có thể dùng trong hầu hết các trường hợp nhiễm độc qua đường tiêu hoá.


3.2 Các chất tương kỵ hoá học đường toàn thân

Tạo methemoglobin (bằng natrinitrit 3% - 10ml) để điều trị khi ngộ độc acid cyanhydric (thường gặp trong ngộ độc sắn). Cơ chế tác dụng:

Acid cyanhydric rất có ái lực với cytocrom oxydase (có Fe 3+) là enzym hô hấp

của mô. Ngộ độc acid cyanhydric sẽ làm ức chế enzym này.

Acid này lại có ái lực mạnh hơn với Fe3+ của methemoglobin, nên trong điều trị, đã tạo methemoglobin để acid cyanhydric kết hợp với methemoglobin tạo thành cyanomethemoglobin và giải phóng ra cytocromoxydase.

Dùng BAL (British – Anti – Lewisite) điều trị ngộ độc kim loại nặng như Hg, As, Pb.

Dùng EDTA hoặc muối Na, Ca của aicd này khi ngộ độc các ion hoá trị 2: chì,

sắt, mangan, crôm, đồng và digitalis.


3.3. Sử dụng các thuốc đối kháng dược lý đặc hiệu

Dùng naloxon tiêm tĩnh mạch khi ngộ độc morphin và các opiat Dùng vitamin K liều cao khi ngộ độc dẫn xuất dicumarol Truyền tĩnh mạch glucose khi ngộ độc insulin.

Với phương pháp này hiệu quả điều trị nhanh và tốt, song chỉ áp dụng được với ít trường hợp


4. Điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh

4.1. Áp dụng đối kháng sinh lý

Dùng thuốc kích thích thần kinh khi ngộ độc các thuốc ức chế ( dùng bemegrid khi ngộ độc barbiturat), dùng thuốc mềm cơ khi ngộ độc thuốc gây co giật (dùng cura khi ngộ độc strycnin), hoặc ngược lại…

Phương pháp này không tốt, vì thuốc đối kháng cũng phải dùng liều cao, thường là liều độc nên bất lợi cho người bệnh.


4.2. Hồi sức cho người bệnh

Trợ tim, giữ huyết áp, chống truỵ tim mạch bằng thuốc trợ tim

Trợ hô hấp bằng các thuốc kích thích hô hấp (cardiazol, cafein), hô hấp nhân tạo hay thở oxy (tuỳ tình trạng người bệnh).

Thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo: khi nhiễm độc nặng (ngộ độc sulfamid liều cao, barbiturat liều cao), thận đã suy, dùng các phương pháp thông thường không hiệu quả.

Thay máu trong các trường hợp sau:

+ Nhiễm độc phospho trắng (làm trước 8 giờ mới cứu được.

+ Nhiễn độc liều chết thuốc sốt rét, chất độc tế bào, isoniazid, salicylat…

+ Chất làm tan máu: saponin, sulfon…

+ Chất gây methemoglobin: phenacitin, anilin, nitrit, cloroquin …(khi dùng xanh metylen ống 1% - 10ml hoà trong 500ml dung dich glucose 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch không hiệu quả.)

Phải làm sớm, khối lượng máu thay phải đủ (ít nhất là 7 lít). Nếu hôm sau còn chứa nhiều methemoglobin hoà tan, có thể phải truyền lại.


4.3. Chăm sóc người bệnh

Dinh dưỡng:ăn thức ăn dễ tiêu, đủ calo, nếu tổn thương thực quản (nhiễm độc

acid) sẽ truyền qua hậu môn.

– Cho thêm vitamin đường tiêm (B, C).

Kháng sinh phòng nhiễm khuẩn thứ phát

Làm tốt công tác hộ lý: hút đờm rãi, vệ sinh chống loét.


5. Một số thuốc đặc hiệu dùng trong ngộ độc

5.1. Dimecaprol (BAL - British Anti Lewisite)

Là chất tìm ra trong chiến tranh thế giới lần 2 ở Anh để chống lại chất độc hoá học chứa hơi asen là lewisite

5.1.1. Tác dụng và cơ chế

– Khi bị ngộ độc kim loại nặng, sẽ gây ức chế các enzym có chức thiol ( do kim loại tạo phức với enzym).

Dimecaprol sẽ phản ứng với kim loại tạo phức hợp dimecaprol – kim loại, phức hợp này được thải trừ và hệ enzym có chức thiol được giải phóng.

Thí dụ : Trong ngộ độc Asen, dimecaprol tác dụng với asen như sau:



R - As

S- Pr

+


S- Pr

HS - CH2


HS- CH

HO - CH2


R - As

S - CH2


S- CH


+ 2Pr - SH

Enzym chứa SH

BAL

HO CH2

Dạ ng kết hợ p chất

asen vớ i enzym chứa - SH thải theo nư ớ c tiểu

Phức hợ p dimecaprol và hợ p chất asen tan

trong nư ớ c


Khả năng tạo chelat của BAL thay đổi tuỳ từng loại kim loại, mạnh nhất với thuỷ ngân, muối vàng và asen.

Ngoài tác dụng với enzym có nhóm – SH, BAL còn tác dụng trực tiếp lên các enzym được hoạt hoá bởi kim loại như catalase, anhydrase…

5..1.2. Dược động học

BAL được dùng dưới dạng dung dịch dầu tiêm bắp, có hiệu quả sau 30 phút đến 1 giờ, trong vòng 4 giờ sẽ thải trừ hết qua thận, nên cứ mỗi 4 giờ tiêm một lần. Trong ngộ độc cấp (với liều 3-5 mg/kg thể trọng) hay dùng hàng ngày trong 2-3 tuần (với liều 3mg/kg thể trọng) sẽ không sợ tích lũy.

5.1.3. Tác dụng không mong muốn

+ Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng

+ Tăng huyết áp, tim đập nhanh

+ Viêm kết mạc, chảy nước mũi, tăng tiết nước bọt.

+ Đau cơ và vùng sau xương ức, có thể gây áp xe ở điểm tiêm

+ Ức chế chức năng tuyến giáp khi dùng kéo dài

+ Có thể gây thiếu máu tan máu

5.1.4. Chỉ định và liều lượng

– Chỉ định: điều trị ngộ độc asen, thủy ngân, muối vàng

– Liều lượng:

Ngộ độc cấp: 2 ngày đầu cứ 4 giờ tiêm bắp sâu 3mg/kg, ngày thứ 3 cứ 6 giờ tiêm bắp 1 lần, 10 ngày sau tiêm bắp ngày 2 lần.

Ngộ độc mạn: cách 4 giờ tiêm bắp 2,5mg/kg trong 48 giờ, sau tiêm bắp 2,5mg/kg/ngày trong 10 ngày.

Phải tiêm bắp sâu và chuyển chỗ tiêm. Base hóa nước tiểu trong thời gian điều trị để bảo vệ thận với tác dụng độc của kim loại giải phóng


5.2. EDTA calci dinitrat và EDTA dinatri

5.2.1. EDTA dinatri (Na2EDTA)

Tác dụng: tạo chelat với calci và thải qua thận

Chỉ định : trường hợp quá tải calci, biểu hiện :

+ Da: bệnh cứng bì

+ Máu: tăng calci máu

Chống chỉ định: suy thận nặng

Liều lượng: chỉ dùng trong những trường hợp cấp, lấy 1 – 2 ống hoà trong glucose 5% hay natri clorua 0,9% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch thật chậm (tránh bị bệnh tetani), đợt dùng 5 ngày, nghỉ 7 ngày giữa các đợt.

Ống tiêm 10ml dung dịch 5%

Viên bọc đường 0,25g dùng duy trì uống 6 – 8 viên/ngày

5.2.2. EDTA calci dinitrat

Tác dụng: EDTA là ethylendiamin tetra acetic acid. Thường dùng dạng muối CaNa2EDTA sẽ tạo phức hợp bền với kim loại nặng: chì , đồng, coban…thải ra ngoài qua thận

Chỉ định : điều trị ngộ độc chì, kim loại nặng (crom, sắt, coban, đồng, chất phóng xạ...)

– Chống chỉ định : suy thận nặng

Tác dụng không mong muốn

+ Độc với thận

+ Buôn nôn, đi lỏng, chuột rút, sốt cao, đau cơ

+ Điều trị kéo dài làm mất magnesi

+ Viêm tĩnh mạch huyết khối

Liều lượng

+ Ống 1ml= 0,5g truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 15 – 25 mg/kg hoà trong 250 – 500ml glucose 5% truyền trong 1- 2 giờ, 2 lần /ngày x 5 ngày. Kiểm tra nước tiểu hàng ngày và ngừng điều trị khi có bất thường.

+ Tiêm bắp (dung dịch 20%) 12,5mg/kg cách 4 - 6 giờ 1 lần

+ Viên bọc đường 0,25g để điều trị dự phòng, uống 6 – 9 viên/ngày x 5 ngày/tuần.

LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày các phương pháp loại trù chất độc ra khỏi cơ thể.

2. Trình bày các chất tương kỵ hóa học tại dạ dày và toàn thân được dùng trong điều trị ngộ độc thuốc và hóa chất

3. Trình bày tác dụng và chỉ định của một số thuốc đặc hiệu dùng trong điều trị ngộ độc thuốc.


THUỐC CHỐNG UNG THƯ

(Sinh viên tự nghiên cứu)


Mục tiêu:

1. Trình bày cơ chế, tác dụng, chỉ định và liều dùng của các thuốc chống ung thư.

2. Trình bày sự phân loại thuốc chống ung thư và tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc .

3. Trình bày các nguyên tắc dùng thuốc chống ung thư.


1. Đại cương

1.1. Vài nét về bệnh ung thư và thuốc chữa ung thư

– Bệnh ung thư là bệnh ác tính do sự tăng sinh bất thường của tế bào trong cơ thể. Các tế bào sinh sản một cách vô hạn, không tuân theo cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể.

– Thuốc chống ung thư ức chế sự phát triển, nhân lên của tế bào ung thư ( đánh vào chu kỳ phân chia tế bào) và thải loại chúng ra khỏi cơ thể, thông qua phản ứng huỷ tế bào và độc với tế bào.

– Chu kỳ phân chia diễn ra ở cả tế bào bình thường và tế bào ung thư gồm 4 pha như sau:

+ Pha G1 (tiền tổng hợp AND): Tổng hợp các thành phần cần thiết chuẩn bị cho

Ngày đăng: 17/01/2024