- Góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rễ cây mật nhân tại v ng núi các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
- Làm cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác và ứng dụng các loại thảo dược qu tại địa phương.
6. Bố cục của luận án
Luận án gồm 123 trang (không kể phần phụ lục), kết cấu bao gồm: Mở đầu có 5 trang trình bày tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, nghĩa khoa học, nghĩa thực tiễn của luận án.
Nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu gồm 32 trang;
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu, gồm có 18 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu gồm có 52 trang;
Phần kết luận và kiến nghị gồm 3 trang;
Các công trình nghiên cứu đã công bố 1 trang.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây mật nhân Eurycoma longifolia Jack ở miền Trung – Tây Nguyên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm - 1
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chiết tách, xác định thành phần hóa học của rễ cây mật nhân Eurycoma longifolia Jack ở miền Trung – Tây Nguyên và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm - 2
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Chiết
- Phương Pháp Xác Định Khả Năng Không Gây Độc Đối Với Tế Bào Người
- Danh Mục Các Hợp Chất Được Phân Lập Từ Cây Mật Nhân
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Ngoài ra phần các công trình công bố và tài liệu tham khảo gồm 12 trang.
Trong luận án tổng cộng có 37 bảng, 28 hình vẽ và đồ thị. Có 114 tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng Anh và trang web.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây mật nhân
1.1.1. Đặc điểm sinh thái, phân bố
Mật nhân, còn gọi là bá bệnh, hậu phác, tho nan Lào , antongsar Campuchia , danh pháp khoa học: Eurycoma longifolia Jack, là loại cây có hoa thuộc họ Thanh Thất Simaroubaceae, loài bản địa ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam, mật nhân phân bố ít hơn ở Thái Lan, Lào và Ấn Độ. Ở Indonesia, cây mật nhân tự nhiên mọc duy nhất ở Sumatra và Kalimanta [1] [2].
Cây mật nhân (hình 1.1) là loại cây nhỏ có cành, bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp, trên đất sỏi, ưa chua và dẫn lưu nước tốt Cây có kích thước trung bình, có thể cao đến 10 m, thường không phân nhánh Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1m, cuống lá màu nâu đỏ Mỗi lá k p gồm 30 – 40 lá ch t, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược Mỗi lá ch t dài khoảng (5 – 20) cm, rộng (1,5 – 6) cm, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng Hoa mọc thành cụm hình ch y ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm Quả hạch cứng, hình trứng, nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín Vỏ và rễ của mật nhân thường có màu trắng hoặc vàng ngà [1] [2].
Hình 1.1. Hình ảnh cây mật nhân tại vùng núi Gia Lai
Mật nhân thường mọc ở v ng đồi núi có sườn dốc cao, v ng đất cát có tính acid, nghèo chất dinh dưỡng mọc dưới tán cây, thích hợp ở những nơi có nhiệt độ trung bình 25 0C và độ ẩm khoảng 80 – 90 % mọc trong các khu rừng ven bờ biển hoặc rừng nguyên sinh, rừng tái sinh và các khu rừng hỗn tạp, rừng thưa, cây ưa acid và đất cát ở độ cao khoảng 700 m so với mực nước biển [1] [2].
Mật nhân được xem là loại thảo dược quý, các bộ phận của cây mật nhân gồm lá, quả, thân, đặc biệt là rễ có tác dụng điều trị nhiều bệnh Hiện nay, mật nhân được d ng rộng rãi ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó, có ở cả ở châu Âu, Hoa Kỳ, dưới dạng thực phẩm bổ sung và nước uống [1].
Cây mật nhân mọc nhiều nơi ở nước ta, nhưng phổ biến nhất là ở miền Trung và một số v ng Tây Nguyên như: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, trong đó, ở v ng núi tỉnh Gia Lai như huyện Kbang, huyện Ia-Grai, cây mật nhân mọc tự nhiên rất nhiều và được khai thác với số lượng lớn [1] [2].
1.1.2. Thành phần hóa học chính của cây mật nhân
Thành phần hóa học của mật nhân rất đa dạng, mỗi bộ phận của cây thì có các thành phần khác nhau, bao gồm những hợp chất thuộc nhóm triterpen với ba khung sườn quassinoid, squallan và tirucallan. Ngoài ra, còn có alkaloid (các dẫn chất có khung cơ bản canthin-6-one và β-carbolin), steroid, coumarin, acetic acid, benzoic acid, menthol… Trong đó, quassinoid và alkaloid đóng vai trò quan trọng và là hoạt chất chủ yếu của các cây họ Thanh Thất (Simarubaceae) nói chung và cây mật nhân nói riêng [3].
Quassinoid là thành phần chất đắng đặc trưng của những thực vật thuộc họ Thanh Thất Các hợp chất quassinoid đều là dẫn xuất của các hợp chất triterpenoid và hầu như đa phần đều có dẫn xuất từ tetracyclic triterpend Đa số các quassinoid đều có dược tính; xu hướng phổ biến của các quassinoid là được sử dụng trong điều trị viêm khớp, chống sốt, điều trị bệnh viêm đường ruột, [4]. Nhiều hợp chất quassinoid được tìm thấy ở phần thân và rễ Trong đó, eurycomanone và eurycomanol là hai quassinoid điển hình trong rễ mật nhân Các hợp chất này làm tăng nội tiết tố testosterone và lượng tinh dịch ở chuột đực [5] Ba dạng quassinoid Eurycolactone D, E và F cũng được phân lập từ phần rễ theo báo cáo vào năm 2002 của Ang và cộng sự [6] Vào năm 2009, nhóm nghiên cứu Miyake và cộng sự đã phân lập được 34 loại
quassinoid từ phần thân đồng thời đã khám phá ra 10 hợp chất mới và chứng minh hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất này [7].
Quassinoid có thể được phân loại thành năm loại chính dựa theo bộ khung carbon cấu tạo nên hợp chất đó, bao gồm nhóm quassinoid có 18 nguyên tử carbon
C18 , 19 nguyên tử carbon C19 , loại có 20 nguyên tử carbon C20 , loại có 22 nguyên tử cacbon C22 và loại có 25 nguyên tử carbon C25 trong công thức phân tử Cấu trúc của quassinoid phụ thuộc nhiều vào bộ khung carbon chính [4].
Alkaloid là một chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi có trong động vật, thường có dược tính mạnh, cho kết tủa và phản ứng màu với một số thuốc thử gọi là thuốc thử của alkaloid Alkaloid là một hợp chất hữu cơ chứa nitơ đa số có nhân vòng Các alkaloid
trong cây mật nhân là các dẫn xuất có khung cơ bản canthin-6-one và β-carboline Một số alkaloid được tìm thấy trong rễ mật nhân như n -pentyl β-carboline-1-propionate, 5- hydroxymethyl-9-methoxycanthin-6-one và 1-hydroxy-9-methoxycanthin-6-one, các hợp chất này có hoạt tính gây độc tế bào và chống sốt r t Bên cạnh đó, nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào sợi nhân HT-1080 của các hợp chất trong mật nhân, nhóm tác giả Miyake và cộng sự vào năm 2010 đã nghiên cứu và công bố hợp chất 9,10- dimethoxy-canthin-6-one hiển thị hoạt động gây độc tế bào này mạnh nhất với nồng độ tác dụng IC50 = 5,0 μM [5].
Alkaloid thường là các hợp chất có trọng lượng phân tử cao; ở thế rắn khi ở
nhiệt độ thường, một vài alkaloid ở dạng lỏng Một số alkaloid không đo được độ chảy do nó bị phá huỷ ở nhiệt độ thấp hơn độ chảy Đa số các alkaloid thường không màu hoặc màu trắng, một số có màu vàng Ngoài ra, có một số alkaloid ở dạng bazơ không màu nhưng muối của nó với acid lại có màu Các alkaloid thường có vị đắng Do cấu trúc của phân tử alkaloid phức tạp có chứa cacbon bất đối nên có tác dụng với ánh sáng phân cực Alkaloid tự nhiên thường có tác dụng quay mặt ph ng ánh sáng phân cực sang trái [8].
Alkaloid thường chứa trong các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ, hạt, vỏ Có trường hợp, trong c ng một cây, bộ phận này rất giàu alkaloid nhưng bộ phận khác lại không có Lượng alkaloid và tỷ lệ thành phần các alkaloid trong cây có thể thay đổi tuỳ theo m a thu hái, tuổi của cây, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Trong c ng một
cây thường chứa các alkaloid có cấu trúc hoá học gần giống nhau Đặc biệt, trong một số cây có chứa đến vài chục alkaloid Các alkaloid trong cây tồn tại dưới dạng muối của các acid hữu cơ [8].
1.1.3. Tác dụng dược lý của cây mật nhân và ứng dụng trong dân gian
Mật nhân là một loại thảo dược có giá trị, theo Đông y, cây mật nhân có vị đắng, tính ấm, có thể chữa nhiều bệnh nên còn có tên là bá bệnh như: Ăn không tiêu, tiêu chảy, nôn mữa, kiết l … Nước sắc lá cây trị ghẻ lở, mụn nhọt. Các quassinoid từ rễ có tác dụng diệt kí sinh trùng sốt rét Plasmodium [9].
Theo nội dung trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi, trong vỏ cây mật nhân có chứa một chất đắng gọi là quassin. Vỏ cây d ng để chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng Quả của cây này d ng để chữa l [2].
Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi, người ta dùng rễ cây mật nhân thái nhỏ, tẩm rượu sao để làm thuốc, có vị đắng, tính mát Thường dùng chữa khí hư, huyết k m, ăn uống không tiêu, tức ngực, gân xương yếu, tay chân tê đau, tả l , nôn mửa. Ngoài ra, rễ mật nhân còn d ng để chữa tứ thời cảm mạo [10].
Tại Việt Nam, rễ, vỏ và quả cây được dùng sắc thuốc, vị rất đắng. Thuốc được dùng trị tẩy giun, sốt rét, kiết l , ngộ độc, đầy bụng, và cả say rượu. Khi dùng ngoài da có thể trị ghẻ lở. Có lẽ vì đa dụng nên cây này còn được gọi là bách bệnh. Ngoài ra mật nhân còn có khả năng tăng cường tetosterone bên trong nam giới, cây d ng như vị thuốc bổ giúp năm giới tăng cường chức năng sinh l và sức khỏe tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể [11].
Các kết quả nghiên cứu đã được chứng minh rõ ràng trên phương diện khoa học và đã được công bố rộng rãi cho thấy, mật nhân các tác dụng dược lý linh hoạt bao gồm hoạt tính chống ung thư, chống sốt rét, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tình dục, chống viêm, chống loét, chống đái tháo đường.
Hoạt tính kháng sốt rét: Một nghiên cứu tiến hành với dịch chiết rễ mật nhân trên Plasmodium falciparum với mô hình lactate dehydrogenase cho thấy bốn quassinoid gồm eurycomalactone; 13,21-dihydroeurycomanone; 13-α-(21)- epoxyeurycomanone; eurycomanone đều có tác dụng kháng sốt r t, trong đó,
eurycomanone cho tác dụng mạnh nhất [9].
Tác dụng trị tiểu đường: Bệnh đái đường (hay tiểu đường) là một bệnh mãn tính, do rối loạn chuyển hoá hydrat cacbon vì thiếu insulin ở các mức độ khác nhau, do đó, nó gây tăng đường huyết và nếu vượt quá ngưỡng thì có đường niệu nước tiểu có đường). Insulin là hormone do tụy tiết ra, khi dòng máu mang glucose đến các cơ quan, insulin sẽ giúp glucose đi vào trong tế bào và giúp tế bào sử dụng glucose để sinh ra năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Khi thiếu insulin, cơ thể sẽ không sử dụng được glucose, hậu quả là glucose trong máu sẽ tăng cao và xuất hiện trong nước tiểu Do đó, để điều trị bệnh này có thể bằng các cách làm chậm hấp thu đường glucose từ ruột vào máu, tăng hoạt tính của insulin, kích thích tế bào bêta của tụy tăng sản xuất insulin… Một trong những nguyên nhân làm tăng lượng glucose vào máu đó là do sự có mặt của enzyme α-glucosidase. Lá và rễ cây mật nhân đã được d ng để kiểm soát đường huyết Năm 2004, nhóm nghiên cứu của Husen và cộng sự đã thử dịch chiết nước của rễ mật nhân ở ba liều (50 mg/kg; 100 mg/kg và 150 mg/kg) theo mô hình steptozotocin trên chuột bình thường và chuột có đường huyết cao, kết quả cho thấy ở nồng độ 150 mg/kg cao nước rễ mật nhân có khả năng làm hạ đường huyết ở lô thử và không gây giảm có nghĩa ở lô đối chứng [12].
Tác dụng kháng khuẩn: Hoạt tính kháng khuẩn là hoạt tính sinh học cho thấy khả năng tiêu diệt hoặc ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật. Hầu hết các loại vi sinh vật gây độc đối với sức khỏe con người thường được sử dụng trong việc nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của thực vật như: Tụ cầu vàng (S.aureus), E.coli, Samonella, P.aeruginosa … Năm 2007, nhóm nghiên cứu Farouk cùng cộng sự đã thử nhiều dịch chiết khác nhau methanol, ethanol, acetone, nước) từ lá, thân và rễ mật nhân trên hoạt tính kháng khuẩn Gram (-) và (+). Kết quả cho thấy dịch chiết lá và thân có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram (-) và (+), ngoại trừ hai chủng Gram (-) là Escherichia coli và Salmonella typhi. Dịch chiết nước từ lá cũng có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng Staphylococcus aureus và Serratia marscesens [9].
Tác dụng kích thích sinh dục: Đây là tác dụng chính, vượt trội của cây mật nhân, đã được chứng nhận và công bố rộng rãi với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới Đó là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormone giới tính nam (testosterone) một cách tự nhiên, duy trì sự hưng
phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào tuổi trung niên. Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2010 của nhóm Mohd Ismail Bin và cộng sự cho thấy, 76 trong số 320 bệnh nhân mắc chứng suy sinh dục khởi phát muộn
LOH đã được cung cấp 200 mg dịch chiết mật nhân tiêu chuẩn trong 1 tháng. Các triệu chứng lão hóa nam giới AMS theo thang đánh giá tiêu chuẩn và nồng độ testosterone trong huyết thanh đã được theo dõi. Kết quả cho thấy điều trị bệnh nhân LOH với chiết xuất mật nhân này P <0,0001 đã cải thiện điểm AMS cũng như nồng độ testosterone trong huyết thanh [13].
Tác dụng kháng ung thư: Năm 2018, nhóm tác giả Thu. Hnin E và cộng sự đã công bố, eurycomanone là một trong những hợp chất dược liệu mạnh nhất của mật nhân, chúng thể hiện được hiệu quả cao trong việc chống ung thư biểu mô phổi (tế bào A-549 và ung thư vú tế bào MCF-7) và cho thấy hiệu quả trung bình chống lại ung thư dạ dày (tế bào MGC-803 và ung thư biểu mô đường ruột (tế bào HT-29) [14].
Bên cạnh đó, năm 2018, nhóm tác giả Chunxin Zou và cộng sự đã công bố, tám hợp chất trong mật nhân thuộc các dẫn xuất squalene, biphenyl, neolignans và alkaloids được dự đoán là có tiềm năng hoạt động ức chế ung thư gan [15].
Hoạt tính kháng viêm: Năm 2018, nhóm nghiên cứu Lê Thanh Liêm cùng cộng sự đã công bố kết quả: Chiết xuất alkaloid từ rễ cây mật nhân tại Kỳ Sơn – Nghệ An đã cho thấy tác dụng chống viêm đáng kể ở cả mẫu in vitro và in vivo. Dịch chiết này thể hiện hoạt động chống viêm thông qua việc ức chế các chất trung gian gây viêm như NO, iNOS và COX-2 và bảo vệ chuột khỏi tử vong do LPS gây ra trong mô hình sốc nhiễm trùng [16].
Hoạt tính kháng oxy hóa: Khả năng kháng oxy hóa của một chất là khả năng làm ức chế quá trình oxy hóa của các phân tử khác. Oxy hóa là một phản ứng hóa học có thể tạo ra các gốc tự do, dẫn đến các phản ứng dây chuyền có thể làm hỏng các tế bào. Các chất kháng oxy hóa như thiolis hay vitamin C có thể chấm dứt các phản ứng dây chuyền này để ngăn cản quá trình oxy hóa xảy ra. Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Varghese và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính kháng oxy hóa và kết luận rằng dịch chiết mật nhân trong cồn thể hiện hoạt động kháng oxy hóa ở tất cả các nồng độ (10, 25, 50, 100 và 250 μg/mL Khả năng kháng oxy hóa của chiết xuất này được so sánh với các giá trị của ascorbic acid [17].
Ngoài ra, theo phát hiện của nhóm nghiên cứu Hulol Saleh Alruhaimi và cộng sự vào năm 2019 ở Malaysia cho thấy, mật nhân có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với giảm máu đến não mãn tính (chronic cerebral hypoperfusion) bằng cách tăng cường khả năng chống oxy hóa và giảm peroxide hóa và viêm, có thể cải thiện chức năng nhận thức ở chuột [18].
1.2. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về phương pháp chiết
Chiết là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật, sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là dịch chiết Trong phạm vi công nghệ thì có rất nhiều phương pháp chiết khác nhau từ phương pháp gián đoạn đến phương pháp liên tục, từ phương pháp đơn giản đến phức tạp, từ phương pháp truyền thống đến hiện đại với các loại dung môi khác nhau Các yếu tố ảnh hưởng quá trình chiết: Bản chất của chất tan, dung môi, nhiệt độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào, kích thước tiểu phân bột dược liệu, thời gian chiết [19].
Có rất nhiều kỹ thuật và thiết bị chiết khác nhau như chiết ở nhiệt độ thường
ngâm lạnh, ngâm kiệt ở nhiệt độ thường hoặc chiết ở nhiệt độ cao chiết nóng, hãm, sắc, ngấm kiệt nóng , chiết với các thiết bị khác nhau như: Soxhlet, Kumagawa... tùy yêu cầu, điều kiện mà chọn kỹ thuật chiết thích hợp
Phương pháp chưng ninh hồi lưu: Nguyên liệu được ngâm cùng dung môi trong một bình cầu đáy tròn được nối với hệ thống ngưng tụ Đun nóng bình cầu chứa nguyên liệu và dung môi đến nhiệt độ sôi, dung môi bốc hơi sẽ ngưng tụ và quay trở lại. Phương pháp chưng ninh hồi lưu có ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Tuy nhiên, có những nhược điểm chung của phương pháp chiết xuất gián đoạn: Năng suất thấp, thao tác thủ công giai đoạn tháo bã và nạp liệu), chiết nhiều lần nên tốn dung môi, thời gian [19].
Phương pháp chiết Soxhlet: Nguyên liệu được cho vào một ống giấy lọc rồi đặt vào ngăn chiết. Dung môi mới được cho vào bình cầu và đun hồi lưu Dung môi bốc hơi lên được ngưng tụ xuống ngăn chiết và khi tràn sẽ chảy qua ống xi - phông xuống bình cầu bên dưới, mang theo chất hòa tan từ nguyên liệu. Ở bình cất, chất tan được giữ lại, dung môi bốc hơi được ngưng tụ xuống bình chiết và đi qua lớp nguyên liệu để hòa tan các chất còn lại Quá trình được tiếp tục đến khi nguyên liệu được chiết hoàn