18. Thuốc nhỏ mũi cấm dùng cho trẻ em là:
A. Dung dịch ephedrine 1 %
B. Dung dịch Naphazolin 0,1 %
C. Thuốc nhỏ mũi Sunfarin
D. Dung dịch nhỏ mũi Argyrol 1 %
E. Dung dịch NaCI 0,9%
19. Thuốc nhỏ mắt, mũi dùng được cho trẻ sơ sinh là:
A. Dung dịch Chloramphenicol 0,4%
B. Dung dịch Argyrol 1%
C. Dung dịch Naphazolin 0,1%
D. Dung dich Naphazolin 0,05%
E. Dung dịch Polydexa
20. Thuốc nhỏ mũi được dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi là:
A. Naphazolin 0,05%
B. Dung dịch Naphazolin 0,1 %
C. Dung dịch Polydexa
D. Dung dịch Sunfarin
E. Argyron 3%
21. Dung dịch Sulfacylum có công dụng:....
A. Chống loét giác mạc
B. Viêm màng tiếp hợp
C. Viêm mí mắt
D. Đau mắt do lậu cầu
E. Tất cả các trường hợp trên
22. Thuốc nhỏ mắt có tác dụng chữa đau mắt hột là:
A. Dung dịch Argyrol 1%
B. Dung dịch Kẽm Sunfat 0,5%
C. Dung dịch Sulfacylum 10%
D. Dung dịch Polydexa
E. Dung dịch Nacl 0,9%
23. Cháu bé 2 tuổi bị viêm mũi, ngạt mũi và nhiễm khuẩn nhẹ ở mũi. Hãy hướng dẫn cho mẹ cháu bé dùng 1 loại thuốc hợp lý, an toàn nhất trong các thuốc sau đây:
A. Dung dịch nhỏ mũi Sulfarin
B. Dung dịch NaCI 0,9 %
C. Dung dịch nhỏ mũi Naphazolin 0,05 %
D. Dung dịch nhỏ mũi Naphazolin 0,1 %
E. Dung dịch Polydexa
24. Dung dịch Argyrol 1% cần bảo quản ở:
A. Nơi khô ráo
B. Nơi khô ráo, tránh ánh sáng
C. Điều kiện bình thường
D. Nhiệt độ dưới 15°C
E. Tránh ẩm
25. Một phụ nữ có thai sắp đến ngày sinh, bị ngạt mũi, anh (chị) hãy hướng dẫn họ sử dụng một thuốc an toàn nhất trong các thuốc sau:
A. Dung dịch Naphazolon 0,05%
B. Dung dịch Naphazolin 0,1%
C. Dung dịch Polydexa
D. Dung dịch Cloramphenicol 0,4%
E. Dung dịch Sunfarin
26. Thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% không được dùng trong trường hợp:
A. Đau mắt đỏ
B. Nhiễm khuẩn nhẹ ở mắt
C. Viêm, loét giác mạc
D. Trẻ sơ sinh và người dị ứng thuốc
E. Phòng bệnh
* Câu hỏi truyền thống:
1. Anh (chị) hãy trình bày 5 phân loại và nguyên tắc sử dụng thuốc nhỏ mắt – mũi - tai.
2. Anh (chị) hãy trình bày nguyên tắc sử dụng và quy chế nhãn thuốc nhỏ mắt - mũi - tai.
3. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của:
- Dung dịch Cloramphenicol 0,4%,
- Dung dịch Sulfarin
4. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, công dụng, cách dùng, liều dùng và chống chỉ định của:
- Dung dịch Argyrol 1%
- Dung dịch Naphazolon 0,1%
THUỐC CÓ TÁC DỤNG TRÊN CƠ QUAN TIÊU HÓA
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1- Trình bày dược cách phân loại thuốc chữa loét dạ dày - tá tràng
2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định của các thuốc có trong bài.
3- Hướng dẫn được cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
I. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
1. Sơ lược về bệnh loét dạ dày tá tràng
Bệnh loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến và gặp ở tất các lứa tuổi, nhưng thường mắc nhiều trong độ tuổi 30 - 40, tỉ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ và tùy theo vị trí ổ loét mà có các tên gọi như: loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét hành tá tràng.
Nguyên nhân loét dạ dày - tá tràng có nhiều giả thuyết khác nhau như: giả thuyết về dinh dưỡng, di truyền học, thần kinh, dị ứng, do nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra.
Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiện nay rất phong phú, tác dụng theo những cơ chế khác nhau.
Dựa vào cơ chế chia thuốc điều trị thành các loại sau:
● Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: tetracyclin, metronidazol.
● Thuốc kháng axit: natri hydro carbonat, nhôm hydroxyd, magnesi trisilicat.
● Thuốc chống co thất dạ dày, ruột: atropin, no - spa.
● Thuốc chống tiết axit dịch vị: cimetidin.
● Thuốc diệt khuẩn Helicobacter như: Gastrostat,
2. Các thuốc thường dùng
2.1. Natri Hydrocarbonat
- Tác dụng:
+ Với liều nhỏ hơn 2g, uống trước bữa ăn. Thuốc sẽ làm tiết axit dịch vị và thông mật.
+ Với liều lớn hơn 2g, uống sau bữa ăn. Thuốc có tác dụng trung hòa axit dịch vị.
- Công dụng:
+ Chứng chậm tiêu, khó tiêu do thiếu axit dịch vị.
+ Đau dạ dày do thừa axit dịch vị.
+ Pha thuốc chống nôn, chữa bỏng hay ngộ độc axit.
- Cách dùng - liều dùng: Tùy theo mục đích điều trị.
+ Chữa đau dạ dày: uống 2 - 5 g/lần - dạng thuốc bột, viên.
+ Chữa chứng chậm tiêu, khó tiêu; 0,5g - 2g/lần.
2.2. Nhóm hydroxyd
- Tác dụng: Trung hòa axit dịch vị bao che vết loét ở dạ dày, làm săn và chống viêm ở niêm mạc dạ dày.
- Công dụng: Viêm dạ dày do thừa dịch vị, ợ chua, loét dạ dày - tá tràng, chứng đầy bụng.
- Cách dùng - liều dùng
+ Uống trước bữa ăn, trước khi đi ngủ hoặc khi có cơn đau.
+ Dùng 1 - 2 viên nén, ngày 4 - 5 lần - dạng thuốc viên.
+ Dùng 1 - 2 thìa cà phê - dạng hỗn dịch.
+ Trẻ em dùng theo tuổi.
2.3. Cimetidin
- Tác dụng: Chống tiết axit dịch vị cả ngày, đêm do tác dụng đối kháng histamin ở các thụ thể H, (đây là 1 trong những nguyên nhân làm tăng tiết axit dịch vị).
- Tác dụng phụ: Có thế gây ra ban đỏ ngoài da, đau cơ, ỉa chảy...
- Chỉ định:
+ Loét dạ dày, tá tràng đã xác định.
+ Bệnh nhân có ổ loét dạ dày - tá tràng đã dùng các thuốc kháng axit mà không đi hoặc khi có chống chỉ định với phẫu thuật.
- Chống chỉ định
+ Phụ nữ có thai, cho con bú, người suy thân.
+ Không dùng phối hợp với thuốc chống đông máu.
- Cách dùng và liều dùng
+ Uống trước khi đi ngủ.
+ Uống 200mg/lần, ngày 2 lần- đợt điều trị 4 - 6 tuần.
+ Dạng viên: 200 - 300 - 400mg.
II. THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY
1. Mục đích
Mục đích của thuốc chống tiêu chảy là bù nước và chất điện giải. Các thuốc thường dùng là: Oresol và các dịch truyền.
2. Các thuốc thường dùng Oresol
- Thành phần: Natriclorid 3,5g Natri hydrocarbonat 2,5g
Kali clorid 1,5g
Glucose 20,0g
- Công dụng: Chứng mất nước do tiêu chảy.
- Cách dùng - liều dùng: hòa 1 gói với 1 lít nước uống trong ngày, dùng để uống thay nước trong ngày.
- Chú ý: Dùng thận trọng cho người có bệnh tim mạch, gan, thận các dung dịch glucose 5% và natri clorid 0,9%.
III. THUỐC NHUẬN TRÀNG - LỢI MẬT
1. Thuốc tẩy muối
- Tác dụng của loại này phụ thuộc vào liều dùng. Liều thấp có tác dụng nhuận tràng, lợi mật, liều cao có tác dụng tẩy.
- Cơ chế: làm giảm tái hấp thu nước ở ruột, tăng tiết dịch ruột, đặc biệt kích thích nhu động ruột.
- Các thuốc thường dùng: Magnesi sulfat dược dụng, natri sulfat khan hoặc ngậm nước.
2. Các dầu tẩy
- Loại có tác dụng làm trơn và mềm phân, giúp cho đại tiện dễ dàng: dầu parafin, dầu oliu.
- Loại có tác dụng kích thích nhu động ruột: dầu thầu dầu.
3. Thuốc lợi mật
- Dịch mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu lipit, đồng thời giúp cho sự hấp thu các vitamin tan trong dầu và còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên đường tiêu hóa.
- Thuốc lợi mật được chia thành 2 nhóm:
- Thuốc kích thích tiết mật:
+ Actiso.
+ Natri sulfat.
+ Magnesi sulfat.
- Thuốc thông mật:
+ Calomen.
+ Magnesi sulfat dược dụng.
+ Bilagil.
Tự lượng giá
* Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 3 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
1. Kể tên 3 thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng đã học trong chương trình:
A …………………..
B. Nhôm hydroxyd
C…………………...
2. Kể tên 3 nhóm thuốc có tác dụng trên cơ quan tiêu hóa đã học trong chương trình:
A………………….
B………………….
C. Thuốc nhuận tràng - lợi mật
3. Kể tên 3 loại thuốc có tác dụng nhuận tràng - lợi mặt:
A. Thuốc tẩy muối B…………………. C………………….
* Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 4 đến 9 bằng cách đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:
Câu hỏi | Đ | S | |
4 | Nhôm hydroxyd có tác dụng chữa viêm loėt dạ dày tá tràng do làm giảm tiết axit dịch vị. | ||
5 | Cimetidin được chỉ định dùng cho phụ nữ có thai bị đau dạ dày tá tràng | ||
6 | Natrihydrocarbonal dùng chữa đau dạ dày tá tràng do thừa axit dịch vị. | ||
7 | Magnesi sulfat được sử dụng chữa táo bón cho phụ nữ có thai. | ||
8 | Có thể pha luôn 2 gói Oresol để uống trong 2-3 ngày liên tiếp ở bệnh nhân tiêu chảy cấp. | ||
9 | Dịch mật có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên |
Có thể bạn quan tâm!
- Môn Dược lý Phần 2 - 6
- Môn Dược lý Phần 2 - 7
- Cloramphenicol (Tên Khác: Clorocid, Cloromycetin...)
- Phân Loại: Thường Được Chia Thành 2 Loại
- Môn Dược lý Phần 2 - 11
- Môn Dược lý Phần 2 - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
đường tiêu hóa và giúp hấp thụ các Vitamin tan trong dầu. |