Chú Ý: Khi Sử Dụng Dung Dịch Tiêm Truyền

- Cách dùng - liều dùng:

Tiêm tĩnh mạch hay tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch 50 - 1000ml.


3.4. Dung dịch cung cấp protein

Chế phẩm: moriamin - alvesin ...

- Tính chất:

Dung dịch chứa chất có phân tử lượng lớn, muối vô cơ và nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể.

- Công dụng:

+ Dùng trong trường hợp mất máu do phẫu thuật, chấn thương.

+ Phòng và chữa sốc.

+ Trong trường hợp suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa protein.

- Cách dùng - liều dùng Tiêm tĩnh mạch thật chậm 500 ml.


4. Chú ý: Khi sử dụng dung dịch tiêm truyền

- Kiểm tra thuốc: nhãn, hạn dùng, chất lượng.

- Chai nút đã châm kim không dùng.

- Loại ưu trương chỉ tiêm tĩnh mạch.

- Khi dùng cần hâm nóng đến 37°C.

* Lưu ý: Tất cả các loại dịch truyền phải thực hiện theo quy chế kê đơn và thuốc bán theo đơn (ban hành theo QĐ số 1847/2003/QĐ BYT ngày 28/05/2003).


Tự lượng giá

* Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 21 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống


1. Liệt kê thêm cho đủ 5 Vitamin tan trong nước: A.......................................................................... B Vitamin B2

C.......................

D...................

E Vitamin PP

2. Kể tên 2 Vitamin tan trong dầu có trong bài học: A.................

B…………...

3. Kể đủ 4 nguyên nhân chính gây bệnh thiếu Vitamin: A............................

B...........................

C.Dùng kháng sinh

D.Do nhu cầu cao: phụ nữ có thai, cho con bú, lao động nặng nhọc...

4. Kể thêm cho đủ 5 biểu hiện do dùng quá liều Vitamin A: A.Chán ăn

B…………...

C. Buồn nôn.

D. Mệt mỏi E…………...

5. Liệt kê 3 Vitamin có tác dụng với các tổn thương da và niêm mạc: A. ..................

B. Vitamin PP C……………….

6. Nếu 3 công dụng chính của Vitamin C: A. .........................

B..............................

C. Chảy máu chân răng

7. Vitamin không phải là ............(A) nên chỉ dùng khi............(B) A....................

B.....................

8. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với Vitamin …………............(A) nhưng nếu thiếu sẽ gây...........(B)........trầm trọng và có thể gây……...(C)........ A…………………….

B..............................

C. Chứng bệnh đặc biệt

9. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với Vitamin phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt, trạng thái …….(A)........... và tình trạng ............(B) ................

10. Thường thiếu nhiều Vitamin cùng một lúc nên khi điều trị cần

….......(A)........nhiều Vitamin, kết hợp dùng Vitamin với……....(B).........

11. Nêu 4 công dụng chính của Vitamin B1: A..........................

B..........................

C. Nhiễm độc thai nghén D.Chống mệt mỏi do kém ăn

12. Nêu đủ 4 công dụng chính của Vitamin B6:

A......................

B........................

C. Bệnh viêm da, bệnh về da do thần kinh D.......................

13. Trong cơ thể Vitamin C tham gia vào quá trình ……...(A), .........(B): A……………………….

B……………………….

14. Vitamin A được dùng để điều trị: A Trẻ em chậm lớn B............................ C............................

D. Tóc, móng chân, móng tay khô giòn dễ gãy E............................

15. Vitamin B12 chống chỉ định trong các trường hợp: A........................

B.........................

C. Bệnh trứng cá

16. Hãy cho biết 3 nhóm tác dụng của các dung dịch tiêm truyền. A………………….

B…………………. C………………….

17. Cho biết tác dụng chính của 4 dung dịch sau:

A. Natri Clorid 0,9%:

B. Glucose 5%:

C. Huyết tương khô:

D. Alvesin:

18. Hãy nêu đủ 6 điểm cần chú ý khi sử dụng dung dịch tiêm truyền A……………….

B……………….. C………………..

D. Khi dùng cần hâm nóng 36 - 37°C

E. Dùng xong không được dùng chai đựng thuốc khác.

F. Theo dõi suốt thời gian truyền, để phòng shock.

19. Dung dịch glucose cung cấp …………...(A) cho cơ thể đang suy nhược, bù .................(B), tăng áp lực máu, lợi tiểu, giải độc. A…………………...

B…………………...

20. Huyết tương khô điều trị mất máu nhiều, sốc do …….........(A) hay

…………..(B), bỏng, áp xe, do nhiễm khuẩn. A…………………….

B..............................

21. Alvesin là dung dịch tiêm truyền chứa hỗn hợp các …………...(A) cần thiết cho cơ thể và chứa các ……………....(B)đẳng trương với máu. A……………………..

B……………………..

* Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 22 đến 44 bằng cách đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sal :



TT

Câu hỏi

A

B

22

Vitamin B1 có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch



23

Vitamin B6 dùng chống nôn do nhiễm độc thai nghén



24

Vitamin B12 dùng trong bệnh lao phổi đang tiến triển



25

Vitamin A dùng phối hợp với dầu Paraphin



26

Vitamin C có thể tiêm tĩnh mạch nhưng phải thận trọng.



27

Dung dịch NaCI 0,9% dùng để bù năng lượng cho cơ thể



28

Dung dịch Plasma khô dùng để cung cấp máu khi mất máu nhiều, phẫu thuật



29

Vitamin D để phòng và chữa bệnh còi xương cho trẻ em



30

Dung dịch glucose 5% dùng để giải độc và nâng huyết áp cho người bệnh



31

Vitamin B12 dùng được cho người suy nhược cơ thể



32

Vitamin B12 dùng để điều trị rối loạn thị giác



33

Vitamin D chữa bệnh ngoài da và 1 số thể lao



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Môn Dược lý Phần 1 - 9

Vitamin B12 dùng chữa thiếu máu ác tính



35

Vitamin A dùng lâu ngày để chữa bệnh càng tốt



36

Bệnh nhân bị ung thư máu tiêm B12 để chống thiếu máu



37

Thức ăn là nguồn cung cấp và bổ sung Vitamin tốt nhất



38

Acid ascorbic được dùng tốt cho bệnh nhân sỏi thận



39

Vitamin D có tác dụng cố định Calci ở xương và vận chuyển calci vào máu.



40

Dung dịch Protein dùng trong phẫu thuật chấn thương



41

Vitamin D để phòng và chữa bệnh còi xương ở trẻ em



42

Vitamin B2 dùng chữa tổn thương da và niêm mạc



43

Vitamin C dễ hấp thụ qua ruột, không tích luỹ trong cơ thể



44

Dung dịch tiêm truyền Natri Clorid không dùng cho người suy thận



34


*Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 45 đến câu 54 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.

45. Vitamin nào là thuốc giảm độc trong các Vitamin sau:

A. Vitamin B2

B. Vitamin PP

C. Vitamin B6

D. Vitamin C

E. Vitamin E

46. Chọn 1 Vitamin trong 5 Vitamin sau đây để dùng phối hợp với Rimifon tránh tai biến ngộ độc thần kinh:

A. Vitamin B1

B. Vitamin D

C. Vitamin PP

D. Vitamin B6

E. Vitamin C

47. Vitamin A được dùng chủ yếu để:

A. Chữa bỏng do nước, lửa, hoá chất

B. Các bệnh viêm nhiễm mắt, đau mắt đỏ

C. Khô mắt, quáng gà, mau lành vết thương, trẻ em chậm lớn

D. Viêm nhiễm dây thần kinh, cơ, khớp

E. Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, suy nhược

48. Vitamin B, dùng điều trị các trường hợp sau:

A. Phù

B. Đầy bụng, khó tiêu

C. Viêm thần kinh

D. Tê, phù, viêm đau dây thần kinh, mệt mỏi do kém ăn

E. Kém ăn

49. Vitamin C có tác dụng:

A. Chuyển hoá Glucid

B. Tổng hợp Protein

C. Chuyển hoá Lipid

D. Tham gia quá trình oxy hóa khử – chuyển hoá Glucid

E. Tăng sức đề kháng

50. Đa số các vitamin có trong thức ăn:

A. Thịt lợn

B. Quả gấc

C. Cam

D. Thịt, quả, rau, trứng, sữa, cá

E. Rau

51. Vitamin C được dùng để:

A. Chữa bệnh scorbut

B. Chữa chảy máu chân răng

C. Khô da

D. Nâng cao sức đề kháng, chữa bệnh scorbut, tụt lợi chân răng

E. Mệt mỏi

52. Moriamin dùng để:

A. Chỉ cung cấp protein

B. Bù nước

C. Cung cấp năng lượng

D. Cung cấp acid amin và muối khoáng

E. Chống mệt mỏi

53. Dung dịch Natri clorid 0,9% dùng để :

A. Chỉ bù nước

B. Chỉ bù điện giải

C. Cung cấp năng lượng

D. Nâng huyết áp.

E. Bù nước, bù điện giải, pha thuốc tiêm bột, rửa vết thương.

54. Dung dich Glucose 5% được đưa vào cơ thể bằng cách:

A. Uống

B. Tiêm dưới da

C. Tiêm bắp

D. Tiêm tĩnh mạch.

E. Tiêm tĩnh mạch và truyền nhỏ giọt tĩnh mạch

* Câu hỏi truyền thống

1. Trình bày đặc điểm của Vitamin

2. Trình bày công dụng cách dùng - liều dùng - chống chỉ định (nếu có) của:

- Vitamin C

- Vitamin A

3 Trình bày công dụng - cách dùng - liều dùng - chống chỉ định (nếu có) của:

- Vitamin B1

- Vitamin K

THUỐC HẠ NHIỆT, GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 - Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm.

2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 4 loại thuốc có trong bài học

3 - Vận dụng được để hướng dẫn cho người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm hợp lý, an toàn, hiệu quả.

I. KHÁI NIỆM

Thuốc hạ nhiệt giảm đau, chống viêm là những thuốc:

- Tác dụng hạ nhiệt: tác dụng lên trung khu điều hòa thân nhiệt, làm cho mồ hôi toát ra nhiều, mạch máu giãn nở, do đó tỏa nhiệt nhiều và bệnh nhân đỡ sốt.

- Tác dụng giảm đau: tác dụng làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm.

- Tác dụng chống viêm: tác dụng ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm, ức chế di chuyển bạch cầu và ức chế phản ứng kháng nguyên, kháng thể.

II. PHÂN LOẠI

Dựa vào cấu trúc hóa học, có thể chia các thuốc hạ sốt, giảm dau, chống viêm thành các nhóm sau:

- Dẫn chất axit salicylic: Aspirin, natri salicylat, metyl salicylat.

- Dẫn chất pyrazolon: analgin, antipyrin, pyramidon.

- Dẫn chất para aminophenol: Paracetamol, phenacetin.

- Dân chất của indol như: Indomethacin.

II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC

- Chỉ nên dùng thuốc hạ nhiệt khi thật cần thiết (sốt cao, sốt kéo dài).

- Uống thuốc hạ nhiệt không chữa được nguyên nhân gây bệnh mà chi làm giảm hay mất sốt hoặc đau nhức bên ngoài nên chủ yếu là phải dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây sốt.

- Thuốc hạ sốt làm ra mồ hôi nhiều nên phải thận trọng khi dùng cho người già, yếu tim, lao...

- Một số thuốc hạ nhiệt thường gây kích ứng dạ dày, làm nôn nao, khó chịu nên phải uống lúc no với nhiều nước.

- Thuốc có tác dụng hạ nhiệt và gây giảm đau: đau răng, đau đầu, đau xương, khớp, mình mẩy, không có tác dụng giảm đau nội tạng

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí