THUỐC KHÁNG SINH - SULFAMID
Mục tiêu học tập
1 - Trình bày được nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh và sulfamid.
2 - Trình bày được công dung, cách dùng, liều dùng của 8 kháng sinh trong bài.
3 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 2 sulfamid có trong bài.
4 - Hướng dẫn được cộng đồng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Kháng sinh
Là những chất lấy từ vi sinh vật (thường gọi là vi nấm) có tác dụng chống vi khuẩn và được chiết suất tự nhiên hoặc bán tổng hợp.
- Cơ chế tác dụng chung ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn yếu đi và bị tiêu diệt trước sức để kháng của cơ thể. Một số kháng sinh với đậm độ cao sẽ có cả tác dụng diệt khuẩn.
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Được Kê Đơn Thuốc Độc
- Thuốc Phải Có Nhãn Tới Đơn Vị Đóng Gói Nhỏ Nhất
- Nội Dùng Danh Mục Thuốc Thiết Yếu Tuyến Cơ Sở
- Môn Dược lý Phần 1 - 7
- Dung Dịch Natri Clorid 0,9% (Natriclorid 0,9%)
- Chú Ý: Khi Sử Dụng Dung Dịch Tiêm Truyền
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
2. Sulfamid
Là thuốc kháng khuẩn tổng hợp và có cấu trúc amid. Hầu hết các sulfamid đều là dẫn chất của sulfanilamid.
- Cơ chế tác dụng chung: Do cạnh tranh với axit para aminobenzoic (A.PAB), A.PAB là dẫn chất cần thiết cho quá trình tổng hợp axit folic ở vi khuẩn. Khi sulfamid chiếm chỗ của A.PAB thì axit folic sẽ không được tạo thành và như vậy nguồn nhiên liệu để tổng hợp axit nucleic bị thiếu hụt vi khuẩn sẽ ngừng sinh sản và phát triển. Sở di sulfamid cạnh tranh được với A.PAB là do có kích thước phân tử gần bằng nhau và các nhóm chức trong cấu tạo phân tử tương tự như nhau.
II. CƠ CHẾ
- Cản trở sự tổng hợp chất cấu tạo tế bào.
- Làm thay đổi tính thấm màng tế bào.
- Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp Protein -> vi khuẩn hại kìm khi không sản xuất và phát triển được.
- Thay đổi gen thông tin di truyền do tác động vào gen -> vi khuẩn ngừng sinh sản.
III. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH (QUY TRÌNH CHUNG KHI DÙNG KHÁNG SINH)
1. Chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn do nhiễm khuẩn có thể dựa vào:
- Lâm sàng: quá trình phát triển bệnh, quá trình khám bệnh.
- Cận lâm sàng: X- quang, công thức bạch cầu.
- Xét nghiệm vi khuẩn: tìm vi khuẩn gây bệnh.
2. Khi đã xác định là do nhiễm khuẩn cần chọn kháng sinh phù hợp
- Có phải là trường hợp cấp cứu không?
- Có cần lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn trước khi điều trị.?
- Có nên dùng kháng sinh dự phòng? (chỉ dựa vào căn cứ tin cậy, nguy cơ nhiễm khuẩn và độ nhạy với kháng sinh -> không nên dự phòng nhất loạt, không có căn cứ, có tính chất bao vây).
3. Chọn kháng sinh phải đảm bảo tiêu chuẩn
Dùng kháng sinh gì? Dựa vào căn cứ:
- Ổ nhiễm khuẩn: thuốc phải đến được ổ nhiễm khuẩn, nồng độ cao.
- Về vi khuẩn: phải ước đoán sơ bộ chống nhiễm khuẩn.
- Tình trạng người bệnh.
- Thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu.
4. Dùng ít hay nhiều kháng sinh khi thật cần thiết.
5. Dùng theo đường dùng thích hợp.
6. Theo dõi quá trình dùng thuốc: đặc biệt lưu ý tới biểu hiện không dung nạp và ngộ độc thuốc; mẫn cảm, độc với thân, độc với thần kinh, độc với tai, độc với gan, máu...
- Một số bệnh không dùng được kháng sinh: Do kháng sinh có thể gây biến chứng, nên ở nhiêu nước dùng kháng sinh phải theo đơn của bác sĩ.
IV. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG SULFAMID
- Ngày đầu phải dùng liều cao, sau giảm dần đến liều đủ duy trì nồng độ kháng khuẩn trong máu.
- Phải dùng đủ thời gian từ 7 - 9 ngày liền.
- Khi dùng sulfamid phải uống nhiều nước (1 gam sulfamid kèm 0,5 lít nước).
- Trước khi rắc sulfamid lên vết thương phải làm sạch ổ mů.
- Khi dùng sulfamid cần phối hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
- Không dùng sulfamid phối hợp với các thuốc phân hủy ra A.PAB như novocain.
V. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG
1. Penicilin G (Benzylpennicilin)
- Tính chất: Chế phẩm của nấm penicillinum notatum, bột trắng, không mùi, vị đắng, dễ tan trong nước, dễ phân hủy với axit, kiểm, penicillinase
- Tác dụng: Cản khuẩn, còn có tác dụng diệt khuẩn.
- Công dụng: Dùng điều trị nhiễm khuẩn (Gram +): liên cầu, màng não cầu, uốn ván, giang mai, ít có tác dụng với Gram (-), nói chung như ly, thương hàn...
- Dạng thuốc, liều dùng
+ Dạng thuốc: lọ 500.000 - 1,000.000 UI
+ Tiêm bắp: 200.000- 1.000.000 đv /24h 3 - 4 lần, có thể tới 2-3 triệu đv / 24h
+ Nếu viêm màng trong tim có thể tới 20 -30 triệu đv/ 24 giờ
+ Còn có thể pha vào dung dịch NaCl 9% để tiêm
+ Lưu ý: Phải thử phản ứng nội bì trước khi tiêm mạch.
2. Penicillin V (Phenoxy metylpenicillin)
- Tính chất: Là sản phẩm của nấm penicilinum notatum. Bột trắng, không mùi, vị đắng, ít tan trong nước, bền vững trong môi trường axit.
- Tác dụng: Căn khuẩn
- Công dụng: Dùng trong viêm họng, viêm phổi, viêm màng não, còn dùng để phòng thấp khớp.
- Cách dùng:
- Dạng thuốc: viên nén: 400.000 đv - 500.000 đv - 1.000.000 đv
- Uống: người lớn: 1 triệu - 2 triệu đơn vị /24 giờ: 3 - 4 lần ( xa bữa ăn) Chống chỉ định: mẫn cảm với Penicillin.
3. Ampicillin
- Tính chất: Là penicillin bán tổng hợp, có tác dụng rộng (cả vi khuẩn Gram (-) và (+)
- Tác dụng: Cản khuẩn
- Công dụng
+ Ampicilin bên vững trong môi trường axit và dễ tan trong nước nên thường dùng dưới dạng thuốc tiêm và thuốc viêm.
+ Trị nhiễm khuẩn ở niệu đạo, hô hấp, tiêu hóa, sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn cấp, viêm màng trong tim.
- Cách dùng, liều dùng: được bào chế dạng thuốc:
+ Viên: nhộng, nén: 0,25 g - 0,50 g
+ Lọ thuốc bột (tiêm): 0,5 - l g
+ Uống 1-2g/24giờ: 3-4 lần (xa bữa ăn)
+ Tiêm bắp, truyền tĩnh mạch: 1g/lần x 2lần/24h.
- Chống chỉ định: người mẫn cảm với penicillin.
4. Amoxicillin
- Nguồn gốc: Là dẫn chất tổng hợp của ampicillin.
- Công dụng: Như ampicillin, uống hấp thu 90%.
- Cách dùng, liều dùng: Ngày 3 lần x 375mg - 500mg/lần.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với penicillin.
5. Cefalexin
- Tính chất: Kháng sinh nhóm cefalosporin
- Công dụng: Dùng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, các mô mềm, ngoài da.
- Cách dùng, liều dùng, dạng bào chế
+ Viên nén, nhộng: 0,25 - 0,50 g
+ Liêu dùng: ngày 1 - 2 g/ 24h: 2 -3 lần
+ Uống xa bữa ăn.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với penicillin và cefalosporin
6. Nhóm Tetracyclin
Cấu tạo hóa học, tác dụng gần giống nhau; trong nhóm này hay dùng:
- Tetracyclin
- Clo tetracyclin
- Oxy tetracyclin.
- Tính chất: Bột kết tinh màu vàng, vị đắng, ít tan trong nước.
- Tác dụng: Cả với vi khuẩn Gram (-), (+)
- Công dụng: Chữa các bệnh viêm phổi, cúm, ho gà, ly, sốt phát ban, nhiễm khuẩn đường ruột, tiết niệu, gan, mật.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Uống: 1 - 2 g/24 giờ (xa bữa ăn hoặc ăn trước 30 phút).
+ Dạng thuốc: viên nén, nhộng : 0,25 - 0,50 g.
- Chống chỉ định: Trẻ em dưới 7 tuổi. Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Tác dụng phụ: Gây rối loạn tiêu hóa, vàng răng ở, buồn nôn.
7. Doxycyclin
- Tính chất: Kháng sinh tổng hợp từ tetracyclin, có hoạt phổ tác dụng giống tetracyclin nhưng tác dụng mạnh hơn nên liều thấp hơn.
- Công dụng: Giống như tetracyclin
- Cách dùng, liều dùng, dạng bào chế:
+ Viên nhộng 100mg
+ Người lớn: Ngày đầu 1v/ lần x 2 lần /24 giờ
• Các ngày sau: 1v/24 giờ hoặc 2v/ 24 giờ
• Đợt dùng 5 ngày (trước bữa ăn 30 phút)
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với tetracyclin, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai.
8. Cloramphenicol (Clorocid)
- Tính chất:
Kháng sinh phân lập từ streptomyces, nay đã tổng hợp được. Bột kết tinh trắng, không mùi, vị rất đắng.
- Tác dụng:
Chủ yếu với vi khuẩn thương hàn, còn có tác dụng trên cả trực khuẩn lỵ, ho gà.
- Công dụng: Điều trị ho gà, thương hàn, bệnh đường ruột, đường tiết niệu
- Cách dùng, liều dùng, dạng bào chế:
+ Dạng thuốc: viên 0,25 - 0, 5 g, lọ thuốc bột : 1g
+ Tiêm hấp: 1 - 2 g/24 giờ ( Trước ăn 30 phút ): 4 lần
+ Tuyệt đối không dùng với trẻ sơ sinh và thiếu tháng. Trường hợp thật cần thiết dùng với liều thấp.
- Chống chỉ định: Người suy tủy.
9. Erythromycin
- Tính chất: Bột tính trắng, không mùi, vị đắng. Với vi khuẩn Gram (+)
- Công dụng: Thường dùng điều trị các vi khuẩn đã nhờn với penixillin và các kháng sinh khác.
- Cách dùng, liều dùng: 4-6 lần / 24h; 250.000đv/ lần
10. Nistatin
- Tính chất: Là kháng sinh tổng hợp có tác dụng chống nấm.
- Tác dụng:
+ Kìm hãm;
+ Diệt vi nấm;
Không hấp phụ khi uống, rất ít tan trong nước
- Công dụng:
Chống nấm candida, niêm mạc và ngay ống tiêu hóa.
- Công dụng, cách dùng, dạng bào chế:
- Dùng tại chỗ dưới dạng: thuốc mỡ, nhũ tương, viêm nén phụ khoa, thuốc nhỏ mắt, …. kết hợp với kháng sinh chống nấm khác
- Dạng thuốc: 100.000 - 500.000đv
+ Chống nấm ở âm đạo: đặt 1-2 viên/24h
+ Chống nấm ở miệng: ngậm 1-2 viên/24h
+ Chống nấm ở ruột: uống 1-2 viên/24h. Thời gian điều trị 7-10 ngày
11. Griseofulvin
- Nguồn gốc:
Là kháng sinh tổng hợp có tác dụng chống nấm
- Tác dụng:
+ Kìm hãm, không diệt khuẩn
+ Uống hấp thụ không đều
+ Ăn thức ăn giàu lipit hấp thụ tốt hơn
- Công dụng:
Chữa nấm ở da, lông, tóc, móng, nấm, kẽ
- Cách dùng, liều dùng:
+ Uống: 1g/24 giờ chia 2 lần, sau ăn.
+ Bôi: dạng kem, mỡ,
- Tác dụng phụ: Nhức đầu, phát ban, rối loạn tiêu hóa.
12. Sulfaguanidin (ganidan)
- Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, không vị rất ít tan trong nước, tan một phần trong nước sôi, không tan trong kiềm lạnh.
- Tác dụng: ít hấp thu qua đường uống, đạt nồng độ cao trong ruột, tác dụng mạnh với lỵ trực khuẩn.
- Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường ruột như ly trực khuẩn, viêm ruột, phòng trước và sau khi phẫu thuật đường ruột.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Người lớn: Uống 4 - 5g/ngày, chia làm 4 - 5 lần, sau đó uống liều duy trì 2g/24h, chia làm 2 lần. Dạng viên nén ganidan 0,50g.
+ Trẻ em: Uống 0,10 g/kg thể trọng/ 24h, chia làm 2 - 3 lần dạng thuốc viên như trên.
Chú ý: Không dùng quá 10 ngày và nên uống kèm với các vitamin nhóm B.
13. Co - trimoxazol (bactrim, biseptol)