Môn Dược lý Phần 1 - 7

- Thành phần: Co - trimoxazol là hỗn hợp giữa sulfamethoxazol (SM7) và trimethoprim (TM) theo tỉ lệ 5/1.

- Tác dụng: Hiệp đồng kháng khuẩn do ức chế 1 số giai đoạn trong quá trình tổng hợp axit folic của tế bào vi khuẩn nên có tác dụng hầu hết với các vi khuẩn (trừ trực khuẩn lao) và màng não cầu, lậu cầu, vi khuẩn kị khí.

- Chỉ định: Nhiễm khuẩn cấp, mãn tính đường hô hấp, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, đường ruột, tiết niệu, sinh dục, bệnh ngoài da.

- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc, người có nguy cơ tan huyết, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non thiếu tháng, phụ nữ có thai 3 tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.

- Cách dùng, liều dùng: Người lớn:

+ Uống: viên có 800mg SMZ và có 160 TM, uống 1 viên / lần ; ngày 2 lần, đợt điều trị 5 ngày, người bị suy thân phải giảm liều.

+ Tiêm bắp: thuốc tiêm 800 mg SMZ và có 160 TM/3ml; mỗi lần tiêm 1 ống, ngày 2 lần.

+ Truyền tĩnh mạch: thuốc tiêm có 400 mg SMZ và có 80 TM/ 5ml; mỗi lần truyền 2 ổng, ngày truyền 2 lần.

Trẻ em:

+ Uống: viên có 100 mg SMZ và có 20 TM, uống I viên / lần; ngày 2 lần, đợt điều trị 5 ngày.

+ Tiêm bắp: Trẻ em từ 6 - 12 tuổi tiêm ống có 400 mg SMZ và có 80 TM/ 5ml: mỗi lần tiêm 1 ống, ngày 2 lần.

Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: tiêm ống có 800 mg SMZ và có 160 TM/ 5ml; mỗi lần tiêm 1 ống, ngày 2 lần.

+ Truyền tĩnh mạch: Trẻ em từ 13 tuổi trở lên dùng loại thuốc tiêm có 400mg SMZ và có 80 TM/5ml; mỗi lần truyền 1 - 2 ống, ngày truyền 2 lần.

VI. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỰ GIA TĂNG TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN

- Chỉ dùng kháng sinh điều trị khi chắc chắn nhiễm khuẩn.

- Cân nhắc kỹ khi điều trị dự phòng hoặc phối hợp kháng sinh.

- Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đó, đặc biệt ưu tiên kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp.

- Chọn kháng sinh khuếch tán tốt nhất vào diểm nhiễm khuẩn.

- Phối hợp kháng sinh hợp lý, đặc biệt ở những bệnh phải điều trị dài.

- Giám sát liên tục tình hình đề kháng của vi khuẩn.

- Để cao các biện pháp khử khuẩn và vô khuẩn.

VII. LƯU Ý

Tất cả các kháng sinh thực hiện theo quy chế kê đơn và thuốc bán theo đon (ban hành theo QĐ số 1847/ 2003/QĐ - BYT ngày 28/05/2003).

Tự lượng giá

* Trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi từ 1 đến 18 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống

1. Kể đủ 5 loại Penicillin và dẫn chất của nó:

A. Penicillin G

B. …………….

C. …………….

D. Ampicillin

E. …………….

2. Cho biết 3 dạng thuốc thường dùng của Ampicillin. A. …………….

B. …………….

C. …………….

3. Kể tên 2 loại thuốc kháng sinh chống nấm có trong bài học: A. …………….

B. …………….

4. Cho biết 5 chỉ định chống nhiễm khuẩn của Cefalexin: A. ……………….

B. ……………….

C. Mô mềm

D. Ngoài da

E. ……………….

5. Nêu 3 chống chỉ định chính của Gentamycin: A. ……………….

B. ……………….. C. ………………..

6. Gentamycin dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn: A. ……………….

B. ………………. C. ……………….

D. Xương

E. Mô mềm

7. Điền đủ 5 chỉ định chính của Clorocid cho các bệnh nhiễm khuẩn

A. Thương hàn

B. ……………...

C. ……………...

D. ……………...

E. Tai, mắt, ho gà

8. Rifampicin được dùng trong các trường hợp sau: A. ………………...

B. Viêm màng ngoài tim có mů C. …………………...

D. Bỏng loét

E. ………………….

9. Điền 3 chống chỉ định của Tetracyclin: A. ……………….

B. ………………. C. ……………….

10. Nystatin có tác dụng chữa nấm trong các bệnh:

A. Nấm đường tiêu hoá B. ………………………..

C. Nấm thực quản, miệng, lưỡi

11. Griseofulvin có tác dụng chữa nấm trong các trường hợp: A. …………………………

B. Nấm kẽ

12. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của Clorocid là ....................(A) nếu dùng liều ………………..(B) quá dài.

A. …………………….. B. ……………………..

13. Tác dụng phụ của Tetracyclin là gây rối loạn (A)..................., buồn nôn, đi lỏng,(B).................răng ở trẻ em dưới 7 tuổi.

A. ……………….

B. ………………....

14. Liều dùng của Amoxicillin ……………..(A) so với Ampicillin vì hấp thu…………….....(B) và thải trừ ít hơn.

A. ………………. B. ……………….

15.Khi dùng sulfamid thì phải uống ………....(A) nước, tốt nhất là nước có pha thêm..............(B).

A. …………..

B. …………..

16. Trước khi rắc sulfamid lên vết thương thì phải …………...(A) và không dùng thuốc…………...(B)

A. …………….

B. …………….

17. Khi dùng sulfamid thì không phối hợp với ……………..(A) A. ……………………..

18. Nêu đủ chỉ định của Cotrimazon

A. Nhiễm khuẩn cấp, mãn tính đường hô hấp: T-M-H B. ……………………

C. …………………...

D. Nhiễm khuẩn đường sinh dục E. …………………...

* Chọn câu đúng, sai cho các câu hỏi từ 19 đến 34 bằng cách đánh dấu vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai:


TT

Câu hỏi

Đ

S

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Môn Dược lý Phần 1 - 7

Khi biết chắc chắn nhiễm khuẩn thì nên dùng kháng sinh sớm.



20

Sử dụng kháng sinh lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần lên



21

Kháng sinh dùng phải lưu ý tới hạn dùng



22

Không cần thiết phải thử phản ứng trước khi tiêm các dẫn chất của Penicillin



23

Dùng kháng sinh phải đủ liều, liên tục, không gián đoạn



24

Penicillin G có thể uống khi không có penicilin V.



25

Nistatin chỉ có tác dụng chống nấm tại chỗ



26

Tetracyclin có phổ kháng khuẩn rộng.



27

Tác dụng kháng khuẩn của sulfamid có liên quan đến cấu trúc của sulfamid



28

Viên ganidan 0,5g chữa lỵ amipe



29

Viên Biseptol không độc nên không có chống chỉ định



30

Ganidan có tác dụng chống nhiễm khuẩn toàn thân



31

Nistatin uống có tác dụng chống nấm lưỡi, miệng



32

Doxycyclin có tác dụng giống tetracyclin



33

Liều dùng của erythromycin cho người lớn từ 1g đến 2g/1 ngày



19

Bệnh nhân có chống chỉ định với Ampicilin thì dùng được Cefalexin



34


*Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 35 đến câu 44 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn.

35. Chọn một loại thuốc đặc trị với bệnh thương hàn trong 5 thuốc sau:

A. Ampicilin

B. Erythromycin

C. Cloramphenicol

D. Doxycyclin

E. Gentamycin

36. Chọn một loại kháng sinh đặc trị chống nấm trong 5 thuốc sau:

A. Penicillin G

B. Tetracyclin

C. Griserofulvin

D. Ampicillin

E. Clorocid

37. Uống Ampicillin thường dùng liều 1 ngày: 1- 2g, chia làm:

A.2 lần / ngày, cách nhau 12 giờ B- 3 lần/ ngày, cách nhau 8 giĐ C- 4 lần ngày, cách nhau 6 giờ

D. 6 lần/ngày, cách nhau 4 giờ

E. Không cần theo giờ giấc.

38. Chọn 1 kháng sinh để dự phòng và điều trị bệnh tả:

A. Ampicilin

B. Erythromycin

C. Amocilin

D. Doxycyclin

E. Gentamycin

39. Kháng sinh dùng kéo dài có thể gây suy tuỷ là:

A. Lincomycin

B. Cefalexin

C. Doxycyclin

D. Clorocid

E. Erythromycin

40. Kháng sinh có thể gây độc với gan là:

A. Erythromycin

B. Penicilin

C. Clorocid

D. Metronidazon

E. Ampicilin

41. Kháng sinh có tác dụng phụ gây tổn thương dây thần kinh số 8 (có thể gây điếc không hồi phục) là:

A. Cefalexin

B. Gentamycin

C. Lincomycin

D. Tetracyclin

E. Amocilin

42. Thuốc có tác dụng với lỵ trực khuẩn là:

A. Ampicilin

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí