Dung Dịch Natri Clorid 0,9% (Natriclorid 0,9%)

B. Penicilin

C. Ganidan

D. Erytromycin

E. Streptomycin

43. Thuốc có tác dụng với hầu hết các chủng vi khuẩn:

A. Penicilin

B. Ganidan

C. Nistatin

D. Cotrimazon

E. Glycerofulvin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

44. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt nấm cadida tại chỗ:

A. Ampicilin

Môn Dược lý Phần 1 - 8

B. Nistatin C.Glycerofulvin

D. Clorocid

E. Tetraxiclin

* Câu hỏi truyền thống:

1. Trình bày nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh?

2. Trình bày biện pháp hạn chế sự gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn?

3. Trình bày công dụng - cách dùng - liều dùng - chống chỉ định (nếu có) của:

- Ampicilin

- Clorocid

4. Trình bày công dụng - cách dùng - liều dùng - chống chỉ định (nếu có) của :

- Ganidan

- Nistatin

5. Trình bày công dụng - cách dùng - liều dùng - chống chỉ định (nếu có) của:

- Cotrimazon

- Glycerofulvin

6. Trình bày công dụng - cách dùng - liều dùng - chống chỉ định (nếu có) của:

- Doxycyclin

- Cefalecin


THUỐC VITAMIN VÀ CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN


Mục tiêu học tập

1- Trình bày được đặc điểm của vitamin

2 - Trình bày được công dụng, cách dùng, liều dùng của 6 vitamin có trong bài giảng.

3- Trình bày được công dụng của 4 dung dịch tiêm truyền có trong bài học.

4 - Vận dụng được để hướng dẫn cộng đồng sử dụng vitamin hợp lý, an toàn, hiệu quả.


I. VITAMIN

1. Khái niệm

Vitamin là những hợp chất hữu cơ (phần lớn cơ thể động vật không tổng hợp được).

Vitamin cần thiết cho sự phát triển và điều hòa các chức phận của cơ thể.

Nhu cầu về vitamin không nhiều, chỉ cần với những liều hết sức nhỏ, nhưng nếu thiếu vitamin cơ thể sẽ bị rối loạn và mắc những chứng bệnh đặc biệt.

Chỉ dùng vitamin khi cần thiết.


2. Đặc điểm của Vitamin

- Đa số vitamin đưa vào cơ thể có trong thức ăn: gan, trứng, cá, sữa, men bia, rau, hoa quả…

- Hiện nay một số vitamin đã tổng hợp được bằng phương pháp hoá học: vitamin C, PP, K, E, một số ít vitamin do vi khuẩn đường ruột tổng hợp được: vitamin K, PP...

- Thiếu vitamin sẽ gây những chứng bệnh khác nhau, nhưng nói chung đều có các triệu chứng: gầy, kém ăn, đi ỉa ... nếu để lâu sẽ thành tật.

- Thừa vitamin (do dùng nhiều) sẽ mắc bệnh thừa vitamin (ví dụ: thừa vitamin D: gây nhức đầu, ỉa chảy, tăng huyết áp, đau xương khớp. Thừa vitamin A: gây rụng tóc...

- Vitamin không phải là thuốc bổ nên chỉ dùng khi thật cần thiết.

+ Thức ăn không đủ.

+ Đường tiêu hóa không hấp thu được vitamin.

+ Dùng kháng sinh.

+ Do nhu cầu lao động bệnh tật ...

Thường thiếu nhiều vitamin cùng một lúc nên điều trị phải phối hợp. Lượng vitamin cần thiết tùy theo tuổi, điều kiện sinh hoạt trạng thái cơ thể.


II. CÁC VITAMIN THƯỜNG DÙNG

1. Vitamin tan trong nước

1.1. Vitamin B1

Tên khác: Thiamin hydroclorid

- Tính chất: Bột kết tinh trắng, hay hơi vàng, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm, Vitamin B1 có trong gan, thịt, lòng đỏ trứng, cam, cà chua, bắp cải, cải xoong, rau muống.

- Tác dụng: Vitamin B, tham gia vào quá trình chuyển hóa gluxit, xúc tác tổng hợp protein, ảnh hưởng rất lớn đến các hệ cơ, hệ thần kinh.

- Công dụng:

+ Chữa tê phù.

+ Chữa viêm và đau dây thần kinh.

+ Nhiễm độc do thai nghén.

+ Chứng mệt mỏi do kém ăn.

- Liều dùng - cách dùng:

+ Dạng thuốc: Viên 0,01g - 0,10g -0,25g. ống 0,10g - 0,25g

+ Uống - tiêm bắp: 0,01g - 0,1g/24 giờ hoặc cao hơn: 0,1 - 1g/24 giờ

● Lưu ý: không tiêm tĩnh mạch vì gây sốc.


1.2. Vitamin B6:

Tên khác pyridoxin hydroclorid

- Tính chất: Tinh thể trắng, dễ tan trong nước. Vitamin B6 có trong men bia, mầm lúa, gan, sữa, cá, trứng; một số có thể tổng hợp được.

- Tác dụng:

+ Tham gia chuyển hóa chất lipit.

+ Góp phần cấu tạo các men chuyển hóa axit amin.

- Công dụng:

+ Dùng trong trường hợp viêm dây thần kinh, rői loạn thần kinh do dùng INH.

+ Bệnh parkinson.

+ Bệnh viêm da, bệnh về da do thần kinh.

+ Dùng trong bệnh xơ cứng mạch, nôn do có thai.

- Cách dùng - Liều dùng:

Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch: 0,05g - 0,20g/24 giờ.


1.3. Vitamin C

Tên khác axit ascorbic

- Tính chất: Bột trắng, vị chua, dễ bị ôxi hóa. Vitamin C có trong hoa quả tươi: cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, rau xanh, sữa, thịt...

- Tác dụng:

+ Tham gia vào quá trình oxi hóa khử.

+ Chuyển hóa gluxit.

Hấp thụ dễ qua ruột, không tích lũy trong cơ thể.

- Công dụng:

+ Điều trị bệnh scorbut.

+ Điều trị các chứng chảy máu chân răng, tụt lợi chân răng.

+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể trong nhiễm độc, nhiễm khuẩn, cúm, lao động, mệt mỏi...

+ Cần thiết cho phụ nữ có thai, cho con bú.

- Cách dùng - liều dùng:

Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch 0,1g - 0.5g - 1g/24 giờ


1.4. Vitamin B2:

Riboflavin

Dạng dùng: viên nén 5mg; 25gm; thuốc tiêm 5mg/1 ml; thuốc nhỏ mắt 0,01%

- Nguồn gốc và tính chất:

Vitamin B2 có trong men bia, hạt ngũ cốc, sữa, lòng trắng trứng. Nhiều vi khuẩn đường ruột cũng có khả năng tổng hợp vitamin B.

Bột kết tinh màu vàng hoặc vàng cam, dễ bị hỏng khi để ngoài ánh sáng và môi trường kiềm. Dung dịch trong nước có màu vàng.

- Tác dụng:

Cần thiết cho hoạt động hô hấp của tế bào, chuyển hóa lipit, axit amin

- Chỉ định:

Phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin B2 (thường phối hợp với các vitamin nhóm B) biểu hiện tổn thương da và niêm mạc, quáng gà, viêm kết mạc, suy nhược cơ thể...

- Cách dùng và liều dùng:

* Người lớn: Uống 5 - 30mg/ngày, chia 1 - 3 lần

* Trẻ em: Uống 1- 5mg/ngày

- Bảo quản:

Tránh ánh sáng, theo dõi hạn dùng.


2. Vitamin tan trong dầu

2.1. Vitamin A: Tên khác Retinol

- Tính chất: bột kết tinh trắng, dễ tan trong dầu. Vitamin A có trong mỡ động vật, bơ, gan, cá biển, cam, trứng ...

Hiện nay đã tổng hợp được. Trong gấc, cà rốt tồn tại dưới dạng β, γ, caroten.

- Tác dụng:

+ Tham gia vào sự tạo ra các mô, da và niêm mạc, võng mạc, thị giác.

+ Giúp cho sự cấu tạo và phát triển xương.

- Công dụng:

+ Dùng cho trẻ em chậm lớn.

+ Dùng trong bệnh khô mắt, quáng gà.

+ Bệnh ngoài da, vảy cá, á sừng ..

+ Dùng trong tóc, móng chân, tay khô giòn dễ gãy.

+ Phòng thiếu hụt vitamin A.

- Cách dùng - liều dùng

+ Uống: Người lớn: 5000 - 50.000 đv/24 giờ Trẻ em: 3000 - 10.000 đv/24 giờ

+ Tiêm: 50.000 - 100.000 đv/tuần/ lần theo chỉ định của bác sĩ.


2.2. Vitamin D:

Thuật ngữ vitamin D để chỉ một nhóm các hợp chất có cấu trúc tương tự, có tác dụng phòng ngừa và điều trị còi xương gồm: vitamin D1, D2, D3, D4.

Viên 500UI; 1.000UI; ống tiêm 600UI/1,5ml

- Nguồn gốc và tính chất:

Vitamin D có trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng

Là Vitamin không tan trong nước, tan trong dầu và chất béo. Dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng, acit.

- Tác dụng:

Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu calci, phospho của cơ thể, giúp cho quá trình hoạt động phát triển xương ở trẻ em, giữ vai trò ổn định calci trong máu và hoạt động của các mô thần kinh.

- Chỉ định:

Điều trị thiếu Vitamin D trong còi xương trẻ em, nhuyễn xương ở người lớn, thiểu năng tuyến cận giáp.

- Chống chỉ định:

Tăng calci/máu, bệnh cấp ở gan thận, xơ vữa động mạnh, lao phổi đang tiến triển.

- Cách dùng và liều dùng;

- Phòng còi xương ở trẻ sơ sinh: từ tuần thứ 8 trở đi, cứ 2 - 3 tháng tiêm 300.000UI/lần Vitamin D3

- Chữa còi xương trẻ em: uống Vitamin D2 500UI/ngày vào bữa ăn hoặc tiêm bắp sâu Vitamin D3 600UI/lần, có thể lặp lại sau 6 tháng tiêm 600.000UI/lần, lặp lại sau 2 - 3 tháng

- Chữa loãng xương: tiêm Vitamin D3 600.000UI/lần, lặp lại sau 3 tháng

- Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.


II. DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN


1. Khái niệm

Dung dịch tiêm truyền là dung dịch hoàn toàn vô khuẩn dùng để tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch với khối lượng lớn và tốc độ chậm.

Dung dịch tiêm truyền được dùng để:

- Nâng cao huyết áp khi người bệnh mất máu, mất nước (do mổ, bỏng nặng, ỉa chảy, nôn...).

- Tăng cường chất dinh dưỡng cho người bệnh.

- Giải độc do tác dụng lợi tiểu (khi ngộ độc thuốc, thức ăn).

- Làm dung môi để hòa tan thuốc tiêm ở thể bột.


2. Phân loại

Dựa theo công thức và tác dụng dược lý có thể chia thành 3 nhóm:

- Các dung dịch bù nước và điện giải có tác dụng điều hòa các chất điện giải trong cơ thể, lập lại thăng bằng kiềm toan.

- Các dung dịch có tác dụng dinh dưỡng : Đường, axit amin, đạm thủy phân.

- Các dung dịch thay thế máu.


3. Các thuốc thường dùng

3.1. Dung dịch Natri clorid 0,9% (Natriclorid 0,9%)

- Dạng thuốc: đóng ống 5ml, 10ml, chai 250 - 500ml.

- Tính chất: Dung dịch truyền chất điện giải đẳng trương.

- Công dụng:

+ Tiếp nước và điện giải (Ion Na+, Cl-) cho cơ thể.

+ Làm tăng huyết áp trong trường hợp mất máu, mất nước do nôn, ỉa chảy

- Dùng ngoài rửa vết thương.

- Cách dùng - liều dùng:

+ Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch 200 - 500ml.

● Lưu ý: Không dùng cho người suy thận.


3.2. Dung dịch glucose 5%

- Tính chất:

+ Dung dịch đường, để cung cấp năng lượng (dung dịch đẳng trương).

- Công dụng:

+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể suy nhược.

+ Giải độc, nâng cao huyết áp (khi bệnh nhân suy thận không dùng được NaCl).

- Cách dùng - liều dùng:

+ Tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch 250 - 500ml


3.3. Plasma khô (Tên khác: Huyết tương khô)

- Tính chất:

Huyết tương khô chế từ máu người có thêm glucose. Đóng chai 100 - 150ml.

- Tác dụng:

Cấp cứu khi mất máu nhiều, sốc chấn thương, phẫu thuật, bỏng, áp xe, nhiễm khuẩn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2024