Tăng Cường Tính Minh Bạch Của Nền Kinh Tế


giải quyết, các loại giấy tờ và gặp ai để bất kỳ DN và người dân đến cơ quan đều có thể nhận thấy. Nếu gặp khó khăn gì trong quá trình giải quyết thủ tục như người cần gặp không có mặt hoặc lại gặp phải hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hành của công chức thì có thể gọi điện phản ánh vào đường dây nóng của ban lãnh đạo cơ quan.

Thứ ba, thực hiện mô hình cải cách thủ tục hành chính “một cửa liên thông” tại tất cả các địa phương trong cả nước. Từ cuối năm 2003, nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện mô hình “một cửa” để giải quyết thủ tục hành chính, tuy nhiên các DN và công chúng vẫn cho rằng mô hình “một cửa” vẫn còn rườm rà, nhiều thủ tục hành chính cần có nhiều cơ quan nhà nước tham gia. Nếu các cơ quan không phối hợp đồng bộ, kịp thời thì giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn chậm chễ. Hơn nữa, mô hình “một cửa” vẫn chưa thật sự là mô hình “một cửa” triệt để trong quan hệ giữa các cơ quan các cấp với nhau: phường, xã, huyện, sở, ban ngành và ủy ban nhân dân. DN vẫn phải qua “nhiều cửa” vì phải chuyển hồ sơ đã được giải quyết từ sở, ngành này đến sở, ngành khác, từ cơ quan cấp dưới lên cơ quan cấp trên, từ quận huyện lên các sở, ngành. Vậy, để đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh, gọn, tránh sự chồng chéo, đùn đẩy nhau giữa các cơ quan, các bộ phận thì cần thực hiện cải cách “một cửa” triệt để hay “một cửa liên thông” để DN và người dân chỉ cần tiếp xúc với một cơ quan duy nhất. Do đó, cơ chế “một cửa liên thông” chỉ có thể thực hiện được nếu có cơ sở pháp lý chuẩn, có sự đồng bộ về thiết bị, cơ chế làm việc, năng lực và thái độ của công chức thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ tư, quá trình cải cách thủ tục hành chính chỉ có thể thực hiện được nếu công tác quản lý nhân sự (cán bộ công chức) tốt, công chức có đủ năng lực và tinh thần, thái độ phục vụ tốt. Nhất là hiện nay, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các địa phương thì năng lực của cán bộ sẽ đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án, thu hút được những dự án hiệu quả trên giác độ nền kinh tế không chỉ trên giác độ của chủ đầu tư. Công tác quản lý nhân sự bao gồm các công tác tuyển dụng, đào tạo, tạo động lực làm việc (trả lương, thưởng và hình thức phát triển nghề nghiệp).


Xác định các công việc của một công chức phải làm, từ đó lượng hoá tiêu chuẩn công chức ở mỗi ví trí cụ thể.

Khuyến khích tuyển dụng công chức có năng lực về làm việc, tránh hô khẩu hiệu kiểu trải thảm đỏ mời người có năng lực về làm việc nhưng sinh viên có học lực giỏi về thì các cơ quan của địa phương không muốn nhận. Cần tuyển dụng cán bộ công chức có năng lực và đạo đức (vừa hồng vừa chuyên), đưa yếu tố cạnh tranh vào công tác tuyển dụng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng.

Nâng cao trình độ của cán bộ, công chức. Cần thực hiện công tác đào tạo khi có sự thay đổi về pháp lý, trang thiết bị, về thủ tục để đáp ứng yêu cầu mới. Nếu công chức không đáp ứng tiêu chuẩn dù đã dành thời gian đề đào tạo thì cần mạnh dạn thuyên chuyển sang vị trí khác, tuyển dụng người mới có năng lực về đảm nhiệm.

Xây dựng văn hoá công sở, văn hoá hành chính, khuyến khích tài năng, tâm huyết. Xác định rõ nhiệm vụ của công chức là phục vụ DN, do đó nếu công chức phải đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Cần trả công xứng đáng theo công việc và năng lực làm việc. Công chức chỉ phục vụ tận tâm nếu hình thức trả lương thưởng xứng đáng, môi trường làm việc thân thiện và có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Thứ năm, để cải cách thủ tục hành chính thì cần xây dựng cơ quan đặc trách về cải cách hành chính hiệu quả. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở pháp luật chuẩn về thủ tục hành chính, rà soát thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, xác định cơ cấu tổ chức của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, số lượng công chức và tiêu chuẩn cán bộ công chức giải quyết thủ tục hành chính. Cơ quan này đồng thời cũng tiếp nhận những thông tin phản ánh của DN và người dân về quy trình thủ tục không hợp lý để xem xét. Đồng thời, tiếp nhận phản ánh về hành vi tiêu cực của công chức từ đó có biện pháp xử lý. Tránh trường hợp giải quyết theo cơ chế “một cửa”, khi phát hiện những phiền hà, sai trái của cửa này thì không biết


Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 23

phản ánh cho ai. Để ngăn chặn hành vi tiêu cực thì cần quy định rõ chế tài xử lý công chức vi phạm. Chẳng hạn, nếu một công chức bị phản ánh 1 lần nếu kiểm tra đúng thì có thể nhắc nhở lần đầu, lần 2 thì bị sa thải. Nếu lãnh đạo cơ quan nào có công chức phạm lỗi với một số lần nhất định chẳng hạn như 2 lần thì cũng bị kỷ luật. Làm như vậy, lãnh đạo mới quản lý tốt, nắm bắt cụ thể công việc cũng như công chức của cơ quan mình. Để có thể tiếp nhận phán ánh của DN thì cơ quan này phải công bố công khai và rộng rãi số điện thoại đường dây nóng và thư điện tử trên các phương tiện thông tin truyền thông và cả trang web thủ tục hành chính. Cơ quan này cũng bố trí nhân sự đảm nhận việc tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý. Đồng thời, cần xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh thông tin phản ánh, xử lý và công bố công khai kết quả xử lý.

Ngoài ra, cần tăng cường đối thoại giữa chính quyền với DN, giữa cơ quan đặc trách cải cách hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ. Việc đối thoại trực tiếp sẽ hiểu rõ những vướng mắc về thủ tục hành chính trong thực tế DN gặp phải cả về quy định giấy tờ cần giải quyết thủ tục hành chính, cả về việc sử dụng phương tiện máy móc khi thay đổi cách thức giải quyết thủ tục hành chính, cả về quy trình giải quyết, hành vi thái độ không đúng của công chức... từ đó hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính.

3.3.5. Tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế

Minh bạch được hiểu là việc cung cấp thông tin của các chủ thể cho các chủ thể khác có liên quan một cách công khai, rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, kịp thời nhằm góp phần phục vụ cho việc ra quyết định trong hoạt động của các chủ thể nhận tin và góp phần đánh giá, tham gia vào hoạt động của các chủ thể cung cấp tin từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể.

Tuy nhiên, cần phân biệt khái niệm minh bạch với khái niệm tham nhũng. Khi nhắc tới phòng chống tham nhũng thì người ta hay nhắc tới việc phải minh bạch hoá hoạt động của lĩnh vực, tổ chức hay đối tượng nào đó. Tham nhũng có thể được hiểu là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thu được lợi ích cá nhân. Nếu không có sự minh bạch thì gây ra tình trạng tham nhũng. Minh bạch được coi


như điều kiện tiên quyết trong hoạt động của các tổ chức và coi như là công cụ để phòng chống tham nhũng. Do đó, có thể sử dụng chỉ số tham nhũng như là một trong các chỉ tiêu để đo độ minh bạch nhưng không thể đánh đồng tham nhũng với minh bạch.

Minh bạch kinh tế là một nhân tố quan trọng tác động đến thu hút, giải ngân và thực hiện nguồn vốn FDI [19]. Minh bạch kinh tế sẽ làm giảm chi phí đầu tư, giảm rủi ro đầu tư của DN, từ đó tăng hiệu quả đầu tư, tăng khả năng hoạch định, lập kế hoạch đầu tư và làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư. Tăng cường công khai, minh bạch có ảnh hưởng tích cực tới niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng đầu tư và môi trường đầu tư an toàn, nhất là khi chính phủ thực hiện thay đổi, cải thiện chính sách, pháp luật... làm nhà đầu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Lượng vốn FDI thu hút sẽ tăng ngay nhờ sự tin tưởng, kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu mất đi niềm tin, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn ít hơn và chuyển vốn tới quốc gia khác. Do đó, Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.

Tính minh bạch đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

Tính công khai: Thông tin cần cho công chúng biết, không được dấu giếm. Đối với hoạt động kinh tế, các chủ thể kinh tế phải công bố thông tin về môi trường hoạt động kinh doanh, hoạt động và kết quả hoạt động của mình cho chủ thể khác. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính minh bạch. Nếu không biết thông tin về các chủ thể kinh tế thì không thể đánh giá được hoạt động của chủ thể đó, từ đó đề ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Một sản phẩm có chất lượng cao có thể bị bán với giá bằng hoặc thấp hơn một sản phẩm có chất lượng thấp vì người tiêu dùng không biết về sản phẩm đó. Một ngân hàng có thể cho dự án có tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cao vay với tỷ lệ vay/ vốn đầu tư bằng với dự án có tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư thấp. Một công chức nhà nước có làm đúng chức năng và phận sự của mình không?...Nếu có sự công khai thông tin, các chủ thể khác không phải gánh chịu chi phí tìm kiếm thông tin một cách phi lý và do đó không phải chịu tình trạng thông tin không đối xứng. Tuy nhiên, những thông tin thuộc về bí mật nhà nước, bí mật kinh tế, thương mại, bí mật cá nhân như thông


tin về an ninh quốc phòng, bí quyết thương mại... thì không đòi hỏi phải công khai theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn theo luật phòng chống tham nhũng có quy định “Các cơ quan, tổ chức phải công khai, minh bạch trong hoạt động của mình, trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật thương mại theo quy định của pháp luật.”

Sự rõ ràng và chính xác: Thông tin được cung cấp đòi hỏi phải rõ ràng và chính xác. Nếu thông tin cung cấp không đảm bảo tính chính xác thì có thể đưa đến những quyết định sai lầm. Nếu người vay có thông tin là không có tài sản đảm bảo nợ vay hoặc tài sản vay không thuộc sở hữu của người vay thì tổ chức tài chính sẽ không cho vay. Thông tin cung cấp không rõ ràng, mù mờ có thể hiểu theo nhiều cách cũng làm người nhận tin bối rối. Sự rõ ràng đòi hòi người quan tâm có thể hiểu được thông tin. Nếu thông tin được cung cấp không rõ ràng và chính xác cho người quan tâm thì hiệu quả của việc cung cấp thông tin là thấp, thậm chí gây thua thiệt cho người nhận tin. Cần nhấn mạnh, thông tin chuyên ngành hẹp thì chỉ có những người trong ngành đó, hiểu ngành đó có thể hiểu đúng thông tin. Do đó, để đảm bảo tính rõ ràng, có thể hiểu được thì không chỉ là yêu cầu đối với bên cung cấp tin mà còn yêu cầu trình độ hiểu biết tối thiểu về hoạt động cụ thể, ngành cụ thể của người nhận tin.

Tính thống nhất: Một thông tin kinh tế có thể do các chủ thể khác nhau cung cấp. Thông tin chỉ thật sự có nghĩa và không gây bối rối cho người nhận nếu thông tin do một chủ thể cung cấp là giống nhau tại một thời điểm, ở các thời điểm khác nhau và giống nhau giữa các chủ thể nếu cùng cung cấp một thông tin. Yêu cầu này đòi hỏi thông tin về từng hoạt động cụ thể phải có quy định rõ hình thức, nội dung thông tin cần công khai cho công chúng, cơ sở để có thông tin đó. Vậy, không chỉ sự rõ ràng và chính xác của thông tin mà sự thống nhất cũng giúp ích cho quá trình ra quyết định của chủ thể kinh tế.

Tính cập nhật: Việc cung cấp thông tin đòi hỏi phải kịp thời. Nếu thông tin cung cấp không kịp thời thì không còn đảm bảo tính minh bạch. Người cần tin phải tốn chi phí để tìm kiếm thông tin cần cho việc ra quyết định của mình. Nếu


thông tin chỉ cung cấp công khai, chính xác sau khi họ đã ra quyết định thì việc cung cấp công khai thông tin là không cần thiết. Thông tin về dữ liệu kinh tế vĩ mô từng năm được cung cấp khi nào nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư để quyết định bỏ vốn, nếu bỏ vốn rồi mới có đầy đủ thông tin thì nhà đầu tư có thể chuyển đi đầu tư nơi khác. Do đó thông tin không cập nhật làm cho người cần thông tin phải chịu thông tin không cân xứng và mất chi phí tìm kiếm thông tin.

Tính định hướng người nhận: Tính định hướng người nhận là cung cấp thông tin cho người cần và quan tâm đến thông tin. Rõ ràng việc cung cấp thông tin dù công khai thì đều có hai bên tham gia, đó là (các) bên cung cấp thông tin và (các) bên nhận tin. Nếu thông tin cung cấp cho người không cần tin, thì việc cung cấp thông tin công khai là không hữu ích, không đảm bảo tính minh bạch. Chẳng hạn, giống như việc giao tiền đặt cọc mua nhà cho người ở trọ căn nhà đó. Việc làm này nếu không do chủ ý của người đưa tin vì lợi ích nào đó thì gây tổn hại cho cả người cung cấp và người cần tin. Do đó, nếu thông tin cung cấp đảm bảo yêu cầu khác nhưng không đảm bảo tính định hướng người nhận thì không đảm bảo tính minh bạch. Vậy để đảm bảo tính định hướng người sử dụng thông tin thì cần phải xác định chính xác ai là người cần tin để có phương pháp và phương tiện cung cấp thông tin thích hợp để người cần tin có thể tiếp cận được thông tin.

Tính tham gia: Chủ thể nhận tin có thể tham gia vào quá trình ra quyết định của chủ thể cung cấp tin. Từ thông tin được cung cấp công khai, chủ thể nhận tin có thể đánh giá hoạt động của các chủ thể kinh tế, từ đó tham gia, tác động vào hoạt động, quyết định của chủ thể kinh tế để giúp hoạt động của các chủ thể kinh tế hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ thể được cung cấp tin. Vậy, minh bạc cần đảm bảo quá trình thông tin hai chiều. Nếu chủ thể cung cấp tin công khai, chính xác, rõ ràng, cập nhật thì chủ thể kinh tế liên quan có thể giám sát hoạt động của chủ thể cung cấp để họ không làm ảnh hưởng tới lợi ích của chủ thể liên quan. Hơn nữa chủ thể liên quan có thể đưa ý kiến để chủ thể cung cấp tin hoạt động tốt hơn. Nếu hoạt động của chủ thể kinh tế được công bố công khai,


nhưng các chủ thể khác không thể tham gia vào hoạt động của chủ thể này khi chủ thể hoạt động kinh doanh không tốt hay chủ thể đưa ra chính sách không phù hợp với yêu cầu cuộc sống thì tính minh bạch không đảm bảo. Họ có thể làm ăn khuất tất mà không ai làm được gì thì họ tiếp tục làm như vậy. Do đó, minh bạch cũng được hiểu là độ mở của các tổ chức nghĩa là mức độ mà những người ngoài chủ thể có thể giám sát và đánh giá hoạt động của những người trong nội bộ chủ thể. Nhờ vậy, minh bạch là công cụ mạnh để xây dựng sự tín nhiệm của chủ thể.

Tính tin cậy: thông tin có đáng tin cậy không? Đấy là câu hỏi mà người cần tin luôn đặt ra. Nếu thông tin không tin cậy thì thông tin về hoạt động của các chủ thể kinh tế không có nghĩa gì với người nhận tin. Chẳng hạn, người cần vay bao giờ cũng muốn vay nên có thể đánh giá thực trạng tài chính của mình là tốt và thông tin cung cấp có thể không phản ánh đúng thực trạng tài chính. Do đó, thông tin không cân xứng luôn luôn tồn tại giữa người cần vay với ngân hàng. Ngân hàng biết không nhiều và chính xác về người cần vay. Thông tin không cân xứng có thể tồn tại trong bất cứ hoạt đông kinh tế nào. Do đó, thông tin cần cung cấp bởi nguồn thông tin tin cậy, làm cơ sở cho việc ra quyết định. Để đảm bảo tính tin cậy của thông tin, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu khác của tính minh bạch, cần xác định công khai cho công chúng biết các nguồn cung cấp thông tin tin cậy. Nếu ngoài các nguồn này, thì thông tin cung cấp là không chính thức và có thể không chính xác và tin cậy được.

Tính trách nhiệm: Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin công khai, chính xác, rõ ràng, cập nhật về hoạt động của chủ thể cung cấp tin. Trách nhiệm được hiểu là bên cung cấp tin có nghĩa vụ cung cấp tin cho bên nhận tin về hoạt động và quyết định của mình và phải chịu phạt nếu thực hiện không đúng. Vậy để đảm bảo tính minh bạch cần đòi hỏi tính trách nhiệm. Ai là người chịu trách nhiệm cá nhân nếu cung cấp thông tin không công khai, chính xác... gây thiệt hại cho người liên quan. Minh bạch luôn đi kèm với trách nhiệm. Mục đích của minh bạch làm cho các chủ thể chịu trách nhiệm về chính sách và kết quả hoạt động


của mình vì thông tin do chủ thể cung cấp có thể đánh giá được chính chủ thể này. Minh bạch hoạt động của các chủ thể trước hết phải bảo đảm cho các hoạt động của chủ thể nằm trong khuôn khổ pháp luật. Với tính trách nhiệm, minh bạch sẽ là công cụ để đánh giá hoạt động của các chủ thể, giúp chủ thể hoạt động hiệu quả. Cần xác định rõ và công khai quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan chính phủ và công chức để họ hoạt động hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn.

Tính pháp lý: để đảm bảo tính minh bạch thì việc cung cấp thông tin cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu không có quy định cụ thể về nội dung thông tin cần cung cấp, hình thức cung cấp, nguồn cung cấp, thời hạn cung cấp và các chế tài kèm theo thì thông tin về các hoạt động có thể được cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời, không cung cấp cho người cần... và do đó không đảm bảo tính minh bạch.

Để đáp ứng yêu cầu minh bạch của nền kinh tế, cần tăng cường tính minh bạch của môi trường chính sách và pháp luật, tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Khi đánh giá các yếu tố của môi trường pháp luật (Biểu 2.2. ), thì các yêu cầu về tính minh bạch không được nhà đầu tư đánh giá cao, đặc biệt là tính tham gia và tính thống nhất. Trong xây dựng hệ thống chính sách pháp luật cần chú ý đến sự tham gia bày tỏ ý kiến của các chủ thể kinh tế có liên quan trong đó có DN FDI, từ đó giúp hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn không rõ ràng giữa các văn bản pháp luật. Cần công khai và cập nhật thường xuyên tất cả các thông tin về chính sách, pháp luật, các quy hoạch, các số liệu thống kê của cả nước và địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội, về các yếu tố của môi trường đầu tư khác để nhà đầu tư có thể dễ dàng phát hiện cơ hội đầu tư, tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định đầu tư và triển khai hoạt động của DN. Việc công khai thông tin này cần thực hiện qua các kênh mà nhà đầu tư có thể tiếp cận và có độ tin cậy cao. Đặc biệt, cần chú trọng tới sử dụng các phương tiện cung cấp thông tin hiện đại như internet để DN và nhà ĐTNN có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng, thuận tiện.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022