Tình Hình Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Thị Trường Bđs


Giai đoạn thoái trào cấp thấp từ cuối năm 1996 đến cuối năm 1998 do ảnh hưởng những tác động có tính chất chu kỳ và khủng hoảng tài chính Châu Á.

Giai đoạn bùng phát mức cao từ đầu năm 1999 đến đầu năm 2004 cùng những chính sách phát triển đô thị, chính sách về khu Đô thị mới, chung cư.

Giai đoạn thoái trào, ngưng trệ từ nửa cuối năm 2004 đến cuối năm


2006.

Giai đoạn phục hồi, phát triển mới từ đầu năm 2007 với việc hình


thành tính chuyên nghiệp bằng sự vận động của tự thân thị trường cùng tiến trình hoàn thiện hành lang pháp lý.

Sau những giai đoạn phát triển khó khăn, hiện nay thị trường BĐS Việt Nam liên tục phát triển. Các mảng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đang rất thiếu cung, trong khi đó nhu cầu lại ngày càng tăng cao, đã biến thị trường bất động sản Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường BĐS

Hơi khác so với biến động của thị trường BĐS Việt Nam nói chung, luồng FDI vào thị trường này lại dần dần có những tín hiệu đáng mừng và ngày một phát triển. Theo ông Liew Mun Leong – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn bất động sản hàng đầu châu Á – Capitaland nhận xét: “Việt Nam đang là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á. Trong vòng 3 năm qua, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP trên 8% và quá trình đô thị hoá hiện đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, đạt trên 25%. Với tốc độ đô thị hoá và mức độ giàu có đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở, văn phòng chất lượng cao, các trung tâm bán lẻ, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt


rất lớn. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn cung cho những lĩnh vực này đang thiếu. Vì vậy Việt Nam đã trở thành thị trường trọng điểm của nhiều tập đoàn bất động sản lớn tại Châu Á chỉ sau Trung Quốc”.

Năm 2000, FDI đổ vào các ngành kinh doanh diện tích thương mại, văn phòng, khách sạn và hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất là hơn 11 tỷ USD. Đến năm 2002, số vốn ĐTNN vào riêng khu vực đô thị, nhà ở, văn phòng, khách sạn đã lên đến 7 tỷ USD bao gồm khoảng 120 dự án khách sạn du lịch và 112 dự án văn phòng căn hộ. Nhờ những quy định mới thông thoáng và cởi mở hơn đối với các nhà ĐTNN được quy định trong Luật Đất đai 2003 cho phép các nhà ĐTNN có thể đầu tư dự án BĐS 100% vốn thay vì phải liên doanh với các công ty trong nước, hay các nhà đầu tư cũng có thể rót vốn vào lĩnh vực xây nhà ở để bán, môi trường đầu tư vào lĩnh vực BĐS đã mở rộng đáng kể và trở nên ngày một hấp dẫn với giới đầu tư BĐS nước ngoài. Từ 2004 đến tháng 2 năm 2006, chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có 8 dự án có vốn ĐTNN được cấp phép với tổng số vốn xấp xỉ 1 tỷ USD. Dù có bị ảnh hưởng một phần bởi sự đóng băng của thị trường BĐS, nhưng theo đánh giá của ông Marc Townsend - Tổng giám đốc Công ty CB Richard Ellis Việt Nam, thị trường BĐS vẫn rất năng động và hấp dẫn, thực chất việc đóng băng chỉ là sự trầm lắng tạm thời, do các nhà đầu tư trong nước thiếu tính chuyên nghiệp và dễ bị tác động gây hoang mang bởi những thông tin nhiễu loạn trên thị trường. Còn đối với giới ĐTNN vẫn đang rất muốn thâm nhập vào thị trường BĐS đầy tiềm năng của Việt Nam này.

Từ cuối năm 2006 đến nay, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản tăng lên rất nhanh, đặc biệt là 2 năm gần đây. Năm 2007, FDI vào Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, trong đó đầu tư vào thị trường BĐS chiếm


24,63% đạt 5 tỷ USD. Sang đầu năm 2008, tỷ lệ đầu tư vào thị trường BĐS đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, chiếm hơn 90% nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đạt 4,527 tỷ USD trong tổng số 5,150 tỷ USD của FDI. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2008 dự kiến sẽ có khoảng 20 tỷ USD đổ vào thị trường BĐS.

Biểu 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2004 đến quý 1 năm 2008


Nguồn Thị trường bất động sản Hà Nội 2008 – CBRE Các chủ đầu tư Khu 1

(Nguồn: Thị trường bất động sản Hà Nội 2008 – CBRE)

Các chủ đầu tư:

Khu vực chủ yếu có FDI vào thị trường BĐS của Việt Nam vẫn là các nước trong khu vực Châu Á do những lợi thế về địa điểm, khoảng cách địa lý, tính chất của môi trường đầu tư và xã hội có một số điểm tương đồng, đồng thời do những lợi thế và ưu đãi giữa các quốc gia với nhau trong cùng một khu vực. Quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao nhất cho đến nay vẫn là Singapore, Hàn Quốc, Malayxia. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp


Singapore, vốn sớm đầu tư vào BĐS Việt Nam và có nhiều dự án lớn nhất như Capitaland cùng các dự án Someset, Vista 750 căn hộ, Keppel Land với các khu Sedona Suites, Saigon Centre và khu International Centre sắp triển khai, Villa Riviera với 101 biệt thự và 6.400 căn hộ. Nhà đầu tư Keangnam Vina của Hàn Quốc với dự án triển khai Landmark Tower với vốn đăng ký lớn nhất từ trước đến nay 1,05 tỷ USDHàn Quốc cũng là một đối tác FDI chiến lược với nhiều dự án lớn của các doanh nghiệp như Posco E&C với dự án xây dựng khu đô thị Bắc An Khánh Hà Tây liên doanh cùng với Vinaconex JSC gồm 1.300 biệt thự.

Hiện nay, nhờ những thành công vượt bậc trong công cuộc hội nhập kinh tế của Việt Nam như tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006, việc trở thành thành viên chính thức của WTOđã tác động rất lớn tới việc thu hút đầu tư các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam. Theo ông Howie Gelbtuch, chuyên gia hiệp hội BĐS Hoa Kỳ (NAR), thì trong khoảng thời gian cuối 2006, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã gấp rút xây dựng kế hoạch đầu tư khoảng 25% tổng số vốn vào BĐS của Việt Nam. Có thể thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng giành sự quan tâm đặc biệt tới thị trường BĐS Việt Nam.

Địa bàn nhận đầu tư:

Có thể thấy, FDI vào lĩnh vực BĐS của Việt Nam phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Cho đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương thu hút FDI vào BĐS cao nhất cả nước. Tiếp sau đó là Hà Nội, Đà Nẵng và Hà Tây. Hồ Chí Minh với lợi thế là trung tâm kinh tế lớn mạnh nhất của Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, với lượng dân cư đông và số lượng các công ty nước ngoài hoạt động nhiều nhất, nhu cầu về thị trường nhà ở, văn phòng cho thuê cũng rất lớn, tạo


điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư BĐS. Theo đánh giá của Chủ tịch Công ty TNHH Chesterton Việt Nam, ông Alastair Orr Ewing cho rằng, thị trường Hồ Chí Minh thực sự là một thị trường hấp dẫn nhất Việt Nam do mức giá thuê văn phòng cao, phần lớn các công ty trong và ngoài nước cũng đang mở rộng kinh doanh tại đây.


Biểu 5: Số lượng căn hộ thuộc các dự án mới qua các năm


15360

10450

7600

6150

3623

3800

2100

2000

2030

1304

1300

1800

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

2002 2003 2004 2005 2006 2007


Hà Nội Hồ Chí Minh


(Nguồn: Báo cáo của CBRE 9/2007)

Có thể thấy thị trường căn hộ tại Hồ Chí Minh tăng trưởng với tốc độ rất nhanh và khá ổn định, đến tháng 9 năm 2007, tổng số căn hộ thuộc các dự án mới trong năm nay đã là khoảng hơn 15000 căn. Khuynh hướng này có dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong vài năm tới nhằm đáp ứng lượng cầu rất lớn hiện nay.



sau:

Lĩnh vực đầu tư:

Tính đến hết năm 2007, các lĩnh vực BĐS thu hút được vốn FDI như


Biểu 6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản theo lĩnh 2

Biểu 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản theo lĩnh vực năm 2007


(Nguồn: Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2007 - CBRE)

Trong tổng lượng vốn FDI đầu tư vào thị trường BĐS, lĩnh vực xây dựng văn phòng và căn hộ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nhất với 32 dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 2,8 tỷ USD, chiếm 57% tổng số vốn FDI. Lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng thu hút được 2,05 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn FDI. Còn lại là lĩnh vực đầu tư xây dựng khu chế xuất - khu công nghiệp chiếm 2% tổng số vốn FDI, đạt khoảng 100 triệu USD.

Có thể thấy lĩnh vực xây dựng căn hộ, văn phòng hiện là tâm điểm chú ý của các nhà ĐTNN, đặc biệt là căn hộ, văn phòng cao cấp. Tính riêng Hồ Chí Minh hiện nay cũng có hàng loạt các dự án mới vào khu vực này. Nguyên nhân chủ yếu là do những yêu cầu, đòi hỏi cao mà các nhà đầu tư


trong nước, những người chưa có đủ khả năng về vốn, công nghệ và trình độ quản lý chưa thể đáp ứng được. Càng nhiều các TNCs đổ bộ vào thị trường Việt Nam, nhu cầu cho những loại BĐS này càng lớn. Mặt khác, theo tình hình chung từ các năm trước đến nay, thị trường căn hộ, chung cư cao cấp luôn luôn trong tình trạng cầu vượt quá cung. Các căn hộ cao cấp như The Manor, các khu văn phòng như Pacific Place, toà nhà Tungsing trên đường Láng Hạ-Hà Nội, và hầu hết các toà nhà cho thuê chỉ trong khoảng 4 tháng là đã kín đặc chỗ, dù giá cả thuê và mua căn hộ, văn phòng không phải là rẻ.

Trong khi nguồn cung ở tất cả các khu vực đều rất hạn chế thì lượng cầu tăng rất cao. Trên thị trường, nhiều nguồn vốn nhàn rỗi khổng lồ đang có xu hướng đổ vào bất động sản. Điều đầu tiên phải kể đến là nguồn vốn từ thị trường chứng khoán. Thị trường này đã có một năm khá trầm lắng, đầu tư tài chính không sinh lợi nhiều, khiến xu thế đổ vốn vào bất động sản ngày càng rõ nét. Kế đến là nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với việc Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, thị trường Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Một nguồn vốn khác là lượng lớn kiều hối đổ về Việt Nam, mạnh nhất là thời điểm cuối năm 2007. Việc Luật kinh doanh bất động sản đi vào hiện thực cũng là một tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản năm vừa qua. Điều này đã giúp các nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất để xây dựng dự án nhà ở để bán, đất dử dụng ổn định, sử dụng lâu dài sẽ được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng trong vòng 70 năm (so với 50 năm trước đây).

Một nguyên nhân nữa cũng góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh FDI vào BĐS Việt Nam là do chính sách của Chính phủ thời gian qua. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng lạm phát tăng cao do ảnh


hưởng của sự suy giảm nền kinh tế thế giới và giá nguyên vật liệu tăng cao. Trước tình hình đó, Chính phủ đã phát động cuộc chiến chống lại lạm phát, thắt chặt hầu bao đối với những dự án mới, đặc biệt là những dự án bất động sản mới. Như một điều tất nhiên, khi ngân hàng hạn chế tín dụng đối với thị trường BĐS, các quỹ khác sẽ xuất hiện để điền vào chỗ trống.

Tuy nhiên, đứng trước sự ưu ái đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam, một câu hỏi đặt ra rằng, liệu điều này có làm nên “bong bóng” bất động sản hay không?

Trái với lo ngại đó, nhiều ý kiến lạc quan cho rằng: FDI đổ mạnh vào bất động sản sẽ là một trong những giải pháp giúp cho thị trường BĐS hạ nhiệt nhanh hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy cơ hội trong chính sự mất cân bằng cung – cầu. Bên cạnh đó, xu hướng tích cực đầu tư vào BĐS đồng nghĩa với việc đẩy mạnh khu vực dịch vụ còn đang rất khiêm tốn của Việt Nam so với các nền kinh tế khác. Hơn nữa, việc đầu tư khai thác khu vực này sẽ tạo ra làn sóng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, ví dụ như sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, đồ gia dụng… góp phần làm giảm áp lực tăng giá, tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế.

Một số dự án lớn được cấp phép tại thành phố Hồ Chí Minh

Khu cao ốc căn hộ Saigon Pearl: chủ đầu tư là Công ty TNHH Vietnam Land SSG (là liên doanh giữa công ty TNHH Vietnam Land Hồng Kông và công ty Cổ phần Tập đoàn SSG Việt Nam. Tổng diện tích dự án là 10,37 ha và tổng vốn đầu tư là 156 triệu USD. Đây là dự án xây dựng nhà cao nhất TP.HCM với tiêu chuẩn 5 sao ngay sát sông Sài Gòn.

Dự án biệt thự Saigon Riviera Villa: chủ đầu tư là Công ty TNHH liên doanh Saigon Riviera thuộc tập đoàn Keppel Land – Singapore, với

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí