số liệu đầy đủ là hơn 71 tỷ USD. Hay, tình trạng xé rào các quy định đầu tư của 33 địa phương đã gây ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế xã hội Việt Nam. Do đó, cần đảm bảo nguyên tắc tập trung và dân chủ trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư.
3.1.4. Cải thiện môi trường đầu tư thường xuyên và định kỳ
Cần thường xuyên và định kỳ đánh giá môi trường đầu tư để phát hiện những bất cập nhằm đưa ra giải pháp khắc phục. Theo quy trình Pareto tác giả đề xuất, sau một thời gian triển khai giải quyết một số trở ngại trọng yếu cần thu thập lại thông tin về môi trường đầu tư để đánh giá những tiến bộ đạt được, đánh giá hiệu quả của quá trình cải thiện môi trường đầu tư và rút ra bài học kinh nghiệm cũng như tìm ra yếu tố trở ngại mới để tiếp tục cải thiện. Do đó, đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư là việc làm thường xuyên định kỳ, không phải là công việc thực hiện một lần vì môi trường đầu tư luôn luôn thay đổi.
Xác định rõ tính thường xuyên của quá trình cải thiện môi trường đầu tư làm nhà đầu tư tin rằng Chính phủ quyết tâm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khiến họ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Nhà đầu tư quyết định đầu tư bao nhiêu, như thế nào không chỉ phụ thuộc vào điều kiện hiện tại của môi trường đầu tư mà còn dựa trên kỳ vọng tương lai. Do đó, các quan điểm cần quán triệt và quảng bá để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình cải thiện môi trường đầu tư.
3.1.5. Cải thiện môi trường đầu tư cần quan tâm tới lợi ích của nhiều bên: nhà đầu tư, xã hội
Các nhà đầu tư là chủ thể của hoạt động đầu tư. Họ đầu tư vì lợi ích của mình, chính phủ các nước mong rằng việc đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho họ mà còn mang lại các lợi ích cho xã hội, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của mình. Tuy nhiên, lợi ích mà nhà đầu tư thu được không phải luôn luôn đồng nhất với lợi ích xã hội thu được. Do đó, khi đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư cần tính toán chính xác hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đó. Quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực
hiện thuận lợi để tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội, cần kết hợp hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích xã hội, và của các chủ thể khác có liên quan đến hoạt động đầu tư để tạo ra môi trường đầu tư tốt cho mọi người.
3.1.6. Cải thiện môi trường đầu tư phải phù hợp với điều kiện địa phương và bối cảnh môi trường đầu tư quốc tế
Cải thiện môi trường đầu tư cần xuất phát từ hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam và các địa phương để hiệu quả cải thiện đạt được là cao nhất. Khi cải thiện môi trường đầu tư, không nên áp dụng cứng nhắc thành công cải thiện môi trường đầu tư của các quốc gia khác vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cải thiện môi trường đầu tư cần chọn phương án phát huy được lợi thế của Việt Nam về như điều kiện tự nhiên (tiềm năng biển, tài nguyên thiên nhiên), lao động, thị trường, về cơ sở hạ tầng… Quá trình phân cấp quản lý đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các địa phương đã quán triệt nguyên tắc dân chủ trong quản lý kinh tế nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp chỉ đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao khi có sự chuẩn bị đầy đủ. Nếu năng lực của cán bộ thẩm định dự án ở cấp địa phương chưa tốt thì có thể không chọn được các dự án FDI phù hợp với lợi ích quốc gia, thậm chí gây tác động xấu tới môi trường, tới an ninh quốc phòng. Theo nhiều chuyên gia của Việt Nam, có địa phương, cán bộ chưa đủ năng lực đánh giá dự án.
Bên cạnh đó, cải thiện môi trường đầu tư quốc gia cần liên kết chặt chẽ với môi trường đầu tư quốc tế (như giao thông vận tải, lao động, khoa học công nghệ) để đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế và chủ động hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Như đã đề cập ở chương I, quá trình cải thiện môi trường đầu tư nước nhận đầu tư cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan bên ngoài như xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới… trong khi các nhân tố này phát triển nhanh chóng làm thay đổi quy mô cũng như hình thái tài sản đầu tư vào các quốc gia.
3.1.7. Xã hội hóa quá trình cải thiện môi trường đầu tư
Cải thiện môi trường đầu tư là công việc thường xuyên, liên quan tới lợi ích của nhiều chủ thể và cần nhiều nguồn lực. Việc xã hội hóa quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần khuyến khích và huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho quá trình cải thiện. Cần xác định rõ lợi ích mang lại cho từng chủ thể tham gia cải thiện môi trường đầu tư và lợi ích mang lại cho toàn bộ nền kinh tế với tư cách tổng thể. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm và chế tài đối với những cơ quan quản lý nhà nước và chủ thể tham gia cải thiện môi trường đầu tư.
Phải xác định rõ xã hội hóa quá trình cải thiện môi trường đầu tư không chỉ là việc huy động nguồn lực (vốn) mà cần sự ủng hộ và tham gia của các chủ thể vào tất cả các bước của quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Theo quy trình đánh giá, cải thiện (Sơ đồ 1.5. ), các chủ thể cần được khuyến khích tham gia và chủ động tham gia vào 5 bước thì quá trình cải thiện môi trường đầu tư mới đạt được hiệu quả cao.
3.1.8. Gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện môi trường đầu tư với hoạt
động xúc tiến đầu tư
Giữa môi trường đầu tư và xúc tiến đầu tư có mối quan hệ biện chứng trong thu hút hiệu quả FDI. Môi trường đầu tư là tiền đề, cơ sở cho hoạt động XTĐT. Hay môi trường đầu tư là sản phẩm và nhà đầu tư là khách hàng, xúc tiến đầu tư là cầu nối giữa môi trường đầu tư và khách hàng. Nếu môi trường đầu tư tốt mà nhà ĐTNN không biết đến, không nghĩ là môi trường đầu tư tốt hay công tác XTĐT không hiệu quả thì nhà đầu tư sẽ chuyển vốn đến các quốc gia nhà đầu tư đã biết. Tạo lập môi trường đầu tư tốt là vấn đề quan trọng hàng đầu, kết hợp với hoạt động XTĐT tích cực, hiệu quả có thể giúp nhà đầu tư nhận thấy cơ hội đầu tư tiềm năng, giúp thu hút vốn FDI. Ngược lại, môi trường đầu tư không tốt thì không thể thu hút FDI dù công tác XTĐT có tốt đến đâu. Kể cả trường hợp nhà đầu tư cho rằng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua xúc tiến thì họ cũng chỉ đến Việt Nam tìm hiểu, không biến ý định đầu tư thành quyết định đầu tư dự án. Hoặc thậm chí, nhà ĐTNN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì những rào cản, những yếu kém của môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng tới quy mô vốn giải ngân và tiến độ triển khai thực
hiện đầu tư. Do đó, nếu tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký ngày càng thấp thì cần
đánh giá lại môi trường đầu tư.
Cần gắn kết chặt chẽ giữa quá trình cải thiện môi trường đầu tư với hoạt động xúc tiến đầu tư để nhà ĐTNN có thể biết được điều kiện cụ thể và những thay đổi có lợi của môi trường đầu tư đối với hoạt động đầu tư, từ đó nhà ĐTNN cân nhắc, lựa chọn địa điểm đầu tư, quy mô và lĩnh vực đầu tư.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI CỦA VIỆT NAM
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn FDI đầu tư đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 đề ra theo Báo cáo tầm nhìn kinh tế Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [8] bình quân 7-8%/năm, tác giả dự tính nhu cầu vốn FDI đăng ký cả giai đoạn 2010-2020 sẽ là 485,5 tỷ USD và vốn FDI thực hiện sẽ là 169,9 tỷ USD.
Bảng 3.1. Hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 2000-2009
Tốc độ tăng trưởng kinh tế | Vốn đầu tư/GDP | ICOR | FDI/Tổng vốn đầu tư | |
2000 | 6.79% | 34.20% | 5.04 | 18.00% |
2001 | 6.89% | 35.40% | 5.14 | 17.60% |
2002 | 7.08% | 37.40% | 5.28 | 17.40% |
2003 | 7.26% | 39.00% | 5.37 | 16.00% |
2004 | 7.87% | 40.70% | 5.17 | 14.20% |
2005 | 8.44% | 40.90% | 4.85 | 14.90% |
2006 | 8.23% | 41.50% | 5.04 | 16.20% |
2007 | 8.46% | 46.50% | 5.50 | 24.30% |
2008 | 6.31% | 41.50% | 6.58 | 31.40% |
2009 | 5.32% | 42.70% | 8.03 | 25.56% |
2000-2009 | 7.31% | 39.98% | 5.47 | 17.03% |
Có thể bạn quan tâm!
- Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô Khiến Nhà Đầu Tư Quan Ngại
- Thủ Tục Hành Chính Vẫn Khiến Nhiều Nhà Đầu Tư Mệt Mỏi
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Nguồn Nhân Lực Là Những Rào Cản Đối Với Hoạt
- Nhóm Giải Pháp Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Tăng Cường Tính Minh Bạch Của Nền Kinh Tế
- Nhóm Giải Pháp Về Cải Thiện Cơ Sở Hạ Tầng
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
Dựa vào số liệu của WB, GDP của Việt nam năm 2008 là 90,64 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng năm 2010 được dự đoán là 6,5%, tác giả tính GDP năm 2010 của Việt Nam là 101,7 tỷ USD. Theo theo Báo cáo tầm nhìn kinh tế Việt Nam đến năm 2020 đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2011-2020 là 7%-8%/năm,
tác giả lấy trung bình tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 là 7,5% để tính GDP của năm 2010 -2020. Giả sử, hệ số ICOR giai đoạn 2010-2020 vẫn được giữ như giai đoạn 2000-2009 là 5,47 (Bảng 3.1. ) thì tổng vốn đầu tư sẽ chiếm 41,25% GDP trong ở giai đoạn 2010-2020. Trong giai đoạn 2000-2009, vốn FDI chiếm 17,03% tổng vốn đầu tư xã hội (Bảng 3.1. ). Nếu trong giai đoạn 2010-2020, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư được thực hiện tích cực và hiệu quả, thì tác giả dự tính tỷ lệ vốn FDI/tổng vốn đầu tư tăng lên là 25% và tỷ lệ FDI vốn thực hiện/vốn FDI đăng ký sẽ là 35%. Căn cứ vào các số liệu trên, tác giả tính toán nhu cầu vốn FDI đăng ký cả giai đoạn 2010-2020 sẽ là 485,5 tỷ USD và vốn FDI thực hiện giai đoạn 2010-2020 sẽ là 169,9 tỷ USD (Bảng 3.2. ).
Bảng 3.2. Dự tính nhu cầu vốn FDI thu hút và thực hiện giai đoạn 2010-2020
Đơn vị: tỷ USD
GDP | Tổng vốn đầu tư | FDI thực hiện | FDI đăng ký | |
2010 | 101.7 | 41.9 | 10.5 | 30.0 |
2011 | 109.3 | 45.1 | 11.3 | 32.2 |
2012 | 117.5 | 48.5 | 12.1 | 34.6 |
2013 | 126.3 | 52.1 | 13.0 | 37.2 |
2014 | 135.8 | 56.0 | 14.0 | 40.0 |
2015 | 146.0 | 60.2 | 15.1 | 43.0 |
2016 | 156.9 | 64.7 | 16.2 | 46.2 |
2017 | 168.7 | 69.6 | 17.4 | 49.7 |
2018 | 181.3 | 74.8 | 18.7 | 53.4 |
2019 | 194.9 | 80.4 | 20.1 | 57.4 |
2020 | 209.5 | 86.4 | 21.6 | 61.7 |
2010-2020 | 1647.8 | 679.7 | 169.9 | 485.5 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
3.2.2. Định hướng thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam
Để đáp ứng được nhu cầu thu hút vốn FDI trên cần quán triệt các quan điểm cải thiện môi trường đầu tư, và phải có định hướng thu hút hiệu quả vốn FDI.
Tiếp tục tăng cường thu hút FDI và quản lý hoạt động FDI nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững.
Thu hút FDI một cách chủ động và có chọn lọc vào các lĩnh vực: phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; công nghệ cao; phát triển năng lượng mới; vật liệu mới; công nghiệp phụ trợ; chế biến nông, lâm, thủy sản; các ngành giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc gia.
Các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động FDI nói riêng và quy định chuyên ngành phải được xem xét nhằm tạo ra sự thống nhất đồng bộ, tránh gây khó khăn về thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Các quy định phải minh bạch và công bố công khai cho tất cả nhà đầu tư.
Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, đặc biệt chú ý đến quy hoạch phát triển vùng khi quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư được phân cấp về các địa phương.
Xây dựng quy định giám sát và quản lý hoạt động ĐTNN để thực hiện tốt cơ chế hậu kiểm, tạo cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước thực thi công tác giám sát hoạt động đầu tư nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho toàn xã hội.
Cần loại bỏ những rào cản đối với hoạt động FDI về nguồn nhân lực, cải tiến chương trình đào tạo, máy móc thiết bị, giáo viên ở các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các DN; cơ sở hạ tầng (như hệ thống cảng biển, điện, giao thông); thủ tục hành chính để thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI và tăng tỷ lệ vốn FDI thực hiện.
Tăng cường công tác xúc tiến hoạt động đầu tư nước ngoài, có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, giữa trung ương với chính quyền địa phương để phát huy tối đa hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM
Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI, môi trường đầu tư của Việt Nam cần tiếp tục được cải thiện thông qua việc
tác động vào các yếu tố của môi trường đầu tư mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh. Trong những yếu tố này, có những yếu tố cần thời gian thay đổi lâu hơn (như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực) nhưng cũng có yếu tố có thể thay đổi trong thời gian ngắn (như môi trường chính sách pháp luật, thủ tục hành chính, hiệu lực thực thi pháp luật) nếu chính phủ chủ động, tích cực và tập trung nguồn lực.
3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Năm 2008, 2009, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giảm sút, làm ảnh hưởng đến việc thu hút, giải ngân vốn FDI cũng như hiệu quả của dự án FDI. Các DN FDI coi ổn định kinh tế là yếu tố gây trở ngại lớn cho hoạt động đầu tư, làm tăng chi phí và gây ra nhiều rủi ro cho DN (phụ lục 2). Thực tế đó đòi hỏi chính phủ Việt nam phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô để tăng cường thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Ngay tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) ở Kiên Giang vào ngày 9/6/2010, các nhà tài trợ cũng cho rằng Việt Nam cần củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô hơn nữa do mức dự trữ ngoại hối hạn hẹp, nhập siêu, lạm phát có thể cao trở lại và tình hình kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn [47].
Sự ổn định của môi trường vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Đối với vốn nước ngoài, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Để thu hút được vốn FDI, nền kinh tế nội địa phải là nơi an toàn cho sự vận động của tiền vốn đầu tư, sau đó là nơi có năng lực sinh lợi cao hơn những nơi khác. Sự an toàn của dòng vốn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, không gặp phải những rủi ro do các yếu tố kinh tế, chính trị xã hội gây ra. Một nền kinh tế ổn định vững chắc nhưng không phải là sự ổn định bất động, tức là sự ổn định hàm chứa trong đó khả năng trì trệ kéo dài và dẫn tới khủng hoảng. Một sự ổn định nhưng bất động chỉ có thể là sự ổn định ngắn hạn. Tuy nhiên, môi trường đầu tư cần có sự ổn định bền vững và lâu dài, hay sự ổn định phải gắn liền với năng lực tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tạo ra và duy trì triển vọng tăng trưởng nhanh, lâu bền là một cộng việc đòi hỏi có sự nỗ lực rất lớn của chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ
mô. Trong một môi trường đầu tư ổn định, nhà đầu tư còn dự báo được sự thay đổi của các yếu tố trong tương lai, khiến họ mạnh dạn bỏ bốn đầu tư.
Để đối phó với bất ổn kinh tế vĩ mô, chính phủ cần phải chủ động, linh hoạt và kịp thời điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Bằng việc đưa ra những chính sách kịp thời đối phó với khủng hoảng, chính phủ duy trì niềm tin cho các nhà đầu tư, người dân về chính sách hỗ trợ của Chính phủ ứng phó với khủng hoảng.
Với chính sách tiền tệ, chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô thông qua lãi suất, tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn, lãi suất có ảnh hưởng đến lượng vốn đầu tư của một quốc gia, nếu lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng do đó lượng vốn đầu tư sẽ giảm khi khả năng đạt hiệu quả đầu tư giảm đi và ngược lại khi lãi suất giảm thì thì chi phí sử dụng vốn giảm sẽ khuyến khích đầu tư. Do vậy, khi bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ đã chuyển từ chính sách sách tiền tệ thắt chặt sang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thực hiện kích cầu đầu tư. Việt Nam đã giảm lãi suất, và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện các chương trình cho vay vốn hỗ trợ lãi suất mà nguồn cấp bù lãi suất thực chất là từ ngân sách nhà nước. Chính phủ thực chính sách cho vay ngắn hạn với lãi suất 4 %/ năm. Chính sách hỗ trợ này là nguồn cung câp vốn quan trọng cho hoạt động đầu tư, tạo điều kiện cho các DN duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm số lao động mất việc và đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Với chính sách tài khóa, chính phủ đối phó với những bất ổn kinh tế vĩ mô thông qua tác động đến các khoản mục thu và chi của ngân sách, cụ thể là thuế và các khoản chi thường xuyên và chi cho hoạt động đầu tư phát triển. Như Việt nam đã thực hiện đối phó với khủng hoảng bằng chính sách tài khóa mở rộng, hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân đã tạo động lực kích thích tiêu dùng trong nước; giảm và giãn nộp thuế thu nhập DN phải nộp (giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV/2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với thuế thu nhập doanh