Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | 8 tháng đầu năm 2007 | |||||
Giá trị(USD) | Tỷ trọng | Giá trị(USD) | Tỷ trọng | Giá trị(USD) | Tỷ trọng | Giá trị(USD) | Tỷ trọng | |
EU | 9.126.534 | 41 | 9.526.850 | 36,7 | 10.172.700 | 37,8 | 8.663.250 | 38,3 |
Hàn Quốc | 2.533.900 | 11,3 | 1.620.100 | 6,2 | 5.074.400 | 18,8 | 3.190.750 | 14,1 |
Italia | 689.786 | 3,08 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Mỹ | 8731.531 | 38,9 | 13.775.142 | 53,1 | 10.124.900 | 37,5 | 9.322.200 | 41,2 |
Nauy | 114.410 | 0.5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Pháp | 94.805 | 0,17 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Séc | 974.042 | 4,3 | 646.498 | 2,5 | 1.027.471 | 3.76 | 442.216 | 1,9 |
Thụy Điển | 167.678 | 0,75 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Hongkong | 0 | 0 | 182.253 | 0,76 | 576.841 | 2,14 | 0 | 0 |
Nga | 0 | 0 | 166.550 | 0,65 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhật | 0 | 0 | 23.818 | 0,09 | 0 | 0 | 1.026.800 | 4,5 |
Tổng | 100% | 100% | 100% | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Haprosimex
- Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex
- Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex Trong Thời Gian Qua.
- Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex.
- Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Haprosimex
- Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
( Nguån: Phßng KÕ ho¹ch thÞ tr•êng)
ThÞ phÇn lu«n lu«n lµ vÊn ®Ò mµ c«ng ty cÇn ph¶i quan t©m hµng ®Çu, thËt vËy vµo cuèi n¨m 80 ®Çu n¨m 90 th× thÞ tr•êng truyÒn thèng cđa c«ng ty lµ NhËt B¶n, Ph¸p, §øc, Italia vµ Liªn X«, nh•ng b¾t ®Çu vµo nh÷ng n¨m 90 khi Liªn X« tan r· th× mèi quan hÖ cđa c«ng ty vµ Liªn X« còng thay ®æi cho dï c«ng ty ®· nèi l¹i quan hÖ víi Nga nh•ng khèi l•îng vµ gi¸ trÞ s¶n phÈm xuÊt khÈu sang Nga cßn qu¸ nhá vµ kh«ng æn ®Þnh. Trong 4 n¨m trë l¹i ®©y, chØ cã n¨m 2005 c«ng ty cã s¶n phÈm may xuÊt khÈu sang Nga cã trÞ gi¸ lµ 166.550 USD
chØ chiÕm tû träng nhá bÐ lµ 0,65%. Sau khi thÞ tr•êng truyÒn thèng chđ yÕu lµ Liªn X« kh«ng cßn n÷a, c«ng ty ®· chuyÓn h•íng ph¸t triÓn thÞ tr•êng sang Ch©u Á và đặc biệt là các nước Châu Á Thái Bình Dương và mục tiêu cụ thể đầu tiên là Nhật Bản. Kể từ năm 1998 Nhật Bản là khách hàng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng và giá trị lớn nhất của công ty. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm dần. Đến năm 2005 công ty đã xuất khẩu sang Nhật Bản kim ngạch tăng không đáng kể, chỉ 23.818 USD và đến năm 2006 công ty lại không hề có hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này do công ty quá chú trọng đến 2 thị trường lớn là Mỹ và EU. Tuy nhiên Nhật Bản là thị trường tiềm năng lớn, không thể bỏ qua. Nhờ nỗ lực trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm sang Nhật, 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tăng đáng kể, đạt 1.026.800 USD.
2.2.2. Đặc điểm các thị trường chính của công ty
Đây là những thị trường lớn mà công ty dự định trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển.
Biểu 2.4. Bốn thị trường chính của Công ty
16000
14000
12000
EU
Mỹ
Hàn Quốc Séc
10000
8000
6000
4000
2000
0
2004 2005 2006
* Mỹ
( Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)
Mỹ là thị trường lớn thứ 2 của công ty, chỉ sau EU. Mỹ là thị trường hấp dẫn, lý tưởng của ngành dệt-may vì dân số Mỹ khá đông, hiện có 253 triệu người, đa số sống ở thành thị có mức thu nhập quốc dân cao. Do đó người Mỹ có sức mua lớn và nhu cầu đa dạng. Riêng hàng dệt may nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên tới 30-36 tỷ USD như năm 1996 là 34 tỷ USD. Nguồn nhập chủ yếu là từ các nước Châu á. Tuy là thị trường rất hấp dẫn nhưng mãi đến ngày 01/01/2007 Mỹ mới bỏ hạn ngạch cho dệt may Việt Nam và chuyển sang chế độ giám sát hàng dệt may. Năm 2006, trong khi thị trường EU đã bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam nhưng thị trường Mỹ vẫn còn hạn ngạch, do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang Mỹ giảm 26% so với năm 2005. Kể từ khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng đáng kể, qua 8 tháng đầu năm 2007 kim ngạch đã
đạt 9.322.200 USD, bằng 92% kim ngạch xuất khẩu của năm 2006. Do Mỹ đã chuyển sang cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Nam nên công ty cần có những chuyển hướng thích hợp để phù hợp với tình hình mới nhằm tránh các nguy cơ bị kiện bán phá giá mà vẫn tận dụng được lợi thế công nhân giá rẻ và các yếu tố khác.
* EU
Thị trường EU luôn được coi là thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của công ty Haprosimex. Thị trường EU với dân số 456 triệu là nơi tiêu thụ lớn và đa dạng các loại quần áo. Mức tiêu thụ thị trường này là khá cao: 17 kg / người / năm. EU hàng năm phải nhập khẩu khoảng 63 tỷ USD từ nhiều nước trên thế giới. Đây là thị trường lớn, có sức mua cao nhưng lại là một thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao. Công ty đã đầu tư rất nhiều cho việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm của công ty tại thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng 400.316 USD, tăng 4,3% so với năm 2004. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 10.172.700 USD, tăng 1046166 USD và qua 8 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 8.663.250 USD, bằng 85,2% kim ngạch năm 2006. Nguyên nhân của kết quả này là do từ ngày 01/01/2005 EU đã chính thức bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, công ty đã tận dụng cơ hội này và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
Nhìn chung, công ty Haprosimex còn thiếu kinh nghiệm thương trường, thiếu hiểu biết về luật lệ, văn hoá kinh doanh của thị trường EU; việc tiếp thị nắm thông tin về kinh tế thị trường EU còn nhiều hạn chế. Trong tương lai, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, thói quên tiêu dùng, và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
* Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tương đối ổn định trong các năm gần đây. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc là 2.533.900, chiếm tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 11,3%. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 913800 USD chỉ đạt 1.620.100 tức là giảm 36% so với năm 2004. Đặc biệt đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc tăng vọt, tăng 3.454.300 USD so với năm trước, tức là tăng 213%. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2007 sang thị trường Hàn Quốc đã đạt 3.190.750 USD, tăng 98% so với năm 2005.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực đã có bước phát triển đáng kể. Hàn Quốc trở thành bạn hàng mậu dịch lớn thứ tư của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng mạnh trong giai đoạn 2002-2006, đạt tốc độ trung bình gần 16%/năm. Năm 2002, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 468,7 triệu USD và nhập khẩu từ nước bạn 2.279,6 triệu USD, đến năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là 4,713 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 843 triệu USD.
Đối với thị trường Hàn Quốc, công ty Haprosimex đã sử dụng đại lý bán hàng là các công ty Hàn Quốc thuộc thành viên của Hiệp hội các nhà nhập khẩu. Để xuất hàng sang thị trường này, đây là phương thức phổ biến nhất vì 90% (khoảng trên 100 tỷ USD) kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc là thông qua Hiệp hội này. Khi xuất khẩu vào Hàn Quốc, Công ty Haprosimex sử dụng các đại lý ở đây, chứ không mua đứt bán đoạn. Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng may mặc vào Hàn Quốc phải đặt quan hệ trước với các nhà nhập khẩu cung cấp giá và mẫu hàng để tham gia đấu thầu. Nhưng trên thực tế đến nay, mới chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
của Việt Nam tham gia đấu thầu còn các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm khác có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa nắm được quy định trên và chưa tham gia hoạt động này. Vì vậy, hoạt động này cũng cần được công ty Haprosimex chú trọng phát triển trong thời gian tới.
* Nước Cộng Hòa Séc
Séc là thị trường truyền thống của công ty trong thời gian qua. Tuy nhiên, các năm từ 2004 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Séc không đáng kể. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu rất hạn chế. Năm 2004, kim ngạch chỉ chiếm 4,3% trong tổng kim ngạch. Năm 2005, kim ngạch giảm xuống chỉ còn 2,5 % và đến năm 2006 kim ngạch xuất sang thị trường Séc chỉ chiếm 3,76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Nước CH Séc chỉ có số dân 10 triệu người nhưng mỗi năm thu hút tới 60 triệu khách du lịch nước ngoài. Đây chính là nơi trung chuyển hàng hoá rất nhanh chóng và thuận tiện tới các nước EU và nhiều nước châu Âu khác nhờ có mạng lưới phân phối hàng hoá rất phong phú. Hiện nay, Séc đang dành cho Việt Nam những ưu đãi về hàng xuất khẩu trong đó có việc không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may. Đến nay, Hiệp hội DN Việt Nam tại Séc có gần 2 nghìn hội viên tạo thành đầu mối quan trọng hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các DN Việt Nam với bạn hàng Séc. Tháng 11/2003 đã ra đời Trung tâm Thương mại Việt Nam tại Séc với chức năng quảng bá cho các mặt hàng của Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu vào thi trường Séc và các nước EU. Tháng 5/2004, Séc chính thức gia nhập EU càng mở rộng cơ hội cho hàng hoá Việt Nam đi vào khu vực thị trường này. Qua 2 năm hoạt động, Trung tâm này đã phát huy tốt vai trò đầu mối tập kết, giới thiệu và cung cấp hàng hoá có chất lượng cao của Việt Nam, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm có thương hiệu, uy tín; tạo cơ sở hỗ trợ các DN của hai nước kiếm đối tác, ký kết hợp đồng trao đổi hàng hoá.
Để nâng sức cạnh tranh hàng dệt may tại thị trường này, công ty Haprosimex cần đầu tư hơn nữa vào sản xuất, nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã đối với hàng may mặc và hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung, hàng may mặc của công ty vào Séc qua những doanh nghiệp đầu mối phân phối đến mạng lưới bán lẻ tới tay người tiêu dùng đều được khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên, công ty chưa làm tốt công tác tiếp thị hàng hoá, vẫn còn quan điểm xem nhẹ thị trường Đông Âu vốn là một thị trường lớn và tương đối dễ tính, thông tin về khu vực thị trường này còn ít. Một yếu tố nữa là công ty chưa mạnh dạn trong việc bán hàng trả chậm vào hệ thống siêu thị ở Séc, trong khi đây lại là thói quen ở thị trường châu Âu. Trên thực tế, kể từ khi bán hàng cho đến khi nhận được tiền hàng, nhà sản xuất phải đợi 4-5 tháng, trong thời gian đó phía đối tác có yêu cầu thêm hàng thì nhà sản xuất phải đáp ứng ngay.
3. Đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại 3.1.Những kết quả đạt được
Công ty Haprosimex đã có 20 năm làm công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Sự thông thạo thị trường, uy tín quốc tế lâu năm, quan hệ bạn hàng mật thiết và có kinh nghiệm trong giao dịch, cộng với chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng là những lợi thế hết sức căn bản cho công ty trong việc đẩy mạnh và phát triển công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Công ty đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng cơ chế và quy chế khen thưởng khuyến khích xuất khẩu. Do có sự chỉ đạo sát sao của công ty nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Công ty có chính sách ưu tiên trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành những chi phí hợp lý và cần thiết cho đào tạo.
Công ty đã phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm xây dựng hình ảnh cuả công ty tại thị trường trong nước và tăng mức xuất khẩu của công ty ở thị trường nước ngoài.
Công ty đã áp dụng các chiến lược giá cả một cách linh hoạt nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty.
Cùng với việc được cấp chứng chỉ ISO 9002, công ty cố gắng phấn đấu để có thể đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn của mỗi thị trường nơi công ty xuất khẩu hàng hoá. Đây cũng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của công ty. Với chính sách này giúp thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng, đặc biệt là các thị trường lớn, ổn định và hứa hẹn một tương lai sáng lạn của công ty như EU, Mỹ, Nhật.
Công ty đã tiến hành nghiên cứu sáng tạo nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cùng với các hoạt động quảng cáo khuyếch trương sản phẩm đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.
Trong những năm qua, Công ty Haprosimex luôn là một trong những doanh nghiệp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, công ty luôn luôn quan tâm tới các cán bộ công nhân viên của mình bởi chính họ là người làm nên thành công của doanh nghiệp, thể hiện qua mức lương đảm bảo mức sống cho mỗi người. Mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được cải thiện. Đây chính là một động lực thúc đẩy các thành viên trong công ty phấn khởi, tin tưởng vào sự thành công của công ty hiện tại và tương lai.
3.2. Những mặt còn tồn tại.
Trong những năm qua, công ty Haprosimex đã có nhiều cố gắng trong cạnh tranh ở ngành dệt may và đã thành công đáng kể không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt