Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Của Việc Hoàn Thiện Môi Trường Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.


1.2.3.2. Các nội dung mềm

- Pháp luật và quản lý nhà nước

Quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở nơi xa lạ nên các nhà đầu tư rất cần một môi trường pháp lý vững chắc. Vì vậy, môi trường pháp luật là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng.

Quản lý Nhà nước về bản chất là hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm thi hành hệ thống luật pháp và bảo đảm môi trường chính trị-kinh tế-xã hội thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu hút FDI bao gồm: Chiến lược, qui hoạch, chính sách thu hút, hỗ trợ và quản lý FDI (thuế, tín dụng, đất đai, kỹ thuật - công nghệ….); bộ máy tổ chức quản lý, thủ tục hành chính; công tác xúc tiến đầu tư; bảo đảm an ninh trật tư; công tác xúc tiến đầu tư, giải quyết tranh chấp (đình công, khiếu kiện…), chế độ khen thưởng. Quản lý nhà nước là một yếu tố tác động lên hầu hết tất cả các hoạt động của doanh nghiệp FDI. Vì vậy, đóng vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công của MTĐT.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng

Để thu hút đầu tư, đối với một tỉnh, vấn đề tạo dựng kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm những chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Hạ tầng kinh tế bao gồm: các khu, cụm công nghiệp tập trung; hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, điện lực, viễn thông, cung cấp nước… là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Hạ tầng xã hội bao gồm: nhà ở và các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhà đầu tư và gia đình họ, cho đội cán bộ quản - kỹ thuật và công nhân lao động luôn được các nhà đầu tư đánh giá kĩ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.

- Nguồn nhân lực


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, giá nhân công phù hợp sẽ có lợi thế trong thu hút đầu tư FDI.Chất lựơng đội ngũ lao động được quyết định bởi trình độ phát triển giáo dục đào tạo. Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh nghiệp FDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động có chất lượng cao.

- Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 5

Theo Porter (1990), các ngành công nghiệp liên kết và hỗ trợ là một trong 4 yếu tố hình thành lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất hoặc quốc gia (mô hình kim cương). Công nghiệp hỗ trợ (hay phụ trợ) là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào,hàng hóa trung gian cho các doanh nghiệp sản xuất chính để sản xuất ra các thành phẩm cuối cùng. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm: nguyên liệu, linh kiện,phụ kiện, phụ liệu, phụ tùng, bao bì,các khâu gia công cơ khí như cắt, ép, gò, hàn, tạo khuôn… Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Công nghiệp phụ trợ có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp; góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa sâu. Công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu..Ngoài ra, công nghiệp phụ trợ thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.

- Các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh cung ứng các sản phẩm dịch vụ cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi,tiết kiệm chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm:


+ Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: cho vay, tài trợ thương mại, thanh toán chuyển tiền hay các dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế…

+ Dịch vụ môi trường: giúp xử lý các rác thải, xử lý nước thải, lập báo cáo đánh giá tác động của môi trường,…

+ Các dịch vụ khác như: dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, logistic, kiểm hóa, dịch vụ tư vấn pháp lý - kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ, phòng cháy chữa cháy… cũng đóng góp quan trọng vào việc thu hút FDI

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI được đánh giá trên kết quả thu hút FDI phản ánh số lượng và chất lượng của vốn FDI đạt được trên địa bàn tỉnh.

1.2.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI phản ánh qua kết quả thu hút FDI về số lượng

Các tiêu chí đánh giá được thể hiện thông qua giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối và tốc độ tăng trưởng.

- Số lượng doanh nghiệp (dự án) có vốn FDI

+ Tiêu chí này cho biết số lượng các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh.

+ Giá trị tuyệt đối của tiêu chí này là tổng số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

+ Giá trị tương đối (để so sánh) là tỷ lệ (%) doanh nghiệp FDI so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

+ Tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp FDI qua các năm là tỉ lệ giữa số dự án năm sau so với số lượng dự án của năm trước đó.

- Vốn đầu tư FDI

+ Tiêu chí này cho biết số lượng vốn (tính bằng đơn vị tiền tệ USD (bỏ hoặc đồng Việt Nam) của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

+ Giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư FDI là tổng số vốn của các doanh nghiệp FDI.

+ Giá trị tương đối (để so sánh) là tỷ lệ (%) vốn của doanh nghiệp FDI so với tổng số vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.


+ Tốc độ tăng vốn FDI qua các năm của một địa phương là tỉ lệ giữa số vốn đầu tư FDI của năm sau so với số vốn đầu tư FDI của năm trước đó.

1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI phản ánh qua kết quả thu hút FDI về chất lượng bao gồm:

- Cơ cấu quốc gia chủ đầu tư FDI.

+ Tiêu chí này được tính bằng tỉ lệ % vốn đầu tư của mỗi nước chủ đầu tư so với tổng vốn FDI trên địa bàn tỉnh.

+ Tiêu chí này phản ánh vai trò vị trí của từng nước chủ đầu tư có đầu tư vào địa bàn tỉnh và từ đó các nước có trình độ phát triển cao hay thấp sẽ có ảnh hưởng đến qui mô doanh nghiệp FDI và sự thay đổi về trình độ công nghệ của FDI.

- Cơ cấu ngành của doanh nghiệp FDI.

+ Tiêu chí này được tính bằng tỉ lệ % vốn đầu tư của từng ngành sản xuất kinh doanh cơ bản của FDI so với tổng vốn đầu tư FDI.

+ Tiêu chí này không chỉ phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành của bản thân FDI mà còn chỉ ra tác động chuyển dịch cơ cấu ngành của kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Cơ cấu qui mô doanh nghiệp FDI

+ Tiêu chí này được tính bằng tỉ lệ % số lượng hoặc vốn đầu tư FDI theo các qui mô lớn,vừa và nhỏ và sự thay đổi giá trị vốn đầu tư bình quân của một doanh nghiệp FDI.

+ Tiêu chí này phản ánh chất lượng thu hút FDI thông qua sự thay đổi về qui mô doanh nghiệp FDI.

- Cơ cấu trình độ công nghệ của doanh nghiệp FDI.

+ Tiêu chí này được tính bằng tỉ lệ % số lượng hoặc vốn đầu tư FDI theo trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp FDI theo các mức độ: chưa hiện đại,tương đối hiện đại, rất hiện đại

+ Tiêu chí này phản ánh chất lượng thu hút FDI thông qua sự thay đổi về trình dộ công nghệ của doanh nghiệp FDI.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI.

+ Tiêu chí này được tính bằng tỉ lệ % lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp FDI


+ Tiêu chí này phản ánh chất lượng thu hút FDI thông qua sự thay đổi về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI.

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.1. Kinh nghiệm trong nước

* Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong địa phương đi đầu trong cả nước về thu hút FDI, bên cạnh những thành công, TP.HCM có nhiều bài học để dòng vốn FDI mang lại hiệu quả hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế của thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung. Với 30% tổng thu ngân sách quốc gia, đến nay, Tp. Hồ Chí Minh đã đóng góp 1/3 giá trị công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước (Thanh Thủy, 2015). Để có được vai trò đầu tàu, là cực tăng trưởng trọng yếu và là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới, một trong những thành công mà TPHCM đạt được chính là những kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có 5.765 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là gần 38,94 tỷ USD. Trong đó, tại các Khu chế xuất – KCN TP.Hồ Chí Minh có 559 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,4 tỷ USD. Có 24 dự án đăng kí mới trong năm 2015 với vốn đầu tư 424,31 triệu USD. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư bao gồm: British Virgin Islands chiếm 74,71% tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc chiếm 14,81%, Singapore 4,43%, Hồng Kông 4,24%... (Thanh Thủy, 2015)

Đồng thời, có nhiều dự án lớn, góp phần làm thay đổi hạ tầng cũng như tạo nên bộ mặt mới cho thành phố. Ngoài dự án Samsung đầu tư vào Khu Công nghệ cao, còn phải kể đến những dự án hạ tầng và dịch vụ công nghiệp cao cấp khác như Khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm với 1,2 tỷ USD; dự án Khu dân cư Vina Nam Phú với 60 triệu USD; dự án Khu nhà ở cao tầng tại Thảo Điền (quận 2) với 57 triệu USD;…

Bài học kinh nghiệm:


+ Để đạt được những kết quả trên, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn FDI, trong đó cải cách các thủ tục hành chính, quản lý là mục tiêu số một. Theo đó, việc thành lập các Ban Quản lý theo lĩnh vực hoạt động đã phát huy vai trò tham mưu cho UBND Thành phố để xây dựng các chính sách thẩm định dự án đầu tư, thu hút đầu tư linh hoạt, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của từng khu, từ đó nâng cao cất lượng cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyết theo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư.

- Theo các chuyên gia, thành công nhất trong thu hút FDI của TP. Hồ Chí Minh là việc thu hút đầu tư vào những ngành nghề theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp thành phố phát triển bền vững trong tương lai. Trong các ngành công nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Công nghiệp phần mềm, điện tử, tin học, công nghiệp dược phẩm… Cụ thể, đầu tư FDI năm 2015 vào lĩnh vực dệt may cao cấp chiếm 71,75%, hóa chất chiếm 9,33%, thực phẩm 5,93%, cơ khí chiếm 4,83%, nhựa cao su chiếm 4,48%, dịch vụ chiếm 3,15%... (Thanh Thủy, 2015).

- Với những chính sách ưu đãi về thuế đất đai, nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng TP. Hồ Chí Minh đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam; góp phần không nhỏ trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với 22,5% trong tổng lực lượng lao động của thành phố mà còn góp phần nâng cao trình độ lao động trong nước thông qua việc chuyển giao trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, thu hút lực lượng chuyên gia nước ngoài có trình độ cao, có kinh nghiệm trong công tác quản lý.

- Sự nhất quán trong hành động của tập thể lãnh đạo thành phố. Đó chính là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho nhà đầu tư. Các cơ quan chức năng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, lắng nghe những bức xúc của nhà đầu tư để cải thiện MTĐT, biến TP. Hồ Chí Minh là điểm đến tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài.

* Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai


Đồng Nai hiện đang nằm trong top đầu các tỉnh, thành thu hút FDI. Theo sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2015 tỉnh thu hút được gần 2,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy toàn tỉnh đã thu hút được 1.553 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 28 tỷ USD. Số dự án còn hiệu lực là gần 1.200 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 24 tỷ USD (Hương Giang, 2016).

Kết quả là cho đến nay, 19 KCN ở Đồng Nai đã cho thuê được 1.851 ha đất, đạt gần 56% tổng diện tích đất dùng cho thuê; thu hút được 629 dự án của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký 6.664 triệu USD (Lê Xuân Bình, 2005).

Đạt được thành quả như trên là nhờ UBND tỉnh Đồng Nai đã:

+ Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Định hướng và thu hút vốn đầu tư phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, tránh đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư.

+ Phát triển đồng bộ, HĐH cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Cho phép vay ưu đãi hoặc được phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm. Khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển hạ tầng KCN.

+ Mở rộng tự do hóa đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Cho phép các nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần trong nước có vốn FDI. Đây là loại hình công ty có lợi thế về huy động vốn và mức độ rủi ro thấp so với công ty trách nhiệm hữu hạn: Xuân Lộc, Thống Nhất, Cẩm Mỹ.

1.3.2. Kinh nghiệm quốc tế:

* Kinh nghiệm của Singapore

Vào những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX, Singapore – một đảo quốc tách ra từ Malaysia – là một nước nghèo về kinh tế, lạc hậu về công nghệ kỹ thuật. Thế


nhưng, đến cuối thập niên 80, đảo quốc nhỏ bé này đã trở thành thị trường tài chính tiền tệ lớn thứ 4 trên thế giới, là trung tâm buôn bán dầu lửa hàng đầu châu Á, là nơi thu hút được nhiều kỹ thuật công nghệ cao của thế giới, tốc độ phát triển kinh tế của Singapore đạt ở mức cao trên thế giới…

+ Điểm đầu tiên cần nhắc đến trong việc xây dựng MTĐT của Singapore là bộ máy quản lý hoàn hảo của chính phủ Singapore. Năm 2003, Singapore được bầu là nước có bộ máy công quyền phi tham nhũng và tạo thuận lợi cho kinh doanh thứ 2 trong sách “Cạnh tranh thế giới” và được Tổ chức MTĐT toàn cầu bầu là nước có lợi nhuận cao thứ hai cho các nhà đầu tư. Bộ máy quản lý trong sạch giúp các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thoải mái và an tâm khi đến đất nước này. Các tập đoàn nước ngoài đến tìm hiểu kinh doanh tại Singapore khó có cơ hội gặp gỡ trực tiếp các quan chức cao cấp trong bộ máy công quyền của Singapore.

+ Sự nhạy bén trong hệ thống quản lý cũng như trong các nhà lãnh đạo của Singapore. Các nhà lãnh đạo của Singapore nhận thấy được rất sớm xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế. Là một nước nhỏ bé không có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã áp dụng chiến lược tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài nhưng không phụ thuộc vào nước ngoài nặng nề. Để thực hiện chiến lược đó, tất yếu Singapore phải dựa vào vị trí địa lý thuận lợi của mình là cầu nối và là điểm trung chuyển hàng hóa, kỹ thuật, tài chính giữa các nước trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cải cách thị trường tài chính và hoàn thiện hệ thống ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo dựng một hệ thống các yếu tố cấu thành MTĐT hoàn chỉnh của Singapore. Singapore lập ra các đặc khu kinh tế phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động kinh tế của các nhà đầu tư và thương nhân trong đặc khu kinh tế được hưởng nhiều ưu đãi về tài chính, tín dụng, tiền tệ và được hưởng chế độ thuế quan tự do…

* Kinh nghiệm Trung Quốc

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt đầy ấn tượng vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự thành công của quốc gia này được hình thành trên cơ sở tác động của nhiều nhân tố và trong đó FDI là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023