Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 25


tư có thể nắm bắt kịp thời, từ đó đưa ra quyết định đầu tư, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đầu tư cũng như triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bên cạnh việc công bố công khai danh mục đầu tư, cần thống kê, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm thu hút vốn đầu tư. Thống kê về các DN, dự án đầu tư trong cả nước với quy mô vốn, công suất và thị phần để tạo điều kiện cho mọi tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cá nhân quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu, khai thác thông tin để đưa ra quyết định đầu tư.

Các thông tin về môi trường đầu tư và tình hình đầu tư về các ngành, vùng cũng như danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần được tổ chức cung cấp thông tin qua các trang thông tin điện tử. Kết nối với các địa chỉ website của các Bộ, Ngành, địa phương và các quốc gia, tổ chức uy tín trên thế giới. Phải chuẩn bị và tổ chức in ấn tài liệu bằng tiếng Việt, Anh và tiếng của các quốc gia chiến lược (Nhật, Nga) để thực hiện chương trình XTĐT phù hợp với các thị trường.

Thứ ba, đối với các địa phương có quỹ đất còn lại hạn chế thì cần nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, các đối tác trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU). Các bộ, ngành cần nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn đa quốc gia, để có chính sách vận động đầu tư phù hợp. Đồng thời, phải nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có những đối sách phù hợp. Tăng cường vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Thứ tư, vận động XTĐT hiệu quả. Tổ chức các chương trình vận động XTĐT ở trong nước và nước ngoài để vận động, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư. Tham gia các diễn đàn, hội thảo XTĐT tại những quốc gia, vùng có tiềm năng về vốn, công nghệ, quản lý. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, xúc tiến


thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Tổ chức phối hợp, chuẩn bị tốt các hoạt động XTĐT, xúc tiến thương mại và thu hút khách du lịch nhân dịp các ngày hội lớn, các hội nghị, diễn đàn quốc tế, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động XTĐT, thương mại, du lịch. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết các tỉnh, thành phố trong công tác XTĐT nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương và cả vùng để tăng cường thu hút đầu tư. Căn cứ quy hoạch ngành, vùng để xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong công tác XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư để tránh cạnh tranh không cần thiết trong thu hút đầu tư giữa các địa phương kéo theo việc vận động XTĐT trùng lặp, lãng phí, kém hiệu quả.

Thứ năm, cần tiếp tục tổ chức định kỳ các cuộc gặp DN đã triển khai đầu tư và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để phát hiện và kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho các DN cũng như thông tin về những thay đổi của môi trường đầu tư, giới thiệu về cơ hội đầu tư. Đây là hoạt động cần thiết thể hiện sự quan tâm cũng như tinh thần nhất quán về việc tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi cho nhà ĐTNN.

Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cố gắng cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư và giải quyết thủ tục hành chính qua mạng (giấy chứng nhận đầu tư, và các thủ tục triển khai thực hiện đầu tư). Trong hoạt động XTĐT, cần hợp tác, phối hợp với một số công ty viễn thông, truyền thông lớn của Việt Nam và nước ngoài. Các thông tin về môi trường đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần đưa trên các trang thông tin điện tử của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, của trung tâm XTĐT, sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố, ủy ban nhân dân tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tạp chí quốc tế, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức Việt kiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Thứ bảy, cần chú trọng tới công tác nhân sự về XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Đối với công tác tuyển dụng, cần tuyển những người không chỉ giỏi chuyên


Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 25

môn, giỏi ngoại ngữ mà còn giỏi ngoại giao, tâm huyết, năng động. Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác XTĐT và quản lý đầu tư. Tổ chức hội thảo, tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng đàm phán, XTĐT, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cho những nhân lực làm công tác quản lý đầu tư và XTĐT. Cán bộ quản lý hoạt động FDI cần được thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin về môi trường đầu tư, về FDI cũng như tình hình kinh tế chung về lĩnh vực hay ngành mà mình phụ trách. Môi trường và điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý FDI và XTĐT cần được quan tâm đúng mức, đảm bảo đẩy đủ các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý đầu tư và XTĐT. Để tạo động lực cho nhân lực làm công tác quản lý đầu tư và XTĐT, ngoài môi trường làm việc còn cần có mức đãi ngộ xứng đáng (lương, thưởng, sự phát triển nghề nghiệp...) để họ có thể tận tâm với công việc.


KẾT LUẬN

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư. Các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ tương tác và thường xuyên vận động. Chính phủ nước nhận đầu tư có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư của nước mình để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI. Qua hơn 20 năm đổi mới, Chính Phủ Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn. Môi trường đầu tư của Việt Nam được các DN FDI đánh giá là có xu hướng ngày càng tốt hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy khả năng thu hút vốn FDI vào Việt Nam đang ngày một tăng, báo hiệu những kết quả khả quan trong tương lai, và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lực mới cho đất nước. Tuy nhiên, lượng vốn FDI thực sự giải ngân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cũng như tiềm năng của nền kinh do đó cần xem xét các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến đến thu hút vốn FDI trong những năm qua và tìm ra những rào cản của môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến thu hút FDI.

Để cải thiện môi trường đầu tư trong khi nguồn lực cho việc thực thi các biện pháp cùng một lúc là khó huy động nên luận án đã chỉ ra những yếu tố trọng yếu có tác động đến thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI bằng phương pháp Pareto để ưu tiên đưa ra giải pháp khắc phục những yếu tố quan trọng này. Cơ chế tác động của môi trường đầu tư đến FDI thông qua ảnh hưởng tới chi phí, tới rủi ro, và tới rào cản cạnh tranh, tới hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, nếu quá trình cải thiện môi trường đầu tư chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư không thì chưa đủ. Quá trình cải thiện môi trường đầu tư được coi là thành công khi mang lại lợi ích cho mọi người, khi thu hút FDI theo đúng định hướng ngành, vùng của nước nhận đầu tư. Môi trường đầu tư hấp dẫn cũng cần được thông tin tới nhà đầu tư, hay môi trường đầu tư cũng cần kết hợp với hoạt động XTĐT tốt để thu hút hiệu quả hơn vốn FDI.

Luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện yếu tố trọng yếu của môi trường đầu tư để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới bao gồm: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; Giải pháp về qui hoạch; Môi trường pháp luật, chính sách; Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; Tăng cường tính minh bạch


của nền kinh tế; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về XTĐT.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đối với người hướng dẫn khoa học các nhà khoa học, các đồng nghiệp tại Khoa đầu tư, bạn bè và gia đình đã tận tình chỉ bảo, động viên, và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Ái Liên (2006), Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 106 (4/2006), tr48.

2. Nguyễn Thị Ái Liên (2009), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần vào phát triển kinh tế Việt nam, Tạp chí Con số và Sự kiện, số 10, tháng 10/2009, tr18.

3. Nguyễn Thị Ái Liên (2009), Ảnh hưởng của chi phí kinh doanh đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 150, tháng 12/2009, tr36.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:



1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2009), Báo cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách

đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các tác giả (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án CIEM-SIDA về Nâng cao năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách đến năm 2010.

3. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2011), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần có mục tiêu”, Báo Đầu Tư.

4. Anoop Singh (2010), Bài trình bày “Việt Nam và Châu Á: Bước tiến trên nấc thang kinh tế”, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

5. Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Đinh Văn Ân và Nguyễn Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO-Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

7. Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ (2004), Tờ trình về tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hà Nội.

8. Lê Xuân Bá (2011), Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa trung ương và

địa phương.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tầm nhìn kinh tế Việt Nam đến năm 2020: Tổng quan chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị CG giữa kỳ 2010 ngày 09- 10/6/2010, Kiên Giang.


10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo về tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài 3 năm 2006-2008 và một số giải pháp cơ bản cho các năm 2009-2010, Hà Nội.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thực hiện mục tiêu phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, Hà Nội.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thực hiện mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, Hà nội.

13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Ban biên tập Luật đầu tư chung (2004), Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

14. Cục Đầu tư nước ngoài (2009), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008, 7 tháng đầu năm 2009, Hà Nội.

15. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.

16. FIAS (2004), Tài liệu thảo luận chính sách về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

17. JETRO (2007), Báo cáo so sánh chi phí đầu tư tại một số thành phố và khu vực

ở châu Á, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

18. Phương Hà (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính: Cải cách từng bước đến tiến nhanh, www.dddn.com.vn.

19. Phạm Văn Hùng (2008), Tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Phạm Văn Hùng (2008), Giáo trình Thị trường vốn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

21. Phạm Văn Hùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí kinh tế và phát triển, Số 94 (4/2005).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022