Cơ Sở Hạ Tầng Và Nguồn Nhân Lực Là Những Rào Cản Đối Với Hoạt


nhận thức tham nhũng của Việt Nam có tăng nhưng mức tăng rất nhỏ từ 2,4 điểm vào năm 2005, lên 2,7 điểm năm 2008. Chỉ số này quá thấp so với thang điểm tối đa là 10. Điều này chứng tỏ tham nhũng còn phổ biến ở Việt Nam và không có cải thiện đáng kể. Công tác đấu tranh chống tham nhũng chưa phát huy hiệu quả.

Tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư theo nhiều cách. Tham nhũng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, đầu tư của DN. 73% DN FDI cho rằng hàng năm phải chi dưới 2% cho tổng thu nhập của DN cho khoản chi không chính thức (câu 5, mục D, phụ lục 2). Tham nhũng cũng là một trong yếu tố tạo ra rào cản cạnh tranh nhiều nhất cho hoạt động FDI (Biểu 3.3. ). Tham nhũng cũng làm tốn thời gian và công sức của DN FDI khi phải giải quyết các giấy tờ, thủ tục liên quan đến cơ quan công quyền. Đến 91% DN FDI vẫn còn gặp khó khăn ở mức độ khác nhau để có đủ các loại giấy phép (câu 4, mục D, phụ lục 2). Hay có thể nói, tham nhũng là động cơ khiến các công chức muốn duy trì những thủ tục quan liêu không cần thiết hoặc thậm chí tác động tiêu cực đến quá trình hoạch định chính sách, quá trình xây dựng văn bản pháp luật, thực thi pháp luật và các hành xử đối với các chủ thể kinh tế. Tình trạng tham nhũng phổ biến ở tất cả các cấp trong chính phủ làm mất niềm tin của nhà đầu tư vào chính phủ, từ đó ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp quyết định bỏ vốn đầu tư, có đầu tư hay không, đầu tư bao nhiêu và như thế nào.

Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng là do tình trạng độc quyền quyền lực, trách nhiệm không cao, không có cơ chế giám sát của thích hợp. Các chủ thể không có đủ thông tin để giám sát các hoạt động của cơ quan công quyền, nên các cơ quan này có thể không sợ phải chịu trách nhiệm trong khi quyền hạn nhiều, năng lực điều hành quản lý và hiệu quả làm việc của cơ quan không cao. Vậy, nguyên nhân sâu xa là do tính minh bạch của nền kinh tế chưa cao nên dẫn đến tình trạng tham nhũng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.

2.4.6. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là những rào cản đối với hoạt

động FDI

Mặc dù Việt Nam đã quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giáo dục đào tạo nhưng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

136


Bảng 2.22. Năng lực cạnh tranh của một số nước khu vực



Các chỉ số

Việt Nam

Trung quốc

Thái Lan

Singapore

Indonesia

Philippines

Malaysia

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Thứ hạng

Chỉ số

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

75

4.026

29

4.737

36

4.558

3

5.545

54

4.262

87

3.905

24

4.874

Những yêu cầu cơ bản

92

4.02

36

5.09

43

4.86

2

5.99

70

4.3

95

3.94

33

5.12

1. Các thể chế

63

3.93

48

4.39

60

3.98

1

6.15

58

4

113

3.24

43

4.53

2. Kết cấu hạ tầng

94

3

46

4.31

40

4.57

4

6.35

84

3.2

98

2.91

26

5.05

3. Ổn định kinh tế vĩ mô

112

3.86

8

5.93

22

5.37

35

5.24

52

4.82

76

4.54

42

5

4. Y tế và giáo dục cơ bản

76

5.28

45

5.72

61

5.52

13

6.22

82

5.2

93

5.07

34

5.9

Các nhân tố tăng cường hiệu quả

61

4.08

32

4.56

40

4.46

2

5.61

50

4.24

78

3.91

25

4.76

5. Giáo dục và đào tạo bậc cao

92

3.54

61

4.09

54

4.27

5

5.62

69

3.91

68

3.92

41

4.49

6. Hiệu quả của thị trường hàng hóa

67

4.2

42

4.47

44

4.46

1

5.77

41

4.49

95

3.92

30

4.77

7. Hiệu quả của thị trường lao động

38

4.7

32

4.74

25

4.83

1

5.91

75

4.3

113

3.89

31

4.74

8. Mức độ hiện đại của thị trường tài chính

82

4.05

81

4.05

49

4.49

2

5.91

61

4.3

93

3.85

6

5.38

9. Mức độ sẵn sàng về công nghệ

73

3.45

79

3.38

63

3.71

6

5.9

88

3.2

84

3.32

37

4.51

10. Quy mô thị trường

38

4.55

2

6.63

21

5.01

39

4.53

16

5.21

35

4.57

28

4.7

Các nhân tố đổi mới và sáng tạo

55

3.72

29

4.23

47

3.83

10

5.15

40

4.03

74

3.45

24

4.43

11. Trình độ kinh doanh

70

4

38

4.54

43

4.37

14

5.2

40

4.49

65

4.06

24

4.8

12. Đổi mới công nghệ

44

3.45

26

3.93

57

3.29

8

5.09

39

3.57

99

2.84

24

4.06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 20

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009-2010, Diễn đàn Kinh tế Thế Giới



Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009-2010 (xếp hạng cho năm 2009), Việt Nam thuộc nhóm nước được xếp ở vị trí trung bình thấp. Trong 3 năm gần đây, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục giảm. So với các nước trong khu vực, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ cao hơn của Philippin, Campuchia (Lào và Miến Điện chưa có tên trong danh sách xếp hạng), còn thấp hơn các nước khác trong khu vực. Trong các nhóm chỉ số, nhóm những yêu cầu cơ bản bị xếp hạng cao nhất. Bảng 2.22. cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực chủ yếu ở các chỉ số phản ánh yêu cầu cơ bản như: kết cấu hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, Y tế và giáo dục cơ bản và giáo dục và đào tạo bậc cao. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến chi phí và rủi ro của hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Nhếch nhác giao thông Sài Gòn: Doanh nghiệp “chết” trên đường vận chuyển

Thứ hai, 29 Tháng 6 2009 10:24

Cơ sở hạ tầng giao thông ở TP.HCM, đặc biệt là những tuyến đường nối liền cảng với các khu công nghiệp, khu chế xuất và trung tâm thành phố, đi các tỉnh lân cận ngày càng tệ hại. DN đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại từ thực trạng yếu kém này.

Thiệt hại về tài chính do tình trạng giao thông tệ hại gây ra cho các DN ngày càng trầm trọng. Ông Phạm Trung, Phó TGĐ Tôn Hoa Sen, tính toán: Một tàu chở 10.000 tấn nguyên liệu thép cập cảng, công ty phải cần 25 xe tải để vận chuyển thép về kho ở Bình Dương. Bình thường, chuyến xe chở hàng đầu tiên sẽ là chuyến xe cuối cùng theo lịch quay vòng. Nhưng với đường sá như hiện nay, mọi kế hoạch đều bị đảo lộn khi xe chạy rất chậm và quay vòng không kịp. Tàu cập cảng đến ngày phải rời bến, do đó công ty phải bỏ hàng xuống kho của cảng để chờ xe đến lấy và chịu phí. Trong trường hợp không kịp lấy hàng trực tiếp xuống xe, DN sẽ tốn khoản kinh phí phát sinh tối thiểu 200 triệu đồng.

"Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM trong nhiều năm qua lên đến 20 - 25%, rõ ràng nhu cầu vận chuyển ở khu vực này là rất lớn. Thế nhưng nhiều tuyến đường dành cho xe container lại đang bị thu hẹp. Một số tuyến đường huyết mạch như đường Xuyên Á thường xuyên bị tắc nghẽn. Các DN than với tôi rằng họ mất nhiều đơn hàng vì đường sá ở TP.HCM" -Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam

Hằng tháng, Holcim Việt Nam phải nhập một lượng rất lớn nguyên liệu sản xuất xi măng, vì thế nguy cơ rủi ro do đường sá gây ra cũng rất cao. Ông Thương, phụ trách logistics (hậu cần, vận chuyển) của công ty này, cho biết chuyện đóng tiền phạt do dỡ hàng chậm trễ là rất thường xuyên. Không giải tỏa hàng đúng thời gian hợp đồng với tàu, công ty phải đóng phạt 5.000 - 6.000 USD/ngày cho chủ tàu. "Tình trạng kẹt xe ở khu vực Cát Lái diễn ra liên tục, khiến các đại lý ngán đến nhận hàng ở nhà máy Cát Lái, và có nguy cơ chuyển sang lấy hàng của nhà máy khác", ông Thương nói.

Đối với các DN xuất khẩu, thiệt hại do kẹt xe, trễ giờ chuyển hàng lên tàu còn lớn hơn nhiều. Ông Trần Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty Sadaco, Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) bức xúc: "Đó là chuyện bình thường, DN nào cũng dính. Cảnh hàng ngàn xe container kẹt cứng trên nhiều tuyến đường ra vào cảng diễn ra thường xuyên. Ở ngã tư Gò Dưa, cạnh chợ đầu mối, 5 - 7 năm nay tình trạng kẹt container ngay cầu vẫn không giải quyết được. Có tiền xây cây cầu, nhưng đường nối lên cầu lại chưa xong". Ông


Mạnh cho rằng, để đảm bảo an toàn, DN phải chuyển container đến cảng sớm hơn dự tính nhiều giờ, thậm chí từ ngày hôm trước, chấp nhận chi phí cao hơn.

Hiện nay, do điều kiện cầu đường ra vào cảng không thuận tiện, các đại lý vận chuyển hàng hóa đường bộ thường từ chối ký kết hợp đồng bó buộc về mặt thời gian vận chuyển, để tránh các chi phí phát sinh. Ông Nguyễn Văn Hoàng, PGĐ Công ty CP may Đồng Tiến, cho biết từ nhà máy ở Đồng Nai ra cảng Cát Lái mất khoảng 1 - 1,5 giờ, nhưng khó tính toán được thời gian vì thường xuyên kẹt xe đoạn Cát Lái. "Chỉ cần trễ một lát thôi khi tàu đã đóng máng, container hàng rớt lại và buộc phải kéo về để đi bằng máy bay cho đúng thời gian quy định của đối tác. Một container 20 feet, nếu đi tàu mất 1.100 USD, nhưng đi máy bay sẽ tốn 32.000 USD. Khoản tiền dôi ra đó công ty phải trả", ông Hoàng rầu rĩ.

Nhà đầu tư cảnh báo: Mất cơ hội

Giám đốc Nhà máy Công ty Far Eastern Việt Nam, ông Roger Lo, cho biết trước đây, việc vận chuyển hàng hóa ra cảng gặp nhiều trở ngại do đường sá kẹt liên miên. Nhưng gần đây "nạn" này đã được "thông" vì đã có hải quan của KCN Việt Nam - Singapore (Bình Dương), nơi công ty đặt trụ sở, lo thủ tục. Khó khăn chưa dừng ở đó, ông Roger Lo kể: "Công ty mẹ ở Đài Loan thường giới thiệu khách hàng qua Việt Nam tìm kiếm đối tác, tìm kiếm đơn hàng. Nhưng trong một ngày, đáng lý ra khách hàng sẽ làm việc với 4 công ty, thì hiện nay chỉ có thể đi được 2 vì mất quá nhiều thời gian ngồi trên xe. Rõ ràng DN Việt Nam đang mất cơ hội".

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài ví tình trạng giao thông ngày càng tệ hại hiện nay đang là nút thắt cổ chai đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. TP.HCM dù đã có sự đầu tư khá lớn của Chính phủ từ nguồn vốn ngân sách và vốn ODA nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập và chậm trễ trong phát triển các công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt là công trình giao thông kết nối các cảng biển chiến lược với các khu công nghiệp và thành phố.

Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém ở TP.HCM và các tỉnh lân cận khiến nhiều nhà đầu tư đành lựa chọn cách chuyển ra phía Bắc làm ăn. Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, TGĐ Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI) - cho biết: Giá cho thuê KCN ở khu vực phía Bắc đang cao hơn trong Nam, ngược lại so với trước đây. Lý do là cơ sở hạ tầng ở phía Bắc phát triển tốt hơn.

Ông Thomas Siebert, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham), cảnh báo: Những thiếu thốn về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, đặc biệt là điện năng, cảng biển và cầu đường, sẽ đe dọa dòng vốn FDI hiện tại và tương lai đầu tư vào xuất khẩu và công nghiệp. Sự tham gia của tư nhân vào phát triển, huy động vốn và quản lý các công trình hạ tầng cơ sở là cần thiết để giải quyết tình trạng này.

Theo ThanhNien Online

Cơ sở hạ tầng chưa phát triển tương thích với sự tăng vốn đầu tư, với tốc độ phát triển kinh tế và dân số, làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư và triển khai dự án. Hệ thống giao thông đường bộ càng ngày càng ùn tắc, nhất là khu vực thành thị và ở các tuyến đường nối với đầu mối vận chuyển quốc tế (cảng biển) gây chậm chễ thời gian giao hàng khiến DN phải trả khoản chi phí phát sinh như thay đổi phương thức bằng vận tải hàng không với chi phí vận chuyển cao hơn hoặc phải chịu phạt của đối tác. Không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển, hệ thống giao thông đường bộ yếu kém cũng làm tăng rủi ro đầu tư và rào cản gia nhập thị trường, khiến hiệu quả đầu tư của DN giảm và việc thu hút vốn đầu tư khó khăn hơn. Trong thời gian tới, hệ thống giao thông đường bộ cần nâng cấp, mở rộng, xây mới để đáp ứng


nhu cầu vận chuyển đang tăng. Hệ thống cảng biển còn bất hợp lý về cơ cấu giữa các miền, giữa các loại cảng, số lượng bến container chiếm rất ít, quy mô cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam còn nhỏ bé, trang thiết bị lạc hậu, năng lực còn hạn chế làm chi phí vận tải biển cao so với các nước trong khu vực trong khi hoạt động FDI gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tình trạng thiếu điện không chỉ vào mùa khô mà trong cả năm dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các DN gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như phải gánh chịu thêm thiệt hại do mất điện. Hệ thống viễn thông tuy đã phát triển, tốc độ đường truyền chưa cao, không ổn định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế như việc giải quyết thủ tục hành chính qua mạng và khả năng tiếp cận thông tin của DN.

Theo kết quả điều tra, đường bộ, hải cảng và điện là 3 loại cơ sở hạ tầng gây trở ngại nhiều nhất (64%) đến hoạt động đầu tư của DN FDI. Do đó, Việt nam cần ưu tiên cải thiện 3 loại cơ sở hạ tầng này trong thời gian tới.


64%

49%

30%

100% 100%


90% 90%


80% 80%


70% 70%


Mức độ trở ngại

Tỷ lệ tích lũy

60% 60%


50% 50%


40% 40%


30% 30%


20% 20%


10% 10%


0% 0%

Đường bộ Hải cảng Điện Sân bay Ðường sắt Internet Ðiện thoại Nước

Nguồn: Kết quả điều tra DN FDI.

Biểu 2.14. Đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam


Về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng khó tuyển dụng gồm lao động lành nghề, cán bộ quản lý bậc trung và cấp cao, và kỹ sư ở những vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp, kinh tế mới hình thành… Sự thiếu hụt lao động chất lượng cao đã qua đào tạo đã tồn tại từ lâu, nhưng ngày càng trở nên bức xúc khi vốn FDI chảy vào nhiều, đặc biệt khi các quốc gia đều hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức. Trình độ của lao động bị các DN FDI xếp vào một trong bốn yếu tố làm tăng chi phí nhiều nhất, gây rủi ro nhiều nhất và ảnh hưởng đến rào cản cạnh tranh nhiều nhất (phụ lục 3). Trong trường hợp lao động lành nghề của Việt Nam tăng lên thì 66% DN FDI được điều tra sẽ tăng quy mô đầu tư (câu 4, mục H, phụ lục 2). Nguyên nhân sự yếu kém là do quy hoạch đào tạo chưa tốt, hệ thống các trường đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học với chương trình đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của các DN. Các trường đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít chú trọng tới kỹ năng thực hành.

Vậy, tồn tại của môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay vẫn thuộc về những yếu tố cơ bản đã tồn tại từ lâu của Việt Nam, đó là thể chế, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực. Theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu, năm nay chỉ có chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô thấp hơn năm trước do những bất ổn kinh tế vĩ mô gặp phải từ đầu năm 2008. Để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế một cách bền vững cũng như dỡ bỏ rào cản của quá trình thu hút và triển khai thực hiện FDI, Việt Nam cần chú trọng đến cải thiện các yếu tố này.


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO

VIỆT NAM

3.1. QUAN ĐIỂM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút và triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư. Môi trường đầu tư tốt không chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, mà cho cả nền kinh tế xã hội và cho mọi người. Môi trường đầu tư luôn vận động do bản thân các yếu tố nội tại của môi trường đầu tư luôn thay đổi và do tác động của môi trường đầu tư quốc tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, cải thiện môi trường đầu tư là đòi hỏi thiết yếu và cần được xác định là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn FDI cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Để thu hút có hiệu quả và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI, theo tác giả, quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần quán triệt các quan điểm sau:

3.1.1. Cải thiện môi trường đầu tư phải đi trước một bước

Vốn đầu tư là tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng tuân theo quy luật hiệu suất đầu tư giảm dần. Vì thế, mục tiêu thu hút vốn đầu tư không chỉ là khối lượng vốn đầu tư mà còn là chất lượng đầu tư (hay thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư). Việc thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư lại chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro, rào cản cạnh tranh của hoạt động đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư căn cứ vào môi trường đầu tư để quyết định đầu tư bao nhiêu, vào ngành nào, vùng nào, và đầu tư như thế nào. Do đó, môi trường đầu tư cần được quan tâm đầu tư và đầu tư đi trước một bước nhằm thu hút hiệu quả FDI, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

3.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải thiện từng bước với những bước đột phá

Cải thiện môi trường đầu tư một cách hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải


thiện từng bước với những bước đột phá để tạo môi trường đầu tư tốt cho mọi chủ thể nhằm phát triển kinh tế bền vững; cải thiện đồng bộ các yếu tố của môi trường đầu tư tránh sự không thống nhất trong từng yếu tố, và giữa các yếu tố của môi trường đầu tư, giữa môi trường đầu tư địa phương với môi trường đầu tư quốc gia và môi trường đầu tư quốc gia với môi trường đầu tư quốc tế. Khi bàn về FDI năm 2010, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chỉ ra rằng “Thật ra những giải pháp quan trọng để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn thực tế không gì mới mà đã được chỉ ra từ rất lâu, vấn đề là cần triển khai quyết liệt, đồng bộ. Mối lo ngại hàng đầu của các nhà ĐTNN hiện nay vẫn là cơ sở hạ tầng. Khoản tiền bỏ ra để xây một khu cảng lớn và hiện đại sẽ mất đi rất nhiều tác dụng nếu không có đường vào hoặc nguồn cung cấp điện không đủ đáp ứng công suất hoạt động của cảng”[44]. Nếu không đảm bảo tính đồng bộ sẽ gây lãng phí cho quá trình sử dụng, gây trở ngại cho hoạt động đầu tư và lợi ích của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư

Quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần tăng tính cạnh tranh, dân chủ nhưng đảm bảo tính tập trung. Nguyên tắc này đòi hỏi khi cải thiện môi trường đầu tư cần có sự quản lý thống nhất từ trung tâm nhưng vẫn phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương. Vốn đầu tư thu hút vào các địa phương khác nhau không phải chỉ là do môi trường đầu tư cứng mà còn do năng lực quản lý điều hành của các chính quyền địa phương. Chính sự khác biệt về môi trường đầu tư giữa các địa phương cho thấy việc phát huy tính dân chủ là cần thiết nhằm đẩy mạnh quá trình cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, những quy định của cấp trung ương có thể được áp dụng khác nhau giữa các địa phương trong cùng một nước sẽ gây ảnh hưởng tới lợi ích của cả nước và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Ngay việc thống kê số liệu cũng không đầy đủ do địa phương không tuân thủ quy trình báo cáo tình hình hình thu hút FDI, chẳng hạn năm 2008 ban đầu Cục Đầu tư nước ngoài chỉ thống kê lượng FDI đăng ký là 64 tỷ USD, đến giữa tháng 6 năm 2009 mới công bố

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022