Xếp Hạng Rủi Ro Của Việt Nam Và Một Số Nước Trong Khu Vực


40 người được chấp nhận trong số 2000 ứng viên tuyển vào Intel thể hiện chất lượng đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu nhà đầu tư. Lý do chất lượng lao động thấp, cơ cấu lao động không phù hợp xuất phát từ nhiều phía: chính sách của nhà nước chưa hợp lý; nhà trường không có chiến lược phù hợp, chương trình đào tạo chưa chuẩn hóa, cơ sở vật chất thiết bị và giáo viên còn thiếu; người sử dụng lao động không phối hợp với trường đào tạo lao động, thiếu đầu tư vào đào tạo; người lao động không muốn học nghề, chỉ thích học đại học.

Thứ hai, tỷ lệ lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, tay nghề cao thấp dẫn đến chi phí DN FDI trả cho lao động này cao so với các nước khác, thậm chí phải thuê lao động từ các nước khác. Một yếu tố khác làm tăng chi phí của lao động quản lý và có kỹ năng là chính sách thuế thu nhập cá nhân lũy tiến làm cho chi phí lao động có trình độ, kỹ năng cao gấp 2 đến 3 lần các nước châu Á khác. Tháng 3 năm 2004, pháp lệnh 14 của ủy ban thường trực của quốc hội về sửa đổi pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 đã giảm tỷ lệ thuế cao nhất 50% xuống 40%.

Theo kết quả điều tra (câu 1, mục B), trình độ lao động được DN FDI là yếu tố có mức độ trở ngại cao trong khi chi phí lao động chỉ trở ngại thấp. Trong số các DN FDI được điều tra, chỉ có 20% DN FDI không phải đào tạo lại lao động đã tuyển dụng (câu 2, mục H, phụ lục 2). Kết quả điều tra cũng cho thấy Việt nam có lợi thế về chi phí lao động, nhưng trình độ lao động chưa đáp ứng nhu cầu của DN. DN FDI được điều tra cũng cho rằng chất lượng lao động của Việt Nam có ảnh hưởng tương đối nhiều đến hoạt động đầu tư của họ (41% đánh giá ảnh hưởng nhiều và 33% cho là ảnh hưởng tương đối nhiều) (câu 3, mục H, phụ lục 2).

Chính sự thiếu hụt lao động trình độ cao ảnh hưởng khả năng hấp thụ FDI khi nguồn nhân lực phát triển chưa tương xứng với quy mô FDI. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn FDI còn thấp một phần do không đủ nhân lực cho quá trình vận hành dự án. Sự thiếu hụt lao động trình độ cao cũng ảnh hưởng cơ cấu FDI thu hút, đặc biệt vào các ngành công nghệ cao.


2.2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.


6 5 M ức độ hấp dẫn 4 3 2 1 0 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 1

6


5


M ức độ hấp dẫn

4


3


2


1


0

1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


Nguồn: Kết quả điều tra DN FDI.

Biểu 2.5. Đánh giá mức độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam

Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động của nguồn vốn này tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra các DN FDI, các DN đều đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt (Biểu 2.5. ). Mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư tăng qua các năm, thể hiện qua đường xu hướng biểu diễn điểm đánh giá môi trường đầu tư theo thời gian..

Bên cạnh đó, quá trình cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua được phản ánh thông qua các chỉ số như chỉ số Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của WEF, Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia, Chỉ số nhận thức về tham nhũng, và Xếp hạng kinh doanh. Các chỉ số đều cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam đã có cải thiện đáng kể.


2.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia

Bảng 2.12. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam


Năm

Xếp hạng

Tổng số

Khoảng cách đến nước thấp nhất

1997

49

53

4

1998

39

53

14

1999

48

53

5

2000

53

59

6

2001

60

75

15

2002

65

80

15

2003

60

102

42

2004

77

104

27

2005

81

117

36

2006

77

125

48

2007

68

131

63

2008

70

134

64

2009

75

133

58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF, xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam có tăng, có giảm. Năm 1997 bắt đầu xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực thì năm 1998, xếp hạng của Việt Nam tiến lên 10 bậc do Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng tài chính. Năm 2006, 2007, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại tiến lên mấy bậc, nguyên nhân là trong những năm 2005, 2006, 2007, Việt Nam nỗ lực cải cách hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh, xóa bỏ cách biệt giữa đầu tư trong nước và nước ngoài. Năm 2008, và đầu năm 2009, Việt Nam gặp phải những bất ổn về môi trường kinh tế vĩ mô nên xếp hạng năng lực cạnh tranh bị sụt đi.

Theo bảng xếp hạng này thì xếp hạng năng lực cạnh tranh có vẻ ngày càng cao, do có nhiều nước được WEF đưa thêm vào danh sách nhưng khoảng cách đến nước có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất có xu hướng ngày càng tăng. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng như môi trường đầu tư có sự cải thiện nhất định. Để có thể tăng trưởng bền vững và tăng cường thu hút có hiệu quả


các nguồn vốn đầu tư (trong đó có nguồn vốn ĐTNN) thì Việt Nam cần tăng cường cải cách các yếu tố của môi trường đầu tư.

2.2.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia

Bảng 2.13. Xếp hạng rủi ro của Việt Nam và một số nước trong khu vực



Quốc gia

Điểm rủi ro tổng hợp tháng 01/

2009


Điểm rủi ro chính trị tháng

01/09


Điểm rủi ro tài chính

tháng 01/09


Điểm rủi ro kinh tế tháng

01/09


Xếp hạng tháng 01/09


Xếp hạng tháng 02/08

Điểm rủi ro tổng hợp tháng 02

/2008


Điểm rủi ro kinh tế tháng

02/08

Điểm rủi ro tổng hợp năm 2004

88.3

Điểm rủi ro tổng hợp năm 1991

83.5

Singapore

86.8

84.0

45.0

44.5

5

6

87.0

45.5

Trung Quốc

77.8

67.5

48.0

40.0

32

34

79.5

41.5

77.3

60.0

Malaysia

77.8

72.0

42.0

41.5

32

26

81.3

42.5

75.8

77.5

Thái Lan

69.3

58.0

40.5

40.0

73

82

69.5

38.5

75.5

68.0

Việt Nam

67.3

66.5

38.5

29.5

82

65

72.3

35.0

69.8

44.0

Indonesia

66.8

60.5

36.5

36.5

88

79

70.0

38.5

61.3

68.5

Philippines

66.5

61.0

36.0

36.0

90

85

69.3

40.0

70

46.5

Nguồn: PRS Group

Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia được sử dụng để đánh giá rủi ro của một quốc gia. Đối với nhà ĐTNN, rủi ro quốc gia được hiểu là sự không chắc chắn về môi trường đầu tư của quốc gia, gồm điều kiện về chính trị, môi trường vĩ mô và điều kiện kinh doanh, có thể có tác động ngược tới hành vi cũng như dòng tiền của nhà đầu tư. Nếu điểm rủi ro tổng hợp càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp. Với điểm rủi ro tổng hợp, điểm 85-100 được coi là có rủi ro rất thấp, 70-84,5 có rủi ro thấp, 60-69,5 có rủi ro trung bình, 50-59,5 có rủi ro tương đối cao, và 0-49,5 có rủi ro rất cao.

Với điểm rủi ro tổng hợp của Việt Nam năm 1991 là 44,0 nghĩa là Việt Nam có mức rủi ro cao do Việt Nam mới thực hiện đổi mới kinh tế, mở cửa với quốc tế, Liên xô tan rã, bị Mỹ cấm vận với mức lạm phát sau đổi mới còn cao có năm đến 3 con số. Điểm rủi ro tổng hợp của Việt Nam ngày càng tăng, năm 2004 là 69,8, đến tháng 2/2008 là 72,3. Tuy nhiên đến tháng 1/2009, điểm rủi ro của Việt Nam còn


67,3 do lạm phát cao của năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008, nợ nước ngoài và sự mất giá của tiền đồng. Sự tăng điểm rủi ro tổng hợp của Việt Nam cho thấy điểm rủi ro có xu hướng tăng và là mức tăng cao nhất so với các nước (Bảng

2.13. ), từ 44,0 lên 67,3. Sự tăng điểm rủi ro cho thấy môi trường đầu tư đã có cải thiện đáng kể. Trong tương lai, nếu những chính sách kinh tế đối phó với khủng hoảng tiếp tục phát huy hiệu quả thì điểm rủi ro tổng hợp sẽ tăng lên, và sẽ có tác động tích cực đến dòng vốn FDI.

2.2.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng

Bảng 2.14. Chỉ số nhận thức tham nhũng


Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Xếp hạng

43

74

75

76

75

85

100

102

107

111

123

121

Số nước xếp hạng

52

85

99

90

91

102

133

146

159

163

180

180

Khoảng cách

đến nước thấp nhất


9


11


24


14


16


17


33


44


52


52


57


59

Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế.

Chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch quốc tế là chỉ số nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá mức độ tham nhũng, mức độ minh bạch. Tham nhũng được coi là khoản chi phí phi chính thức, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, tham nhũng cũng có thể mang lại lợi ích cho DN nhất định, nhưng làm méo mó sự phân bổ nguồn lực của toàn bộ nền kinh tế, làm giảm hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, tăng rào cản cạnh tranh cho DN khác.

Xếp hạng nhận thức tham nhũng theo bảng này có xu hướng ngày càng cao do có nhiều nước được Tổ chức minh bạch quốc tế đưa thêm vào danh sách xếp hạng nhưng khoảng cách đến nước có chỉ số nhận thức tham nhũng thấp nhất thì có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam đã có tăng chút ít với 2,4 điểm vào năm 2005, lên 2,6 điểm năm 2006, 2007 và 2,7 điểm năm 2008. Tuy chỉ số này có tăng nhưng ở mức rất yếu so với thang điểm 10. Do đó, Việt Nam cần nỗ lực rất nhiều để minh bạch hóa hoạt động kinh tế, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, cũng như tăng hiệu


quả đầu tư.

2.2.4. Xếp hạng kinh doanh

Trong khi số quốc gia được xếp hạng ngày càng tăng, thì Việt Nam có xếp hạng kinh doanh tương đối ổn định. Các chỉ số xếp hạng kinh doanh thuộc các yếu tố của môi trường đầu tư mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh như: chính sách kinh tế xã hội và chính sách FDI; hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư và kinh doanh (luật thuế, luật đầu tư, luật DN, luật đấu thầu....), cơ sở hạ tầng, hiệu lực thực thi hợp đồng... Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam đã tích cực, chủ động cải cách các quy định kinh doanh trong suốt thời gian qua. Đặc biệt nhóm chỉ số về cung cấp tín dụng và thực thi hợp đồng có xếp hạng tăng vượt bậc. Chính sự cải cách quy định kinh doanh phản ánh hiệu lực quản lý ngày càng tăng của chính phủ và có tác động tích cực đến thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.

Bảng 2.15. Xếp hạng kinh doanh của Việt Nam


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Quốc gia xếp hạng

133

145

155

175

178

181

GNI/người

430

480

550

620

690

790

Dân số (triệu người)

79.5

81.3

81.3

83

84.1

85.1

Xếp hạng kinh doanh

..

..

99

104

91

92


Bắt đầu kinh doanh

Xếp hạng

..

..

..

97

97

108

Thủ tục (số)

11

11

11

11

11

11

Thời gian (ngày)

63

56

50

50

50

50

Chi phí (% của TN/N)

31.9

30.6

27.6

24.3

20

16.8

Vốn tối thiểu (% của TN/N)

0

0

0

0

0

0

Xử lý các giấy phép xây dựng

Xếp hạng

..

..

..

25

63

67

Thủ tục (số)

..

..

14

14

13

13

Thời gian (ngày)

..

..

194

194

194

194

Chi phí (% của TN/N)

..

..

485.5

416.8

373.6

313.3

Tuyển dụng

Xếp hạng

..

..

..

104

84

90

Chỉ số khó khăn về tuyển dụng

33

33

33

0

0

11

Chỉ số tính chặt chẽ về giờ

20

20

20

20

20

20

Chỉ số khó khăn về sa thải

40

40

40

40

40

40



Chỉ số tính chặt chẽ về tuyển dụng

31

31

31

20

20

24

Chi phí sa thải (số tuần lương)

87

87

87

87

87

87


Đăng ký tài sản

Xếp hạng

..

..

..

34

38

37

Thủ tục (số)

..

5

4

4

4

4

Thời gian (ngày)

..

78

67

67

67

57

Chi phí (% giá trị tài sản)

..

5.5

1.2

1.2

1.2

1.2


Cung cấp tín dụng

Xếp hạng

..

..

..

83

51

43

Chỉ số quyền pháp lý

..

5

5

5

7

7

Chỉ số thông tin tín dụng

..

2

3

3

3

4

Tổ chức công (% người trưởng thành)

..

0.8

1.1

2.7

9.2

13.4

Tổ chức tư (% người trưởng thành)

0

0

0

0

0

0


Bảo vệ nhà đầu tư

Xếp hạng

..

..

..

170

165

170

Chỉ số công khai

..

1

3

3

6

6

Chỉ số trách nhiệm của giám đốc

..

..

0

0

0

0

Chỉ số cổ đông

..

..

2

2

2

2

Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư

..

..

1.7

1.7

2.7

2.7


Trả thuế

Xếp hạng

..

..

..

120

128

140

Các khoản trả (số)

..

..

32

32

32

32

Thời gian (giờ)

..

..

1,050

1,050

1,050

1,050

Thuế thu nhập

..

..

..

..

..

20.6

Thuế và khoản đóng cho lao động (%)

..

..

17%

17%

..

19.2

Thuế khác (%)

..

..

..

..

..

0.3

Tổng thuế suất (% lợi nhuận)

..

..

40.1

40.1

40.1

40.1


Ngoại thương

Xếp hạng

..

..

..

75

63

67

Tài liệu để XK (số)

..

..

6

6

6

6

Thời gian XK (ngày)

..

..

24

24

24

24

Chi phí để XK (USD/container)

..

..

669

669

669

734

Tài liệu để NK (số)

..

..

8

8

8

8

Thời gian NK (ngày)

..

..

23

23

23

23

Chi phí để NK (USD/container)

..

..

881

881

881

901


Thực thi hợp đồng

Xếp hạng

..

..

..

94

42

42

Thủ tục (số)

34

34

34

37

34

34

Thời gian (ngày)

356

356

295

295

295

295

Chi phí (% hợp đồng)

31

31

31

31

31

31

Chấm

Xếp hạng

..

..

..

116

124

124


dứt kinh doanh

Thời gian (năm)

5

5

5

5

5

5

Chi phí (% tài sản)

15

15

15

15

15

15

Tỷ lệ phục hồi (xu/$)

19.4

16.4

19.2

18

18

18

Nguồn: Ngân hàng thế giới và Tập đoàn tài chính quốc tế, Doing business 2004, 2005,2006,2007,2008, 2009.

Theo Doing Business, các quốc gia ngày càng tích cực cải cách các quy định kinh doanh thể hiện số quốc gia không cải cách ngày càng giảm. Xếp hạng kinh doanh cũng như các chỉ số khác phản ánh thực trạng và quá trình cải thiện môi trường đầu tư khác tạo động lực cho Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư.

Năm nào Việt Nam cũng thực hiện cải cách, nhất là năm 2006 Việt Nam thực hiện 7 cải cách, đứng thứ 2 về số cải cách trong 155 nước được xếp hạng, trong khi nước đứng đầu có 8 cải cách. Mỗi năm, Việt Nam lại tập trung thực hiện cải cách trên các mặt khác nhau để môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện.

Bảng 2.16. Số cải cách kinh doanh



Năm

Số cải cách


Nội dung

Quốc gia không cải cách

2005

3

Bắt đầu kinh doanh, đăng ký tài sản và thông tin tín dụng

100

2006

7

trừ: tuyển dụng, quyền pháp lý tín dung và ngoại thương

83

2007

2

Xử lý giấy phép và tuyển dụng

69

2008

2

Chỉ số quyền pháp lý và bảo vệ nhà đầu tư

81

2009

1

Thông tin tín dụng

68

Nguồn: Ngân hàng thế giới và Tập đoàn tài chính quốc tế, Doing business 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Trong hơn 20 năm qua, dòng vốn FDI thu hút vào Việt Nam đã có những thăng trầm, lúc giảm đi, lúc tăng lên mạnh mẽ. Chính quá trình cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam đã tác động đến dòng vốn FDI thu hút qua các năm. Căn cứ vào các yếu tố của môi trường đầu tư, quá trình thu hút FDI vào Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn: 1988-1990, 1991-1996, 1997-2004 và 2005-2009.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022