Thủ Tục Hành Chính Vẫn Khiến Nhiều Nhà Đầu Tư Mệt Mỏi


đổi môi trường pháp luật, chính sách có ảnh hưởng đến quá trình thu hút FDI và hoạt động triển khai các dự án ĐTNN.

Các chính sách đầu tư chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, cụ thể như chính sách phân cấp đầu tư, chính sách thu hút FDI theo ngành... Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật đầu tư, việc phân cấp đầu tư cũng từng bước được mở rộng cho các địa phương. Trước khi ban hành Luật ĐTNN 1996, các dự án ĐTNN đều do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. Từ năm 1997 đến năm 2005, bên cạnh Kế hoạch và Đầu tư, việc cấp Giấy phép đầu tư được phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có đủ điều kiện, dần mở rộng quy mô các dự án phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho UBND các tỉnh, thành phố. Từ năm 2006 (khi Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực) đến nay, tất cả các dự án đều do các địa phương thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Luật Đầu tư 2005 đã phân cấp mạnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với các dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc trong những ngành chưa có quy hoạch. Theo Nghị định 78/2007/NĐ-CP, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT do BKH&ĐT làm đầu mối thẩm tra, cấp GCNĐT. Đến Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 thay thế cho Nghị định 78/2007/NĐ-CP, việc cấp GCNĐT cho các dự án BOT, BTO, BT được phân cấp cho các địa phương. Chính sách phân cấp đầu tư đã tăng quyền tự chủ cho các địa phương trong việc quản lý vốn đầu tư. Các địa phương đã tích cực, năng động trong việc thu hút vốn đầu tư. Vốn FDI (cả vốn đăng ký và thực hiện) đã tăng mạnh mẽ từ năm 2006, sau khi có sự phân cấp triệt để. Chính sự phân cấp mạnh việc cấp GCNĐT cũng như quản lý đầu tư cho UBND tỉnh và các Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế đã góp phần thu hút mạnh FDI. Tuy nhiên, việc phân cấp đầu tư cũng dẫn đến một số hạn chế trong thu hút FDI. Thứ nhất, các địa phương cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn về số lượng, nhưng chưa quan tâm đến chất lượng thu hút FDI. Các địa phương đều chủ động, cố gắng thu hút dẫn đến hiện


tượng cạnh tranh thu hút FDI càng nhiều càng tốt nhưng không quan tâm đến tác động của các dự án FDI đến môi trường kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước làm hiệu quả và chất lượng thu hút FDI chưa cao. Thứ hai, tỷ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện thấp. Nhiều địa phương mới chỉ chú trọng đến thu hút vốn, thậm chí chưa thẩm tra kỹ khả năng tài chính và năng lực khác của nhà đầu tư nên khiến số vốn thực hiện nhỏ hơn nhiều so với vốn đăng ký. Tỷ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện của năm 2005-2009 thấp nhất so với các giai đoạn trước. Một nguyên nhân làm cho chất lượng thu hút FDI chưa cao, tỷ lệ vốn thực hiện thấp do trình độ của cán bộ thẩm định tại các địa phương còn hạn chế nhất là khi thẩm định các dự án quy mô lớn hoặc đòi hỏi chuyên sâu về kỹ thuật. Thứ ba, việc phân cấp triệt để cho các địa phương dẫn đến hiện tượng cục bộ trong thu hút vốn FDI, không có sự liện kết giữa các tỉnh, vùng, làm nhiều lĩnh vực đã đầu tư vượt quá quy hoạch ngành, không chú ý đến quy hoạch vùng, cả nước. Thứ tư, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể việc phân cấp đầu tư cho chính quyền cấp huyện, xã nên việc phân cấp giữa các địa phương không thống nhất. Thứ năm, chưa phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cũng như chế tài quy định cho mỗi cấp, mỗi cơ quan trong việc quản lý đầu tư làm cho triển khai, phối hợp giữa các cấp, cơ quan chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng thu hút FDI chưa cao. Chẳng hạn, sau khi phân cấp mạnh từ năm 2006, công tác báo cáo đầu tư giữa các cấp còn lỏng lẻo nên các cơ quan quản lý không biết rõ được tình hình thu hút vốn đầu tư nói chung và FDI nói riêng, nhất là tình hình thực hiện FDI, gây khó khăn cho công tác quản lý đầu tư.

Chính sách thu hút FDI theo ngành chưa phát huy hiệu quả, chẳng hạn chính sách thu hút FDI vào ngành công nghệ cao hay ô tô. Với ngành công nghệ cao, ngay từ Luật ĐTNN 1987, Nhà nước Việt Nam đã khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư vào ngành, lĩnh vực sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, và đầu tư theo chiều sâu để nâng cao công suất của các cơ sở kinh tế. Đến Luật ĐTNN 1996, Việt Nam đã chú trọng chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Chính sách thu hút FDI công nghệ cao được tiếp tục chú trọng trong Luật Đầu tư 2005, những lĩnh vực sử dụng


công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo là những lĩnh vực được ưu đãi đầu tư. Chính phủ cũng thành lập các khu công nghệ cao để thu hút FDI vào ngành có công nghệ cao. Tuy nhiên, Việt nam thu hút FDI nhiều nhất vào những ngành sử dụng nhiều lao động, năng lượng và tài nguyên. Trong khi đó, vốn ĐTNN vào những ngành mà Việt Nam muốn thu hút như ngành công nghệ cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ [3]. Chỉ có 28 dự án được cấp phép trong các khu công nghệ cao. Kết quả điều tra 429 doanh nghiệp hoạt động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có 1% đạt trình độ công nghệ cao, 4% khá, 8% trung bình khá, 36% trung bình và đến 51% có trình độ dưới trung bình [42]. Kết quả thu hút FDI theo ngành không như mong muốn của chính sách thu hút FDI, những ngành Việt Nam mong đợi thu hút chỉ chiếm tỷ trọng thấp.

Việt nam cũng đưa ra chính sách tăng tỷ lệ nội địa hóa nhưng kết quả cũng không như mong muốn. Theo Nghị định 36/1997/NĐ-CP ban hành năm 1997, doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, nếu chỉ xuất khẩu trên 30% nhưng sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước thì được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 15%. Tại Nghị định 53/1999/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích FDI, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên) được hưởng các ưu đãi như đối với dự án thuộc Danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư. Đến nghị định 27/2003/NĐ-CP, chính sách khuyến khích đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm càng thể hiện rõ khi danh mục khuyến khích đầu tư dành cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước (có giá trị từ 30% chi phí sản xuất trở lên). Chỉ đến Luật đầu tư 2005, Việt Nam mới bỏ ưu đãi đầu tư liên quan đến tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa, chuẩn bị gia nhập WTO.

Với ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam cũng thực hiện chính sách nội địa hóa. Chính sách nội địa hóa này thể hiện qua giấy phép đầu tư cấp cho các doanh nghiệp liên doanh ô tô với cam kết đạt tỷ lệ nội địa hóa 30-40% sau 10 năm kể từ


năm 1996. Chẳng hạn theo giấy phép đầu tư, công ty ô tô Toyota Việt Nam phải sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước đạt ít nhất 30% giá trị xe sau 10 năm kể từ năm 1996. Nhưng đến hết năm 2007, tỷ lệ linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước của Toyota Việt Nam mới đạt bình quân là 7% giá trị xe. Tỷ lệ nội địa hóa Công ty TNHH Suzuki Việt Nam chỉ đạt bình quân là 3% giá trị xe tính đến hết năm 2007, trong khi công ty phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 38,2% giá trị xe sau 10 năm kể từ năm 1996. Với Công ty TNHH Ford Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa chỉ là 2% đến cuối năm 2007 so với con số 30% trong Giấy phép đầu tư. Tính đến hết năm 2007, linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước của Công ty Honda Việt Nam chiếm bình quân 10% giá trị xe, Công ty ô tô Daewoo Việt Nam đạt bình quân 4% giá trị xe [39]. Vậy sau hơn 10 năm tỷ lệ nội địa hóa của các liên doanh ô tô đạt rất thấp, chỉ từ 2%-10%, quá thấp so với tỷ lệ nội địa hóa phải đạt như trong giấy phép đầu tư cấp. Các linh kiện phụ tùng trong nước được mua từ các công ty trong nước chủ yếu là các sản phẩm đơn giản, giá trị thấp, chẳng hạn bộ dây điện, ghế ngồi, số ít chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại. Các doanh nghiệp liên doanh chủ yếu nhập khẩu linh kiện, phụ tùng để lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa thấp chứng tỏ doanh nghiệp này không đầu tư cho sản xuất linh kiện, đầu tư cho công nghệ nên tác dụng tràn của FDI không phát huy hiệu quả, dây chuyền công nghệ lạc hậu, công nghiệp phụ trợ không phát triển, giá trị gia tăng thu được thấp.

Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư vẫn còn chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các luật chung và các luật chuyên ngành. Các cơ quan quản lý vẫn có thể hiểu theo các cách khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, cũng như hướng dẫn các DN xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Nhiều luật chung đã có hiệu lực nhưng luật chuyên ngành, văn bản quy phạm pháp luật dưới luật chưa được ban hành gây khó khăn cho việc áp dụng, thực thi chức năng quản lý nhà nước, làm ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quá trình thực hiện đầu tư. Quy định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng, còn mâu thuẫn giữa lộ trình cam kết mở cửa một số lĩnh vực khi gia nhập WTO với thực tiễn khuyến khích FDI


trước khi gia nhập (như lĩnh vực giáo dục đào tạo) cũng ảnh hưởng đến quy mô vốn FDI thu hút. Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã khuyến khích, thu hút và cấp giấy phép đầu tư cho dự án FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế nhưng theo biểu cam kết về dịch vụ thì đến ngày 1/1/2009 thì Việt Nam mới cấp phép theo hình thức này.

Các DN nước ngoài gặp phải khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh do sự mâu thuẫn, chồng chéo, không rõ ràng của văn bản pháp luật. Chẳng hạn, Dự án Đầu tư kinh doanh vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao được cấp phép tháng 7/2009 tại Lai Châu. Chỉ vì văn bản pháp luật không rõ ràng nên khi làm thủ tục nhập khẩu với xe ô tô 17 chỗ ngồi trở lên của dự án tại Cục Hải quan Điện Biên để hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đã gặp vướng mắc. Theo Nghị định 149 NĐ/CP quy định chi tiết Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (Phát triển vận tải công cộng: đầu tư phương tiện vận tải đường sắt, vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 17 chỗ ngồi trở lên, vận tải hành khách đường thủy bằng phương tiện cơ giới; và thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế). Nhưng Cục Hải quan Điện Biên lại yêu cầu phải có giấy xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ theo mục b, điểm 6 điều 16. Tuy nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng mình chỉ có trách nhiệm xác nhận cho phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ. Nguyên văn của mục b, điểm 6, điều 16 là “Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy”. Do văn bản pháp luật không rõ ràng, dự án mất thời gian làm thủ tục, chờ đợi, và ưu đãi miễn thuế chưa được giải quyết.

2.4.4. Thủ tục hành chính vẫn khiến nhiều nhà đầu tư mệt mỏi

Việt Nam tích cực cải cách thủ tục hành chính, thể hiện rõ nhất là chương trình cải cách hành chính quốc gia. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư kể cả nhà ĐTNN vẫn cho rằng thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, gây tốn thời gian và chi phí. Chi phí ở đây bao gồm cả thời gian, công sức, chi phí chính thức và phi chính thức


bỏ ra để hoàn thành thủ tục.

Bảng 2.21. Xếp hạng kinh doanh của một số nước trong khu vực năm 2009.


Quốc gia

Việt Nam

Trung quốc

Indonesia

Malaysia

Philippines

Singapore

Thái Lan

Xếp hạng kinh doanh

92

83

129

20

140

1

13

Bắt đầu kinh doanh

Xếp hạng

108

151

171

75

155

10

44

Thủ tục (số)

11

14

11

9

15

4

8

Thời gian (ngày)

50

40

76

13

52

4

33

Chi phí (% của TN/N)

16.8

8.4

77.9

14.7

29.8

0.7

4.9

Vốn tối thiểu (% của TN/N)

0

158.1

74.2

0

6

0

0

Xử lý các giấy phép xây dựng

Xếp hạng

67

176

80

104

105

2

12

Thủ tục (số)

13

37

18

25

24

11

11

Thời gian (ngày)

194

336

176

261

203

38

156

Chi phí (% của TN/N)

313

698.4

221.1

7.9

90.1

21.2

9.4

Tuyển dụng

Xếp hạng

90

111

157

48

126

1

56

Chỉ số khó khăn về tuyển dụng

11

11

61

0

56

0

33

Chỉ số về tính chặt chẽ về giờ

20

20

0

0

20

0

20

Chỉ số khó khăn về

sa thải

40

50

60

30

30

0

0

Chỉ số về tính chặt chẽ về tuyển dụng

24

27

40

10

35

0

18

Chi phí sa thải (số tuần lương)

87

91

108

75

91

4

54

Đăng ký tài sản

Xếp hạng

37

30

107

81

97

16

5

Thủ tục (số)

4

4

6

5

8

3

2

Thời gian (ngày)

57

29

39

144

33

9

2

Chi phí (% giá trị tài sản)

1.2

3.2

10.7

2.5

4.3

2.8

1.1

Cung cấp tín dụng

Xếp hạng

43

59

109

1

123

5

68

Chỉ số quyền pháp lý

7

6

3

10

3

10

4

Chỉ số thông tin tín dụng

4

4

4

6

3

4

5

Tổ chức công (% người trưởng thành)

13.4

58.8

26.1

52.9

0

0

0

Tổ chức tư (% người trưởng thành)

0

0

0

-

5.4

48.3

32

Bảo vệ nhà

Xếp hạng

170

88

53

4

126

2

11

Chỉ số công khai

6

10

9

10

2

10

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 19


đầu tư

Chỉ số trách nhiệm của giám đốc

0

1

5

9

2

9

7

Chỉ số cổ đông

2

4

3

7

8

9

6

Chỉ số bảo vệ nhà

đầu tư

2.7

5

5.7

8.7

4

9.3

7.7

Trả thuế

Xếp hạng

140

132

116

21

129

5

82

Các khoản trả (số)

32

9

51

12

47

5

23

Thời gian (giờ)

1050

504

266

145

195

84

264

Thuế thu nhập

20.6

12

26.6

16.8

26.3

7.9

29

Thuế và khoản đóng

cho lao động (%)

19.2

58.9

10.6

15.6

10.3

14.9

5.7

Thuế khác (%)

0.3

9

0.1

2.1

14.2

5.1

3.7

Tổng thuế suất (% lợi nhuận)

40.1

79.9

37.3

34.5

50.8

27.9

38

Ngoại thương

Xếp hạng

67

48

37

29

58

1

10

Tài liệu để XK (số)

6

7

5

7

8

4

4

Thời gian XK (ngày)

24

21

21

18

16

5

14

Chi phí để XK (USD

/container)

734

460

704

450

816

456

625

Tài liệu để NK (số)

8

6

6

7

8

4

3

Thời gian NK (ngày)

23

24

27

14

16

3

13

Chi phí để NK (USD

/container)

901

545

660

450

819

439

795

Thực thi hợp đồng

Xếp hạng

42

18

140

59

114

14

25

Thủ tục (số)

34

34

39

30

37

21

35

Thời gian (ngày)

295

406

570

600

842

150

479

Chi phí (% hợp đồng)

31

11.1

122.7

27.5

26

25.8

14

Chấm dứt kinh doanh

Xếp hạng

124

62

139

54

151

2

46

Thời gian (năm)

5

1.7

5.5

2.3

5.7

0.8

2.7

Chi phí (% tài sản)

15

22

18

15

38

1

36

Tỷ lệ phục hồi (xu/$)

18

35.3

13.7

38.6

4.4

91.3

42

Nguồn: Ngân hàng thế giới và Tập đoàn tài chính quốc tế, Doing business 2009.

Theo Doing Business 2009, xếp hạng kinh doanh của Việt Nam chỉ trên Indonesia và Philipin. Xếp hạng kinh doanh phản ánh các quy định của chính phủ và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh. Việt Nam có xếp hạng kinh doanh kém các quốc gia Trung quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Xếp hạng kinh doanh của Việt Nam cao chủ yếu là do phải thực hiện nhiều thủ tục với thời gian dài hơn và chi phí cao hơn. Số thủ tục, thời gian và chi phí để thực hiện các quy định về đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam tính từ khi hoàn thành thủ tục để bắt đầu kinh doanh


đến khi chấm dứt kinh doanh vẫn còn nhiều hơn, dài hơn, và cao hơn ở một số nhóm chỉ số. Như để bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam thì cần 11 thủ tục, hoàn thành trong 50 ngày với chi phí 16,8% trong khi tại Singapore chỉ cần giải quyết 4 thủ tục, trong 4 ngày với chi phí 0,7%. Để hoàn thành thủ tục xây dựng công trình, nhà đầu tư phải mất 194 ngày, với chi phí 313% trong khi tại Singapore chỉ cần 38 ngày với chi phí 21,2%. Thời gian đăng ký tài sản tại Việt Nam cũng mất 57 ngày. Nhà ĐTNN vẫn kêu ca nhiều về thời gian giải quyết thủ tục thuế với Nhà nước. Theo xếp hạng kinh doanh, số thời gian giải quyết thủ tục thuế của DN là 1050 giờ, cao hơn gấp đôi so với nước cao nhất thứ nhì trong bảng trên là Trung quốc. Để chấm dứt kinh DN cũng mất thời gian 5 năm, trong khi tại Singapore chỉ cần giải 0,8 năm.

Xếp hạng kinh doanh của Ngân hàng thế giới và Tập đoàn tài chính quốc tế cho thấy bản thân thủ tục hành chính của Việt Nam còn quá nhiều, phức tạp làm tốn thời gian của nhà đầu tư. Nhiều quy định kinh doanh không rõ ràng, còn chồng chéo, không thống nhất, mẫu thuẫn, thủ tục thì rối rắm, không minh bạch làm nhà đầu tư thực sự mệt mỏi, mất nhiều công sức. Nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ ra khoản chi không chính thức để thủ tục được tiến hành nhanh hơn, không bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.

Ngoài ra, bảng xếp hạng kinh doanh trên cũng cho thấy sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng, cảng biển mặc dù Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển phương thức vận tải biển. Việt Nam có xếp hạng về ngoại thương cao nhất trong các nước bảng trên chủ yếu là do chi phí vận chuyển cao. Tại Việt Nam, thời gian xuất khẩu là 24 ngày, với chi phí xuất khẩu/container là 734 USD, chi phí nhập khẩu cao hơn rất nhiều tới 901 USD/container. Trong khi đó, DN có vốn ĐTNN nhập và xuất khẩu nhiều nên chi phí ngoại thương cao làm giảm hiệu quả của DN FDI.

2.4.5. Tình trạng tham nhũng gây trở ngại cho hoạt động đầu tư

Các DN FDI đánh giá tham nhũng cũng thuộc nhóm yếu tố gây trở ngại cao cho hoạt động đầu tư (Biểu 2.1. ). Có đến 90% DN FDI vẫn phải chi ở tần suất khác nhau cho các khoản chi không chính thức (câu 3, mục D, phụ lục 2). Theo TI, chỉ số

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí