Tác Động Của Quá Trình Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Tới Thu Hút Vốn Fdi Giai Đoạn 1988 – 2009


2.3.1. Tác động của quá trình cải thiện môi trường đầu tư tới thu hút vốn FDI giai đoạn 1988 – 2009

Bảng 2.17. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2009


Năm

Số dự án

Vốn đăng ký (tr.USD)

Vốn thực hiện

Vốn thực hiện/Vốn đăng ký

Quy mô vốn đăng ký bình quân

Vốn thực hiện của bên nước ngoài

Quy mô (tr.USD)

Tốc độ

tăng trưởng

Quy mô (tr.USD)

Tốc độ

tăng trưởng

Quy mô (tr.USD)*

Tỷ trọng

1988

37

321.5





8.689

7.68


1989

67

525.5

63%




7.843

4.07


1990

107

735

40%




6.869

180


88-90

211

1582





7.498

191.75


1991

152

1291.5

76%

428


33%

8.497

375.19

88%

1992

196

2208.5

71%

575

34%

26%

11.268

473.95

82%

1993

274

3347.2

52%

1118

94%

33%

12.216

926.3

83%

1994

372

4534.6

35%

2241

100%

49%

12.190

1944.52

87%

1995

415

7695.8

70%

2792

25%

36%

18.544

1780.4

64%

1996

372

9735.3

27%

2923

5%

30%

26.170

1803

62%

91-96

1781

28813


10077


35%

16.178

7303.36

72%

1997

349

6055.3

-38%

3218

10%

53%

17.350

2587.3

80%

1998

285

4877

-19%

2357

-27%

48%

17.112

1700

72%

1999

327

2264.3

-54%

2537

8%

112%

6.924

1483.92

58%

2000

391

2695.7

19%

2420

-5%

90%

6.894

1289

53%

2001

555

3224

20%

2450

1%

76%

5.809

1300.27

53%

2002

808

2757

-14%

2591

6%

94%

3.412

1200.11

46%

2003

791

3064

11%

2650

2%

86%

3.874

1450

55%

2004

811

4019

31%

2852

8%

71%

4.956

1610.1

56%

97-04

4317

28956


21075


73%

6.708

12620.7

60%

2005

970

5835

45%

3300

16%

57%

6.015

2021

61%

2006

987

12000

106%

4100

24%

34%

12.158

2360

58%

2007

1544

21300

78%

8030

96%

38%

13.795

6739

84%

2008

1557

71726

237%

11500

43%

16%

46.067

8050

70%

2009

839

21482

-70%

10000

-13%

47%

25.604

8000

80%

05-09

5897

132343


36930


28%

22.442

27170

74%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 15

Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; *UNCTAD (WIR 2008).

Tính từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến hết tháng 12 năm 2009, cả nước đã thu hút được 10.960 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký hơn


177 tỉ USD. Vốn FDI đăng ký chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng và thông tin và truyền thông, chiếm đến 89% tổng vốn đầu tư. Hình thức đầu tư đa số nhà ĐTNN lựa chọn là DN 100% vốn nước ngoài với tỷ trọng 62,6% vốn đăng ký. Nhà đầu tư tập trung đầu tư vào các địa phương có môi trường kinh tế, văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng. Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất.


80000 70.00%


70000


60.00%


60000

50.00%


50000


40.00%


tr iệ u U S D

40000


30.00%


30000


20.00%

20000



10000

10.00%


0

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

0.00%


Vốn đăng ký (tr.USD) Vốn thực hiện Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Biểu 2.6. Tăng trưởng kinh tế và FDI

2.3.1.1. Tác động của môi trường đầu tư đến quy mô vốn FDI đăng ký

a. Giai đoạn 1988-1990

Giai đoạn 1988-1990 được coi là giai đoạn khởi đầu. Trong 3 năm 1988-


1990, Việt Nam mới thu hút được 214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,58 tỷ USD. Vốn đầu tư thu hút chỉ tập trung ở thành phố lớn, riêng Thủ đô Hà Nội hai năm 1989, 1990 đã thu hút 343,26 triệu USD, chiếm đến hơn 20% tổng vốn đầu tư của cả nước. Môi trường kinh tế, pháp luật và văn hóa xã hội có ảnh hưởng tới lượng vốn FDI thu hút chưa cao ở giai đoạn này, cụ thể:

Thứ nhất, đây là những năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới, Việt Nam vừa ban hành Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đầu tiên. Tất cả mọi người đều bỡ ngỡ, nhận thức về FDI còn chưa đầy đủ, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp còn thiếu kinh nghiệm. Nhưng quan trọng hơn, nhà ĐTNN cũng đang tìm hiểu về môi trường đầu tư Việt Nam, còn lưỡng lự khi ra quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai, Luật đầu tư nước ngoài 1987 được đánh giá là thông thoáng nhất khu vực [23]. Tuy nhiên, Luật ĐTNN 1987 còn nhiều bất cập, tạo ra một rào cản đối với các nhà ĐTNN. Thời gian đầu tư của dự án nước ngoài ngắn chỉ tối đa 20 năm, nhà đầu tư cảm thấy chưa được an tâm khi bỏ vốn, thu hồi vốn trong khoảng thời gian này. Tỷ lệ vốn góp tối thiểu của bên nước ngoài là 30% vốn pháp định. Hình thức liên doanh được nhiều nhà ĐTNN lựa chọn hơn vì giai đoạn này kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo nên nhà ĐTNN chỉ cho phép góp vốn với thành phần kinh tế nhà nước và tập thể. Luật ĐTNN 1987 không cho phép tư nhân độc lập tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài, chỉ có tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân được tham gia hợp tác với nước ngoài. Hơn nữa, chỉ áp dụng ưu đãi mức thuế lợi tức với xí nghiệp liên doanh và chỉ xí nghiệp liên doanh được phép chuyển lỗ trong thời gian tối đa không quá 5 năm.

Thứ ba, Luật ĐTNN đã ban hành nhưng các văn bản pháp luật khác về tiền lương, giá cả, lao động, lệ phí, ngoại hối, sở hữu, bảo vệ môi trường, thuế…. còn thiếu và không đồng bộ.

Thứ tư, Việt Nam bắt được quá trình đổi mới, mở cửa kinh tế. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, đời sống nhân dân còn khó khăn. Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế không ổn định, có chiều hướng suy giảm, lạm phát phi mã kéo dài. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì lạc hậu.


Thứ năm, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ĐTNN còn rườm rà, phức tạp. Cơ chế nhiều cửa đã gây mệt mỏi cho các nhà đầu tư, không khuyến khích được các nhà ĐTNN.

Hơn nữa, những bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa cũng gây tâm lý e ngại của các nhà đầu tư, số vốn FDI còn ít, hình thức đầu tư chủ yếu là xí nghiệp liên doanh.

b. Giai đoạn 1991-1996

Giai đoạn 1991-1996, vốn FDI đăng ký tăng lên mạnh mẽ. Vốn FDI thu hút giai đoạn này liên tục tăng qua các năm và đạt đỉnh cao vào năm 1996. Năm 1991 mới thu hút được 1291,5 triệu USD, thì đến năm 1996 quy mô FDI thu hút đã lên đến 9735,3 triệu USD, gấp hơn 7,5 lần năm 1991. Con số 9735,3 triệu USD vốn FDI là cao nhất kể từ khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên, và kỷ lục này vẫn được giữ cho đến hết năm 2005. Giai đoạn này thu hút được 1781 dự án với tổng vốn đăng ký là 28,8 tỷ USD. Đây được coi là thời kỳ hoàng kim về thu hút FDI. Sự tăng lên mạnh mẽ của dòng vốn FDI chủ yếu là do những thay đổi về môi trường đầu tư Việt Nam trong giai đoạn này.

Thứ nhất, Luật ĐTNN tiếp tục sửa đổi và bổ sung vào các năm 1990, 1992 lược bớt các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hơn, làm các nhà ĐTNN yên tâm hơn khi bỏ vốn ở Việt Nam. Thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư đã giảm từ 3 tháng xuống 60 ngày. Thời gian đầu tư được phép kéo dài đến 50 năm, với trường hợp đặc biệt có thể đến 70 năm. Không chỉ thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể mà cả DN tư nhân được phép hợp tác với nước ngoài. Nhà ĐTNN được đầu tư vào khu chế xuất và theo hình thức BOT. Ưu đãi về thuế và chuyển lỗ được mở rộng cho cả xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Thứ hai, thành tựu kinh tế trong giai đoạn này khẳng định tính đúng đắn của chính sách đổi mới, mở cửa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này là 8,4%, cao nhất từ năm 1986 đến nay. GDP bình quân đầu người cũng được cải thiện. Tình


hình chính trị, an ninh ổn định, giáo dục tiểu học được phổ cập. Chính những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa này là sức hút lớn đối với các nhà ĐTNN.

Thứ ba, Việt Nam có quy mô dân số lớn, là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn và mới mẻ nên các nhà đầu tư muốn nhanh chân nhảy vào để khai thác. Mặt khác, dân số đông là nguồn cung lao động dồi dào cho các DN. Quy mô thị trường và tiềm năng lao động lớn là lợi thế của Việt Nam để thu hút FDI. Dòng vốn FDI từ các nước ASEAN chảy vào Việt Nam giai đoạn này phần nhiều là các dự án sử dụng nhiều lao động.

Thứ tư, nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế đã làm môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Tháng 10/1993, Việt Nam chính thức nối lại quan hệ tín dụng IMF, WB, và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ (03/02/1994) và gia nhập Hiệp hội ASEAN (28/7/1995) khiến cho dòng vốn đầu tư từ Mỹ và các nước ASEAN tăng lên nhanh chóng, nhất là vào năm 1996.

c. Giai đoạn 1997-2004

Trong giai đoạn 1997-2004, vốn FDI thu hút đã giảm nhiều so với năm 1995, 1996. Không năm nào trong giai đoạn này, lượng vốn FDI đăng ký vượt mức năm 1995. Đây được coi là giai đoạn suy thoái. Trong 3 năm 1997-1999, vốn đăng ký của năm sau thấp hơn của năm trước và đến năm 1999 vốn đăng ký chỉ còn 2264.3 triệu USD, bằng 24% vốn đăng ký năm 1996. Từ năm 2000 đến năm 2004, dòng vốn FDI bắt đầu có chiều hướng phục hồi chậm. Những dự án đăng ký giai đoạn 1997-2004 chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, quy mô vốn đăng ký bình quân dự án là

6.7 triệu USD, thấp nhất trong các giai đoạn.

Sự suy giảm vốn FDI thu hút trong giai đoạn này thường được đổ lỗi phần lớn là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực bắt đầu giữa năm 1997. Tuy nhiên, theo GS.TSKH Nguyễn Mại thì cách giải thích đó không thuyết phục. Việt Nam nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, nếu Việt Nam biết tận dụng thời cơ khi các nước trong khu vực gặp khủng hoảng, nếu biết chủ


động tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư từ các nước gặp khủng hoảng thì giảm sút về FDI trong giai đoạn này không xảy ra [24]. Sự giảm sút FDI trong 3 năm đầu giai đoạn và hồi phục chậm trong những năm tiếp theo là do ảnh hưởng của môi trường đầu tư.

Thứ nhất, môi trường pháp luật tiếp tục được cải thiện với Luật ĐTNN năm 1996, Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động FDI.

Luật ĐTNN 1996 đã tiếp tục đưa ra biện pháp khuyến khích ĐTNN, đơn giản thủ tục hành chính, bước đầu thực hiện xóa bỏ khoảng cách giữa đầu tư trong nước và nước ngoài. Cụ thể, mở rộng thêm phương thức đầu tư BTO, BT; cho phép và khuyến khích Việt kiều về đầu tư với mức giảm thuế lợi tức và mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thấp nhất. Về thủ tục hành chính thì tăng cường, thực hiện quản lý theo cơ chế “1 cửa”. DN FDI được quyền khiếu nại, khởi kiện với quyết định và hành vi gây khó khắc phiền hà của công chức và cơ quan nhà nước. Việc cấp giấy phép đầu tư của Bộ kế hoạch đầu tư, phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có đủ điều kiện được quy định. Chỉ còn 4 đề mục trong liên doanh thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Đặc biệt, Nghị định 10/1998/NĐ-CP bắt đầu áp dụng nguyên tắc không hồi tố, cho phép DN được tiếp tục hưởng lợi ích ghi trong Giấy phép đầu tư khi quy định mới làm phương hại lợi ích của DN FDI, và nếu có quy định mới ưu đãi hơn thì DN FDI sẽ được hưởng.

Nhưng những ưu đãi về thuế với hoạt động FDI được siết chặt hơn: Không hoàn lại thuế lợi tức đã nộp cho lợi nhuận tái đầu tư; Không miễn thuế nhập khẩu cho vật tư và ô tô con. Việc miễn giảm thuế lợi tức được quy định lại. Đây chính là những nội dung nhà ĐTNN kêu ca nhiều.

Luật ĐTNN sửa đổi năm 2000 theo hướng tiếp tục tạo thuận lợi cho nhà ĐTNN. Nhiều biện pháp khuyến khích được đưa ra. Về thủ tục hành chính thì thời gian cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thẩm định cấp giấy phép giảm xuống còn 45 ngày, với dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư còn 30 ngày. Những vấn đề phải thực hiện theo nguyên tắc nhất trí tiếp tục được thu hẹp. Miễn thuế nhập khẩu với máy


móc thiết bị, nguyên liệu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc dự án đầu tư vào địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Quy định ưu tiên chuyển nhượng vốn cho phía Việt Nam bị loại bỏ. Bên nước ngoài tham gia BCC được chuyển lỗ. Luật bỏ quy định lập quỹ dự phòng theo tỷ lệ bắt buộc.

Bên cạnh đó, mặt bằng pháp lý chung giữa ĐTNN và đầu tư trong nước từng bước tạo ra. Chính sách bảo hộ từng bước được xóa bỏ, chỉ bảo hộ có thời hạn sản xuất trong nước, những ngành cần phát triển. Chế độ hai giá một số hàng hóa, dịch vụ giữa đối tượng trong nước và nước ngoài từng bước xóa bỏ nhằm loại bỏ sự phân biệt này vào đầu năm 2005. Phân cấp cấp giấy phép được đầu tư được mở rộng cho các UBND tỉnh, thành phố. Chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư được mở rộng phù hợp với cam kết quốc tế.

Thứ hai, với mong muốn đơn giản thủ tục hành chính đã được luật hóa ở Luật ĐTNN 1996, nhưng nhiều Bộ ban hành các thêm nhiều giấy phép con, thủ tục hành chính rắc rối, là một trong những rào cản làm môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn hơn trước.

Thứ ba, nền kinh tế giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này là 6%, thấp nhất trong các giai đoạn, với điểm đáy là 4,77% vào năm 1999.

Thứ tư, do sự giảm sút vốn FDI đăng ký trong 3 năm 1997-1999, từ năm 2000, các địa phương trong cả nước tích cực cải cách thủ tục hành chính, đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, cũng là động thái tích cực của chính quyền địa phương để lôi kéo dòng vốn FDI. Thành phố Hà Nội đã tập trung vào thực hiện cải cách hành chính, rút thời hạn cấp giấy phép đầu tư xuống 25 ngày đối với các dự án khuyến khích đầu tư (quy định là 45 ngày), 15 ngày đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư (quy định là 30 ngày); nội dung xem xét, thẩm định dự án rút từ 26 tiêu chí xuống còn 5 tiêu chí. Không những thế các cơ quan quản lý của thành phố Hà Nội đã chủ động bám sát dự án để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đôn đốc nhà đầu tư.


Tuy nhiên, chính những năm 2001-2005, nhiều tỉnh đã vi phạm chính sách đầu tư chung, đã đưa ra những ưu đãi đầu tư riêng của tỉnh trái quy định dành cho các nhà ĐTNN hay còn gọi là “xé rào” đầu tư nhằm lôi kéo các nhà đầu tư. Trong tổng số 33 tỉnh xé rào đầu tư, “có 18 tỉnh quy định không phù hợp về ngân sách; 21 tỉnh đưa ra những quy định “vượt khung” về chính sách đất đai; 11 tỉnh quy định không phù hợp về thuế thu nhập DN; nhiều tỉnh có quy định không phù hợp ở cả 2 lĩnh vực” [32]. Những quy định xé rào của các tỉnh làm lợi cho nhà đầu tư nhưng lại ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, còn tạo ra sự không thống nhất trong chính sách thu hút đầu tư. Ngay cả 5 tỉnh đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 thì chỉ có Bình Dương, địa phương có năng lực cạnh tranh cao nhất, là không thuộc danh sách các tỉnh xé rào đầu tư.

d. Giai đoạn 2005-2009

Giai đoạn này, vốn FDI đăng ký tăng mạnh mẽ, liên tục đạt kỷ lục và phá vỡ kỷ lục ở năm tiếp. Năm 2005, vốn đăng ký đạt 5,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2004. Đến năm 2006, vốn đăng ký đạt 12 tỷ USD, tăng 106% so với năm 2005. Đây là kỷ lục cao nhất từ khi ban hành Luật ĐTNN 1986 nhưng lại bị phá vỡ bởi số vốn thu hút của năm 2007 (21,3 tỷ USD). Tiếp tục đến năm 2008, vốn đăng ký đạt 71,7 tỷ USD, gấp hơn 3 lần vốn năm 2007. Giai đoạn này được coi là làn sóng ĐTNN thứ hai vào Việt Nam. Giai đoạn này xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, quy mô vốn trung bình một dự án là 22 triệu USD lớn nhất trong các giai đoạn. Các dự án tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (sản xuất thép, điện tử...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin...) như dự án đầu tư của tập đoàn Intel tại thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; dự án sản xuất thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu của tập đoàn Posco Hàn Quốc có tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD; dự án xây dựng nhà máy cán thép tại Khu Kinh tế Dung Quất Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tycoons Worldwide Steel (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD; dự án sản xuất thiết bị y tế của tập đoàn Terumo, sản xuất máy fax, máy in laze của tập đoàn Brothers Industries... Vốn FDI đăng ký của năm 2009 giảm khá nhiều so với năm 2008, đạt 21,482 tỷ USD chỉ

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí