+ Các nghiên cứu ở quốc gia phát triển: Hoa Kỳ
Nghiên cứu của Campa (1993) cho thấy, sự giảm giá đồng tiền nước nhận đầu tư làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của các công ty nước ngoài. Điều này khiến các công ty nước ngoài giảm mức độ đầu tư, và do đó, lượng vốn FDI vào quốc gia đó giảm. Tương tự, nghiên cứu của Kohlhagen (1977) cũng cho thấy, giá trị đồng bảng Anh và Franc pháp giảm đã làm sụt giảm vốn FDI Hoa Kỳ vào các quốc gia này.
Tomlin (2000) đã kiểm tra mối quan hệ giữa vốn FDI với 207 công ty dịch vụ của Hoa Kỳ và những thay đổi về mức độ tỷ giá. Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa FDI và tỷ giá trong ngành dịch vụ Hoa Kỳ. Nhìn chung, dòng vốn FDI tăng do sự tăng giá của USD. Điều này có thể là do tính chất đặc biệt của dịch vụ được cung cấp bởi các công ty Nhật Bản tại thị trường dịch vụ Hoa Kỳ.
Alba và cộng sự (2010) đo lường tác động của tỷ giá đối với FDI vào Hoa Kỳ giai đoạn 1982- 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện có triển vọng tốt về ngành nghề đầu tư FDI, tỷ giá tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ trung bình của vốn FDI vào Hoa Kỳ. Cụ thể là, vốn đầu tư FDI vào ngành công nghiệp bán buôn của Mỹ tăng do đồng USD tăng giá trị.
+ Các nghiên cứu ở quốc gia phát triển khác
Boateng và cộng sự (2015) sử dụng dữ liệu quý để đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến vốn FDI vào Na Uy trong giai đoạn 1986-2009. Bên cạnh các yếu tố vĩ mô khác, tỷ giá tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến dòng vốn FDI vào Na Uy. Sự tăng giá trị của đồng nội tệ (NOK) đã khuyến khích dòng vốn FDI vào ở Na Uy giai đoạn này.
Nghiên cứu của Burakov, Intse và Freidin (2018) liên quan FDI vào Liên bang Nga và Bêlarut trong giai đoạn 1997-2017 cho thấy, mức độ tỷ giá ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI vào các quốc gia này.
+ Các nghiên cứu ở quốc gia đang phát triển
Aqeel và Nishat (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định FDI ở Pakistan trong giai đoạn 1961 đến 2003. Nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa tỷ giá và FDI trong bối cảnh Pakistan. Mối quan hệ tích cực này phản ánh rằng FDI tăng do sự tăng giá của đồng rupee và các nhà đầu tư mong đợi lợi nhuận cao và coi đó là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế. Buch và Kleinert (2008) nghiên cứu thực nghiệm về vốn FDI của các công ty Đức đến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, giai đoạn 1997-2002. Kết quả cho thấy sự đánh giá cao của đồng tiền quốc gia thúc đẩy vốn FDI Đức vào các quốc gia này.
Gần đây hơn, Djulius (2017) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vốn FDI vào Indonesia giai đoạn 1981-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tỷ giá tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến FDI. Khi đồng nội tệ trở nên có giá trị cao hơn ngoại tệ, các nhà ĐTNN định hướng thị trường sẽ gia tăng đầu tư FDI. Thực tế là, với sự tăng giá của đồng tiền nước nhận đầu tư, các công ty sau khi bán sản phẩm tại chỗ thu tiền và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sẽ có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Điều này đã thúc đẩy các công ty gia tăng đầu tư FDI. Tương tự, nghiên cứu của Khandare (2016) cũng cho thấy, tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FDI vào Ấn Độ, giai đoạn 1991-2004.
+ Các nghiên cứu về trường hợp Việt Nam
Delaunay và Torrisi (2012) nghiên cứu về trường hợp Việt Nam, đại diện cho quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, thu hút vốn FDI từ các nhà đầu tư ở các quốc gia OECD và các quốc gia Đông Á. Kết quả kiểm định bằng phương pháp hồi qui OLS cho thấy, bên cạnh các yếu tố vĩ mô tác động đến quyết định FDI vào Việt Nam như: GDP, chi phí lao động thấp thì yếu tố tỷ giá đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến FDI. Sự mất giá của VND (so với USD hoặc SDR) là yếu tố quan trọng tác động tiêu cực đến vốn FDI vào Việt Nam.
Chưa có bằng chứng thống kê về tác động của mức độ tỷ giá đến vốn FDI
+ Các nghiên cứu ở quốc gia phát triển
Nghiên cứu của Itagaki (1981) chưa tìm thấy mức độ tỷ giá ảnh hưởng đến quyết định vốn ĐTNN. Tương tự, Yang và cộng sự (2000) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Úc giai đoạn 1985-2000. Kết quả chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của mức độ tỷ giá đối với vốn FDI ở Úc trong ngắn hạn.
Abdullah, Bakar và Hassan (2006) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Trung Quốc từ 5 nước ASEAN, cụ thể là Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Singapore những năm 1990s. Kết quả thực nghiệm chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của tỷ giá đến FDI.
Mặt khác, nghiên cứu của Vita và Abbott (2007) chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của mức độ tỷ giá đến vốn FDI của Vương quốc Anh có nguồn gốc đầu tư từ bảy quốc gia chính trong giai đoạn 1975-2001.
+ Các nghiên cứu ở quốc gia phát triển
Goldberg và Klein (1997) tìm thấy tỷ giá có tác động đến FDI vào các quốc gia Đông Nam Á, nhưng lại chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của tỷ giá đến FDI vào các quốc gia Châu Mỹ La tinh.
Polat và Payaslıoğlu (2016) sử dụng dữ liệu hàng tháng giai đoạn 2004-2014 với mô hình chuyển đổi Markov để kiểm tra tác động của mức độ tỷ giá thực (RER) đối với dòng vốn FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ cùng với tập hợp các yếu tố kiểm soát. Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê từ mức độ tỷ giá đến FDI.
Bảng 2.1. Tác động của mức độ tỷ giá đến vốn FDI
Cùng chiều | Không có ý nghĩa thống kê | |
1. Froot và Stein (1991) 2. Blonigen (1997) 3. Swenson (1994) 4. Klein và Rosengren (1994) 5. Kogut và Chang (1996) 6. Hung (1997) 7. Campa và cộng sự (1998) 8. Baek và Okawa (2001) 9. Nucci và Pozzolo (2001) 10. Kiyota và Urata (2004) 11. Bolling và cộng sự (2007) 12. Georgopoulos (2008) 13. Udomkerdmongkol và cộng sự (2009) 14. Takagi và Shi (2011) 15. Cương và cộng sự (2013) 16. Pham và Nguyen (2013) 17. Kodongo và Ojah (2013) 18. Lee (2015) 19. Tsaurai (2015) 20. Khandare (2016) (ở Trung Quốc) 21. Mensah và cộng sự (2017) 22. Ibrahim và Raji (2018) | 1. Kohlhagen (1977) 2. Campa (1993) 3. Tomlin (2000) 4. Aqeel và Nishat (2004) 5. Buch và Kleinert (2008) 6. Alba và cộng sự (2010) 7. Delaunay và Torrisi (2012) 8. Boateng và cộng sự (2015) 9. Khandare (2016) (ở Ấn Độ) 10. Djulius (2017) 11. Burakov và cộng sự (2018) | 1. Itagaki (1981) 2. Goldberg và Klein (1997) 3. Kosteletou and Liargovas (2000) (quốc gia lớn, tỷ giá thả nổi) 4. Yang và cộng sự (2000) 5. Pozo (2001) 6. Bouoiyour và Rey (2005) 7. Abdullah và cộng sự (2006) 8. Vita và Abbott (2007) 9. Polat và Payaslıoğlu (2016) |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 1.3.1.đối Tượng Nghiên Cứu
- Khái Niệm Đầu Tư Nước Ngoài 2.2.1.1.đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Tác Động Của Vốn Fdi Đến Tỷ Giá
- Qui Trình Nghiên Cứu Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Thứ hai, tác động của biến động tỷ giá đến vốn FDI
Các nghiên cứu về tác động biến động tỷ giá đến vốn FDI tuy ít hơn các nghiên cứu về tác động của mức độ tỷ giá đến vốn FDI nhưng cũng có số lượng khá ấn tượng (luận án tìm thấy khoảng 30 nghiên cứu). Trong số đó, luận án tìm thấy nhiều nhất là các nghiên cứu có kết quả biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FDI (18 nghiên cứu). Các nghiên cứu cho thấy mức độ biến động tỷ giá tác động cùng chiều đến vốn FDI cũng như các nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến động tỷ giá đến FDI có sự hạn chế về số lượng.
Biến động tỷ giá làm giảm vốn FDI vào quốc gia
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia phát triển
Campa (1993) nghiên cứu FDI trong 61 ngành công nghiệp bán buôn tại Hoa Kỳ những năm 1980. Nghiên cứu cho thấy biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến FDI trong các ngành công nghiệp này. Nghiên cứu của Campa (1993) cho thấy, biến động tỷ giá càng lớn càng làm tăng sự trì hoãn của các công ty trong quyết định đầu tư vào một thị trường. Điều này có nghĩa là, biến động tỷ giá làm giảm vốn FDI trong hiện tại.
Cushman (1985) đã sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI song phương hàng năm từ Hoa Kỳ đến Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Canada và Nhật Bản trong giai đoạn năm 1963-1978. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến động tỷ giá làm phát sinh rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu và các công ty có ý định tái xuất sẽ cắt giảm đầu tư FDI trong trường hợp đối mặt với nguy cơ biến động tỷ giá. Blonigen (1997) lập luận rằng, biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến hoạt động mua lại FDI, đặc biệt là các thương vụ mua lại liên quan đến các tài sản đặc thù của công ty (tài sản có thể tạo ra lợi nhuận bởi chênh lệch các loại tiền khác với tiền được sử dụng trong giao dịch mua lại). Các nhà đầu tư thường ưu tiên đầu tư vào môi trường tài chính ổn định thay vì chấp nhận đối diện rủi ro biến động tỷ giá. Tương tự, Hubert và Pain (1999) tìm thấy tác động ngược chiều đáng kể từ biến động tỷ giá danh nghĩa (song phương) đến dòng vốn FDI ở Đức.
Urata và Kawai (2000) xem xét tầm quan trọng của đặc điểm các quốc gia tiếp nhận vốn đối với quyết định đầu tư FDI của các công ty Nhật Bản. Nghiên cứu được thực hiện ở 117 quốc gia là nơi có thể cho FDI của Nhật Bản chia thành các nhóm: các nước phát triển, các nước đang phát triển, và các nước châu Á. Phân tích được thực hiện cho bốn phân ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản: dệt may, máy móc nói chung, máy móc điện và máy móc vận tải. Nghiên cứu cho thấy, biến động tỷ giá có tác động ngược chiều đến FDI Nhật Bản vào ngành sản xuất máy móc điện và máy móc vận tải, và đặc biệt, tác
động thể hiện mạnh mẽ đối với FDI ở các nước đang phát triển. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Tomlin (2000), biến động tỷ giá cao làm giảm đáng kể dòng vốn FDI của Nhật Bản vào các dịch vụ sản xuất thương mại và phi thương mại ở Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1974 đến 1994.
Vita và Abbott (2007) xem xét tác động của biến động tỷ giá đối với dòng vốn FDI vào Vương quốc Anh có nguồn gốc từ bảy quốc gia chính (Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Úc và Nhật) trong giai đoạn 1975-2001. Nghiên cứu đo lường biến động của tỷ giá bằng phương pháp GARCH(1,1) sau đó sử dụng các hiệu ứng cố định và phương pháp GMM với dữ liệu sản xuất được phân tách theo nội dung R&D cao và thấp của khu vực đầu tư. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy biến động tỷ giá có tác động ngược chiều đến dòng vốn FDI vào Vương quốc Anh.
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia OECD
Kiyota và Urata (2004) đánh giá tác động của biến động tỷ giá đến dòng vốn FDI vào các quốc gia. Sử dụng ba nhóm dữ liệu về dòng vốn FDI, cụ thể là từ các nước OECD, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nghiên cứu tìm thấy biến động tỷ giá gây cản trở dòng vốn FDI. Biến động tỷ giá cao cản trở quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài vì nó làm tăng sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế và kinh doanh trong tương lai của nước nhận đầu tư.
Nghiên cứu của Bénassy-Quéré, Fontagné và Lahrèche-Révil (2001) về vốn FDI của 42 quốc gia đang phát triển đến từ 17 quốc gia OECD trong giai đoạn 1984-1996 cho thấy, tăng biến động tỷ giá danh nghĩa ảnh hưởng tiêu cực đến vốn FDI vào các quốc gia này.
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển
Nghiên cứu Bleaney và Greenaway (2001) cho thấy biến động tỷ giá thực có tác động ngược chiều đáng kể đến FDI ở 14 quốc gia châu Phi cận Sahara giai đoạn 1980-1995. Pozo (2001) cũng phát hiện rằng, trong điều kiện sử dụng phép đo GARCH(1,1) để đo lường biến động tỷ giá, biến động tỷ giá gia tăng dẫn đến sụt giảm vốn FDI trong ngắn hạn.
Kyereboah-Coleman và Agyire-Tettey (2006) kiểm tra ảnh hưởng của biến động tỷ giá thực đối với FDI ở một quốc gia nhỏ và đang phát triển như Ghana trong giai đoạn 1970‐2002 bằng mô hình VECM. Nghiên cứu sử dụng mô hình ARCH và GARCH để xác định biến động tỷ giá thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động của tỷ giá thực có tác động ngược chiều đến dòng vốn FDI.
Ruiz và Pozo (2008) cho thấy biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FDI Hoa Kỳ vào các nước Châu Mỹ Latinh (Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru và
Venezuela) trong giai đoạn từ 1994 đến 2005. Biến động tỷ giá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sụt giảm vốn FDI Hoa Kỳ sang các nước Châu Mỹ Latinh.
Kết quả nghiên cứu của Udomkerdmongkol và cộng sự (2009) cho thấy biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FDI vào 16 quốc gia mới nổi giai đoạn 1990-2002. Các quốc gia này bao gồm: 8 quốc gia Mỹ Latinh (Bôlivia, Chi lê, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Paraguay, Uruguay và Venezuela), 5 quốc gia từ Châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippines và Thái Lan) và 3 quốc gia châu Phi (Morocco, Nam Phi và Tunisia). Tương tự, nghiên cứu của Karimpoor, Nasiri, Moqaddam, Ghasemi và Vatani (2014) ở các quốc gia sản xuất dầu bao gồm: Iran. Venezuela, Ecuador, Nigeria, và Kuwait và các quốc gia không có dầu bao gồm Malaysia, Singapore, Chile, Thái Lan và Brazil cũng cho thấy, FDI có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với biến động tỷ giá. Nghiên cứu của Jehan và Hamid (2017) cho thấy biến động tỷ giá làm giảm vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển.
Omolola và Adefemi (2018) nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đối với FDI ở Nigeria bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1990-2016. Kết quả cho thấy biến động tỷ giá tác động tiêu cực và đáng kể đến vốn FDI vào Nigeria. Trong thời kỳ ít biến động tỷ giá thì FDI có sự gia tăng, và ngược lại, trong thời kỳ tỷ giá biến động mạnh thì FDI sụt giảm. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Ellahi (2011) cho thấy, trong ngắn hạn, biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FDI vào Pakistan.
Biến động tỷ giá làm tăng FDI vào quốc gia
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tính linh hoạt của tỷ giá có thể có sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Biến động tỷ giá có thể tạo ra cơ hội tăng giá trị đồng tiền của nước nhận đầu tư, do đó, rất quan trọng đối với FDI theo định hướng xuất khẩu. Một công ty đa quốc gia có thể sẽ cân nhắc về liên kết hoạt động giữa sản xuất FDI ở nước ngoài hay là sản xuất tại địa phương phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Khi biến động tỷ giá giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư gia tăng, để chống lại rủi ro tỷ giá, các công ty đa quốc gia có khuynh hướng gia tăng sản xuất và bán hàng tại địa phương thay vì sản xuất tại nước chủ nhà để xuất khẩu.
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia phát triển
Itagaki (1981) và Cushman (1985) cho rằng, biến động tỷ giá có thể làm tăng vốn FDI nếu sản phẩm của các doanh nghiệp FDI được sử dụng thay thế cho xuất khẩu. Cushman (1988) ủng hộ quan điểm cho rằng sản xuất tại thị trường đích là sự thay thế tốt cho xuất khẩu nếu có sự biến động mạnh về tỷ giá. Do đó, một công ty nước ngoài khi dự đoán có khả năng biến động tỷ giá cao sẽ quyết định sản xuất ở quốc gia mà họ dự định bán hàng. Nghiên cứu của
Cushman (1985, 1988) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều đáng kể giữa biến động tỷ giá và lượng vốn đầu tư FDI vào và ra khỏi Hoa Kỳ.
Goldberg và Kolstad (1995) phân tích thực nghiệm dựa vào số liệu song phương hàng quý về FDI của Mỹ với Canada, Nhật Bản và Anh Quốc giai đoạn 1978-1991. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến động tỷ giá làm tăng FDI nếu biến động đó tương quan với cú sốc nhu cầu xuất khẩu trên các thị trường mà họ dự định bán hàng (bởi các công ty đa quốc gia không thích rủi ro). Stokman và Vlaar (1996) tìm thấy rằng, biến động tỷ giá đã khuyến khích FDI ở Hà Lan. Tương tự, Ménil (1999) tìm thấy FDI ở EU những năm đầu 1980 tăng 15% sau khi biến động tỷ giá (đo bằng độ lệch chuẩn của tỷ giá thực) tăng 10%.
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển
Gottschalk và Hall (2008) lập luận rằng, biến động tỷ giá dường như có tác động rõ ràng hơn đối với FDI vào các nước đang phát triển. Gottschalk và Hall (2008) đánh giá tác động của biến động tỷ giá đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư FDI của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và Nhật Bản tại các nước Asean-4 (Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan). Kết quả cho thấy, biến động tỷ giá ở Nhật Bản có xu hướng tác động cùng chiều đến vốn FDI Nhật vào các nước Asean-4 hơn vốn FDI Hoa Kỳ.
Dhakal và cộng sự (2010) cho rằng các công ty đa quốc gia có động cơ tìm kiếm nguồn lực tại các quốc gia Châu Á nhằm tận dụng cơ hội phát triển sản xuất toàn cầu và tham gia vào thị trường xuất khẩu của các nước này. Dhakal và cộng sự (2010) xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến FDI vào một số quốc gia Châu Á, được thực hiện với dữ liệu trong khoảng thời gian từ 1974 đến 2005. Các quốc gia được nghiên cứu theo các giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu. Cụ thể là: Trung quốc (1982-2005), Indonesia (1981-2005), Malaysia (1974-2005), Philippines (1977-2005), Hàn Quốc (1976-2005) và Thái Lan (1975-2005). Kết quả nghiên cứu của Dhakal và cộng sự (2010) cho thấy biến động tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến vốn FDI trong tất cả quốc gia được chọn mẫu nghiên cứu. Takagi và Shi (2011) đánh giá tác động của biến động tỷ giá đến FDI bằng cách sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI Nhật Bản đến chín quốc gia ở châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến động tỷ giá tác động cùng chiều đến vốn FDI, phù hợp với lập luận của Itagaki (1981) và Cushman (1985), biến động tỷ giá thúc đẩy FDI thay thế cho xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu của Ellahi (2011) cũng cho thấy, trong dài hạn, biến động tỷ giá tác động làm tăng vốn FDI vào Pakistan.
Chưa có bằng chứng thống kê về tác động của biến động tỷ giá đến vốn FDI
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia phát triển
Pozo (2001) xem xét quan hệ giữa biến động tỷ giá và FDI ở Hoa Kỳ, giai đoạn 1976-1998, trong đó, biến động tỷ giá đo bằng độ lệch chuẩn. Kết quả chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến động tỷ giá và vốn FDI trong ngắn hạn.
Görg và Wakelin (2002) xem xét tác động của biến động tỷ giá đối với vốn FDI vào và FDI ra của Hoa Kỳ với 12 quốc gia phát triển trong giai đoạn 1983-1995. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của biến động tỷ giá đến FDI vào và ra ở Hoa Kỳ dù thực hiện nhiều kỹ thuật ước tính khác nhau. Nghiên cứu của Vo (2018) về các yếu tố quyết định dòng vốn vào Việt nam chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến động của tỷ giá đến vốn FDI.
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển
Pradhan và cộng sự xem xét ảnh hưởng của biến động tỷ giá đối với ĐTNN ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan thông qua mô hình VECM sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1972 đến năm 2000. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ thực nghiệm có ý nghĩa thống kê giữa biến động tỷ giá thực và ĐTNN.
Bouoiyour và Rey (2005) dùng mô hình NATREX (Natural Real Exchange) của Stein (1994) để đo lường khác biệt giữa REER thực và REER cân bằng, sau đó kiểm định tác động của các biến số này đến vốn FDI. Kết quả cho thấy, chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của biến động tỷ giá thực đa phương đến FDI vào Morocco giai đoạn 1960-2000. Tương tự, nghiên cứu của Polat và Payaslıoğlu (2016), Kili (2018) chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê từ biến động tỷ giá đến FDI.
Bảng 2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến vốn FDI
Cùng chiều | Chưa có ý nghĩa thống kê | |
1. Cushman (1988) 2. Dixit (1989) 3. Campa (1993) 4. Blonigen (1997) 5. Hubert và Pain (1999) 6. Urata và Kawai (2000) 7. Tomlin (2000) | 1. Itagaki (1981) 2. Cushman (1985) 3. Goldberg và Kolstad (1995) 4. Stokman và Vlaar (1996) 5. Ménil (1999) | 1. Pozo (2001)_biến động tỷ giá đo bằng độ lệch chuẩn 2. Görg và Wakelin (2002) |