Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Nông Nghiệp Sau Gia Nhập Wto


Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, làm gia tăng khoảng cách về phát triển chung. Nhiều ý kiến cho rằng, sự tụt hậu về phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là khu vực miền núi phía Tây Bắc rất nghiêm trọng; khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa hơn. Tỷ lệ đói nghèo của địa bàn này lớn. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước hiện còn trên 3 triệu hộ nghèo và trên 1,6 triệu hộ cận nghèo. Bốn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đều tập trung ở miền núi phía Bắc, trong đó Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, ở mức 50%. Các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm từ 40-50%.

Nguồn lực đầu tư cho “tam nông” còn hạn chế, hiện mới đáp ứng 55%-60% nhu cầu do đó tỷ lệ dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn không nhiều. Mặc dù đã có những nỗ lực từ phía nhà nước, nhưng đầu tư xã hội cho khu vực này giảm cả về tỷ trọng từ 6,45% năm 2008 xuống còn 4,7% năm 2012 và giảm về giá trị thực. Vẫn còn những thiên lệch trong đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trong các ngành nông, lâm nghiệp và trong các vùng sinh thái. Việc quá tập trung cho thuỷ lợi, trong thuỷ lợi lại tập trung vào cây lúa dẫn đến các cây trồng khác chưa được chú trọng đúng mức, nhất là các cây công nghiệp và cây ăn quả. Tình trạng trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất như cà phê, cây ăn quả bị khô hạn, năng suất thấp…

Nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào NSNN, chưa huy động được nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Vốn FDI trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp và có xu hướng giảm dần, chỉ chiếm 1,63% trên tổng vốn đầu tư. Đặc biệt, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 8% năm 2001, thì đến năm 2006 con số này chỉ còn 7,4%, năm 2007 còn 5,37%, năm 2008 là 3% và các năm 2009, 2010, 2011 chỉ còn 1% và xuống còn chưa đầy 1% trong năm 2012. Tính chung trong vòng 20 năm, từ 1990 đến 2010, FDI cho nông nghiệp chỉ đạt 4,3 tỷ USD (chiếm 2,3%), tức bình quân mỗi năm chỉ thu hút được 215 triệu USD. Đây chỉ là vốn đăng ký, vốn thực tế thực hiện dự án còn thấp hơn nhiều. Trong tổng vốn 218,84 tỷ USD còn hiệu lực tính lũy kế đến cuối tháng 6/2013 chỉ có 3,3 tỷ USD đầu tư vào nông, lâm nghiệp, thủy sản với xấp xỉ 500 dự án, bằng 3% so với tổng số dự án đang được đầu tư (15.067 dự án) [53].


Bảng 3.7: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp sau gia nhập WTO

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

5/2013

Tổng vốn FDI đăng ký (triệu USD)

21.348,8

71.725,8

23.107,5

18.590,0

15.618,7

16.348

8.170

Số dự án FDI

1.544

1.171

1.208

1.237

1.191

1.287

398

Vốn FDI đăng ký trong nông nghiệp (triệu USD)


1.146,43


331,98


134,5


*


141,5


99,4

10,71

Số dự án FDI trong nông nghiệp

*

53

29

*

21

17

4

TỷtrọngvốnFDIchonôngnghiệp(%)

5,37

4,63

0,6

*

0,91

0,61

0,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 12

Nguồn: [77, tr.167-168].


Hình 3.4: Cơ cấu FDI phân theo ngành kinh tế 2008 - 2013

40%




Công nghiệp - Xây dựng (58,4%)

Nông nghiệp (1,6%)


Dịch vụ (40%

58.40%


1.60%

Nguồn: [77, tr.167, 173]

Không chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về dự án và tổng vốn đầu tư mà các dự án FDI trong nông nghiệp còn nhỏ về quy mô. Nếu như quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án FDI vào khoảng 14,7 triệu USD thì một dự án FDI nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 6,6 triệu USD, thấp xa so với quy mô bình quân một dự án kinh doanh bất động sản (130 triệu USD) hoặc dự án trong lĩnh vực điện, khí (92,6 triệu USD) hay dự án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (17,6 triệu USD). Đáng chú ý là dù nước ta thu hút 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Việt Nam vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư từ các nước có thế mạnh về nông nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia... Vốn ODA đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng chẳng khá hơn. Giai đoạn 2006 - 2011, tổng giá trị hiệp định về tổng ODA đã được ký kết đạt hơn 26,897 tỉ USD, trong đó trên 94% là nguồn vốn vay ưu đãi, tuy nhiên, vốn đầu tư dành cho nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản chỉ có 3,833 tỉ USD (14,25%) [53].

Phân bổ vốn đầu tư luôn dàn trải, tiến độ dự án kéo dài,.. đi kèm theo đó là việc

đồng vốn đầu tư sẽ không phát huy được hiệu quả theo như dự kiến gây lãng phí cho


NSNN. Nhiều công trình hiệu quả đạt thấp do bố trí vốn đầu tư không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch được duyệt, đầu tư thiếu đồng bộ, thi công kéo dài gây lãng phí nguồn lực; chất lượng công tác khảo sát, thiết kế còn chưa đạt yêu cầu ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của công trình. Những khó khăn về giải phóng mặt bằng, giá cả nguyên vật liệu biến động bất thường, Nhà nước thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, thời tiết bất thường, mưa lũ kéo dài, năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu thi công còn hạn chế, phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần đã làm tăng mức đầu tư.

Công tác quản lý nhà nước trong đầu tư nói chung và trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng còn rất nhiều sơ hở, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương về phương thức quản lý kém hiệu lực, thủ tục đầu tư phức tạp,...Trong quản lý, thực hiện đầu tư vẫn còn nhiều sai phạm, nhiều dự án ODA thời gian chuẩn bị kéo dài từ khâu đề xuất đến ký kết điều ước quốc tế cụ thể mất 2-3 năm; khi thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tốc độ giải ngân nguồn vốn chậm, làm giảm hiệu quả đầu tư. Cơ chế phân cấp về quyết định đầu tư và phân bổ vốn theo hướng tăng cường quyền quyết định cho các cấp là phù hợp, nhưng thiếu các biện pháp đồng bộ và tăng cường kiểm tra, kiểm soát đã dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án đầu tư mà không tính đến khả năng cân đối về nguồn vốn dẫn tới tình trạng đầu tư bị phân tán, dàn trải, thời gian thi công kéo dài gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính của Nhà nước.

3.1.4. Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản

3.1.4.1. Thực trạng hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản

Vai trò của nghiên cứu KH - CN đối với việc tạo ra sự chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng nông sản đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ. Do vậy, đã có nhiều nghị quyết, chính sách về nghiên cứu KH - CN phục vụ nông nghiệp được ban hành.

Chính sách nghiên cứu KH - CN cho thời kỳ 1998 - 2010 được xác định rõ hơn trong Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998. Nghị quyết nhấn mạnh, cần phải đầu tư đúng mức cho việc phát triển KH-CN trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như nghiên cứu và áp dụng giống mới tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới; phát


triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ và tạo điều kiện để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản...

Nhà nước đã có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, trong đó tập trung đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều mặt hàng mới, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản Việt Nam. Nhà nước cũng khuyến khích áp dụng những thành tựu mới về KH - CN vào một số lĩnh vực như giống, chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi (trong đó đặc biệt quan tâm phát triển các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại hình công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch), tưới tiêu và cơ giới hóa, bảo quản và chế biến nông sản (nhất là chế biến nông sản sau thu hoạch, nâng cao giá trị và đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế).

Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH - CN như nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới… Các doanh nghiệp này sẽ được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuế đất,… Nhà nước cũng đã chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh và tổ chức lại các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan đến nông nghiệp như thành lập thêm một số trường đại học nông nghiệp, các ngành học nông nghiệp, sáp nhập các viện nghiên cứu nhỏ lẻ, rải rác thành những viện nghiên cứu lớn, đa ngành và được đặt ở những vùng trọng điểm của đất nước. Bước đầu, Nhà nước đã quan tâm đầu tư về nguồn lực con người và phương tiện, nhất là việc nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các phòng thí nghiệm.

Phát triển hệ thống khuyến nông nhà nước, xây dựng các mô hình trình diễn; tập huấn, đào tạo nông dân về kỹ thuật, giống mới và kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh; tổ chức hội thảo có sự tham gia của nông dân để họ trao đổi kinh nghiệm cho nhau kết hợp tham quan thực điạ; cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn thực hành kỹ thuật nông nghiệp cho nông danh; tổ chức hội thi, tôn vinh nông dân làm ăn giỏi; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, công ty triển khai công tác khuyến nông.

Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có trung tâm khuyến nông (hoặc trung tâm khuyến nông - khuyến ngư) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở cấp huyện hiện 596 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp (chiếm 95,5% số


huyện, thị xã trong toàn quốc) đã có trạm khuyến nông (hoặc trạm khuyến nông - khuyến ngư). Cấp xã hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lưới khuyến nông viên cơ sở; ngoài ra toàn quốc hiện có gần 10.000 câu lạc bộ khuyến nông cấp xã với khoảng 300.000 nông dân tham gia [80, tr.3]. Nội dung hoạt động khuyến nông luôn bám sát thực tiễn sản xuất và sự phát triển của KH - CN. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật tăng năng suất, sản lượng để xoá đói giảm nghèo, nội dung hoạt động khuyến nông đã chuyển dần sang chú trọng hỗ trợ các đối tượng nông dân sản xuất hàng hoá, áp dụng kỹ thuật thâm canh hợp lý và công nghệ hiện đại để tăng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời chú trọng bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý nông trại và kiến thức về thị trường cho nông dân để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, tăng thu nhập cho nông dân và đảm bảo phát triển bền vững. Các chương trình khuyến nông về áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông, lâm, thủy sản, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ theo mô hình “cánh đồng mẫu”, “trang trại mẫu” … được triển khai rộng rãi và đạt kết quả rất tích cực. Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông cả nước đang tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như: chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình phòng tránh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn NSNN đầu tư cho hoạt động khuyến nông thời kỳ 1993-2008 là 1.040,428 tỷ đồng. Như vậy, kinh phí dành cho hoạt động này trong vòng 15 năm đã tăng 12,7 lần, bình quân tăng 8,5%/năm. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh phí từ NSNN dành cho hoạt động khuyến nông theo có sự gia tăng qua các năm, bình quân 12%/năm, cụ thể: Năm 2007 151,26 tỷ đồng; năm 2008 172,74 tỷ đồng; năm 2009 là 178,2 tỷ đồng; năm 2010 198 tỷ đồng, năm 2011 là 222 tỷ đồng [80, tr.6].

Nhờ chính sách khuyến nông của Nhà nước, hệ thống khuyến nông được xây dựng từ Trung ương đến cấp xã, thôn bản khắp các tỉnh trong cả nước và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông đã góp phần quan trọng giúp hàng triệu hộ nông dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp cận được các tiến bộ KH - CN mới,


các thông tin về thị trường, giá cả nông, lâm, thủy sản, các kinh nghiệm và các điển hình sản xuất kinh doanh giỏi để tiếp tục nhân rộng ra sản xuất đại trà. Trong các chương trình khuyến nông trọng điểm, đáng chú ý là chương trình khuyến nông phát triển cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè, cao su, tiêu, điều…) được triển khai trên nhiều tỉnh, góp phần mở rộng diện tích theo quy hoạch và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu. Chương trình khuyến nông lúa chất lượng cao, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,… góp phần đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo, rau quả ở vùng ĐBSCL và ĐBSH…, đặc biệt làm đa dạng hóa cây trồng, làm phong phú các mặt hàng nông sản vùng ĐBSH và nhiều vùng khác, góp phần tăng thu nhập cho nông dân nhờ gia tăng xuất khẩu nông sản… Kết quả khảo sát 2.400 hộ nông dân tại 30 tỉnh, thành phố trong cả nước cuối năm 2012 của Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho thấy: 74% nông dân được hỏi đánh giá các diễn đàn khuyến nông có tác dụng tốt đối với sản xuất; 86% nông dân đánh giá các hội thi khuyến nông có tác dụng thiết thực; 80% nông dân đánh giá các hội chợ nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy giao lưu thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp ở các địa phương; 98% nông dân đánh giá các tài liệu khuyến nông có nội dung phù hợp và thiết thực đối với sản xuất; khoảng 70% nông dân đánh giá các chuyên mục, chuyên trang, tin bài khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương có nội dung thiết thực và tác dụng tốt đối với sản xuất [80, tr.8].

Những đổi mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước về KH - CN đối với nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã tác động rất tích cực đối với sự phát triển của khu vực này. Theo Bộ NN&PTNT trong giai đoạn 2001-2011, các hoạt động KH - CN nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành khoảng 35%. KH - CN được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp đã có hiệu quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng của nông nghiệp trong những năm qua. Đến nay, đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, bông, cây ăn quả,... được dùng giống mới. Khoảng gần 90% giống cây trồng, vật nuôi được chọn tạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp lên 35%. Hiện tại, đã có nhiều địa phương đã và đang thực hiện tốt những ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư. Điển hình như tỉnh Thái Bình, đã tập trung gieo trồng những cánh đồng mẫu lớn, cho


sản lượng lúa cao, tỉnh Hưng Yên liên tục đưa nhiều giống lúa có chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất. Còn tại tỉnh Hậu Giang, hiện có 88 máy gặt đập liên hợp và 31 máy gặt lúa. Khi nông dân thu hoạch lúa bằng máy, chi phí thu hoạch sẽ giảm 1/3 so với thu hoạch thủ công.

Trong 5 năm từ 2008-2012, có 4.386 đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm tạo ra 273 giống cây trồng; lai tạo và chọn lọc thành công 29 dòng, giống vật nuôi mới; 20 quy trình công nghệ về bảo vệ thực vật, chưa kể hơn 24 nghìn mẫu nguồn gene quý hiếm của các loài cây trồng có ở Việt Nam với gần 20 nghìn gene đang bảo tồn tại Ngân hàng gene quốc gia và trên 5 nghìn gene lưu giữ tại cơ quan mạng lưới đang được Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam quản lý, đáp ứng cao nhất nhu cầu sản xuất trong nước. Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp nhờ đó không ngừng gia tăng với tốc độ 24%/năm, và ước tính mỗi năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước thu về khoảng 14 - 16 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang có nhiều mặt hàng có thị phần lớn và chiếm vị thế cao trên thế giới như: hạt điều, hạt tiêu, lúa gạo, cà phê, cao su, chè và một số mặt hàng thủy sản… Điều đó thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ năm 2007 – 2013

Đơn vị: tỷ USD

Nội dung

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Thủy sản

3,76

4,51

4,25

5,01

6,11

6,15

6,70

Gỗ và sản phẩm gỗ

2,40

2,83

2,59

3,43

3,95

4,68

5,37

Gạo

1,49

2,89

2,66

3,24

3,65

3,7

2,95

Cao su

1,39

1,60

1,20

2,38

3,23

2,85

2,75

Cà phê

1,91

2,11

1,73

1,85

2,75

3,74

2,52

Hạt điều

0,65

0,91

0,85

1,13

1,47

1,48

1,63

Sắn và sản phẩm

-

-

0,57

0,56

0,96

1,35

1,11

Hạt tiêu

0,27

0,31

0,35

0,42

0,74

0,80

0,90

Rau, quả

0,30

0,40

0,44

0,45

0,62

0,77

1,03

Nguồn: Tổng hợp từ www.gso.gov.vn và agroviet.gov.vn.

Hình 3.5: Giá trị của một số nông sản xuất khẩu chủ lực nước ta từ 2007 - 2013



Tỷ US D

7

6

5

4

3

Đơn vị: tỷ USD


2007

2008

2009

2010

2011


Nguồn: Tổng hợp từ www.gso.gov.vn và agroviet.gov.vn.

3.1.4.2. Những hạn chế trong hỗ trợ khoa học - công nghệ đối với nông dân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chính sách hỗ trợ KH-CN còn có một số hạn chế cần hoàn thiện:

Thứ nhất, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế. Phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Nhiều đề tài sau khi nghiệm thu không triển khai được vào sản xuất do chất lượng kém và không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; thậm chí có đề tài nghiệm thu xong rồi… để đó. Trong giai đoạn 2006 - 2010 có hơn 110 đề tài khoa học nhưng số lượng ứng dụng được vào thực tế chỉ chiếm một phần nhỏ, số còn lại “cất trong ngăn kéo” sau khi được phê duyệt và tổ chức nghiệm thu. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ chế chính sách còn bất cập, đầu tư thấp. Theo điều tra sơ bộ của Ngân hàng Thế giới mới đây cho thấy, tổng đầu tư cho một cán bộ nghiên cứu ở Việt Nam chỉ bằng 9% của Indonesia và Thái Lan, bằng 2,5% của Malaysia. Nếu nhìn vào con số trên, thật khó để cán bộ KH-CN có động lực, hăng hái, dốc toàn tâm cho việc nghiên cứu.

Thứ hai, hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ mạnh thu hút tư nhân tham gia nghiên cứu KH-CN phục vụ sản xuất nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu. Do đó chưa huy động và khai thác hết tiềm năng của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực này. Trong khi đó, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tuy có năng lực đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, song do chính sách bao cấp quá lớn của Nhà nước nên họ không thực sự quan tâm đến việc đầu tư cho lĩnh vực này.

Thứ ba, kể từ khi chúng ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, chính sách nghiên cứu khoa học đã được điều chỉnh song vẫn chưa chú trọng đúng mức tới nghiên cứu lai tạo giống từ những giống đặc sản truyền thống mà vẫn quan tâm nhiều hơn tới

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí