PHẦN II. NỘI DUNG
Tập trung tìm hiểu các thông tin sau:
1. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.1. Nhận thức của người lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc
C1. Anh (chị) đánh giá như thế nào về sự cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp nơi anh (chị) đang làm việc? và tại sao anh (chị) lại cho rằng như vậy?
C2. Anh (chị) biết và hiểu như thế nào về chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội? Nếu anh (chị) biết và hiểu, thì anh chị tiếp cận những thông tin chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội qua những kênh thông tin nào? Anh (chị) có thể nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội? và tại sao anh (chị) thấy rằng đó là khó khăn và thuận lợi đối với mình?
C3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại doanh nghiệp của mình?
C4. Theo anh chị, người lao động có quan tâm nhiều đến việc doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay không? Nếu có thì tại sao? và Nếu không thì tại sao? C5. Anh (chị) có biết trong doanh nghiệp đã có trường hợp người lao động nào không tham gia bảo hiểm xã hội không? Họ có thể tìm ai để bảo vệ khi chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ? Đánh giá mức độ bảo vệ này có hiệu quả không? Tại sao?
C6. Theo anh chị, chủ doanh nghiệp hiện tại có đóng bảo hiểm xã hội đủ cho người lao động không? Tại sao có? Tại sao không?
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Kiến Của Công Nhân Đánh Giá Hoạt Động Công Đoàn Phân Theo Độ Tuổi.
- Đối Với Chính Phủ Và Các Bộ Ngành, Địa Phương
- Với Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động, Người Lao Động, Người Sử Dụng Lao Động
- Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 22
- Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 23
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
1.2. Thái độ của người lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc C1. Anh (chị) thấy các chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội hiện nay có phù hợp không? Lý do tại sao?
C2. Anh (chị) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của doanh nghiệp hiện tại trong việc giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội? Lý do tại sao?
C3. Tổ chức công đoàn có trợ giúp gì cho anh (chị) khi tham gia bảo hiểm xã hội không? Nếu có, anh (chị) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của các tổ chức công đoàn trợ giúp anh (chị) tham gia bảo hiểm xã hội? lý do tại sao?
C4. Nếu chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm mà cho thêm một ít tiền để tăng thêm lương cho người lao động thì anh chị có đồng tình không? Tại sao có? Và tại sao không?
C6. Anh (chị) đồng tình hay không đồng tình với việc một bộ phận người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần hoặc không đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu? Lý do tại sao?
1.3. Hành động của người lao động trong việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
C1. Anh, chị bắt đầu đi làm việc và được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm nào? Thời điểm đó, anh chị đã từng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa? Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của anh chị liên t c hay bị gián đoạn? Lý do đóng gián đoạn hoặc liên t c ?
C2. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp hiện tại, Anh chị có tìm hiểu thông tin quy định của pháp luật về quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội của mình như thế nào? Nếu có, anh (chị) gặp khó khăn gì trong việc tìm hiểu thông tin quy định của pháp luật và quyền lợi tham gia BHXH không?
C3. Các thông tin về bảo hiểm xã hội (mức đóng, số tiền đóng, nghĩa v của doanh nghiệp phải đóng bhxh bắt buộc cho công nhân, quyền lợi của người lao động khi tham gia bhxh bắt buộc…), Qua các kênh thông tin từ đâu (quản l trực tiếp, người thân, đồng nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng)? Tần suất nhận được các thông tin đó thế nào (hàng tháng, hàng quý)?
1.4. Mong muốn của người lao động trong việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
C2. Nếu không còn làm việc trong doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh tế tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, anh (chị) có tiếp t c tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Lý do tham gia tiếp hoặc không tham gia tiếp t c?
C3. Anh (chị) mong muốn tổ chức công đoàn làm gì cho người lao động khi có tranh chấp về lương, bảo hiểm xã hội; bảo vệ người lao động khi không được đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng BHXH không đúng với mức tiền lương thực nhận?
C5. Nếu không làm việc tại doanh nghiệp nữa? anh (chị) sẽ làm công việc gì ? có tiếp t c tham gia BHXH không? Nếu không còn làm việc/ mà chuyển sang làm tự do thì anh chị có muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Nếu không, anh chị có muốn hưởng BHXH một lần không? Lý do lựa chọn như vậy? Nếu hưởng BHXH một lần hoặc không có lương hưu BHXH Anh (chị) nghĩ thế nào về các thuận lợi, khó khăn đối với cuộc sống và trợ cấp khi về già?
2. Các yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp
2.1. Các yếu tố chủ quan
C1. Theo anh (chị) yếu tố nhận thức (trình độ học vấn, sự hiểu biết …) của người lao động ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?
C2. Theo anh (chị) việc hiểu biết các thông tin về quy định và quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?
C3. Theo anh (chị) lương và thu nhập hiện tại của người lao động có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động?
C4. Ý kiến của anh (chị) về đời sống người công nhân trong doanh nghiệp hiện nay? Những thuận lợi, khó khăn và thách thức?
2.2. Các yếu tố khách quan
C1. Theo anh (chị) làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân có khác nhau trong việc tham gia bảo hiểm xã hội không?Nếu có, lý do tại sao?
C2. Các yếu tố loại hình ngành nghề ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?
C4.
C5.
3. Các đặc trưng của quan hệ lao động ảnh hưởng tới sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp
C1. Trong công ty anh (chị) đang làm việc có mẫu thuẫn gì giữa chủ - thợ hoặc chủ doanh nghiệp - người lao động Mâu thuẫn gì là quan trọng nhất?
C2. Doanh nghiệp anh (chị) đang làm việc đã từng có tranh chấp về BHXH giữa doanh nghiệp và công nhân bao giờ chưa? Nếu có, việc này có thường xuyên không? Mức độ nghiêm trọng có lớn không? Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?
C3. Theo anh (chị), khi có tranh chấp lao động, tranh chấp bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử d ng lao động thì ai là người đứng ra bảo vệ cho người lao động? (tự mình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp; công đoàn….). Lý do tại sao?
C4. Theo anh (chị), công đoàn có tiếp cận, quan tâm, bảo vệ người lao động khi có tranh chấp bhxh bắt buộc với chủ doanh nghiệp không? Cán bộ công đoàn cơ sở có bảo vệ, giúp đỡ, hướng dẫn người lao động khi họ có tranh chấp bhxh không? Tại sao?
C5. Anh (chị) có dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp khi có vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội xảy ra đối với mình không? Tại sao?
***
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI
HIỆN NAY
(Đối tượng là cán bộ công đoàn)
Để nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, chúng tôi xin phép được trao đổi với ông (bà). Chúng tôi không chia sẻ tên của ông (bà) với bất cứ ai? Xin ông (bà) cứ trao đổi lại nếu chưa r thông tin, câu hỏi đưa ra. Chúng tôi mong muốn các thông tin thu nhận được sẽ góp thêm một phần cho cuộc sống của người lao động, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn được cải thiện ngày một tốt hơn.
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
Tập trung tìm hiểu các thông tin sau:
- Tuổi:
- Giới tính:
- Trình độ học vấn:
- Trình độ chuyên môn đào tạo:
- Công tác tại doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước (tư nhân)
- Công việc c thể trong doanh nghiệp:
- Tham gia vị trí quản lý gì trong doanh nghiệp không?
-Thâm niên công tác và kinh nghiệm hoạt động công đoàn?
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.1. Nhận thức của cán bộ công đoàn về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
C1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự cần thiết tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp nơi ông (bà) đang làm việc? và tại sao ông (bà) lại cho rằng như vậy?
C2. Ông (bà) biết và hiểu như thế nào về chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội? Nếu ông (bà) hiểu, thì ông (bà) tiếp cận những thông tin chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội qua những kênh thông tin nào? Ông (bà) có thể nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội? và tại sao ông (bà) thấy rằng đó là khó khăn và thuận lợi đối với mình?
C3. Ông (bà) đánh giá như thế nào về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động tại doanh nghiệp của mình? Ông (bà) có thấy chủ doanh nghiệp có chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội tốt không? Tại sao?
C4. Theo ông (bà) người lao động có quan tâm nhiều đến việc doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay không? Nếu có thì tại sao? và Nếu không thì tại sao? C5. Ông (bà) có biết trong doanh nghiệp đã có trường hợp người lao động nào không tham gia bảo hiểm xã hội không? Họ có thể tìm ai để bảo vệ khi chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ?; Đánh giá mức độ bảo vệ này có hiệu quả không? Tại sao?
C6. Theo ông (bà), chủ doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội đủ cho người lao động không? Tại sao có? Tại sao không?
C7. Cán bộ công đoàn cơ sở hiện nay mức sống như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu sống của bản thân và gia đình không?
C8. Công nhân mong đợi về công đoàn như thế nào? Có những khó khăn, thuận lợi gì trong việc thực hiện được nhưng mong đợi của công nhân?
1.2. Thái độ của cán bộ công đoàn với việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc
C1. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với các chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội hiện nay? Lý do tại sao? Đâu là những l hổng trong chủ trương, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội hiện nay?
C2. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giúp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội? Lý do tại sao?
C3. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của các tổ chức công đoàn trợ giúp anh (chị) tham gia bảo hiểm xã hội? lý do tại sao?
C4. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho anh, chị? Lý do tại sao?
C5. Nếu chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm mà cho thêm người lao động một ít tiền để tăng thêm lương cho người lao động thì ông (bà) có đồng tình không? Tại sao có? Và tại sao không?
C6. Ông (bà) đồng tình hay không đồng tình với việc một bộ phận người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần, không đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu? Lý do tại sao?
1.3. Hành động của cán bộ công đoàn với việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động
C1. Những hoạt động c thể mà công đoàn trong doanh nghiệp của ông (bà) đang làm việc đã triển khai? Và Ông (bà) đánh giá về mức độ hiệu quả của hoạt động này?
C2. Ông (bà) đánh giá về hoạt động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp? Tính hiệu quả và thực chất ra sao? Công đoàn cơ sở có nắm được thông tin về tình hình thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp của mình không? Qua kênh thông tin nào? Có thường xuyên không?
C3. Ông (bà) đánh giá như thế nào về tình trạng thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp ? và tại sao ông (bà) đánh giá như vậy?
C4. Khi có người lao động yêu cầu công đoàn bảo vệ thì đã được xử lý như thế nào? Ông (bà) có thể kể một số hành động bảo vệ người lao động c thể tại doanh nghiệp của mình mà ông (bà) biết được?
C5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp hiện nay?
C6. Ông (bà) đánh giá về niềm tin của công nhân đối với tổ chức công đoàn hiện nay như thế nào? Có khó khăn, thuận lợi, hạn chế gì? Giải pháp?
1.4. Mong muốn của cán bộ công đoàn với việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động
C1. Ông (bà) có mong muốn đề xuất gì với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trong h trợ giúp ông (bà) thực hiện tốt hơn đối với công việc bảo vệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp?
C2. Ông (bà) có mong muốn đề xuất gì với Nhà nước trong h trợ giúp ông (bà) thực hiện tốt hơn đối với công việ bảo vệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp?
C3. Ông (bà) có mong muốn đề xuất gì với doanh nghiệp trong việc h trợ giúp ông (bà) thực hiện tốt hơn đối với công việc bảo vệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp?
2. Các yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp
2.1. Các yếu tố chủ quan
C1. Theo ông (bà) yếu tố nhận thức (trình độ học vấn, sự hiểu biết …) của người lao động ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?
C2. Theo ông (bà) việc hiểu biết các thông tin về quy định và quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động? Lý do tại sao?
C3. Theo ông (bà) lương và thu nhập hiện tại của người lao động có ảnh hưởng như thế nào đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động?
C4. Ý kiến của ông (bà) về đời sống người công nhân trong doanh nghiệp hiện nay? Những thuận lợi, khó khăn và thách thức?