+ Nếu REER =100 thì đồng nội tệ có giá trị thực ngang giá trị trung bình các ngoại tệ
REER tăng có nghĩa là đồng nội tệ trở nên giảm giá trị thực và ngược lại, REER giảm có nghĩa là đồng nội tệ trở nên tăng giá trị thực.
Về ý nghĩa, cùng là tỷ giá thực nên REER có ý nghĩa tương tự RER. Tuy nhiên, REER được đánh giá là quan trọng hơn RER vì nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại và quan hệ đầu tư của một quốc gia với nhiều quốc gia khác (thay vì chỉ đối với một quốc gia đối tác như tỷ giá thực song phương RER). Như vậy, khi tỷ giá thực đa phương được tính toán tương quan với càng nhiều quốc gia đối tác thương mại thì mức độ ý nghĩa càng quan trọng.
2.1.2. Đo lường tỷ giá
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN thường sử dụng hai chỉ tiêu: mức độ tỷ giá (exchange rate level) và biến động tỷ giá (exchange rate volatility).
2.1.2.1. Mức độ tỷ giá (exchange rate level)
Mức độ tỷ giá chính là giá trị của các loại tỷ giá như: tỷ giá danh nghĩa song phương, tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương tại từng thời điểm. Khi đề cập đến sự thay đổi mức độ tỷ giá nghĩa là có sự thay đổi giá trị đồng tiền. Khi mức độ tỷ giá tăng, giá trị đồng nội tệ có thể tăng hoặc giảm tùy theo loại tỷ giá cũng như phương pháp yết giá đang được sử dụng.
Các nghiên cứu đã có sử dụng khái niệm mức độ tỷ giá để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN như: Itagaki (1981); Froot và Stein (1991); Campa (1993); Blonigen (1997); Swenson (1994); Klein và Rosengren (1994); Kogut và Chang (1996); Hung (1997); Campa và cộng sự (1998); Baek và Okawa (2001); Nucci và Pozzolo (2001); Kiyota và Urata (2004); Georgopoulos (2008); Takagi và Shi (2011); Mensah và cộng (2017); Ibrahim và
Raji (2018).
Có thể bạn quan tâm!
- Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 1
- Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 2
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu 1.3.1.đối Tượng Nghiên Cứu
- Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Tác Động Của Mức Độ Tỷ Giá Đến Vốn Fdi
- Tác Động Của Vốn Fdi Đến Tỷ Giá
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Mức độ tỷ giá REER được xác định theo các bước như sau:
Bước 1: Tính tỷ giá NEER (như trên)
Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng GDP mỗi nước
CPI=
×
Trong đó:
=1
-là chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ ở kỳ thứ i
-là chỉ số giá tiêu dùng của đồng tiền j ở kỳ thứ i
-là tỷ trọng GDP của quốc gia j
Bước 3: Tính REER theo công thức
Trong đó:
=×
- REERi là tỷ giá thực đa phương ở kỳ thứ i
- NEERi là tỷ giá danh nghĩa đa phương ở kỳ thứ i
-là chỉ số lạm phát của đồng nội tệ VND ở kỳ thứ i
-là chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ ở kỳ thứ i
2.1.2.2. Biến động tỷ giá (exchange rate volatility)
Biến động tỷ giá là chỉ tiêu được sử dụng để đo biến động các loại tỷ giá nêu trên. Các nghiên cứu đã có sử dụng biến động tỷ giá để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN như: Pozo (2001); Crowley và Lee (2003); Pain và Van Welsum (2003); Kiyota và Urata (2004); Kyereboah-Coleman và Agyire Tettey (2006); Vita và Abbott (2007); Gottschalk và Hall (2008); Dhakal, Nag, Pradhan và Upadhyaya (2010); Polat và Payaslıoğlu (2016); Mensah và cộng sự (2017).
Trên thế giới, có hai phương pháp tính biến động tỷ giá là độ lệch chuẩn tỷ giá và mô hình GARCH (1,1). Theo Lanyi và Suss (1982); Arize (1997) cả hai phương pháp này đều phổ biến và cho thấy hiệu quả trong các nghiên cứu liên quan biến động tỷ giá.
Đo lường biến động tỷ giá bằng độ lệch chuẩn:
Biến động tỷ giá, là sự biến thiên của tỷ giá (“variability”), được đo lường bằng độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn đo lường sự biến động, phân tán của các giá trị tỷ giá mỗi kỳ so với giá trị tỷ giá trung bình trong tập dữ liệu.
Công thức tính độ lệch chuẩn:
Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation) là đại lượng được sử dụng để phản ánh mức độ phân tán của một biến số xung quanh số bình quân” (Nguyễn Văn Ngọc, 2016).
Độ lệch chuẩn của mẫu được tính bằng công thức:
∑( )
Trong đó,
=
(2.1)
là độ lệch chuẩn của mẫu,
là trung bình của mẫu,
là thành phần thứ của mẫu
là tổng số thành phần của mẫu
Độ lệch chuẩn tỷ giá cho thấy sự chênh lệch về giá trị tỷ giá của từng kỳ so với giá trị tỷ giá trung bình. Độ lệch chuẩn tỷ giá (biến động tỷ giá) cao hơn nếu các giá trị tỷ giá khác nhau đáng kể. Nếu sự chênh lệch không đáng kể thì độ lệch chuẩn tỷ giá thấp và biến động tỷ giá ở mức thấp.
Đo lường biến động tỷ giá bằng mô hình GARCH(1,1)
Biến động tỷ giá (“uncertainty”) đo bằng mô hình GARCH (1,1) được hiểu là tình trạng không chắc chắn, tình trạng dễ thay đổi của tỷ giá. Theo Crowley và Lee (2003), Vita và Abbott (2007), biến động tỷ giá được tính toán bằng mô hình GARCH(1,1) sau đây:
V_reer=+ u(2.2.1)
u≈ (0, ℎ) (2.2.2)
ℎ =
+ ∑
+ ∑ℎ
(2.2.3)
Trong đó:
V_reert là biến động tỷ giá thực
ut là sai số ngẫu nhiên
ht: phương sai của tỷ giá thực
Theo Clare (1992), Brzozowski (2006) các phương pháp đo lường biến động tỷ giá phản ánh các khía cạnh khác nhau của biến động. Phương pháp nào phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và mang lại kết quả gần với kỳ vọng của nhà nghiên cứu sẽ được chọn sử dụng.
Nghiên cứu của Pozo (2001) sử dụng hai biện pháp đo lường biến động tỷ giá và tìm thấy biện pháp GARCH(1,1) quan trọng hơn thước đo độ lệch chuẩn. Khi sử dụng mô hình GARCH(1,1) để đo lường sự không chắc chắn của tỷ giá, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa biến động tỷ giá với FDI.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Mensah, Bokpin và Dei Fosu-Hene (2017), khi sử dụng biến động tỷ giá đo bằng mô hình GARCH(1,1), chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với FDI. Ngược lại, khi sử dụng biến động tỷ giá đo bằng độ lệch chuẩn, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và FDI.
Mặt khác, nghiên cứu thực nghiệm của Brzozowski (2006) về mối quan hệ giữa FDI và biến động tỷ giá đối với 19 thị trường mới nổi và 13 quốc gia gia nhập Liên minh tiền tệ châu Âu trong những năm 1990, sử dụng cả hai phương pháp đo lường biến động tỷ giá đều cho kết
quả có ảnh hưởng tiêu cực đến FDI ở các quốc gia mới nổi. Riêng đối với các nước gia nhập Liên minh tiền tệ châu Âu, biến động tỷ giá (đo lường theo phương pháp độ lệch chuẩn) tác động đến dòng vốn FDI và chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến động tỷ giá đo bằng phương pháp GARCH(1,1) đến FDI ở các quốc gia này.
Các kết quả nghiên cứu trên góp phần minh chứng cho lập luận rằng, sự lựa chọn phương pháp tính biến động tỷ giá có thể tạo ra sự khác biệt nhỏ về mặt thống kê (Clare, 1992; Carruth, Dickerson và Henley, 2000). Do đó, sử dụng đồng thời các phương pháp tính biến động tỷ giá trong cùng một nghiên cứu là điều rất quan trọng nhằm lựa chọn phương pháp thích hợp.
2.2. Tổng quan về vốn đầu tư nước ngoài
2.2.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài 2.2.1.1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Lexicon (2014) “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản đầu tư dưới hình thức sở hữu chi phối vào một doanh nghiệp ở một quốc gia bởi một pháp nhân có trụ sở tại một quốc gia khác”
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2005), “Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp (đơn vị thể chế) trong các lĩnh vực tài chính hoặc phi tài chính của nền kinh tế, trong đó một nhà đầu tư không thường trú sở hữu từ 10% trở lên quyền biểu quyết của một doanh nghiệp được thành lập hoặc có quyền sở hữu tương đương trong một doanh nghiệp hoạt động theo một cơ cấu pháp lý khác”. Như vậy, theo IMF (2005), nhà đầu tư FDI là các nhà ĐTNN có nắm giữ từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên sẽ có quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2014 mặc dù không đề cập khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài” nhưng có các khái niệm liên quan như sau:
+ Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
+ “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.
+ “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc tài sản vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
2.2.1.2.Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Theo Arthur và Sheffrin (2003), “đầu tư danh mục đầu tư nước ngoài là đầu tư vào các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và các khoản tương đương tiền ở nước ngoài của một nhà đầu tư hoặc tổ chức”. Về mặt kinh tế học, đầu tư danh mục nước ngoài là việc mua trái phiếu và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của quốc gia mà nhà đầu tư không cư trú, đôi khi là nhằm mục đích đầu cơ.
Theo IMF (2005), “đầu tư danh mục nước ngoài được định nghĩa là các vị trí và giao dịch vốn xuyên biên giới liên quan đến các chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn, ngoại trừ các khoản đầu tư trực tiếp hoặc tài sản dự trữ”. Như vậy, theo IMF (2005), nhà đầu tư danh mục nước ngoài là các nhà ĐTNN có nắm giữ ít hơn 10% cổ phiếu thường của công ty và không tham gia kiểm soát doanh nghiệp. Các chứng khoán do các nhà đầu tư nắm giữ được tự do mua bán, chuyển nhượng.
Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2014, mặc dù không đề cập khái niệm “đầu tư gián tiếp nước ngoài” nhưng có các khái niệm liên quan như sau:
+ “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.
+ “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu khái quát đầu tư gián tiếp nước ngoài (còn gọi là đầu tư danh mục nước ngoài) là việc nhà đầu tư ở nước ngoài mua trái phiếu và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của một quốc gia khác nhằm mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài không có đủ quyền kiểm soát hay quản lý các tổ chức phát hành chứng khoán đó.
2.2.2. Khái niệm vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo IMF (2005), “vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn dịch chuyển từ nước chủ đầu tư sang một quốc gia khác với tính chất đầu tư trực tiếp”. Theo đó, vốn FDI có các đặc điểm chính như sau:
+ Đây là dòng vốn đầu tư ít có khả năng thay đổi trong ngắn hạn do các nhà ĐTNN góp vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư lâu dài ổn định (các dự án FDI thường kéo dài từ 10 năm trở lên).
+ Vốn FDI chuyển vào một quốc gia có thể là vốn bằng tiền cũng có thể là các nguồn lực khác như: máy móc thiết bị, công nghệ, uy tín, thương hiệu,…Vốn FDI hình thành nên các
tài sản hữu hình và vô hình tại nước nhận đầu tư và các tài sản này không dễ dàng chuyển đổi thành tiền.
Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2014, “vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu khái quát vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là vốn bằng tiền hoặc tài sản khác như: máy móc thiết bị, công nghệ, uy tín, thương hiệu,… được nhà ĐTNN góp vốn và đầu tư lâu dài ổn định ở quốc gia đó.
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Theo IMF (2005), “vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là dòng vốn dịch chuyển từ nước chủ đầu tư sang một quốc gia khác với tính chất đầu tư danh mục thông qua thị trường chứng khoán”. Theo đó, vốn FPI có các đặc điểm chính như sau:
+ Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) khỏi một quốc gia rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
+ Vốn FPI chuyển vào một quốc gia chỉ có thể là vốn bằng tiền, được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một quốc gia thông qua hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán,… Vốn FPI là các chứng khoán nên có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền.
Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2014, “vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu khái quát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại một quốc gia là vốn bằng tiền được các nhà ĐTNN góp vốn thông qua thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Do vậy, trong phạm vi luận án này, vốn FPI được hiểu là vốn đầu tư danh mục nước ngoài hoặc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và có thể được dùng thay thế cho nhau.
2.2.3. Đo lường vốn đầu tư nước ngoài
Để đo lường vốn ĐTNN, các nghiên cứu đã có thường sử dụng các thước đo như sau:
Dòng vốn vào (inflow) là giá trị vốn của các nhà ĐTNN vào một quốc gia tính trên một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm). Vốn vào ròng (net inflow) là giá trị vốn ĐTNN vào một quốc gia tăng lên trừ giá trị vốn ĐTNN sụt giảm trong thời gian đó. Giá trị dòng vốn FDI vào ròng được thể hiện ở khoản“đầu tư trực tiếp”, của cán cân thanh toán quốc gia. Giá trị dòng vốn FPI vào ròng được thể hiện ở khoản “đầu tư danh mục” của cán cân thanh toán quốc gia.
Dòng vốn ra (outflow) là giá trị vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước tính trên một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm). Vốn ra ròng (net outflow) là giá trị vốn đầu tư ra nước ngoài tăng lên trừ giá trị vốn thu hồi về nước trong thời gian đó.
Vốn ĐTNN có thể được đo lường bằng số tuyệt đối là giá trị vốn ĐTNN vào một quốc gia (Goldberg và Kolstad, 1995; Takagi và Shi, 2011; Ahmed và Zlate, 2014). Mặt khác, vốn ĐTNN cũng có thể đo lường bằng giá trị tương đối (đo bằng tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị vốn FDI vào một quốc gia trên GDP (Adams, 2009; Herzer và cộng sự, 2008).
Về đơn vị đo lường, vốn ĐTNN có thể được đo lường bởi nhiều đồng tiền khác nhau (đồng tiền nước chủ đầu tư, đồng tiền nước nhận đầu tư hay đồng tiền mạnh trong thanh toán quốc tế như USD, EUR.
2.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài
2.3.1. Cơ sở lý thuyết về tỷ giá
Hiện nay, trên thế giới có các lý thuyết xác định tỷ giá như sau:
Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity –PPP), của Gustavav Casell (1918) giải thích sự thay đổi của tỷ giá khi có sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát của các nước. Lý thuyết PPP cho thấy tỷ giá sẽ được điều chỉnh để duy trì sự cân bằng trong sức mua.
Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity –IRP) của J. M. Keynes (1930), giải thích sự thay đổi của tỷ giá khi có sự thay đổi lãi suất giữa các nước. Khi lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trị để bù đắp lãi suất ngoại tệ thấp.
Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect –IFE) của Irving Fisher (1930). Lý thuyết IFE là một lý thuyết liên quan kỳ vọng của thị trường, trong đó sử dụng lãi suất danh nghĩa để xác định tỷ giá. Theo lý thuyết IFE, một sự gia tăng bất ngờ trong lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến gia tăng vốn ĐTNN vào quốc gia đó nhằm tận dụng lãi suất cao. Trong trường hợp này, nếu thị trường ngoại hối hiệu quả và không có vốn đầu tư từ bên trong thì tỷ giá thay đổi theo hướng tăng giá trị đồng tiền nước nhận đầu tư.
Các lý thuyết về tỷ giá cho thấy tỷ giá được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ từ các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Các giao dịch này xác định tỷ giá trao đổi các loại tiền tệ, xác định chi phí mua hàng nước ngoài và chi phí để có các tài sản tài chính. Tỷ giá không chỉ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu mà còn đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề thu hút vốn ĐTNN vào một quốc gia. Đồng thời, vốn ĐTNN vào một quốc gia cũng chính là nguyên nhân góp phần gây nên biến động tỷ giá.
2.3.2. Cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư nước ngoài
Liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, Dunning (1988) đề xuất mô hình OLI (Ownership, Location, Internalization) cung cấp khung lý thuyết phân tích tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến động cơ đầu tư và lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia ra nước ngoài. Theo quan điểm của Dunning (1988), các công ty đa quốc gia phải sở hữu một số lợi thế nhất định để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa tại thị trường nước nhận đầu tư. Các lợi thế đó bao gồm: lợi thế về quyền sở hữu, lợi thế về địa điểm đầu tư và lợi thế về nội hóa. Theo đó, các lợi thế về địa điểm đầu tư liên quan nhiều đến tỷ giá như ưu thế tài nguyên, chi phí lao động rẻ, chi phí sản xuất và vận chuyển rẻ, rủi ro đầu tư thấp,… Mô hình OLI của Dunning (1988) nhấn mạnh vai trò trực tiếp của tỷ giá thực đối với vốn FDI bởi lập luận rằng, một động lực thúc đẩy FDI là các công ty đa quốc gia mong muốn chuyển đến địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn, trong đó có chi phí liên quan tỷ giá.
Liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài, Markowitz (1952) giới thiệu lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại với lập luận rằng, các nhà đầu tư nên đầu tư vào các công cụ có mối tương quan ngược chiều với nhau để giảm thiểu rủi ro. Nhà ĐTNN đầu tư vào các công cụ tài chính của nhiều quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận cao hơn trên cùng mức rủi ro được xem xét trong bối cảnh đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, do đầu tư ở nhiều quốc gia khác nhau, giá trị chứng khoán được thể hiện bằng ngoại tệ nên lợi nhuận của khoản đầu tư này có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro bắt nguồn từ thay đổi tỷ giá. Những thay đổi này có thể làm gia tăng rủi ro nhưng cũng có thể làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hiệu quả danh mục đầu tư phụ thuộc vào loại tỷ giá, sự thay đổi của tỷ giá, chiều biến động của tỷ giá và tương quan giá trị giữa các đồng tiền. Như vậy, yếu tố tỷ giá có tác động đến lợi nhuận và rủi ro của các khoản đầu tư danh mục nước ngoài, do đó, có tác động đến quyết định đầu tư FPI của các nhà ĐTNN.
Tóm lại, lý thuyết về yếu tố quyết định đến đầu tư FDI và FPI đều quan tâm đến lợi ích trong đầu tư (như chi phí đầu tư, địa điểm đầu tư,…) và bảo toàn giá trị vốn đầu tư cũng như đảm bảo khả năng sinh lời. Trong đó, các lý thuyết này cho thấy tỷ giá là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ĐTNN. Về mặt lý thuyết, tỷ giá có tác động đến quyết định của các nhà ĐTNN. Đầu tiên, đồng nội tệ giảm giá hấp dẫn các nhà đầu tư FDI có mục tiêu tìm kiếm hiệu quả nhờ giảm chi phí sản xuất. Thứ hai, đồng nội tệ yếu làm giảm giá tương đối các tài sản ở một quốc gia tính theo các đơn vị tiền tệ nước ngoài. Theo đó, các nhà ĐTNN tiêu tốn lượng ngoại tệ ít hơn để có được các tài sản này. Mặt khác, biến động cao