Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam


Giả thuyết H8: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

Một số nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến FPI (Baek, 2006; Duasa và Kassim, 2009; Singhania và Saini, 2018). Bên cạnh đó, có nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến tỷ giá (Drine và Rault, 2006). Trên cơ sở đó, luận án kỳ vọng tăng trưởng kinh tế có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết H9: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

Nghiên cứu của Fratzscher (2012) cho thấy, trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính, các yếu tố đẩy (khủng hoảng toàn cầu, thay đổi thanh khoản toàn cầu và các điều kiện rủi ro) chính là yếu tố quan trọng dẫn dắt dòng vốn quốc tế. Ngược lại, trong giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng thì các yếu tố kéo (các yếu tố kinh tế vĩ mô nền tảng của các quốc gia tiếp nhận vốn) lại đóng vai trò quan trọng.

Mặt khác, nghiên cứu của Garg và Dua (2014) cho thấy, vốn FPI biến động hơn vốn FDI trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy khủng hoảng tài chính có tác động đáng kể đến bất ổn tỷ giá (Lee, 2015; Aizenman và Binici, 2016).

Diễn biến dòng vốn FPI ở Việt Nam cho thấy, vốn FPI sụt giảm mạnh ở các giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, luận án chưa tìm thấy có nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính đến tỷ giá cũng như vốn FPI ở Việt Nam. Do vậy, luận án đề xuất kiểm định giả thuyết về tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam. Luận án kỳ vọng khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết H10: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam”

Theo kết quả lược khảo một số nghiên cứu, biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến vốn FPI (Choi và Rajan, 1997; Eun và Resnick, 1988; Darby và cộng sự, 1999; Brink và Viviers, 2003; Kodongo và Ojah, 2012; Garg và Dua, 2014; Jehan và Hamid, 2017; Grossmann và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy, trong cùng một mẫu dữ liệu nghiên cứu, biến động tỷ giá có tác động đến vốn FPI với chiều hướng khác nhau giữa các quốc gia (Caporale, Ali và Spagnolo, 2015; Hau và Rey, 2006; Baek, 2006; Fidora và cộng sự, 2007). Do vậy, luận án đề xuất kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

biến động tỷ giá (được đo bằng hai phương pháp kể trên) và vốn FPI ở Việt Nam. Luận án kỳ vọng, biến động tỷ giá có tác động đến vốn FPI vào Việt Nam.

3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 9

Căn cứ các nghiên cứu trước như Morande (1988); Pradhan và cộng sự (2004); Kodongo và Ojah (2012); Kodongo và Ojah (2013); Komuves và Ramirez (2014); Ifeakachukwu và Ditimi (2014); Lee (2015); Boateng và cộng sự (2015), luận án xây dựng mô hình nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam có dạng tổng quát như sau:


=+++() + +


=+++ Ω() + +


Trong đó:

đại diện cho các biến liên quan vốn ĐTNN tại thời điểm t

đại diện cho các biến độ trễ của ĐTNN tại thời điểm t

đại diện cho các biến liên quan tỷ giá tại thời điểm t

đại diện cho các biến độ trễ của tỷ giá tại thời điểm t

đại diện cho i biến kiểm soát tại thời điểm t

dummy đại diện cho biến giả trong mô hình nghiên cứu (Theil và Goldberger, 1961; Del Negro và Schorfheide, 2011).

Đây là mô hình VAR tổng quát phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN được xây dựng dựa trên giả định các chuỗi dữ liệu không tồn tại đồng liên kết. Trong trường hợp, các chuỗi dữ liệu có tồn tại quan hệ đồng liên kết thì luận án sẽ sử dụng mô hình VECM (một dạng đặc biệt của mô hình VAR) để đánh giá mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa hai biến.

Mô hình VECM có dạng như sau:


=++++() + +


=++++ Ω() + +


Trong đó:

đại diện cho các biến liên quan vốn ĐTNN tại thời điểm t

đại diện cho các biến độ trễ của ĐTNN tại thời điểm t

đại diện cho các biến liên quan tỷ giá tại thời điểm t

đại diện cho các biến độ trễ của tỷ giá tại thời điểm t

đại diện cho i biến kiểm soát tại thời điểm t

dummy đại diện cho biến giả trong mô hình nghiên cứu (Theil và Goldberger, 1961; Del Negro và Schorfheide, 2011).

Trong thực tế, việc sử dụng mô hình VAR (hay VECM) để kiểm định các giả thuyết phụ thuộc vào đặc tính của dữ liệu. Sau khi thu thập và xử lý các chuỗi dữ liệu, luận án sẽ thực hiện kiểm định đồng liên kết để quyết định sử dụng mô hình VAR hay VECM cho các kiểm định cụ thể. Nếu các chuỗi dữ liệu không tồn tại đồng liên kết, luận án sẽ sử dụng mô hình VAR, trường hợp các chuỗi dữ liệu có tồn tại đồng liên kết sẽ sử dụng mô hình VECM.

3.2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam

Căn cứ các nghiên cứu trước như Morande (1988); Pradhan và cộng sự (2004); Kodongo và Ojah (2012); Kodongo và Ojah (2013); Komuves và Ramirez (2014); Ifeakachukwu và Ditimi (2014); Lee (2015); Boateng và cộng sự (2015) và đặc tính các chuỗi dữ liệu không tồn tại đồng liên kết, luận án xây dựng mô hình 1 về mối quan hệ giữa tỷ giá và FDI ở Việt Nam nhằm kiểm định các giả thuyết:

Giả thuyết H1: “Mức độ tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI ởViệt Nam”

Giả thuyết H2: “Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam”

Giả thuyết H3: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam”

Giả thuyết H4: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam”

(1) Mô hình 1: Mối quan hệ giữa tỷ giá và FDI tại Việt Nam


=+ ∑

+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.1.1)


=+ ∑

+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.1.2)


Trong đó, các biến đo lường cụ thể như sau:

-: vốn FDI vào Việt Nam (triệu USD)

-: biến trễ của vốn FDI vào Việt Nam tại thời điểm t

-: tỷ giá thực đa phương của Việt Nam với 143 đối tác thương mại

-: biến trễ của tỷ giá thực tại thời điểm t

- Biến kiểm soát: OPEN: độ mở thương mại (%); GROWTH: tốc độ tăng trưởng GDP (%); dummy: biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhận giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng Q2/2007 đến Q2/2009 (Aizenman và Binici, 2016), nhận giá trị 0 nếu ngoài giai đoạn khủng hoảng.

Đồng thời, để kiểm định giả thuyết H5 “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt nam”, luận án đã xây dựng hai mô hình nghiên cứu cụ thể là mô hình 2 và mô hình 3.

(2) Mô hình 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam (sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp độ lệch chuẩn)

=+ ∑

+ ∑

_+ ∑

+


+ +(3.2.1)


_=+ ∑

_+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.2.2)

(3) Mô hình 3: nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam, sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp GARCH(1,1)

=+ ∑

+ ∑

_+ ∑

+


+ +(3.3.1)


_=+ ∑

_+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.3.2)

Trong đó, các biến đo lường cụ thể như sau:

-: vốn FDI vào Việt Nam tại thời điểm t (triệu USD)

-: biến trễ của vốn FDI vào Việt Nam

- _: biến động tỷ giá thực đa phương Việt Nam tại thời điểm t (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn)


- _: biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn)

- _: biến động tỷ giá thực đa phương Việt Nam tại thời điểm t (đo bằng phương pháp GARCH(1,1)

- _: biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương Việt Nam tại thời điểm t (đo bằng phương pháp GARCH(1,1)

- Biến kiểm soát: OPEN: độ mở thương mại (%); GROWTH: tốc độ tăng trưởng GDP (%); dummy: biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhận giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng Q2/2007 đến Q2/2009 (Aizenman và Binici, 2016), nhận giá trị 0 nếu ngoài giai đoạn khủng hoảng.

3.2.2.Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam

Căn cứ các nghiên cứu trước như Morande (1988); Kodongo và Ojah (2012); Kodongo và Ojah (2013); Ifeakachukwu và Ditimi (2014), đặc tính các chuỗi dữ liệu không tồn tại đồng liên kết, luận án xây dựng mô hình 4 về mối quan hệ giữa tỷ giá và FPI tại Việt Nam nhằm kiểm định các giả thuyết:

Giả thuyết H6: “Mức độ tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam”

Giả thuyết H7: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

Giả thuyết H8: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

Giả thuyết H9: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

(4) Mô hình 4: nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam


=+ ∑

+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.4.1)


=+ ∑

+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.4.2)

Trong đó, các biến đo lường cụ thể như sau:

-: vốn FPI vào Việt Nam (triệu USD)

-: biến trễ của vốn FPI vào Việt Nam tại thời điểm t

-: tỷ giá thực đa phương của Việt Nam và 143 đối tác thương mại tại thời điểm t

-: biến trễ của tỷ giá thực


- Biến kiểm soát: OPEN: độ mở thương mại (%); GROWTH: tốc độ tăng trưởng GDP (%); dummy: biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhận giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng Q2/2007 đến Q2/2009 (Aizenman và Binici, 2016), nhận giá trị 0 nếu ngoài giai đoạn khủng hoảng.

Đồng thời, để kiểm định giả thuyết H10 “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt nam”, luận án đã xây dựng hai mô hình nghiên cứu cụ thể là mô hình 5 và mô hình

6. Cụ thể mô hình 5 kiểm định mối quan hệ giữa vốn FPI và biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp GARCH(1,1). Mô hình 6 kiểm định mối quan hệ giữa vốn FPI và biến động tỷ giá (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn). Cụ thể các mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

(5) Mô hình 5: nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam (sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp độ lệch chuẩn)

=+ ∑

+ ∑

_+ ∑

+


+ +(3.5.1)


_=+ ∑

_+ ∑

+ ∑

+

+ +(3.5.2)


(6) Mô hình 6: nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam (sử dụng biến động tỷ giá tính theo phương pháp GARCH(1,1))

=+ ∑

+ ∑

_+ ∑

+


+ +(3.6.1)


_=+ ∑

_+ ∑

+ ∑

+


+ +(3.6.2)

Trong đó, các biến đo lường cụ thể như sau:

-: vốn FPI vào Việt Nam tại thời điểm t (triệu USD)

-: biến trễ của vốn FPI vào Việt Nam tại thời điểm t

- _: biến động tỷ giá thực đa phương Việt Nam tại thời điểm t (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn)

- _: biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương (đo bằng phương pháp độ lệch chuẩn)

- _: biến động tỷ giá thực đa phương Việt Nam tại thời điểm t (đo bằng phương pháp GARCH(1,1)

- _: biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương Việt Nam tại thời điểm t (đo bằng phương pháp GARCH(1,1)


- Biến kiểm soát: OPEN: độ mở thương mại (%); GROWTH: tốc độ tăng trưởng GDP (%); dummy: biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhận giá trị 1 trong giai đoạn khủng hoảng Q2/2007 đến Q2/2009 (Aizenman và Binici, 2016), nhận giá trị 0 nếu ngoài giai đoạn khủng hoảng.

3.3. Mô tả các biến và dữ liệu trong mô hình nghiên cứu

3.3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu

Các biến đại diện cho tỷ giá thực đa phương: REER, Std_reer, V_reer

Yếu tố tỷ giá sử dụng trong các mô hình nghiên cứu là tỷ giá thực đa phương (REER). REER được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với các đối tác thương mại. Tỷ giá thực đa phương phản ánh tương quan sức mua thực tế của nội tệ so với giá trị trung bình của đồng tiền đối tác thương mại.

Carrieri và cộng sự (2006) lập luận rằng các nhà nghiên cứu nên xem xét tỷ giá thực hơn là tỷ giá danh nghĩa vì tỷ giá thực loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát và là biến số tốt hơn phản ánh tác động của tỷ giá đến vốn ĐTNN. Hơn nữa, phân tích tỷ giá thực rất quan trọng đối với các quốc gia có cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thể hiện sự can thiệp đáng kể của chính phủ trong việc quản lý tỷ giá (Berdiev và cộng sự, 2012). Giá trị thực của tỷ giá cho thấy mức độ cạnh tranh thực sự của quốc gia trên thị trường thế giới.

Luận án sử dụng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam và 143 đối tác thương mại, do tổ chức BRUEGEL, Châu Âu công bố. Các mô hình nghiên cứu trong luận án sử dụng 3 biến số là REER, Std_reer và V_reer để kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN.

(1) Biến sốđại diện cho mức độ tỷ giá thực đa phương của Việt Nam với 143 đối tác thương mại tại thời điểm t. Biến sốlà biến trễ của mức độ tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t.

(2) Biến số _đo lường biến động tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t, là biến số đề cập đến sự biến thiên (“variability”) của tỷ giá thực. Với dữ liệu tỷ giá thực đa phương thu thập được từ BRUEGEL, luận án tính toán _theo phương pháp độ lệch chuẩn. Biến số _là biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t.

(3) Biến số _đo lường biến động tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t, là biến số đề cập đến tình trạng không chắc chắn (“uncertainty”) của tỷ giá thực. Dựa vào số liệu tỷ giá thực đa phương thu thập được từ BRUEGEL, luận án tính toán _theo phương pháp GARCH(1,1). Biến số _là biến trễ của biến động tỷ giá thực đa phương tại thời điểm t.


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Luận án sử dụng biến “” đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tại thời điểm t và biến số “” đại diện cho biến trễ của vốn FDI vào Việt Nam tại thời điểm t.

Biến FDI là giá trị vốn FDI vào Việt Nam ròng (theo tần suất quý), đơn vị tính là triệu USD. Số liệu FDI được thu thập từ thống kê tài chính quốc tế, IMF.

Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

Luận án sử dụng biến “” đại diện cho vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Việt Nam tại thời điểm t và biến số “” đại diện cho biến trễ của vốn FPI vào Việt Nam tại thời điểm t.

Biến FPI là giá trị vốn FPI vào Việt Nam ròng (theo tần suất quý), đơn vị tính là triệu USD. Số liệu FPI được thu thập từ thống kê tài chính quốc tế, IMF.

Độ mở thương mại (OPEN)

Erdal và Tatoglu (2002), độ mở thương mại là biến đại diện cho chính sách ngoại thương, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch giá trị xuất cộng giá trị nhập khẩu chia cho GDP của một quốc gia. Luận án tính toán độ mở thương mại của Việt Nam dựa trên dữ liệu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và GDP của Việt Nam (thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam).

Tăng trưởng kinh tế (GROWTH)

Tăng trưởng kinh tế có thể được đo bằng sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định.

Trong các nghiên cứu kinh tế, biến GDP được sử dụng phổ biến vì giúp dễ dàng theo dõi các hoạt động kinh tế trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia. Các tổ chức thống kê uy tín trên thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), Ngân hàng thế giới (WB) đều sử dụng biến GDP để đo lường tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế có thể do bằng mức tăng trưởng tuyệt đối, tỉ lệ tăng trưởng (%). Căn cứ vào các nghiên cứu đã có, luận án sử dụng biến tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân theo quý, đơn vị tính (%). Trong phạm vi luận án này, thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP có thể sử dụng thay thế cho nhau. Dữ liệu tăng trưởng GDP (%) được thu thập từ tổng cục thống kê Việt Nam.

Biến giả khủng hoảng tài chính toàn cầu (dummy)

Luận án sử dụng biến giả “dummy” đại diện cho khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đưa vào mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Căn cứ các nghiên cứu

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí