Qui Trình Nghiên Cứu Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài


Bảng 2.5. Tác động của vốn FPI đến tỷ giá


FPI tác động cùng chiều đến tỷ giá

FPI có quan hệ với tỷ giá, chưa xác định chiều

tác động

Không có ý nghĩa thống kê

1. Athukorala và Rajapatirana (2003)

2. Brooks và cộng sự (2004)

3. Ibarra (2011)

4. Combes và cộng sự (2012)

5. Ibicioglu (2012) (NER) 6. Ersoy (2013)

7. Jongwanich và cộng sự (2013)

8. Anggitawati và Ekaputra (2018)

1. Kodongo và Ojah (2012)

2. Caporale, Ali, Spagnolo và Spagnolo (2017)

3. Gyntelberg và cộng sự (2018)

1. Ifeakachukwu và Ditimi (2014)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp Việt Nam - 8

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.5. Khoảng trống nghiên cứu về quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoàiMối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả lược khảo cho thấy, các nhà nghiên cứu phân tích mối quan hệ này theo hai nội dung: (1) mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI; (2) mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI. Trong mỗi nội dung, có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động một chiều từ tỷ giá đến vốn ĐTNN hơn là nghiên cứu ở chiều ngược lại.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN còn nhiều tranh cãi. Mặc dù phần lớn nghiên cứu đồng tình có tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN nhưng chiều tác động vẫn còn khác nhau và một số nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu khác nhau có ảnh hưởng bởi sự khác biệt về đặc điểm của quốc gia được nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu, biến số phân tích, mô hình được lựa chọn. Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu đã có về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN, luận án rút ra một số khoảng trống khoa học quan trọng sau đây:

Có ít nghiên cứu phân tích đồng thời mối quan hệ cả hai dòng vốn FDI và vốn FPI với tỷ giá trong cùng một nghiên cứu. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN chủ yếu riêng cho từng dòng vốn, trong đó nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI còn hạn chế về số lượng so với vốn FDI. Rất ít nghiên cứu phân tích đồng thời mối quan hệ giữa tỷ giá với cả hai dòng vốn. Do đó, cần phát triển khoảng trống nghiên cứu này.


Các nghiên cứu ở quốc gia đang phát triển còn hạn chế so với các quốc gia phát triển. Từ rất sớm (thập kỷ 70), nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN đã được thực hiện ở các quốc gia phát triển. Trong khi các nghiên cứu về vấn đề này tại các quốc gia đang phát triển còn hạn chế về số lượng và bắt đầu được quan tâm trong những thập kỷ gần đây. Do đó, cần tiếp tục bổ sung khoảng trống nghiên cứu đối với mẫu quốc gia đang phát triển.

Về mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu trước sử dụng phương pháp hồi qui OLS và các mô hình như VAR, VECM, ARDL. Thời gian gần đây, mô hình VAR, VECM cho thấy hiệu quả và tiếp tục được lựa chọn trong các nghiên cứu kiểm định mối quan hệ mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Do đó, tiếp tục sử dụng mô hình VAR, VECM trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN là khoảng trống cần bổ sung.

Về biến số đại diện cho yếu tố tỷ giá, các nghiên cứu trước sử dụng các biến số tỷ giá danh nghĩa song phương (NER), tỷ giá thực song phương (RER) và ít nghiên cứu sử dụng biến số tỷ giá danh nghĩa đa phương REER. Theo Carrieri, Errunza và Majerbi (2006); Berdiev, Kim và Chang (2012), các nhà nghiên cứu thường ưu tiên sử dụng tỷ giá thực hơn là tỷ giá danh nghĩa vì tỷ giá thực loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát và là chỉ số tốt hơn phản ánh tác động của tỷ giá đến vốn ĐTNN. Đặc biệt, biến số tỷ giá thực đa phương với đối tác thương mại càng lớn càng được ưu tiên sử dụng vì phản ánh chính xác hơn về tỷ giá. Do vậy, cần rất cần thiết bổ sung nghiên cứu có sử dụng chỉ số tỷ giá thực đa phương với tương quan nhiều đối tác thương mại.

Về đo lường biến động tỷ giá, các nghiên cứu trước sử dụng một trong hai phương pháp đo lường biến động tỷ giá: GARCH(1,1) và độ lệch chuẩn. Theo Clare (1992); Carruth và cộng sự (2000), sự lựa chọn phương pháp tính biến động tỷ giá có thể tạo ra sự khác biệt nhỏ về mặt thống kê. Do đó, tiếp tục sử dụng đồng thời các phương pháp tính biến động tỷ giá trong cùng một nghiên cứu là khoảng trống cần thực hiện nhằm chọn ra phương pháp tính biến động tỷ giá phù hợp cho nghiên cứu.

Về yếu tố vĩ mô tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN, các nghiên cứu trước cho thấy, tỷ giá và dòng vốn ĐTNN chịu ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại. Tuy nhiên, luận án chưa tìm thấy nghiên cứu sử dụng yếu tố tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại vào mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Đây là khoảng trống nghiên cứu quan trọng, cần bổ sung các yếu tố vĩ mô trong mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và dòng vốn ĐTNN.


Về yếu tố khủng hoảng tài chính toàn cầu, gần đây được các nhà nghiên cứu quan tâm trong phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô. Kết quả lược khảo cho thấy, khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng đến tỷ giá, vốn ĐTNN cũng như có tác động đến mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Tuy nhiên, mức độ tác động của khủng hoảng tài chính ở các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào khả năng chống đỡ của nền kinh tế đó. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính đến vốn FDI nhưng luận án chưa tìm thấy có nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính đến tỷ giá cũng như vốn FPI. Đây cũng là khoảng trống quan trọng cần bổ sung về phân tích tác động của khủng hoảng tài chính trong mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam.

Kết quả lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo. Về mặt thực nghiệm, mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Hiện nay, ở Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN còn hạn chế về số lượng, và ít có nghiên cứu định lượng. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu phân tích mối quan hệ hai chiều giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam có chịu sự tác động của tỷ lệ tăng trưởng và độ mở thương mại hay không? Bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam hay không? Chính phủ cần lưu ý những chính sách tỷ giá và thu hút vốn ĐTNN như thế nào? Đây chính là khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung. Khoảng trống nghiên cứu là cơ sở để luận án xác định phạm vi phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và dòng vốn ĐTNN tại Việt Nam ở các chương tiếp theo.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã trình bày được tổng quan về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Chương 2 đã nêu được tổng quan về tỷ giá và vốn ĐTNN. Đồng thời, chương 2 đã trình bày hệ thống lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN làm cơ sở để xác định mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 2 đã tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước, tóm tắt các kết quả chính và phương pháp nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN. Phần cuối của chương 2 đã xác định được các khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu cần thực hiện bổ sung trong luận án này.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Qui trình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài

3.1.1. Qui trình nghiên cứu tổng quát


Lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước

Xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Phát triển các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát

Thu thập, phân tích dữ liệu nhằm xác định mô hình nghiên cứu cụ thể

Kiểm định mô hình nghiên cứu

Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và hàm ý chính sách


Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu


Qui trình nghiên cứu tổng quát được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước từ đó xác định khung lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam.

Bước 2. Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu đã có, nghiên cứu định tính giúp xác định mục tiêu nghiên cứu, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3. Nghiên cứu định tính nhằm phát triển các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát

Bước 4. Sau khi có mô hình nghiên cứu tổng quát, tiếp tục thu thập dữ liệu và phân tích đặc tính của dữ liệu nhằm xác định các mô hình nghiên cứu thích hợp (VAR hoặc VECM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.

Bước 5. Thực hiện phân tích định lượng kiểm định các mô hình nghiên cứu

Bước 6. Nghiên cứu định tính phân tích kết quả nghiên cứu và kết hợp thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 7. Kết luận vấn đề nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách liên quan

Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN ở Việt Nam thông qua kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng. Trong đó, phân tích định tính giúp định hướng, xác định vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để thiết kế mô hình nghiên cứu dùng trong phân tích định lượng. Cuối cùng, phân tích định tính được sử dụng để phân tích kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất hàm ý chính sách liên quan.

3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Kết quả lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN cho thấy, vốn FDI và vốn FPI có sự khác biệt trong mối quan hệ với tỷ giá. Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho thấy, dòng vốn FPI ảnh hưởng đến tỷ giá nhiều hơn so với dòng vốn FDI: Athukorala và Rajapatirana (2003); Ersoy (2013); Jongwanich và cộng sự (2013); Gyntelberg và cộng sự (2018). Trên cơ sở đó, luận án đề xuất nghiên cứu đồng thời mối quan hệ của tỷ giá với cả hai thành phần của vốn ĐTNN là FDI và FPI nhằm so sánh điểm giống và khác nhau trong mối quan hệ giữa tỷ giá với vốn FDI và FPI ở Việt Nam. Luận án phát triển các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn ĐTNN tại Việt Nam như sau:


3.1.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam

Giả thuyết H1: “Mức độ tỷ giá thực đa phương có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam”

Các nghiên cứu đã có cho thấy, mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI có thể là quan hệ hai chiều (Tsaurai, 2015) hay quan hệ một chiều từ tỷ giá đến FDI (Goldberg và Klein, 1997; Urata và Kawai, 2000; Pain và Van Welsum, 2003) hoặc quan hệ một chiều từ vốn FDI đến tỷ giá (Kodongo và Ojah, 2012; Al-Abri và Baghestani, 2015). Kết quả của các thực nghiệm rất đa dạng tùy thuộc đặc điểm của quốc gia cũng như sự khác biệt về đến định hướng đầu tư của chủ đầu tư, ngành nghề đầu tư.

Mặt khác, ở Việt Nam, các nghiên cứu về tỷ giá và vốn FDI còn hạn chế về số lượng và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu định lượng đã có về quan hệ tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam cũng chỉ nghiên cứu tác động một chiều từ tỷ giá đến vốn FDI (Trương An Bình, 2015; Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015). Luận án chưa tìm thấy nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến tỷ giá. Do vậy, luận án kỳ vọng có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam.

Giả thuyết H2: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam”

Theo Asiedu (2002); Demirhan và Masca (2008), độ mở thương mại chỉ mức độ mở cửa nền kinh tế đối với thế giới. Độ mở thương mại cung cấp một số lợi thế nhất định cho các nước bằng cách loại bỏ các rào cản thuế quan, và tăng tính di động xuyên quốc gia về vốn và cả lao động. Độ mở thương mại lớn giúp các nhà ĐTNN dễ dàng nhập khẩu các nguồn cung đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất đồng thời dễ dàng xuất khẩu các sản phẩm làm ra. Ngoài ra mở cửa thương mại còn tạo thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu của các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và khách hàng của các doanh nghiệp FDI. Nhiều nghiên cứu trước cho thấy độ mở thương mại có tác động đến FDI (Chakrabarti, 2001; Ang, 2008; Yol và Teng, 2009; Leitão, 2015; Djulius, 2017; Opperman và Adjasi, 2017; Burakov và cộng sự, 2018).

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu trước cũng cho thấy độ mở thương mại có tác động đến tỷ giá nhưng chưa thống nhất về chiều hướng tác động. Edwards (1994) chỉ ra rằng, khi ngoại thương được tự do hóa, tiêu dùng hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn trong tương lai, làm người tiêu dùng trong nước có xu hướng thay thế hàng phi ngoại thương (non-tradables) sang hàng ngoại thương (tradables). Điều này dẫn đến cán cân thương mại xấu đi, độ mở thương mại tăng trong trường hợp này làm giảm giá trị nội tệ. Tuy nhiên, Connolly và


Devereux (1995) lý giải trong trường hợp độ mở thương mại tăng do giảm thuế xuất khẩu thì giá trị đồng nội tệ sẽ tăng. Miyajima (2007) cũng cho rằng trong trường hợp độ mở thương mại tăng lên do tăng trưởng kinh tế (economic growth) dẫn đến tăng hoạt động ngoại thương và ít phụ thuộc vào cơ chế bảo hộ thì nội tệ sẽ tăng giá trị.

Ở Việt Nam, thời gian qua, dòng vốn FDI có xu hướng gia tăng bên cạnh những nỗ lực mở cửa hội nhập quốc tế và sự gia tăng đáng kể của độ mở thương mại. Trên cơ sở đó, luận án kỳ vọng độ mở thương mại có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam. Giả thuyết H3: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn

FDI tại Việt Nam”

Theo Duasa và Kassim (2009), tăng trưởng kinh tế gây ra những thay đổi trong nguồn vốn đầu tư vào một quốc gia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, là một yếu tố dẫn đầu thu hút dòng vốn nước ngoài đến các nước này. Các nhà ĐTNN có xu hướng gia tăng đầu tư ở các nước đang phát triển, có tín hiệu tích cực về cải thiện kinh tế để tận dụng lợi ích tiềm năng và cơ hội tăng trưởng của các quốc gia này.

Các nghiên cứu trước tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến FDI như: Chakrabarti (2001); Abdullah và cộng sự (2006); Ang (2008); Yol và Teng (2009); Ellahi (2011); Sharifi-Renani và Mirfatah (2012); Jabri và cộng sự (2013); Komuves và Ramirez (2014); Chan, Hou, Li và Mountain (2014); Opperman và Adjasi (2017); Omolola và Adefemi (2018). Một số nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến FPI như: Baek (2006); Duasa và Kassim (2009); Singhania và Saini (2018). Một số nghiên cứu tìm thấy tăng trưởng kinh tế tác động đến tỷ giá như: Drine và Rault (2006).

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và được kỳ vọng là có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI. Trên cơ sở đó, luận án kỳ vọng tăng trưởng kinh tế có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI ở Việt Nam.

Giả thuyết H4: “Khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI tại Việt Nam”

Khủng hoảng tài chính là trạng thái sụt giảm mạnh trong ngắn hạn về giá trị các tài sản tài chính của các tổ chức tài chính dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính. Sau các cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 90, nhiều nghiên cứu mới tiến hành đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến FDI.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy tác động của khủng hoảng tài chính đến biến động vốn FDI vào các quốc gia, tạo nên các điểm gãy cấu trúc trong xu hướng dòng vốn FDI


(Uctum và Uctum, 2011; Komuves và Ramirez, 2014; Lee, 2015). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính tác động đáng kể đến bất ổn tỷ giá (Lee, 2015; Aizenman và Binici, 2016). Một số nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến quy mô vốn FDI vào Việt Nam (Hanh, 2011; Delaunay và Torrisi, 2012; Trương An Bình, 2015). Trên cơ sở đó, luận án kỳ vọng khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI vào Việt Nam.

Giả thuyết H5: “Biến động tỷ giá có quan hệ nhân quả với vốn FDI tại Việt Nam”

Các nghiên cứu trước sử dụng một trong hai phương pháp đo lường biến động tỷ giá là độ lệch chuẩn tỷ giá và phương pháp GARCH (1,1). Các phương pháp đo lường biến động tỷ giá phản ánh các khía cạnh khác nhau của sự biến động. Kết quả lược khảo cho thấy, sự lựa chọn phương pháp tính biến động tỷ giá có thể tạo ra sự khác biệt nhỏ về mặt thống kê (Clare, 1992; Carruth, Dickerson và Henley, 2000). Do đó, sử dụng đồng thời các phương pháp tính biến động tỷ giá trong cùng một nghiên cứu là điều rất quan trọng nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp đối với nghiên cứu. Luận án kỳ vọng, biến động tỷ giá có tác động đến vốn FDI vào Việt Nam.

3.1.2.2.Các giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam

Giả thuyết H6: “Mức độ tỷ giá thực đa phương có quan hệ nhân quả với vốn FPI tại Việt Nam”

Nhiều nghiên cứu trước cho thấy tác động một chiều từ tỷ giá đến FPI khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm riêng của quốc gia (Brooks và cộng sự, 2004; Baek, 2006; Caporale, Ali và Spagnolo, 2015). Đồng thời, tác động của vốn FPI đến tỷ giá cũng khác nhau ở các quốc gia (Kodongo và Ojah, 2012; Al-Abri và Baghestani, 2015). Bên cạnh đó, có nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI (Anggitawati và Ekaputra, 2018). Ở Việt Nam, nghiên cứu về tỷ giá và vốn FPI còn hạn chế về số lượng và phương pháp nghiên cứu định lượng. Do vậy, luận án kỳ vọng có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Giả thuyết H7: “Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI tại Việt Nam”

Độ mở thương mại được tìm thấy có tác động đến FPI (Opperman và Adjasi, 2017; Singhania và Saini, 2018). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tìm thấy độ mở thương mại tác động đến tỷ giá (Drine và Rault, 2006; Combes và cộng sự, 2012). Do đó, luận án kỳ vọng độ mở thương mại có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí