6. Gottschalk và Hall (2008) 7. Dhakal và cộng sự (2010) 8. Takagi và Shi (2011) 9. Ellahi (2011) (cùng chiều) | 3. Pradhan và cộng sự (2004) 4. Bouoiyour và Rey (2005) 5. Polat và Payaslıoğlu (2016) 6. Kili (2018) |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đầu Tư Nước Ngoài 2.2.1.1.đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Tác Động Của Mức Độ Tỷ Giá Đến Vốn Fdi
- Qui Trình Nghiên Cứu Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Và Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Tổng Hợp Biến, Thang Đo Và Cơ Sở Lý Thuyết Của Việc Lựa Chọn Biến
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.4.1.2. Tác động của vốn FDI đến tỷ giá
So với nội dung nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến vốn FDI, nghiên cứu về chiều ngược lại, tác động của vốn FDI đến tỷ giá có hạn chế về số lượng. Trong đó, nghiên cứu về tác động của FDI đến biến động tỷ giá ít hơn nghiên cứu về tác động của FDI đến mức độ tỷ giá.
Tác động của FDI đến mức độ tỷ giá
Morande (1988) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ giá thực của Chi lê giai đoạn 1977- 1981 bằng các kiểm định nhân quả Granger và mô hình VAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dòng vốn vào có quan hệ nhân quả với tỷ giá thực, cụ thể là dòng vốn vào có khuynh hướng làm tăng tỷ giá thực. Dòng vốn vào là biến ngoại sinh ảnh hưởng chủ yếu đến sự tăng tỷ giá thực của Chi lê từ năm 1976 đến giữa năm 1982. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự ngưng trệ đột ngột của dòng vốn vào cuối năm 1981 dẫn đến sự mất giá thực từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1982 của đồng peso của Chi lê.
Ibarra (2011) phân tích các yếu tố quyết định tỷ giá thực đồng peso Mexico từ năm 1988 đến năm 2008. Trong điều kiện kiểm soát các yếu tố khác có tác động đến tỷ giá, nghiên cứu cho
thấy rằng tất cả các loại dòng vốn có xu hướng đánh giá cao peso. Đặc biệt, dòng vốn FDI vào được tìm thấy làm tăng đáng kể tỷ giá thực.
Nghiên cứu của Lartey (2011) cho thấy FDI tác động cùng chiều đến tỷ giá thực chỉ ở các quốc gia có độ mở tài chính. Kết quả cũng cho thấy có sự đánh đổi giữa hiệu ứng dịch chuyển tài nguyên và hiệu ứng chi tiêu ở các nền kinh tế mở hơn về tài chính sau khi dòng vốn FDI tăng, do đó, khu vực có thể giao dịch mở rộng hơn so với khu vực không thể phân chia tăng tỷ giá thực. Tương tự, nghiên cứu của Jongwanich và Kohpaiboon (2013); Tsaurai (2015) cũng cho thấy FDI có tác động đến tỷ giá thực.
Nghiên cứu của Aizenman và Binici (2016) cho thấy, các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tỷ giá của cả hai nhóm quốc gia: các quốc gia OECD và các thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu tìm thấy, dòng vốn FDI tác động đáng kể đến tỷ giá ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Tác động của FDI đến biến động tỷ giá
Al-Abri và Baghestani (2015) nghiên cứu tác động của ĐTNN đến biến động tỷ giá thực ở tám nền kinh tế châu Á mới nổi trong giai đoạn 1980-2011. Nghiên cứu phân chia chi tiết các thành phần của vốn ĐTNN, bao gồm: vốn FDI, vốn FPI và nợ nước ngoài. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các quốc gia. Đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc, vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc giảm biến động tỷ giá. Ngược lại, đối với Indonesia, Philippines và Thái Lan, vốn FDI làm gia tăng biến động tỷ giá.
Kili (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và FDI ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2005-2018 bằng thử nghiệm quan hệ nhân quả Toda-Yamamoto. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ FDI đến biến động tỷ giá.
Chưa có bằng chứng thống kê về tác động của vốn FDI đến tỷ giá
Brooks và cộng sự (2004) đo lường tác động của dòng vốn vào Hoa Kỳ đối với biến động của tỷ giá đồng euro và đồng yên so với đồng đô la giai đoạn 1988-2003. Kết quả chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về tác động của dòng vốn FDI vào Hoa Kỳ đến biến động của tỷ giá EUR/USD. Nghiên cứu của Ersoy (2013) về vai trò của các dòng vốn ĐTNN đối với tỷ giá ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy vốn FDI có ảnh hưởng tiêu cực nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê đến tỷ giá. Tương tự, nghiên cứu của Ifeakachukwu và Ditimi (2014); Aizenman và Binici (2016) chưa tìm thấy FDI tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá ở các nước OECD.
Bảng 2.3. Tác động của FDI đến tỷ giá
Tác động của FDI đến biến động tỷ giá | Chưa có ý nghĩa thống kê | |
1. Morande (1988) 2. Ibarra (2011) 3. Lartey (2011) 4. Jongwanich và cộng sự (2013) 5. Tsaurai (2015) 6. Aizenman và Binici (2016) (quốc gia mới nổi) | 1. Al-Abri và Baghestani (2015) 2. Kili (2018) | 1. Brooks và cộng sự (2004) (FDI không tác đông biến động tỷ giá) 2. Ersoy (2013) 3. Ifeakachukwu và Ditimi (2014) 4. Aizenman và Binici (2016) (quốc gia OECD) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.4.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI
So với các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FDI, các nghiên cứu về cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI khá hạn chế về số lượng. Điều này cũng phản ánh thực tế là vốn FPI chưa được chú trọng như vị thế vốn FDI đối với các quốc gia. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về vốn FPI trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi. Đây là tín hiệu cho thấy, dòng vốn này ngày càng được đón nhận sự quan tâm nhiều hơn.
2.4.2.1. Tác động của tỷ giá đến vốn FPI
Tác động của mức độ tỷ giá đến vốn FPI
+ Tác động ngược chiều
Kết quả nghiên cứu của Eun và Resnick (1988) cho thấy, tỷ giá có mối quan hệ ngược chiều với FPI. Sự mất giá đồng nội tệ giúp nhà ĐTNN mua tài sản địa phương với giá thấp hơn, do đó, khuyến khích dòng vốn FPI vào quốc gia đó.
Agarwal (1997) xác định các nhân tố tác động đến FPI vào năm quốc gia châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) giai đoạn 1986-1993. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị nội tệ ở các quốc gia Châu Á giảm sẽ làm gia tăng vốn FPI vào các quốc gia này. Tương tự, Bleaney và Greenaway (2001) tìm thấy tỷ giá tác động ngược chiều đáng kể đến FPI vào một số quốc gia châu Phi.
Garg và Dua (2014) phân tích các yếu tố vĩ mô của dòng vốn FPI vào Ấn Độ, giai đoạn 1995:2001 bằng mô hình ARDL. Kết quả cho thấy, tỷ giá là một trong các yếu tố vĩ mô quyết định vốn FPI. Đồng Rupee giảm giá trị khuyến khích dòng vốn FPI vào Ấn Độ.
Grossmann và cộng sự (2017) đã có hướng tiếp cận khác khi đo lường tác động của tỷ giá đến FPI. Grossmann và cộng sự (2017) phân tích tác động của thay đổi tỷ giá đến lượng mua chứng khoán nước ngoài của dân cư Mỹ. Nghiên cứu thực hiện với trường hợp đầu tư FPI của người dân Mỹ vào 22 quốc gia phát triển và 25 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1986- 2013. Nghiên cứu cho thấy, khi đồng nội tệ nước nhận đầu tư trở nên định giá thấp, giá chứng khoán nước nhận đầu tư trở nên rẻ hơn, làm tăng nhu cầu đầu tư FPI của dân cư Mỹ vào các quốc gia này.
+ Tác động cùng chiều
Kodongo và Ojah (2013) phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá thực và thương mại và dòng vốn đầu tư nước ngoài ở các quốc gia Châu Phi (Botswana, Bờ biển Ngà, Ai Cập, Kenya, Mauritius, Ma-rốc, Nigeria, Nam Phi và Tunisia) sử dụng dữ liệu tần suất hàng năm trong giai đoạn 1993-2009. Nghiên cứu sử dụng biến số FPI là giá trị chênh lệch giữa mua ròng và bán ròng trái phiếu và cổ phiếu của những người nước ngoài. Biến số tỷ giá thực được các tác giả tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa hàng năm giữa các đồng nội tệ của các quốc gia nghiên cứu so với đồng USD. Kết quả phân tích mô hình VAR cho thấy tỷ giá thực tác động cùng chiều đến vốn FPI của các nước châu Phi. Cụ thể là, sự sụt giảm giá trị nội tệ dẫn đến sụt giảm dòng vốn FPI vào các quốc gia nghiên cứu. Theo Kodongo và Ojah (2013, giá trị nội tệ sụt giảm báo hiệu cho các nhà đầu tư về khả năng tiếp tục sụt giảm thêm trong tương lai. Do đó, các nhà đầu tư cảnh giác và giảm nắm giữ các chứng khoán dài hạn định danh bằng các đồng tiền dự kiến giảm giá trị.
Tác động của biến động tỷ giá đến vốn FPI
+ Tác động ngược chiều
Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI nhấn mạnh biến động tỷ giá tác động bất lợi đến dòng vốn. Vấn đề được các nhà nghiên cứu đặt ra là biến động tỷ giá làm tăng chi phí giao dịch tài chính quốc tế và giảm lợi ích tiềm năng của việc mua chứng khoán nước ngoài, do đó tác động tiêu cực đến di chuyển vốn FPI qua biên giới. Choi và Rajan (1997) đã tìm thấy biến động tỷ giá có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận tài sản ở bảy nước phát triển lớn khác với Hoa Kỳ.
Nghiên cứu của Eun và Resnick (1988) cũng chỉ ra rằng rủi ro từ biến động tỷ giá là không thể phân tán được và có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của đầu tư danh mục quốc tế. Tương tự, nghiên cứu của Darby và cộng sự (1999); Portes và Rey (2005); Garg và Dua (2014); Jehan và Hamid (2017); Grossmann và cộng sự (2017) cũng cho thấy, biến động tỷ giá tác động ngược chiều đến dòng vốn FPI.
Kodongo và Ojah (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá thực và dòng vốn FPI ở các quốc gia Ai Cập, Ma-rốc, Nigeria và Nam Phi cho thấy, mối quan hệ giữa tỷ giá thực và dòng vốn đầu tư thay đổi ở các quốc gia và thay đổi theo thời gian. Do cơ chế tỷ giá của Nam Phi tương đối linh hoạt, biến động tỷ giá gây sụt giảm dòng tiền FPI. Tương tự, nghiên cứu của Brink và Viviers (2003) về những trở ngại trong thu hút vốn FPI vào các quốc gia Châu Phi cho thấy, những thay đổi đột ngột và bất ngờ trong tỷ giá có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, và do đó, nó tác động có ý nghĩa thống kê đến vốn FPI. Trong trường hợp rủi ro biến động tỷ giá cao, các nhà ĐTNN sẽ mong đợi tỷ lệ lợi nhuận cao tương ứng để có thể bù đắp cho rủi ro phát sinh. Nếu họ không chắc chắn đạt được điều này, họ có khuynh hướng bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Vì vậy, tỷ giá biến động mạnh sẽ gây trở ngại cho vốn FPI.
+ Chiều tác động khác nhau
Caporale, Ali và Spagnolo (2015) xem xét tác động của biến động tỷ giá đối với các thành phần riêng biệt của vốn FPI (cụ thể là dòng vốn trái phiếu ròng và dòng vốn chủ sở hữu). Nghiên cứu đã dùng mô hình VAR để ước lượng với dữ liệu hàng tháng của một số quốc gia phát triển như: Úc, Canada, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, và Anh, giai đoạn 1988-2011. Kết quả cho thấy tác động của biến động tỷ giá đối với dòng vốn chủ sở hữu có sự khác biệt giữa các quốc gia. Cụ thể là, tác động này ngược chiều ở khu vực đồng euro, Anh và Thụy Điển, và tác động cùng chiều ở Úc. Đối với dòng vốn đầu tư trái phiếu, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến động tỷ giá tác động ngược chiều ở tất cả các nước trừ Canada.
Hau và Rey (2006) đã đưa ra một khung lý thuyết để phân tích mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và vốn FPI ròng. Theo Hau và Rey (2006), biến động tỷ giá ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu, nhưng không ảnh hưởng đến vốn đầu tư trái phiếu. Tương tự, nghiên cứu của Baek (2006) cho thấy, biến động tỷ giá thực có tác động đáng kể đến FPI ở châu Á.
Fidora, Fratzscher và Thimann (2007) đánh giá nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi, đã tìm ra bằng chứng cho thấy biến động tỷ giá là yếu tố tác động vốn FPI. Biến động tỷ giá sẽ khiến nhà đầu tư thiên vị đối với đầu tư trái phiếu hơn là cổ phiếu. Trong trường hợp có biến động đáng kể về tỷ giá, dòng tiền của trái phiếu có xu hướng gia tăng mạnh hơn so với dòng vốn chủ sở hữu.
Chưa có bằng chứng thống kê về tác động của tỷ giá đến vốn FPI
Một số nghiên cứu chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của tỷ giá đến dòng vốn FPI. Mlambo và cộng sự (2013) đã tiến hành đánh giá tác động của biến động tỷ giá đối với vốn đầu tư qua sở giao dịch chứng khoán Johannesburg, Nam Phi, giai đoạn 2000-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn FPI vào Nam Phi không thực sự chịu tác động bởi tỷ giá.
Waqas và cộng sự (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động FPI tại các nước Nam Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka), giai đoạn 2000:2012 bằng mô hình GARCH. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và vốn FPI. Trong số đó, có ít thay đổi dòng vốn FPI bắt nguồn từ nguyên nhân tỷ giá. Trong bốn quốc gia, chỉ có trường hợp Trung Quốc cho thấy tỷ giá tác động tích cực đến biến động FPI. Kết quả nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến biến động FPI ở ba quốc gia còn lại (Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) thì không có ý nghĩa thống kê, nguyên do có thể là có sự bù trừ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá ở các quốc gia này. Điều này cho thấy, tác động của tỷ giá đến vốn FPI vào mỗi quốc gia là không chắc chắn và còn tùy thuộc vào đặc điểm nền tảng và yếu tố kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia.
Lê Thị Lanh và cộng sự (2015) xem xét tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô đến vốn FPI tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012. Các tác giả dùng kiểm định ADF, Phillips-Perron với độ trễ 3 và phương pháp hồi quy GLS. Nghiên cứu cho thấy, trong số các yếu tố kinh tế vĩ mô thì GDP và lạm phát có tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đến dòng vốn FPI tại Việt Nam trong khi các yếu tố vĩ mô còn lại là tỷ giá, cung tiền và lãi suất không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Bảng 2.4. Tác động của tỷ giá đến vốn FPI
Biến động tỷ giá tác động đến FPI | Chưa có ý nghĩa thống kê | |
Tác động ngược chiều 1. Eun và Resnick (1988) 2. Agarwal (1997) 3. Bleaney và Greenaway (2001) 4. Garg và Dua (2014) 5. Grossmann và cộng sự (2017) | Tác động ngược chiều 1. Choi và Rajan (1997) 2. Eun và Resnick (1988) 3. Darby và cộng sự (1999) 4. Brink và Viviers (2003) 5. Kodongo và Ojah (2012) 6. Garg và Dua (2014) 7. Jehan và Hamid (2017) | 1. Mlambo và cộng sự (2013) 2. Waqas và cộng sự (2015) 3. Lê Thị Lanh và cộng sự (2015) |
8. Grossmann và cộng sự (2017) Chiều tác động khác nhau 9. Caporale, Ali và Spagnolo (2015) 10. Hau và Rey (2006) 11. Baek (2006) 12. Fidora và cộng sự (2007) |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.4.2.2. Tác động của vốn FPI đến tỷ giá
FPI tác động cùng chiều đến tỷ giá
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia phát triển
Nghiên cứu của Brooks và cộng sự (2004) cho thấy, dòng vốn FPI ròng chảy từ khu vực đồng euro vào chứng khoán Hoa Kỳ có liên quan chặt chẽ đến mức độ tỷ giá EUR/USD. Sự gia tăng dòng vốn FPI đến Hoa Kỳ có liên quan đến sự tăng giá trị của đồng đô la Mỹ so với đồng Euro. Tương tự, nghiên cứu của Ibarra (2011) cho thấy dòng vốn FPI vào Mexico có xu hướng làm tăng giá trị đồng peso.
Jongwanich và cộng sự (2013) phân tích tác động của dòng vốn tới tỷ giá tại các quốc gia mới nổi châu Á trong giai đoạn 2000-2009. Kết quả cho thấy, vốn ĐTNN, đặc biệt là vốn FPI, đổ nhiều vào các quốc gia có thể dẫn đến sự đánh giá cao quá mức giá trị thực các đồng tiền nội tệ. Kết quả cũng cho thấy, đối với tất cả các dòng vốn, thoái vốn làm giảm tỷ giá. Tương tự, nghiên cứu của Ali và cộng sự (2017) cho thấy FPI của Nhật vào Hoa Kỳ làm gia tăng giá trị USD trong giai đoạn 1988-2011.
+ Các nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển
Athukorala và Rajapatirana (2003) kiểm tra mối quan hệ của tỷ giá và dòng vốn thông qua phân tích so sánh các nền kinh tế thị trường mới nổi ở châu Á và châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 1985-2000. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các dòng vốn ngắn hạn, (trong đó có FPI), cụ thể là dòng vốn vào làm gia tăng tỷ giá lại ở Châu Mỹ Latinh hơn nhiều so với châu Á.
Combes và cộng sự (2012) tiến hành nghiên cứu tác động của dòng vốn vào đến sự biến động của tỷ giá thực tại 42 quốc gia đang phát triển, giai đoạn 1980-2006, dựa trên kỹ thuật GMM. Kết quả cho thấy, cả dòng vốn chính thức và tư nhân đều có liên quan đến việc đánh giá cao
tỷ giá thực đa phương (REER). Trong số dòng vốn tư nhân, vốn FPI có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tăng giá (gần bảy lần vốn FDI hoặc vốn vay ngân hàng).
Ibicioglu (2012) phân tích tác động ngắn hạn của vốn FPI đến tỷ giá danh nghĩa của Thỗ Nhĩ Kỳ bằng cách sử dụng mô hình vec tơ tự hồi qui (VAR) với hai biến quan sát là vốn FPI và tỷ giá danh nghĩa. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu theo tuần từ 14.01.2005 đến ngày 30.12.2011. Kết quả kiểm định Granger cho thấy, vốn FPI có quan hệ cùng chiều với tỷ giá danh nghĩa của Thỗ Nhĩ Kỳ.
Ersoy (2013) đánh giá vai trò của các dòng vốn ĐTNN đối với sự gia tăng tỷ giá của đồng tiền ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phân tích cho thấy có mối quan hệ đơn phương chạy từ dòng vốn FPI sang tỷ giá. Mô hình ARDL cho thấy, dòng vốn FPI tác động cùng chiều, có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá. Anggitawati và Ekaputra (2018) phân tích mối quan hệ giữa dòng vốn vào Indonesia và tỷ giá IDR/USD dựa trên dữ liệu hàng ngày từ năm 2011 đến 2016. Sử dụng mô hình VAR, nghiên cứu cho thấy, dòng vốn FPI có tác động cùng chiều đến tỷ giá. Cụ thể, dòng vốn FPI chảy vào có xu hướng làm tăng giá trị đồng IDR so với USD.
FPI có tác động đến tỷ giá (nghiên cứu chưa xác định chiều tác động)
Nghiên cứu của Kodongo và Ojah (2012) cho thấy có tồn tại mối quan hệ động giữa vốn FPI và tỷ giá: dòng vốn FPI vào có tác động đến tỷ giá. Đặc biệt, tác động này thay đổi theo thời gian và thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm nền tảng của từng quốc gia. Tác động của dòng vốn đến tỷ giá của đồng yên so với đồng đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối có khác biệt phụ thuộc vào sự can thiệp của nhà nước. Nghiên cứu nhấn mạnh các dòng vốn FPI có ảnh hưởng nhiều đến thay đổi tỷ giá.
Tương tự, nghiên cứu của Caporale, Ali, Spagnolo và Spagnolo (2017) cũng cho thấy dòng vốn FPI tác động đáng kể đến biến động tỷ giá ở hầu hết các quốc gia. Gyntelberg, Loretan và Subhanij (2018) nghiên cứu tác động của dòng vốn đến tỷ giá của đồng bath Thái dựa trên dữ liệu các giao dịch hàng ngày được thực hiện bởi các nhà ĐTNN trong TTCK, trái phiếu và ngoại hối của Thái Lan trong một khoảng thời gian gần hai năm. Kết quả cho thấy, dòng vốn FPI tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá.
Chưa có bằng chứng thống kê về tác động của vốn FPI đến tỷ giá
Ifeakachukwu và Ditimi (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa dòng vốn (FDI, FPI) và tỷ giá ở Nigeria giai đoạn 1986-2011. Kết quả cho thấy, không có quan hệ nhân quả giữa dòng vốn và tỷ giá trong giai đoạn này. Cả FDI và FPI đều không có tác động đáng kể đến tỷ giá.